Lợi ích của việc Thiết Lập Phật Đường
Lợi ích của việc
Thiết Lập Phật Đường
Lời Mở Đầu
Mở lập Phật đường hiếu hàng đầu,
Tiếp dẫn Phật Tử gặp Mẫu linh,
Sớm tối có thể siêng phụng kính,
Gặp dữ hoá lành diệu hiển linh.
Phật đường là Cung Vô Cực của Lão Mẫu. Phật đường thanh tịnh trang nghiêm còn gọi là pháp thuyền, ví như chiếc thuyền chiếc phà trong biển lớn mênh mông đưa chúng sanh từ bờ bên này vượt biển khổ của hồng trần sang bờ bến giải thoát bên kia của cõi Vô Cực Lí Thiên ( miền cực lạc cố hương ).
Đại Pháp Thuyền Mạt Kiếp
Thiên vận luân chuyển đến quý thu
Tam tai bát nạn khắp Diêm Phù
Chín chín hạo kiếp nào ai thoát
Cứu thế duy nhờ “Nhất Quán” thuyền.
Phật đường-pháp thuyền dân lèo lái
Đồng tâm hiệp lực độ chúng sinh
Thiên Nhân cùng bàn nương thiên mệnh
Chúng sinh thoát biển khổ mênh mông.
Vận chuyển càng về cuối thu đông
Kiếp nạn càng tăng cảnh xé lòng
Ứng với “hoại kì” lòng người hoại
Cứu thế duy nhờ Đạo độ tâm.
Thiên hạ chìm đắm duy dùng đạo
Cứu rỗi độ đời vãn nhân tâm
Quay về bổn lai chơn diện mục
Tịnh nghiệp cải mệnh, kiếp khả tránh.
Trời giáng đại đạo, Tam Tào độ
Phái hạ Minh Sư Phật Tế Công
Nơi chúng sinh nhà pháp thuyền lập
Đạo truyền, mệnh cứu, giải kiếp vận.
Pháp thuyền Phật đường phải lập nhanh
Tiếp dẫn chúng sinh phải sớm hành
Hữu hình, vô hình Phật đường lập
Biển khổ liền hóa tịnh độ thành.
Nguyên Do nguồn gốc của Phật Đường
1. Do khát vọng bình an và sự gửi gắm nương tựa về tinh thần mà có
Vào thời kì Lão Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu phổ truyền đại đạo, Phật đường ban đầu vốn dĩ không được đẹp đẽ trang nghiêm giống như bây giờ. Thời kì đầu đại đạo phổ truyền ở Đại Lục đang đúng vào thời đại tai kiếp chiến tranh, người người đều khát vọng cuộc sống bình an, lòng người cần có chỗ gửi gắm nương tựa, an ủi cái tâm linh kinh hoàng khiếp sợ. Mỗi lần sau khi đạo thân cầu đạo hiểu rõ đạo lí rồi thì đều có thể phát tâm nguyện, xả thân bàn đạo, khắp nơi đi khai hoang xiển đạo, nội tâm chí chơn, chí thành, khế nhập cái tâm từ bi của đầu nguồn tâm tánh, hiển hiện “ khắp nơi nơi đều là phật đường vô hình ”, siêu vượt phật đường trang nghiêm hữu hình hữu tướng.
2. Là phương tiện thiện xảo vì để đạo hoá gia đình mà thiết lập
Từ xưa, tu hành đều là bỏ nhà xả nghiệp, xuất gia tu đạo hoặc là du hành các nơi để mà thuyết pháp giáo hoá, rất ít tình trạng tu hành tại gia. Sự tu hành của thời kì Bạch Dương ứng với cơ vận của “ Đạo giáng hoả trạch, Tam Tào Phổ độ ”, chỉ cần là người có tâm tu bàn đạo thì đều có thể nửa Thánh nửa Phàm, tu đạo tại gia, tu thân tề gia. Đạo truyền khắp các nơi trên thế giới cho nên hiện nay các nơi trên thế giới đều có những phật đường có thể học đạo, tu đạo bàn đạo trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nhờ vào sự hộ tị của Thiên ân sư đức và đại nguyện của Di Lặc Tổ Sư dẫn đến mà khiến cho hoá thế giới sa bà trở thành Di Lặc Tịnh Độ nhân gian, tái hiện thế giới đại đồng.
Phật Đường là gì ? Phật đường là đạo trường
Bên trong phật đường là điện đường cung phụng Vô Cực Lão Mẫu và Chư Phật Bồ Tát, Chư Thiên Thần Thánh thập phương, là nơi cho các đạo thân lễ kính Tiên Phật, nơi để truyền đạo, giảng đạo, giảng kinh pháp, nơi để học tập lễ nghi phật quy, tu trì và là nơi để cho các đạo thân hội tụ họp bàn đạo vụ, chung tu cùng bàn, là nơi để tu đạo hành công lập đức, là phật điện trang nghiêm được thiết lập để độ người cầu đắc đại đạo, siêu sanh liễu tử, chặt đứt sự luân hồi, và còn được gọi là pháp thuyền Bạch Dương.
Phật đường được chia làm hai loại : Phật đường gia đình và Phật đường công cộng ( có chùa miếu ) , phần lớn là do Đàn Chủ tự nguyện dựng lập ( gia đình ) , cũng có cái do các đạo thân gây quỹ tập hợp chung vốn cùng xây dựng, diện tích khá lớn gọi là Phật đường công cộng.
Phật đường công cộng thì có thể có nhiều phó đàn chủ.
Lợi ích của các phó đàn chủ trong Phật đường công cộng là gì ?
1. Có thể gặp dữ hoá lành
2. Có thể mở pháp môn phương tiện - không cần phải trường chay hoàn toàn.
3. Có thể Tổ Tiên triêm quang, giảm bớt những sự quấy nhiễu không thích đáng.
4. Có thể mỗi tháng đều đóng nộp phí Đàn Chủ, tích luỹ công đức bố thí trên đạo trường, Tổ Tiên có thể nhận được càng nhiều công đức, càng triêm quang.
5. Có thể mượn nhờ vào việc vận hành phật đường mà công đức được phân triêm.
6. Có thể tăng trưởng diệu trí tuệ, cải biến vận mệnh.
7. Có thể tiêu trừ những nhân quả nghiệp lực, khiến cho con đường đạo có thể thuận lợi bình an hơn.
8. Có thể liệt đứng vào hàng danh sách ứng cử viên thành Tiên Phật.
9. Có thể phước tuệ song tu, che chở phù hộ cả con cháu.
Phật đường trưng bày có bàn trên bàn dưới. Bàn trên thì có Phật vị, tượng Phật, có vẽ Thánh Tượng hoặc có viết Thánh Dịch, ví dụ như :
明明上帝無量清虛至尊至聖三界十方萬靈真宰
“ Minh Minh Thượng Đế Vô Lượng Thanh Hư Chí Tôn Chí Thánh Tam Giới Thập Phương Vạn Linh Chân Tể - 20 chữ; có viết chữ Mẫu (母)ngang, hoặc chữ Phật (佛), hoặc tranh ngài Quán Âm, ngài Thích Ca Mâu Ni … cũng có các tượng Phật Di Lặc, Nam Hải Cổ Phật, Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân …
Ngay chính giữa của bàn trên đặt ngọn đèn Phật gọi là “ đèn Mẫu ” hoặc “ đèn Vô Cực ”.
Chính giữa bàn dưới có đặt lư hương ( lò bát quái ), hai bên trái phải có hai ngọn đèn gọi là đèn Nhật Nguyệt hay còn gọi là đèn Lưỡng Nghi, lại có hộp đựng các que nhang đàn hương, hộp đựng bột đàn hương, dụng cụ bề mặt phẳng tròn để làm phẳng tro bột trong lò bát quái, đũa nhật nguyệt ( cây gắp que nhang ) , tổng cộng 8 thứ, gọi là ( Bảo, bát bảo là bảo vật của phật đường, vậy nên phải cẩn thận không thể tuỳ tiện mà động vào dùng bừa được ).
Trách nhiệm của Đàn Chủ
Hoạt Phật Ân Sư nói rằng : “ Mình họ gì thì phật đường trong nhà bèn họ đó. Con hãy nghĩ mà xem, đây là một việc tốt biết bao ! Tổ Tiên của các con triêm quang rồi, một đời người này của con bèn rất đáng giá rồi. Thân là một Đàn Chủ thì là gánh lấy trách nhiệm tiếp dẫn chúng sanh đến bờ bến giải thoát bên kia, là một chiếc cầu nối giữa trời với chúng sanh; đạo vụ cần phải dựa vào phật đường đông đúc các nơi, làm phương tiện tiện lợi tiếp dẫn những chúng sanh sống gần cạnh; lòng nhiệt tình, sự công chánh, từ bi, trí tuệ … của Đàn Chủ đều là cầu nối cực kì quan trọng để thành toàn chúng sanh. ”
Thân là Đàn Chủ, là một tay thuỷ thủ lèo lái pháp thuyền, là hoá thân của Bồ Tát, thân gánh trọng trách khai triển đạo vụ, thì càng phải làm một tấm gương mẫu mực sáng trong cho các đạo thân.
Chức trách của Đàn Chủ cực kì thần thánh, phải quen thuộc nằm lòng các công việc thao bàn và phật quy lễ tiết, chẳng oán trách chẳng hối tiếc, thúc đẩy đạo vụ chẳng chán chẳng phiền, có thể lập nguyện liễu nguyện, mượn giả tu chơn, cho đến đạo thành trên trời, danh lưu nhân gian.
Thân là Đàn Chủ thì sự hàm dưỡng nội đức, hành vi tu dưỡng phải rất tốt, quan tâm chăm sóc đối với đạo thân một cách vô vi giống như người mẹ quan tâm đến các con mình vậy, quan tâm hỏi han, khích lệ các đạo thân học đạo tinh tấn, hành công liễu nguyện, tích cực tranh thủ mở các lớp nghiên cứu như lớp phật quy lễ tiết, lớp nghiên cứu đạo học, lớp nghiên cứu kinh điển, thành toàn đạo thân và con cái ăn chay tiến đến lập nguyện thanh khẩu trường chay, bồi dưỡng giáo dục các nhân tài bàn sự nhân viên, tôn sư trọng đạo, tam thí ( tài thí, pháp thí, vô uý thí ) song tiến, khiêm tốn lễ phép, có từ tâm bi nguyện.
Lợi ích của Phật Đường
Ở ngay trong nhà mình dành riêng ra một căn phòng sạch sẽ thanh tịnh để thiết lập phật đường, Tiên Phật nói rằng nhân gian một phật đường thì trên trời một đoá sen lớn. Chỉ cần thiết lập một phật đường thì có sẵn 1300 công rồi, cách 3000 công 800 quả chỉ còn 1700 công nữa thì là đủ để thành đạo rồi.
Phật đường có thể làm nơi độ hoá chúng sanh, mở lớp nghiên cứu đạo lí cho các đạo thân sống gần bên, tiếp nhận phật quang phổ chiếu, gặp dữ hoá lành, và có thể mỗi ngày khấu đầu ở bên cạnh Lão Mẫu, tìm về lại cái Chơn Ngã ( cái Tôi thật ), khấu đầu lễ Phật, gọi thức tỉnh Chơn Nhân. Khấu đầu chẳng phải là lễ bái thần tượng, mà chúng ta mượn tướng để rõ lí, mượn giả để tu Chơn, lễ kính Tiên Phật, học tập noi theo tinh thần của Phật Bồ Tát đi làm những việc tế thế cứu nhân, trưởng dưỡng cái tâm từ bi, khôi phục trở về lại bổn tánh thanh tịnh.
Có một vị đạo thân tên là Tiểu Mai, lúc chưa cầu đạo thì do nhân duyên gì đó mà đã mắc phải căn bệnh tâm thần 15 năm rồi. Do bởi anh trai của cô ấy sau khi cầu đạo rồi rất thành tâm, nghiên cứu đạo nghĩa biết được sự tôn quý thù thắng của đạo, tin rằng đạo có thể cứu em gái cậu ấy tỉnh táo trở lại. Sau khi thiết lập an toạ phật đường rồi thì cả nhà ăn chay trường, em gái của cậu ấy thông qua sự cho phép của Điểm Truyền Sư nên cũng đã thuận lợi cầu đạo, mỗi ngày dạy bảo cho em gái dùng tam bảo tâm pháp để khấu đầu và cùng đọc tụng Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh hồi hướng, cứ thế bền bỉ liên tục mấy tháng thì căn bệnh tâm thần của em gái từ đấy đã trở nên tỉnh táo trở lại, còn có thể tham dự tu bàn làm một nhân viên bàn sự nữa. Đấy là câu chuyện cảm ứng về sự tôn quý của đạo, mượn nhờ vào việc an toạ thiết lập phật đường hành công liễu nguyện.
Phật đường là nơi cải thiện thân tâm tánh
Sau khi cầu đạo, tham gia vào việc nghiên cứu chân lí, sửa đổi những tập tánh tánh khí không tốt, tham gia trợ giúp phật đường, học tập bỏ ra tâm sức hy sinh phụng hiến, tâm lượng rộng lớn, thay đổi diện mạo trở nên nhân từ, tâm linh bao dung thấu hiểu cảm thông chẳng so đo tính toán, nỗ lực học tập bước chân của Thánh Hiền, siêu phàm nhập Thánh, thoát thai hoán cốt.
Phật đường là nơi vô cùng thù thắng để đồng tu chung bàn, sám hối lễ bái, không quên mất đạo tâm.
Thiết lập Phật đường nhất định sẽ có thể che chở phù hộ bản thân, Tổ Tiên, con cháu, điều này là điều tuyệt đối chính xác trăm phần trăm. Dưới đây là một ví dụ điển hình.
Tại Đài Bắc có một câu chuyện đã xảy ra thật sự. Có ông chồng của Trác Đàn Chủ ( là ông Trương ) rất ngang bướng cứng đầu. Gia đình của họ ở khu vực ngoại ô Đài Bắc mở một trại chăn nuôi gà thả vườn. Trác Đàn Chủ thì rất thành tâm, trước lúc vẫn chưa kết hôn thì đã tu đạo, thanh khẩu trường chay rồi. Sau khi kết hôn thì trong nhà đã thiết lập an toạ phật đường, dưới đồi thì là cái trại nuôi gà thả vườn này. Đứa con gái lúc nhỏ thường hay nghe thấy tiếng kêu gào thảm thiết bi ai cầu xin cứu mạng của những con gà vào lúc nửa đêm, vậy nên lúc bấy giờ thường khuyên bảo cha chớ có lại sát sanh tạo nghiệp nữa, thế nhưng người cha vốn dĩ nghe chẳng lọt tai. Sau đó thì ông Trương này trong một sự cố ngoài ý muốn mà phát bệnh tim nên đã qua đời; lúc qua đời thì thân thể toàn bộ cứng đơ.
Trong một lần pháp hội nọ, lúc vong hồn của ông ta trở về để kết duyên thì ông đã đau khóc nức nở ngay tại chỗ, và đã thuật lại tình hình sau khi ông qua đời. Ông nói rằng ông tại thế nghiệp chướng sâu nặng, nghiệp sát quá nặng, do đó lúc lâm chung thì linh hồn của ông ấy chẳng có về đến Thiên Phật Viện, mà là phiêu dạt đến địa ngục; sau khi phiêu dạt đến địa ngục rồi thì đã lang thang rất lâu, mãi đến có một hôm nọ gặp được ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, ngài Địa Tạng Bồ Tát biết ông Trương này là đạo thân, vả lại trong nhà có thiết lập phật đường; bởi vì cân nhắc thấy gia đình ông ấy có thiết lập phật đường có công đức cho nên mới đem vong hồn của ông ấy đưa trở về đến Thiên Phật Viện. Ông ấy bảo rằng ông ấy rất hối hận vì lúc tại thế không chịu nghe lời khuyên của vợ, không nghe ý kiến của các con, chỉ vì doanh thu lợi nhuận ngắn tạm mà cứ mãi sát sanh tạo nghiệp, vậy nên sau khi ông qua đời, ông cứ mãi hiển hoá khiến cho việc làm ăn bắt đầu tiêu điều, hy vọng rằng các anh em của ông đổi ngành nghề chớ có lại tiếp tục tạo nghiệp nữa. Ngoài ra ông ấy cũng đặc biệt dặn dò con cái rằng cha chẳng có công chẳng có đức, tội nghiệt đầy mình, duy chỉ có dựa vào công đức hồi hướng của con cái hành công, hy vọng các con hãy nhiều nhiều mời Điểm Truyền Sư từ bi đến phật đường trong nhà mở lớp nghiên cứu, bởi vì mỗi lần mở lớp nghiên cứu, mỗi lần bàn đạo thì ông đều có thể lấy được công đức, thì có thể triêm quang.
Phật điện của Lão Mẫu thì lúc còn sống ông nào biết phát huy tác dụng của nó, đợi đến khi vong hồn về trời rồi thì mới biết rằng gia đình ông có một toà bảo điện còn to lớn, còn thần uy hơn cả chùa miếu nữa. Do đó ông đã nhờ các con của ông hãy thật nhiều khiến cho phật đường phát huy công năng một cách đầy đủ. Đây là một ví dụ điển hình rõ ràng. Mỗi một gia đình phật đường đều nên nhiều nhiều mời Điểm Truyền Sư đến từ bi, thỉnh đàn bàn đạo, mở lớp, mời các đạo thân đến để phật quang phổ chiếu thì dương khí của nó mới thịnh vượng. Phật đường nếu như thường xuyên bàn đạo thì từ trường bèn sẽ khá mạnh, do đó mà phật đường nhất định phải sôi động lên, như thế thì Cửu Huyền Thất Tổ của chúng ta mới triêm quang.
Vậy nên cái phật đường mà người và Tiên Phật Thần Thánh cùng bàn này phải có thiết lập những giáo trình lớp học phù hợp với đủ các độ tuổi, cung cấp phong phú những kinh nghiệm học tu bàn đạo và lí niệm truyền thừa. Ngoài việc truyền đạo, giảng đạo thì cũng nên ứng với nhu cầu thực tế của thời đại mà thiết lập những giáo trình học liên quan mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chẳng hạn như các lớp Trường Thanh ( dành cho người già ), doanh trại hè dành cho giới sinh viên học sinh, lớp nhi đồng đọc kinh, lớp giáo dục phụ huynh con cái ( chương trình học dành cho cha mẹ và con cái độ tuổi đi mẫu giáo cùng nhau tham gia ) , lớp dạy nấu ăn chay, và các lớp nghiên cứu vun bồi nhân tài … khiến cho các đạo thân cảm thấy được sự thân thiết và ấm áp của “ đều là người một nhà ”; từ trong những sự quan tâm và cùng nhau học tập trưởng thành một cách gần gũi thân mật trong ngày thường ở đạo trường mà đem ý nghĩa thật của việc tu bàn đạo thực hiện áp dụng vào đến bên trong cuộc sống sinh hoạt ngày thường ở ngoài đời; kiểu “ đạo hoá sinh hoạt ” này ở mỗi gia đình đạo thân, nhà nhà vườn Di Lặc, chẳng những nâng cao cảnh giới và sự tu trì tánh tâm thân của đạo thân, mà còn đặt nền móng cho việc thực hiện đại nguyện của Phật Di Lặc, hoá thế giới sa bà thành Di Lặc Tịnh Độ cõi nước hoa sen thanh tịnh.
Tham dự vào các hạng liệt bàn đạo để liễu nguyện, hành công bồi đức để siêu bạt Tổ Tiên.
Các đạo thân từ trong sự thật lòng thành tâm tham dự các hạng liệt tu bàn đạo, từ trong sự bỏ ra tâm sức phụng hiến một cách vô vi chẳng cầu mong sự hồi báo mà nâng cao tâm tánh của bản thân, hoá tục tình thành đạo tình, hoá phàm niệm thành đạo niệm, làm được đến cái công phu gọi là “ chuyển phàm thành Thánh ”, từ trong sự độ hoá thành toàn chân tu thật thiện ấy mà xả bỏ cái Tôi nhỏ để hoàn thành cái Tôi lớn, chơn tu chơn bàn chơn thành, chứng đạo quy chơn, huyền tổ cùng triêm quang.
Kết luận
Cầu đạo bàn đạo là duyên phận,
thiết lập phật đường căn cơ thâm,
rộng độ hữu duyên liễu nguyện lớn,
độ người độ mình đạo khả thành.
Sự khác biệt lớn nhất giữa phật đường đạo trường với các chùa miếu thông thường chính là Tiên Thiên Phật Đường có thiên mệnh kim tuyến của đấng Vô Cực Lão Mẫu, có Minh Sư ( Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát ) có thể khai quang thọ kí truyền đạo siêu sanh liễu tử, phổ độ Tam Tào ( Thiên Tào, Nhân Tào, Địa Tào ). Phật đường có bày 3 ngọn đèn Phật, mượn nhờ vào những pháp khí trưng bày trên bàn thờ Phật và sự lễ kính Tiên Phật “ pháp tướng hữu hình ” để thể ngộ “ chân lí ” vô hình vô tướng, để khôi phục bổn tánh thanh tịnh, siêu sanh liễu tử.
Tiên Phật từ sớm đã từ bi nói qua rằng thiết lập phật đường tức là mời Thánh Giá của Lão Mẫu, Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát thường đến trong nhà cùng tu hành bàn đạo sinh hoạt với chúng ta, triêm quang vô song. Nếu như hoàn cảnh cho phép, mọi người rộng thiết phật đường, phước tuệ song tu, công đức vô lượng.
Thiết lập Phật đường để cho bản thân và người khác cùng nhau trưởng thành. Tu bàn Bồ Tát đạo thì là nhất định cần phải mượn nhờ vào việc giúp đỡ chúng sanh để nâng cao bản thân. Thiết lập phật đường thì là phương pháp đơn giản dễ hành nhất, từ trong sự gánh vác sứ mệnh trách nhiệm để khiến bản thân mình mau chóng trưởng thành, từ trong sự thật lòng bỏ ra tâm sức lại có thể thành tựu vô số chúng sanh hữu duyên, đấy thật sự là “ tự lợi lợi tha ” ( lợi mình lợi người ).
Số lượt xem : 6380