BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Vận Mệnh Của Người Có Cầu Đạo Và Không Có Cầu Đạo Khác Nhau Như Thế Nào

Tác giả liangfulai on 2022-03-28 16:03:38
/Vận Mệnh Của Người Có Cầu Đạo    Và Không Có Cầu Đạo Khác Nhau Như Thế Nào

Phật ta tới giới thiệu các loại phương pháp tu trì của những người đã cầu đạo và chưa cầu đạo, sau khi trải qua phán xét có vận mệnh khác nhau như thế nào (1)


( 1 ) Người chưa có cầu đạo lúc sống nếu như tâm cảnh siêu nhiên, không chấp trước tình cảm, không cố chấp, đặc biệt tu trì nội đức, hoặc là trong bát đức có thể khiến cho mọi người cảm động, kính ngưỡng, thần minh hộ trì, hoặc bảo vệ quốc gia, hoặc lợi ích chúng sanh rất nhiều, thì sau khi chết trải qua phán xét, có thể đến tầng khí giới tu luyện, hoặc nhận chức ở khí giới, địa phủ, địa ngục, hoặc đến chùa, miếu, đàn, cung, giáo đường, hồi giáo đường trở thành thần đại lí cõi Khí Thiên, hoặc là thần hộ pháp. Ngoài ra cũng có thể thành gia thần, thổ địa công, sơn thần, địa cơ chủ.

Các vị thần linh cõi Khí Thiên lúc tại thế tuy có làm rất nhiều việc thiện, hoặc nội đức tu dưỡng thâm hậu, nhưng là thường không hiểu rõ sự huyền ảo của đại đạo có thể giúp siêu sanh liễu tử, không hiểu rõ hàm nghĩa chân thực của sự phổ độ thời mạt hậu và phương pháp phổ độ, do đó chưa thể trở về Vô Cực Lý Thiên, còn phải tiếp tục đầu thai luân hồi. Vậy nên khi  thời gian hưởng thụ hương khói ở nhân gian của thần minh khí thiên thần đã đến hạn rồi, hoặc thời gian tu luyện ở tầng khí giới, thời gian nhận chức đã đến hạn rồi, thì họ cần phải đến nhân gian đầu thai làm người, hoàn trả ác báo hoặc là hưởng thụ phước báu.

(2) Lúc tại thế là người trung hậu thật thà, giữ bổn phận, không lừa dối, không trộm cắp, không trêu hoa ghẹo nguyệt, không chìm đắm trong âm thanh sắc tướng, không có nghiệp sát nặng, sau khi trải qua phán xét, tức là sau khi được thập diện diêm vương phán xét, thì sẽ đi đến khu bình dân ở địa phủ, chờ con cháu trợ công đức, hoặc có cơ duyên được đến sở nghe kinh ở địa phủ nghe kinh, tu luyện. Mà ở địa phủ sau khi trải qua một thời gian ở khu bình dân, nếu như vẫn không có công đức, hoặc công đức không đủ, thì sẽ lại đến nhân gian đầu thai làm người, thành người phổ thông, người bình phàm. "Nguyên nhơn" sau khi ở sở nghe kinh một thời gian nhất định, nếu như nội đức tu trì vẫn không tiến bộ, và không có công đức, lại là lúc không có cơ hội trợ đạo, cũng phải tới nhân gian nhất định đầu thai làm người, tiếp tục luân hồi.

(3) Lúc tại thế nếu như tâm thái giảo hoạt, gian dối, quỷ kế đa đoan, tâm thuật bất chánh, lúc tại thế làm kinh doanh gian lận, khai khống cổ phiếu, chế tạo thuốc giả, buôn bán những thứ làm bại hoại thuần phong mỹ tục, cố ý chiếm giữ tiền tài của người ta mà không chịu trả, hoặc dụ dỗ gian dâm với các cô gái,... Những tội ác này quá nặng, trải qua sự phán xét của thập điện diêm vương, đầu tiên đến các tiểu địa ngục chịu tội, hoặc chuyển làm thân động vật chịu tội. Sau khi ở các nơi địa ngục chịu tội, hoặc sau khi động vật đã hết thời gian thật sự chịu hình phạt thì cũng phải trở lại nhân gian đầu thai trở lại, đầu thai chuyển thành người bần tiện, hoặc làm người thân thể khuyết tật. Luật trời của Ơn trên, sự phán xét của âm luật vẫn là thưởng thiện phạt ác. Làm thiện thì được thưởng, làm ác thì bị phạt. Phán xét vẫn là công bình, công chánh, vô tư, không sai lệch. Sự xét xử của ơn trên đồng thời cũng là bao gồm sự từ bi, khoan dung.

Vì sao gọi là từ bi khoan dung? Vì sao phải để các nguyên nhơn chịu hình phạt, ở các tiểu địa ngục chịu tận mọi khổ sở? Vì sao lại để cho các nguyên nhơn đến nhân gian đầu thai, thành động vật thân chịu tội? Đó là vì muốn khiến cho các nguyên nhơn phạm tội có thể trải qua sự đau khổ trong các hình phạt liền từ trong tâm phát ra sự phản tỉnh sám hối. Sám hối những lỗi lầm mà mình đã phạm, tổn hại đến người khác, cũng là để cho nơi sâu kín nhất trong tâm, nghiệp thức gốc rễ của tội ác được trừ sạch. Do đó hình phạt của Ơn trên, vẫn là vì muốn trợ giúp những "nguyên nhơn" phạm tội, phạm lỗi có cơ hội sám hối sửa lỗi. Nếu như trong thời gian chịu tội của "nguyên nhơn", có thể sám hối những tội lỗi sai trái, thì Ơn Trên từ bi khoan dung sẽ rút ngắn thời gian chịu tội, khiến cho họ sớm đầu thai đến nhân gian làm người. Nhưng "nguyên nhơn" tội ác nghiệp thức quá nặng, tuy chịu sự thống khổ của hình phạt, nhưng trong tâm vẫn không thể sám hối, và tuy các nguyên nhơn sẽ nhận lỗi, nhưng phần lớn đều chỉ là vì sự đau đớn thống khổ trên linh thể nên mới nói biết lỗi, chứ không phải từ trong tâm địa thâm sâu nhận biết lỗi lầm. Nếu như đối diện với "nguyên nhơn" này, Ơn trên sẽ dùng những hình phạt đau đớn lâu dài, cũng chính là khiến cho những "nguyên nhơn" này tăng thời gian chịu tội, dùng thời gian để trao đổi, thức tỉnh lương tâm phạm tội của các "nguyên nhơn", tâm sám hối của các "nguyên nhơn". Những "nguyên nhơn" tội ác nghiệp thức cực kì nghiêm trọng như: hóa sinh, địa ngục a tì. 

Nay là thời kì Ơn Trên đại xá Tam Tào ( Thiên, Địa, Nhân ), nếu như người tu đạo ở nhân gian bình thường chân tâm thành ý liễu nguyện, Ơn trên sẽ xoay chuyển cho cửu huyền thất tổ của người tu đạo được chiêm quang, cho đến những người hữu duyên từ kiếp trước, có thể chiêm quang, nhận được công đức. Người tu đạo nhân gian nếu như hiểu được ý nghĩa của việc hồi hướng, thì bình thường dùng phương thức hồi hướng công đức để trợ giúp cho tổ tiên, giúp cho những người có duyên trong lũy kiếp của mình, hoặc là giúp cho những chúng sanh không có duyên với mình, những "nguyên nhơn" này có thể trực tiếp nhận được công đức to lớn. Còn như tổ tiên của người tu đạo, hoặc chúng sanh lũy kiếp có duyên, chúng sanh vô duyên, nếu là khí giới thần minh, hoặc là tu luyện ở tầng khí giới, là thiện hồn nơi địa phủ, thì cũng sẽ vì nhận được công đức mà không cần phải đến nhân gian đầu thai, có thể dùng phương thức trợ đạo để tích lũy công đức. Những đạo lí này tuy bình thường các hiền sĩ đều hiểu rõ,  nay Phật ta  đem chỉnh lý lại để giải thích rõ.

 

NGƯỜI CÓ CẦU ĐẠO TU ĐẠO THÌ DÙNG PHƯƠNG PHÁP GÌ ĐỂ PHÁN XÉT ?

 

Ơ đây gọi là "người tu đạo đã cầu đạo" không phân biệt có thiên chức hay không có thiên chức, chỉ cần đã cầu đạo, đều nằm trong phương thức phán xét mà Phật ta sẽ giảng giải sau đây:

* Loại thứ 1: Bình thường chân tu thật luyện, dụng tâm liễu nguyện, hiệp lực khai hoang, trong tâm không tồn tư tâm tà ý, tuân thủ phật quy, mọi việc y theo chỉ thị của tiền bối tiền hiền thao bàn đạo vụ cho đến lúc không còn sống nữa. Như thế người tu đạo sau khi trải qua khảo hạch của tam quan cửu khấu thì có thể đi vào thiên phật viện tu luyện. Sau khi ở Thiên Phật Viện một thời gian tu bổ những chỗ còn thiếu sót, thì có thể đến các phật đường để trợ đạo, bổ sung công đức 10.800 năm. Sau 10800 năm, cũng chính là sau khi hoàn thành phổ độ thu viên xong mới chính thức hội thần (hội lại bổn linh nguyên thần của mình, cũng có nghĩa là tu trở về bổn lai diện mục), đồng thời đến dự long hoa tam hội, và cuối cùng là định công quả.

* Loại thứ 2: Bình thường tuy có tu đạo, có liễu nguyện, có khai hoang, nhưng làm không được hoàn toàn, vì sao vậy? Cũng là vì bình thường tuy có tu đạo, nhưng trong tâm thường khởi lên nghiệp thức vô minh. Tuy đang liễu nguyện, nhưng không cam nguyện, không tình nguyện. Tuy có khai hoang, nhưng chưa chiếu theo chỉ thị thao bàn chính xác của tiền bối, cũng không chiếu theo chế độ phật quy thao bàn đạo vụ. Nếu như những người tu bàn như vậy, lúc trải qua khảo hạch của tam quan cửu khấu, nhất định sẽ không thể nào thuận lợi qua được cửa ải, nhất định phải đối với chấp trước trong tâm, nghiệp thức, hành vi khuyết điểm mà lưu lại ở các cửa khẩu để tu luyện. Tu luyện cho đến sau khi các loại nghiệp thức đều sạch sẽ, sau khi rõ lý, lại chuyển đến các cửa khẩu tiếp tục khảo hạch. Nếu như lúc sống tội lỗi chồng chất, sai trái nghiêm trọng, thì sẽ bị đưa đến thiên lao, thiên ngục chịu tội.

* Loại thứ 3 : Người tu đạo ở trong đạo trường tu bàn đạo vụ, khai hoang xiển đạo, nhưng hủy báng thiên mệnh, hủy báng đạo trường, hủy báng tiền bối, làm lỡ mất phương hướng tu đạo của người khác, hoặc gây chướng ngại người khác cầu đạo, thanh khẩu, lập nguyện. Hoặc tự mình xưng sư làm tổ, tự xưng là có thiên mệnh mà khiến cho lầm lỡ mất phương hướng tu đạo của người khác. Loại người tu đạo này vì phạm nhiều lỗi lầm nghiêm trọng, nghiêm trọng là hại huệ mệnh tu đạo của người khác, do đó Ơn trên sẽ dùng những hình phạt xử tội nghiêm trọng. Cũng chính là lãnh băng địa ngục, hắc tâm địa ngục, âm sơn, thậm chí là cực hình ở địa ngục phân toái (đánh thành tàn linh), để xử tội những tội phạm nghiêm trọng, người tu đạo phạm lỗi. Không phải là Ơn trên muốn dùng những cực hình tàn khốc như vậy đối với người tu đạo, mà là trong tâm người tu đạo, đã khắc sâu sự oán hận, cống cao, đố kị, quyền bá, cầm quyền nắm quyền. Nghiệp thức tội ác cực sâu như vậy đã không thể dùng những hình phạt bình thường thì có thể khiến cho khởi lên tâm sám hối. Do đó mới cần dùng đến những hình phạt nghiêm khắc, khắt khe khiến cho người tu đạo phạm tội có thể trải qua sự đau khổ của các hình phạt, cưỡng bách, mà khởi lên tâm sám hối.

* Loại thứ 4 : Cũng là người tu đạo rất phổ biến, chính là tuy cầu được đại đạo, nhưng vẫn chưa chịu nghiên cứu tu chân đạo, thậm chí không tu, không bàn, không liễu nguyện, không công đức, không rõ lí. Người tu đạo như vậy tuy cầu được tiên thiên đại đạo, nhưng không có công đức, lại không hiểu chân nghĩa, chân lí đại đạo. Do đó sau khi chết, vẫn do thập điện diêm vương phán xét, phương pháp phán xét giống như với ngươi chưa cầu đạo.

Các "nguyên nhơn" phạm lỗi lầm, cho dù là có cầu đạo hay là không có cầu đạo, như các "nguyên nhơn" trong địa ngục chịu tội, chuyển thành các "nguyên nhơn" thân động vật thọ hình, "nguyên nhơn" tu luyện tam quan cửu khẩu, "nguyên nhơn" trong thiên ngục, thiên lao chịu tội, hoặc địa ngục lãnh băng, các "nguyên nhơn" ở âm sơn chịu khổ chịu tội. Ơn trên dùng hình phạt khiến cho họ có thể sinh tâm sám hối, từ trong sự đau khổ có thể khiến cho họ hồi ức lại khởi lên lương tâm, lương tri, lương năng bổn lai của chính mình, và còn sám hối những lỗi lầm đã tạo ra đối với người khác, khiến cho người khác tổn thương. Đây là sự từ bi khoan dung của Ơn trên, muốn để cho các nguyên nhân phạm tội có thể không phạm phải lỗi lầm nữa. Nếu như để cho các nguyên nhơn có nghiệp thức tội ác quá sâu đầu thai chuyển làm người, người thế gian sẽ không phải là một nhóm người hỗn loạn mà thôi, mà là cực kì hỗn loạn, mức độ hỗn loạn này, các vị hiền sĩ không thể tưởng tượng được. Hiện tượng xã hội hỗn loạn như ngày nay, đã khiến cho các hiền sĩ chịu không nổi, khiến cho các hiền sĩ sợ hãi, nếu như đem thả các nguyên nhơ ở trong thiên lao, thiên ngục, địa ngục, lãnh băng địa ngục thả hết ra, mức độ hỗn loạn còn vượt hơn cả mức tưởng tượng. Nếu như lúc còn sống đối với người khác, hoặc gây ra những lời nói, hành vi, ý niệm gây tổn hại đến sinh mạng của người đó, thì cần đầu thai đến nhân gian làm người, hoặc thành thân động vật, mới có thể hoản trả hoặc bù đắp những phần khiếm khuyết. Do đó nhân gian vẫn là nơi chúng sanh thọ nghiệp báo. Nhân gian (dương gian) là nơi tất cả chúng sanh chịu quả báo, mà đắc được thân người thì ngoài việc hoàn trả ác báo, hưởng thụ phước báo ra, thì còn có tác dụng rất quan trọng, chính là lại lần nữa có thể nhận được cơ hội, lại lần nữa có thể sửa đổi lỗi lầm, làm mới bản thân. Trước khi chúng sanh đầu thai, do uống nước ngũ hành âm dương, nên mới quên đi tất cả sự việc trong kiếp trước. Mà các nguyên nhơn vốn tội ác, nghiệp thức thâm sâu, sau khi trải qua hình phạt, tội ác nghiệp thức đã được trừ bỏ, hoặc đã được giảm nhẹ, khiến cho có thể đến nhân gian đầu thai, lại sống qua một lần, lại có thêm một lần cơ hội tu đạo, lại có cơ hội hành thiện, lại có thêm một lần học tập thêm nhiều sự việc. Vì vậy các hiền sĩ cho dù là có cầu đạo hay không có cầu đạo, có tu đạo hay không có tu đạo, xin ngàn vạn ghi nhớ: CHÚNG TA CÓ NHỤC THÂN NÀY, SINH RA VÀO ĐỜI NÀY ĐỀU LÀ VÔ CÙNG QUÝ BÁU. Các hiền sĩ không phải chỉ có 1 lần này đến đầu thai làm người, không phải trải qua 1 lần luân hồi, mà là nhiều đời nhiều kiếp đã lưu chuyển luân hồi, đầu thai vô số lần, thậm chí ở địa ngục chịu hình phạt, hoặc chuyển làm thân động vật chịu khổ, như nay mới có được thân người này thật không dễ dàng.

Số lượt xem : 2130