BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Vì sao phải mở ra huyền quan khiếu ?

Tác giả liangfulai on 2022-04-04 19:33:16
/Vì sao phải  mở ra huyền quan khiếu ?

Lúc ngưng ( tụ ) thần thủ huyền, mượn nhờ huyền quan khiếu hấp thu năng lượng thì hiệu quả có khác. Sau khi cầu đạo, lúc ngưng thần thủ huyền thì là toàn bó năng lượng từ huyền quan mà vào, năng lượng rất nhanh bèn tràn ngập khắp cả ngườirót đầy từng hạt tế bào, đấy là những thể chứng đã từng có. 


 

Nếu như chẳng có cầu đạo để mở ra huyền quan khiếu, khi hấp thu năng lượng thì là năng lượng nhỏ li ti mà lại yếu ớt, vậy nên khác biệt ở chỗ sự hấp thu năng lượng có sự khác biệt nhanh chậm. Toàn thân tràn ngập năng lượng vũ trụ, tự tánh tương dung với vũ trụ, lúc toả ra thì ngợp cả đất trời, cũng chẳng có vấn đề hấp thu hay không hấp thu, đạo là ta, ta là đạo, lửa ( năng lượng vũ trụ ) và thánh linh ( tự tánh ) dung hợp lại rồi, đã hợp đồng với đạo rồi.

 

Mở ra huyền quan khiếu rồi thì hiệu quả thâu nhiếp tâm niệm, hàng phục vọng tâm cũng khác nhau. Tu hành tức là tu tâm. Phương pháp tu hành rất nhiều, như đọc kinh, tụng kinh, đả toạ, hành hương, triều sơn ( đến các chùa lớn trên những ngọn núi nổi tiếng để dâng hương, sám trừ nghiệp chướng, có khi thường dùng phương thức quỳ bái ( tam bộ nhất bái ) để triều lễ thánh tích ) , luyện khí công, chuyển pháp luân, quán tưởng, quán đảnh gia trì, … thế nhưng vẫn chẳng nhanh bằng việc hồi quang phản chiếu, quán vị Bồ Tát Tự Tại của bản thân. Vậy nên cầu đạo mở huyền quan khiếu và tu hành chưa mở huyền quan khiếu có sự khác biệt về mặt đốn tu và tiệm tu, do đó nói thủ huyền là pháp tổng trì, hễ thủ huyền thì thống nhiếp lục căn, hàng phục vọng niệm rất nhanh, bởi vì đã khế nhập đạo thể; lúc này chẳng có những sự nghe nhìn tri giác của lục căn, chẳng có cái tâm phân biệt, chẳng có mọi niệm, dung hợp với đạo, chớ chẳng phải là tu sửa cho ngay lại; chẳng có đạo khả tu, đạo vốn dĩ chẳng cần tu. Tu đạo trừ bỏ đi những tánh khí thói hư tật xấu mà thôi, trừ bỏ đi rồi thì dễ dàng dần dần dung hợp với đạo.

 

Mở ra huyền quan khiếu tức là tiếp nhận Phật Di Lặc thọ kí, quy y Phật Di Lặc. Sau khi được thọ kí, hoàn thành thủ tục thiên bảng ghi danh, địa phủ rút tên, chỉ cần không phạm vào những tội ngũ nghịch ( làm thân phật chảy máu, giết A La Hán, giết cha, giết mẹ, phá hoại sự hoà hợp tăng đoàn ) , thì linh tánh sau này có thể vãng sanh Đâu Suất nội viện cùng kề cận bên Di Lặc Tổ Sư, chẳng có sự luân hồi trong sáu nẻo. Kiếp này tu hành nếu như chưa chứng được tự tánh tịnh độ, tương lai sau này cõi nhân gian hoá thành tịnh độ, có thể cùng Di Lặc Tổ Sư cùng giáng cõi Diêm Phù Đề, tham dự Long Hoa Tam Hội, lại còn có cơ hội nghe pháp chứng Phật quả, tối thiểu cũng chứng đắc quả vị từ A La Hán trở lên. Vậy nên cầu đạo mở ra huyền quan khiếu, có thể đốn ngộ, đốn tu, đốn chứng tự tánh tịnh độ; Vào cuộc đại khai phổ độ mạt hậu nhất trước lần cuối này khiến cho chúng sanh có thể nhanh chóng thành tựu, có thể thành tựu với số lượng lớn, khiến cho 96 ức chúng sanh sớm ngày trở về lại cõi Vô Cực.

 

 

 

 

Đức Thế Tôn tại núi Linh Thứu Sơn niêm hoa thị chúng nói rằng :  “ ta có chánh pháp nhãn tàng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp. ”

 

Chánh Pháp Nhãn Tàng : chánh pháp tức là diệu trí tuệ mà mỗi người chúng ta vốn có, là Phật tánh, bảo tạng tự tánh, muốn khám phá nghiên cứu tìm kiếm diệu trí tuệ này, muốn khai phát tự tánh bảo tạng, nhất định cần phải bắt tay vào từ nhãn căn. Lời điểm đạo rằng : “ nhị mục diệu hồi quang, nhị mục đồng thần lai phát hiện ”, muốn phát hiện một điểm chơn thái dương thì nhất định cần phải quán ngược lại vị Bồ Tát Tự Tại của bản thân, hồi quang phản chiếu, mới là cái đạo thượng thừa tỏ gốc khôi phục lại bổn lai diện mục ban đầu.

 

Niết bàn diệu tâm : Niết bàn nghĩa là viên mãn cứu cánh rốt ráo; đã hiểu được công phu tu trì hồi quang phản chiếu, sau khi đã biết nên bắt tay vào từ chỗ nào, nên bắt tay tu trì như thế nào rồi thì có thể khôi phục lại diệu tâm phật tánh viên mãn vốn có ban đầu; cái niết bàn diệu tâm này là cái mà người người vốn dĩ tự có đầy đủ.

 

Thật tướng vô tướng : Phật tánh của chúng ta tuy rằng vô hình vô tướng, thế nhưng vốn tự có đầy đủ, hàm tàng tất cả mọi diệu dụng, do đó mà phật tánh là tồn tại thực tế, chỉ là nhục nhãn nhìn không thấy mà thôi.

 

Vi diệu pháp môn : từ xưa giữa Phật với Phật duy chỉ có truyền bổn thể, giữa Tổ Sư với Tổ Sư mật phó bổn tâm. Cái diệu trí tuệ này muốn triển hiện lưu hành thì nhất định cần phải đắc thụ tâm tông bí pháp mà các đời tổ sư truyền nhau từ xưa đến nay. Xưa nay vốn dĩ “ học lễ học thơ nghe tự nhiên, hiếm thánh hiếm hiền do thiên mệnh ”, chưa nhập môn đắc thụ chơn truyền thì khó mà vào thượng thừa cứu cánh rốt ráo.

 

Bất lập văn tự : mật pháp này vốn dĩ chẳng phải là cái mà người người có thể đắc, là nằm ở bên ngoài mọi sự giáo hoá, là ngầm truyền dặn dò; Như “ Tổ Đạt Ma đến từ tây trúc chẳng một chữ, toàn bằng tâm ý dụng công phu, nếu muốn trên giấy tìm phật pháp, bút mực chấm cạn hồ Động Đình ”; vậy nên muốn đắc thụ chánh pháp nhãn tàng, nhất định phải có Minh Sư tương truyền thì mới có thể đắc được.

 

Giáo ngoại biệt truyền : giáo ngoại là nằm ngoài những sự giáo hoá phổ thông dành cho đại chúng. Biệt truyền, là sự truyền thụ đặc biệt; như ngài Lục Tổ theo đại chúng làm việc bửa củi giã gạo ở nhà bếp, khi cơ duyên chín muồi, Ngũ Tổ bèn thị ý canh ba vào phòng của Ngũ Tổ, dùng cà sa vây lấy, Ngũ Tổ đem tâm pháp và y bát truyền thụ cho Lục Tổ. Thế Tôn ở trên hội Linh Sơn, lúc bình thường vì đại chúng thuyết pháp, vậy mà một hôm Thế Tôn trước mặt đông đảo đại chúng, ngài lại không tuyên thuyết pháp thoại như mọi ngày, chỉ lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác chẳng ai hiểu gì,  duy chỉ có Ca Diếp Tôn giả lãnh ngộ khẽ mỉm cười, hiểu sâu ý nghĩa ngầm trong đó. Trong sự tiếp nhận những giáo hoá, nếu như chẳng cách nào hiểu sâu nghĩa ngầm, thì như tình trạng của Tử Cống vậy : “ Văn chương của Thầy thì có thể được nghe, lời của Thầy nói về Tánh và đạo trời thì chẳng thể được nghe vậy. ” Những sự lí văn học bình thường thì vẫn còn có thể lãnh ngộ, thế nhưng bàn đến những đạo lí tương quan giữa linh tánh và vũ trụ thì chẳng cách nào khế hợp. Hiện nay tuy rằng đại đạo phổ truyền, Nhất Quán Đạo ở trong xã hội có rất nhiều những công tác giáo hoá, đạo học qua mạng internet, trên đài truyền hình mọi người cũng đều nghe qua việc Nhất Quán Đạo độ người cầu đạo; thế nhưng cơ duyên của chúng sanh nếu chưa đến độ chín muồi thì cũng chẳng cách nào được gặp Dẫn Bảo Sư dẫn tiến. Tiến vào phật đường cầu đạo, ngoài việc hiểu rõ công tác giáo dục xã hội ra, mới còn có thể đắc được tâm pháp mà giáo ngoại biệt truyền đã truyền.

 

Thế gian thường có nhiều người thông minh linh hoạt, xem nhiều kinh điển, hiểu sâu biết rộng, nhớ mãi không quên, nói chuyện và giảng giải cho người khác nghe rất hay, biện tài như suối chảy mà thật chẳng biết chẳng ngộ Chân Như Phật Tánh là cái gì. Đâu biết rằng tâm lanh lợi là thuốc độc, tu đạo cần phải y như người mù, giống như người điếc, tựa như người ngu. Tri kiến càng nhiều, nghĩa lý khúc triết, ngữ ngôn vi diệu thì càng làm tánh linh mờ mịt. Nào ngờ dẹp hết danh ngôn, quét sạch nghĩa lý, lật đổ cội gốc suy nghĩ moi móc phải trái hàng ngày, chơn tham thật chứng mới có phần hữu ích, mới khế hợp với Đạo. Như Tôn Giả A Nan Đà là người đa văn, học rộng nhớ nhiều, mãi sau quét sạch hết tri kiến mới ngộ được Chân không Bát Nhã, nối huệ mạng Phật làm tổ thứ hai. 

 

Số lượt xem : 2660