BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Bạch Thuỷ Lão Nhân Ngữ Lục 3

Tác giả liangfulai on 2023-05-08 11:23:55
/Bạch Thuỷ Lão Nhân Ngữ Lục 3

Lão Tiền Nhân từ bi :

 

Đạo có đạo thống, cái mà Phật giáo hiện nay nói là kinh Phật, khác quá xa so với điều mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói. Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông, ngài Thích Ca Mâu Ni Phật lúc còn tại thế đâu có câu nói này.


Phật giáo đến Trung Quốc, sau thời đại triều Đường, cũng chính là sau ngài Lục Tổ thì mới có Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Thiên Thai Tông … những cái tên gọi này. Đại đạo vô danh ( chẳng có tên gọi ) , Phật giáo nói đến “ Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền ” thì cái mà hiện nay truyền là “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật ” là Tổ Sư Thiền.

 

Từng đời từng đời một Tổ Sư truyền xuống đến đời Tổ thứ 17, hôm nay vị Phật mà khai quang là Lão Tổ Sư, một chữ cũng chẳng biết, từ nhỏ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, chẳng có cơm ăn, sau đó cầu đắc đại đạo, tu đạo, sau khi về trời, các đệ tử của ngài mỗi người tự bàn việc của mình. Lão Sư, Sư Mẫu của chúng ta cũng là người bình thường, từ năm Dân Quốc thứ 19 ( năm 1930 ) Tiên Phật hiển hoá các nơi, lâm đàn phê huấn văn, cũng mượn người để nói giảng. Hai vị lãnh thiên mệnh, phổ độ Tam Tào, mọi người thảy đều không tin, từ xưa đến nay chẳng có ! Từ xưa đến nay cũng chẳng có nữ ( lãnh thiên mệnh ) đâu ! Do đó đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật, thật ở chỗ nào ? “ nói trước ứng sau ”. Anh nói rồi, chẳng ứng nghiệm thì ai mà tin; các vị thảy đều chẳng biết cái gốc rễ căn bản này !

 

Ngày 10-19 tháng 4 năm 1993, Lão Tiền Nhân từ bi :

 

Chúng ta gặp nhau đấy chính là cái duyên với Sư Tôn Sư Mẫu; cái duyên này là mối duyên của luỹ kiếp, cũng giống như gia đình cha mẹ, huynh đệ tỉ muội, vợ con cũng là một mối duyên. Nếu như trong gia đình, con chẳng có cái tâm cảm ân, khởi lên sự đối đãi, mẹ nói rằng mình không tốt, cái tâm thiên lệch, con cái cũng chẳng học những điều tốt, thì đấy là mối ác duyên. Còn nếu trong gia đình, cha con, huynh đệ, phu thê ăn ở tiếp xúc qua lại thân ái thuận hợp đều tốt, đấy là mối thiện duyên. Do đó Thánh Nhân nói : “ hiếu thuận cha mẹ, kính ái huynh trưởng, đấy chính là nền tảng cơ bản, là cái gốc của con người ”.

 

 

Lúc ban đầu Sư Tôn, Sư Mẫu của chúng ta phụng thiên mệnh phổ độ Tam Tào ( Thiên, Địa, Nhân ) , người ta thảy đều không thừa nhận, lại phải chịu đủ thứ những ma nạn, rời khỏi quê hương của chính mình, từ phủ Tế Nam Sơn Đông đến Thiên Tân, vác theo một cái khăn gói, dọc đường độ người, việc ấy không đơn giảnHiện nay Lão Sư, Sư Mẫu của chúng ta chẳng còn tại thế rồi, đại đạo đã phổ biến khắp các nước trên thế giới rồi.

 

Dân quốc năm thứ 27 ( năm 1938 ) lúc tôi cầu đạo, Bắc Kinh chẳng có mấy căn Phật đường. Sư Tôn, Sư Mẫu cùng lãnh thiên mệnh năm 1930, có một số người cũng chẳng thừa nhận. Có vài vị đi theo Tổ Sư đời thứ 17 biết được cái gốc rễ căn bản này, quay ngược lại đến bái Lão Sư, Sư Mẫu của chúng ta, việc này cũng thật không đơn giản. Cũng giống như ngài Lục Tổ đã cầm lấy y bát, đã ăn rau bên thịt 15 năm trong đội thợ săn, chỗ nào cũng có nguy hiểm; khoảng ngày tháng ấy qua đi rồi thì mới đại khai pháp môn xiển dương đại đạo. Phật giáo truyền Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông là từ sau ngài Lục Tổ triều Đường mới có, trước đó chẳng có. Ngài Thích Ca Mâu Ni Phật giáo cũng chẳng có nói bản thân mình là giáo chủ Phật giáo, đều là sau này mới tôn xưng ngài đấy. Tam kì mạt kiếp lần này, ông trời đại khai phổ độ cũng là từ xưa đến nay chưa từng có.

 

Chúng ta đắc được một chỉ điểm này gọi là “ Đạo ” , cái mà Phật Thích Ca Mâu Ni truyền cũng là “ cái này ”; cái mà Khổng Lão Phu Tử đã nói cũng là “ cái này ” – cái đạo trung thứ. Khổng Tử nói : “ Sâm hồ ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi ” ( Anh Sâm này ! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả ) . Tăng Tử chẳng nghe giải thích mà trong lòng đã lĩnh hội, nói rằng : “ Vâng ! ”. Những đệ tử khác không hiểu, bèn hỏi Tăng Tử câu nói này của Thầy là ý nghĩa gì đây, Tăng Tử chỉ nói rằng : “ Đạo của Thầy là trung thứ mà thôi ”. Bởi vậy sau này, gọi cái Đạo của Khổng Tử là cái đạo trung thứ. Cái mà hiện nay chúng ta nói chính là “ cái đạo trung thứ ”. Tận cái tâm của mình gọi là “ trung ”, đem lòng so lòng đặt mình vào vị trí của người khác để mà nghĩ thay cho người ta thì gọi là “ thứ ”, nghĩa là chúng ta biết “ Đạo tốt ”, cũng để cho mọi người biết “ Đạo tốt ”. Cái mà đã nói cũng chính là như thế đấy.

 

Phật Thích Ca Mâu Ni nói : “ Ta có chánh pháp nhãn tàng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền ”, giáo ngoại biệt truyền, do đó “ Tánh phải ngộ, Mệnh phải truyền ”, trong sách thảy đều có những lời này, chính là chẳng biết truyền như thế nào. Chúng ta đắc một chỉ điểm này, kinh điển của vạn giáo thảy đều hiểu cả.

 

Cái mệnh của chúng ta gọi là “ Thiên Mệnh ”. Lúc bấy giờ khai thiên lập địa sanh người là có hình có tướng; cái mà vô hình vô tướng là Thiên Tánh. Sách Trung Dung rằng : “ Thiên Mệnh chi vị Tánh ” ( mệnh trời gọi là Tánh, cái trời phú cho gọi là Tánh ) , Thiên Mệnh ở đâu ? Tánh ở đâu ? Trong sách cũng có ghi chép đại khái ở trên đầu. Nhân tánh còn gọi là linh tánh, cũng gọi là tâm tánh, cũng chính là cái này, tư tưởng của chúng ta chính là từ cái chỗ này mà ra, chúng ta giảng nói Tam Bảo toàn giảng cái này.

 

 

Cái mà Đạo của chúng ta nói đến là tánh lí tâm pháp, nhà Phật gọi là minh tâm kiến tánh. Làm thế nào để minh tâm ? Nói cả một bài dài chẳng quan hệ gì với tự tánh, cái mà trong sách viết là văn tự. Chúng ta đắc được một chỉ điểm này nhất định phải thật tốt mà nghiên cứu, Phật nói khai ngộ. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chẳng nói đả toạ, niệm kinh, ngay đến cả thắp nhang, khấu đầu đều chẳng có; lúc bấy giờ chẳng có chùa miếu cũng chẳng có nhang; chẳng có giấy lấy đâu ra kinh Phật ? Phật Thích Ca chẳng có đi lễ lạy chùa, chẳng có niệm kinh Phật, nhưng ngài ấy lại thành Phật rồi.

 

 

Điều quan trọng nhất là chúng ta phải khai ngộ; đại pháp sư đã giảng biết bao nhiêu năm, cậu hỏi xem ông ấy đã khai ngộ hay chưa ? đã kiến tánh hay chưa ? Ông ta chẳng dám nói. Phật Thích Ca Mâu Ni nói : “ nếu dựa sắc thấy ta, dựa âm thanh cầu ta, là người hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai ”. “ Đả toạ ” chẳng phải là lấy sắc thân thấy Phật hay sao ? Niệm “ A Di Đà Phật ” chẳng phải là dùng âm thanh cầu Phật hay sao ? Như thế là “ người hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai ”.

 

Chúng ta giảng tam bảo - Huyền Quan Khiếuvô hình vô tướng nhìn không thấy, phải tự bản thân mình tham ngộ, tự mình đi lĩnh hội cái mà trong kinh điển đã ấn chứng, cái mà Thánh Nhân các đời đã nóiKinh điển của vạn giáo đều chứng minh cho một điểm này. Do đó “ Đạo ” của chúng ta chẳng có kinh điển. Lão Sư của chúng ta nói kinh điển của các giáo đều có sự ấn chứng, chúng ta chẳng có kinh điểnLúc bấy giờ Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chẳng có kinh điển; Giê-su cũng chẳng có kinh điển. Trăm năm sau đó, ngài ấy có một số đệ tử mới đem những lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói tập kết lại gọi là “ Kinh Phật ”, những lời mà Thánh Nhân đã nói gọi là “ Kinh Thánh ”.

 

Nay chúng ta sống trong những năm tam kì mạt kiếp có đầy đủ vạn vật, cái trên trời, cái trên đất, cái trong đất thảy đều ra cả. Bầu trời có điện, vốn dĩ chúng ta cũng chẳng biết, hiện nay mượn nhờ dòng điện của không trung cũng có thể liên lạc nói chuyện với nhau. Linh tánh của chúng ta thì giống như dòng điện vậy. Trước kia đã toàn thông, con người không tin, nay thì đã chứng minh rồi.

 

 

 

 

Con người chúng ta là do trời sanh, là đến trị thế đấy. Có bảy vị Phật trị thế, trị xong rồi, từ trời đến lại về lại trời. Chúng ta đã tạo các tội nghiệp trong cõi người, về chẳng nổi rồi, cho nên bây giờ thì là ông trời đại xá Tam Tào, Minh Sư giáng thế, Chư Thiên Tiên Phật đảo trang giáng thế, giúp đỡ trợ đạo. Do đó hôm nay các vị đang ngồi đây là phụng thiên mệnh giáng thế để giúp đỡ trợ đạo, cho nên các vị Điểm Truyền Sư tuyển chọn các vị, bảo các vị gánh trách nhiệm nhiều một chút; con có bằng lòng chịu gánh lấy trách nhiệm hay không, đấy là việc của bản thân mình, chẳng liên quan gì với người khác.

 

Thầy có “ phật quy ”, con tuân theo là việc của bản thân con; không tuân theo thì không phải là phật quy, ông trời cũng chẳng có bắt chúng ta tuân theo, thế nhưng chúng ta cầu đạo rồi, đã lập nguyện đến phật đường thì phải có phật quy. Cầu đạo rồi chẳng có đến phật đường, có nói phật quy cũng vô dụng. Việc của tự mình thì phải tự mình chịu trách nhiệm, thay trời bàn đạo, phổ độ chúng sanh. Muốn bàn đạo thì nhất định phải tuân theo phật quy. Không tuân theo phật quy thì bàn cái đạo gì ? Chẳng hiểu biết phật quy, độ người rồi cũng là uổng độ, cái phật quy này quan trọng nhất, đấy thảy đều là trách nhiệm của bản thân chúng ta.

 

Cầu đạo rồi, thứ nhất : tam bảo phải giảng rõ ràng, lại giảng nói phật quy lễ tiết, thứ ba là giảng nói những điều nguyện đã lập. Lúc cầu đạo, mười điều nguyện lớn đã lập – trong đó thành tâm bảo thủ, thành tâm quan trọng nhất, thành tâm kính cha mẹ, thành tâm giữ phật quy, “ thành tâm bảo thủ ” có thể làm được thì những cái khác còn lại đều có thể làm được. Con chẳng có thành tâm thì nói cái gì phật quy ? tu cái đạo gì ? Do đó thành tâm bao quát rộng lớn nhất. Lớp nghiên cứu của các con chính là ít nghiên cứu giảng “ Tam Bảo ” và ít giảng “ Phật quy ”.

 

“ Thật tâm sám hối ” - những tội nghiệp mà mình luỹ kiếp đã tạo, ông trời đại xá, chỉ cần có thể thật sự sám hối, ông trời chẳng giết người hối lỗi. Những lỗi lầm sai trái của trước kia thảy đều đã qua đi rồi, từ nay chẳng tạo tội nữa; chỉ cần có thể thành tâm sám hối, có thể tiêu trừ những tội nghiệp mà luỹ kiếp đã tạo.

“ Tôn Sư trọng đạo ” – tôn sư là việc quan trọng nhất. Bây giờ chúng ta không nhìn thấy Thầy, thì Điểm Truyền Sư là đại biểu cho Thầy truyền đạo đấy, con tôn kính Điểm Truyền Sư chính là tôn kính Thầy. Thế nhưng cái mà chúng ta tôn là lí; Điểm Truyền Sư nói có lí thì chúng ta nghe; lời của Tiên Phật nói có lí thì chúng ta cũng nghe. Nếu như không có đạo lí, chúng ta bèn phải nghiên cứu, ông ta đại biểu cho Thầy truyền đạo, chúng ta không thể bỏ mất cái lí này. Cũng giống như trong gia đình vậy, cha của con chẳng quy củ, con phải nghĩ cách mà làm, cung kính hiếu kính cha mẹ, cảm hoá cha mẹ, đấy là trách nhiệm của chúng ta.

 

Hoạt Phật Sư Tôn thường nói : “ Hãy nhận lí thật tu ”; con ở trong gia đình phải nghe lời của cha mẹ, đúng không ? ( đúng ). Cha mẹ của con ăn chơi hút chích cờ bạc, không có tiền thì bảo con đi làm ăn trộm để hiếu kính cha mẹ, có cần phải nghe lời hay không ? ( không cần ) không thể nghe lời được. Con không nghe thì con là đứa con bất hiếu phải không ? ( không phải ) Chúng ta tôn sư và hiếu kính cha mẹ đều giống như nhau cả, phật quy bảo chúng ta tôn sư trọng đạo, hiếu thuận cha mẹ; cha của con không quy củ, con vẫn cứ phải hiếu kính cha mẹ; con phải nghe lời, cha của con làm kẻ trộm cắp con cũng nghe lời theo, vậy thì con sai lầm rồi.

Cái “ Đạo ” này phải nói rõ ràng, một cô gái làm Điểm Truyền Sư, cô ấy đại biểu cho Thầy truyền đạo, chúng ta phải tôn sư trọng đạo, chính là tôn thiên mệnh của Thầy, chẳng phải là cái mệnh của cá nhân. Thế nhưng mà cô ta có đạo lí thì chúng ta mới tuân, cô ta bảo chúng ta làm những việc không quy củ vậy mà con cũng nghe theo, vậy thì không đúng rồi, do đó mà lớp nghiên cứu phải nghiên cứu rõ ràng.

 

Phật quy phải thành thạo, ở Phật đường chúng ta nhất định phải tuân thủ phật quy. Trong gia đình có gia quy, xã hội quốc gia có quốc pháp; phật đường có phật quy, đấy là do thời do địa do nhân mà biến hoá. Chúng ta là con người phải tuân thủ quy củ mới phải.

Làm bất cứ việc gì cũng phải thành tâm kính ý, con chẳng có sự thành tâm kính ý, hiếu thuận cha mẹ cũng vô ích.

Chúng ta lập nguyện chính là một chữ “ thành ”, sau đó chữ “ tâm ”, tu đạo tu tâm, tâm của con không thành thật, nghĩ bậy nghĩ bạ, vậy thì con chẳng phải là tu đạo.

Chúng ta thuận trời làm việc, trên trời có tên của con. Con lập công lập đức, trên trời ghi chép; con chẳng có cầu đạo thì cũng phải lập công lập đức thì mới có thể danh lưu hậu thế.

Chúng ta nếu có tâm thì gánh lấy trách nhiệm nhiều vào, biểu hiện nhiều vào, trên trời Tam Quan Đại Đế ghi chép, Chư Thiên Tiên Phật cũng ghi chép, con thay trời bàn đạo, Tiên Phật nhất định giúp đỡ chúng ta.

Nguyện mà con đã lập thì là phải đi liễu, liễu nguyện nghĩa là hành côngLúc chúng ta cầu đạo, nguyện đã lập thì phải chịu trách nhiệm, bởi vì ông trời đã ghi chép, sau này phải trở về trời giao cái mệnh này.

Cầu đạo rồi thì phải giữ lấy nguyện, sau này có thể trở về trờiCon chẳng có công đức, chẳng có phát chí nguyện lớn, chẳng có hành công, trở về trời rồi chẳng có quả vị của con.

Con chịu trách nhiệm, hành công lập đức, ông trời bèn sẽ ghi chép, sau này về trời giao chỉ, ở chỗ của Tam Quan Đại Đế có tên của con, nguyện mà con lập, công mà con hành – tài thí, pháp  thí, vô uý thí, đến lúc đó con đến chỗ ấy có cái ghi chép. Sau này mở Long Hoa đại hội, chiếu theo công mà định quả, sen báu chín phẩm người người có phần, con có công đức thì có quả vị của con.

 

 

 

Vì sao mà những người của bên phật giáo nhiều mà chẳng có thành Phật ? Bởi vì anh ta tu bản thân. Mà vì sao các đệ tử của Phật Thích Ca Mâu ni thảy tu thành Phật ? Bởi vì họ phát chí nguyện lớn theo Phật Thích Ca Mâu Ni phổ độ chúng sanh tu đạo bàn đạo.

 

Các Hoà Thượng, Ni Cô, các giáo hội hiện nay đấy chẳng phải là thiên mệnh của ông trờilà đoàn thể nhân sự, là cái mệnh của tư nhân, con làm việc tốt cũng tốt, thế nhưng ông trời không thể ghi chép.

 

Khổng Phu Tử chu du liệt quốc 14 năm, độ hoá 3000 đệ tử, sau cùng Tăng Tử một người tiếp tục đạo thống trở thành Thánh Nhân. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh thuyết pháp 49 năm, cuối cùng truyền cho Ca Diếp Tôn Giả, từng đời từng đời một truyền nhau. Hai vị Sư Tôn, Sư Mẫu của chúng ta bây giờ lãnh thiên mệnh, đấy là tiếp tục đạo thốngGiáo hội phật giáo phổ biến, anh ta là pháp sư thọ giới rồi, người người thảy đều có thể thu đồ đệThế nhưng Minh Sư thì chỉ có một, Minh Sư sau này là ai chúng ta không biết được; bây giờ chúng ta đã gặp rồi chứng minh Minh Sư chẳng sai, nếu như thiên mệnh là giả thì làm sao mà phổ biến khắp các nước trên thế giới ? thế nhưng mà hiện nay cái mà phổ biến là giáo hội, Đạo và giáo phải phân tích rõ ràng.

 

Nhà Phật nói “ tham thiền đả toạ ”, đấy là cái tên gọi mà con người đặt cho. Chúng ta đắc được một chỉ điểm này bình tâm tịnh khí, giữ lấy vị Chơn Nhân của bản thân chúng ta, cái này gọi là “ Thiền ”.

Thiền là Định, là Chơn Nhân Tĩnh Toạ. Cái tĩnh toạ mà bình thường nói đến thì cái mà Toạ là nhục thể, chẳng biết ngày nào thì vứt bỏ đi rồi, đấy là giả đấy. Chúng ta nhìn thấu, đấy thảy là giả đấy, chỉ có linh tánh là cái trời sanh là thật đấy, sau này trở về trời giao mệnh.

Biết được nhục thể là giả thì sẽ không tham lam, chẳng có tham lam thì sẽ không có phiền não. Nhà Phật nói “ tham, sân, si ” là 3 gốc rễ của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Chúng ta đắc được một chỉ điểm này, đem kinh điển của các giáo để ấn chứng, chứng minh một chỉ điểm này không sai. Chúng ta nhận rõ thật rồi, do đó mới phải bàn đạo.

 

 

 

 

Người ta nói “ Đạo ” tốt thì đi, nói “ Đạo ” không tốt thì không đi, đấy gọi là “ tu luyện mù quáng ”, giống như kẻ mù vậy nhìn không rõ ràng. Chúng ta làm Đàn Chủ, giảng sư “ một điểm này ” toàn bộ đều phải giảng nói rõ cho người ta. Một chỉ điểm này của chúng ta là “ Bảo vô giá ”.

 

Một bà lão mà không biết chữ thì thành đạo nhanh nhấtTổ Sư một đời, Tiên Phật Bồ Tát chẳng phải là biết giảng nói mà thành đâu; cũng chẳng phải là người phát tài làm quan thành đâu, càng không phải là học vấn tốt thì thành đâu. Vì sao mà không biết chữ thì lại thành đạo nhanh ? Bởi vì anh ta đắc được một chỉ điểm này, biết rằng Mệnh quan trọng, nhanh chóng đi độ người, ngày ngày biết tế thế cứu nhân, phổ độ chúng sanh, tế thế cứu nhân chẳng phải chính là Phật đó sao ? Đến chùa miếu lễ lạy phật, đấy là tượng giả.

Chúng ta thay ông trời phổ cứu chúng sanh, cái mà bàn là việc của ông trời, sau này nhất định sẽ lên thiên đường; nếu như làm những việc trái với lương tâm, sau này nhất định sẽ xuống địa ngục.

Con người chúng ta là vật linh nhất trong vạn vật, “ nhân đạo ” nhất định phải làm cho tốt; nếu như chúng ta ngay đến cả đạo lí của con người đều chẳng có làm tốt, bất trung bất hiếu, bất nhân bất nghĩa, lễ nghĩa liêm sỉ thảy đều chẳng có, thì ngày ngày khấu đầu niệm kinh cũng vô dụng.

 

Bàn đạo chính là bảo vệ mọi người, tất cả chúng sanh của thế giới thảy đều là con cái của Lão Mẫu, chúng ta phải phát cái tâm đại từ đại bi yêu thương bảo vệ mọi người.

 

Chúng ta nếu như chẳng có cái tâm từ bi yêu thương thì tu đạo chẳng nổi; chẳng có cái tâm từ bi yêu thương thì có cái tâm sân hận, có cái tâm sân hận thì xuống địa ngục. Nhìn thấy những người không tốt thì phải nghĩ cách để cảm hoá anh ta, khuyên hoá anh ta, cứu anh ta ra khỏi biển khổ; người bình thường thấy người thì ghét, Tiên Phật làm gì có chuyện ghét người ?

Lần này nho gia thâu viên, cái mà đạo của Khổng Mạnh giảng nói là nhân nghĩa đạo đức. Trăm thiện hiếu đi đầu, hiếu đễ là gốc rễ căn bản, không có cha mẹ sao có chúng ta ? Không có Vô Sanh Lão Mẫu, sao có chúng ta ? Do vậy “ tận hiếu tận đến Vô Sanh Mẫu ” việc này rất lớn.

 

Chúng sanh thế giới giống như huynh đệ tỉ muội của chúng ta vậy. Nếu như con vẫn cứ ghét em trai của con, vậy mẹ của con có vui có hài lòng không ? ( Không vui không hài lòng ). Chúng sanh thế giới đều là con cái của Lão Mẫu, con ghét họ thì Vô Sanh Lão Mẫu nhất định rất buồn. Do đó Vô Cực Lí Thiên ở trên thân chúng ta, thiên đường ở ngay trước mắt. Thịt thối chẳng còn nữa, lên thiên đường cái gì ? Thiên đường tại nhân gian – chính là hiếu đễ.

 

Khổng Lão Phu Tử rằng : “ 老吾老以及人之老  Lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão  -  Ta kính trọng người già cũng như tôn kính bậc cha mẹ ta vậy ”. Cha mẹ của chúng ta già rồi, cha mẹ của người ta già rồi, chúng ta đối đãi cha mẹ của người khác giống như đối đãi với cha mẹ của ta vậy.

Hữu Tử rằng : “ Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bản dư ” ( Hiếu đễ thật là cái gốc của nhân đức vậy ”. Huynh đệ chúng ta phải tôn kính yêu thương lẫn nhau, phổ biến mở rộng đến tất cả chúng sanh thế giới, nếu như chúng ta có tấm lòng khoan hồng độ lượng, thế giới thảy đều thái bình rồi.

 

Tông chỉ của Đạo – hoá thiên hạ thành một nhà, hoá thế giới trở nên đại đồng. Ông trời đại khai phổ độ bình thâu vạn giáo, vạn giáo quy về một  thì thế giới mới có thể đại đồng. Hiện nay thiên ý của ông trời cho các Nguyên Thai Phật Tử chúng ta thảy đều được cứu về. Chúng ta phát cái tâm phổ độ chúng sanh, chính là thể hội quan tâm đến ý trời, đem các huynh đệ tỉ muội thảy đều cứu trở về, đấy là trách nhiệm của chúng ta.

Các Kinh điển của Thánh Nhân Tam Giáo, các thư huấn của Tiên Phật, khảo sát đối chiếu một cái, theo đó mà làm có tốt không, tốt, vậy con phải đi làm. Biết rằng hiếu thuận cha mẹ là tốt, thì con phải đi hiếu thuận. Trong Hiếu Kinh, Khổng Phu Tử nói rằng : “ lập thân hành đạo, dương danh nơi hậu thế, để làm rạng rỡ cha mẹ, là sự tận cùng rốt ráo của hiếu ”. Mua đồ cho cha mẹ ăn, may áo mặc, con chẳng có sự kính ý thì giống như là đút cho con vật ăn vậy, như thế không được xem là hiếu thuận cha mẹ. Đưa cha mẹ gửi đến thiên đường, đấy mới là tận đại hiếu.

 

 

 

Quan trọng nhất là phải “ tề gia ”Cả nhà tu đạo, siêu bạt cha mẹ. Ân đức của cha mẹ chúng ta chẳng cách nào báo đáp. Ông trời đại xá Tam Tào, có thể siêu bạt cha mẹ, đem người thân của chúng ta thảy đều trở về Vô Cực Lí Thiên, đấy mới gọi là kết quả thâu viên.

Hành công là của con, chẳng có liên quan gì với Thầy, cũng chẳng có liên quan gì với mọi người. Công mà con đã lập chẳng có cho Thầy, Thầy cũng chẳng thể bàn đạo thay cho con, Thầy cũng chẳng cứu nổi con. Thế nhưng Thầy chỉ cho con một con đường, con đường này là để cứu con đấy, con không đi, vậy thì Thầy cũng chẳng có cách, Chư Thiên Tiên Phật cũng chẳng có cách. Do đó tự mình lập nguyện, tự mình hành công, tự mình đi liễu nguyện, chẳng ai thay thế cho ai được.

 

Huấn Ngữ bế lớp

 

Hôm nay thời gian của một ngày qua đi rồi, hồi sáng tôi thảy đều đã nói qua rồi, các vị giảng sư cũng đã nói qua với các con rồi, các con chỉ là nghe nghe mà thôi, chẳng nhớ nổi. Khi nãy các vị Điểm Truyền Sư của các con đề bạt các con làm Đàn Chủ, Giảng Sư, Bàn Sự Nhân Viên phải gánh lấy một chút trách nhiệm. Phật Tổ các đời, Tiên Phật Bồ Tát thảy đều là tự mình tu, tự mình lập nguyện. Hiện nay ông trời đại khai phổ độ, người người đều có thể bàn đạo, thế nhưng chẳng có ai quản chúng ta cả, thảy đều là tự bản thân con cam tâm tình nguyện. “ Then chốt quan trọng của việc vào Đạo thì sự phát tâm là hàng đầu ”, tâm chính là tâm nguyện, mình lập nguyện ở trước Phật, biểu hiện thành ý của mình, từ nay về sau mình chịu trách nhiệm, phổ cứu chúng sanh.

 

 

Vì sao mà lập nguyện vậy ? Đạo là tự nhiên chẳng có ai quản chúng ta, chẳng phải Giáo Hội lấy hội phí, đến lúc thì họp bàn. Trong Đạo của chúng ta, anh vui vẻ chịu bàn thì anh bàn, cũng giống như Ngô tiên sinh vậy, người ta tốn tiền chịu cực xây phật đường, tự ông ấy vui vẻ bằng lòng, chớ chẳng phải là người khác bảo ông ấy làm đâu. Ông ấy tốn tiền, mọi người giúp đỡ, hôm nay mọi người chúng ta đã triêm quang rồi, người ta hành công rồi, chúng ta ở đây ở lại một ngày, chẳng thể xem là hành công.

 

Thánh Hiền Tiên Phật của các đời chính là như thế, Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng phải cũng mở pháp hội đó sao ? Y như chúng ta vậy. Cái nguyện này tự mình lập, nếu như bản thân không liễu nguyện, vậy thì bản thân con tự chịu trách nhiệm; con không thể oán trách người ngoài cuộcNguyện chính là quản thúc bản thân chúng ta. Mình ở trước Phật lập nguyện ăn chay, đến lúc lại muốn ăn mặn, vậy mình nguyện đã lập rồi thì không thể làm trái lại lời thệ nguyện.

 

Các con sớm trước kia đã lập qua nguyện, chẳng cần lại lập nguyện nữa. Hôm nay các vị Điểm truyền Sư của các con đề bạt các con gánh trách nhiệm nhiều một chút, con vui vẻ bằng lòng gánh lấy trách nhiệm, con bèn lập nguyện. Con không bằng lòng, làm không được, thì con không cần lập, điều này không phải là miễn cưỡng đâu, tự bản thân con ngẫm nghĩ cân nhắc cân nhắc.

 

Giảng sư có trách nhiệm của giảng sư; Đàn Chủ có trách nhiệm của Đàn Chủ, trách nhiệm của Đàn Chủ là quan trọng nhất. Đạo thân đến rồi, con phải chào đón chiêu đãi người ta, nói rõ ràng với người ta. Người ta tu đạo với Đàn Chủ, chẳng phải là tu đạo với Điểm Truyền Sư. Điểm Truyền Sư là đại biểu cho Thầy truyền đạo, đạo đã truyền cho con rồi, gặp mặt rồi thì nói nói giảng giảng với con, có tu hay không ? có bàn hay không ? đấy là việc của tự bản thân con. Tự mình đã lập nguyện, sau này con làm trái lại lời thệ nguyện, thì con tự chịu lấy trách nhiệm, con không thể oán trách Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư. Khai xiển đạo vụ chỗ nào, do Đàn chủ con đây phát triển đạo vụ, số hậu học mà độ được đã nhiều rồi, thì con chính là người lãnh đạo của phương ấy. Con người hướng chỗ cao mà đi. Chúng ta hy vọng sau này người người đều có quả vị. Hiện nay ông trời đại xá Tam Tào, ai bàn thì người nấy thành. Bởi vì thời gian có hạn, mọi người các con hãy cân nhắc một cái. Ai đã lập nguyện rồi thì không cần lại lập nữa, có tâm thì mới hãy lập, quay đầu thì mới hãy lập, nghe có hiểu không ? ( Hiểu ) Hiểu thì tốt rồi.

 

Huấn ngữ từ bi của Lão Tiền Nhân lúc lập nguyện :

 

Nếu như chẳng có chứng cứ, Đạo sẽ không phổ biến các nước khắp thế giới. Các con đã lập nguyện rồi, tôi khi nãy đã nói qua với con rồi, cái nguyện này chính là sứ mệnh của chúng ta; chúng ta là thay ông trời bàn sự, nhất định sẽ trở về trời. Việc mà chúng ta làm là tế thế cứu nhân, người người thảy đều là phật sống, chớ có xem nhẹ bản thân. Tu đạo tu tâm, chúng ta bàn đạo tận cái tâm của chúng ta; chúng ta chịu thiệt thòi bảo người khác vui vẻ; mọi người lập công, toàn bộ đều là của mọi người đấy.

 

 

Chúng ta giống như chủ nhân vậy, Đàn chủ chính là chủ nhân. Cứu độ mọi người, đưa chúng sanh của thế giới thảy đều gửi đến thiên đường, chúng ta có cái tâm này, có làm được hay không ? có thành hay không là việc của ông trời, thế nhưng tâm của mình đã tận được rồi. Khổng Lão Phu Tử chu du liệt quốc, muốn hoá thế giới trở nên đại đồng, ngài ấy cũng chưa có làm được, thế nhưng mà tâm của ngài ấy đã tận được rồi, do đó mà đã thành Thánh Nhân rồi, được người trên thế giới sùng bái. Sư Tôn, Sư Mẫu của chúng ta cũng thế, phổ độ Tam Tào, các ngài ấy đã về trời rồi, cũng chưa có làm xong, thế nhưng mà cái nguyện này đã liễu rồi.

 

Con lập nguyện rồi, giữa chừng từ bỏ, con chẳng làm thì chẳng có rồiChúng ta phải đầu cuối như một. Tu đạo là bình đẳng, chẳng có sự phân biệt phú quý bần cùng, bất kể nam nữ già trẻ, ai bàn thì người nấy thành, ai tu thì người nấy đắc. Chớ có quên mất rằng chúng ta thảy đều là đệ tử của Tế Công Hoạt Phật. Chúng ta là Hoạt Phật nhỏ, điều này không sai. Nếu như tâm của chúng ta thay đổi rồi, tâm phật chẳng còn rồi, thì cái Phật ấy bèn chẳng còn rồi. Đã tận hết tấm lòng thì được rồi, có thể bàn bao nhiêu thì bàn bấy nhiêu. Hy vọng chúng ta sau này toàn bộ liễu nguyện, trở về Vô Cực Lí Thiên, trên trời thảy đều có quả vị, vậy thì mới có thể mọi người đều vô cùng vui vẻ, ngay đến cả Cửu Huyền Thất Tổ của chúng ta đều cùng siêu sanh. Chúng ta tu đạo bàn đạo, Thầy có phật quy, người tề gia ( cả nhà tu đạo ) có thể siêu bạt một bậc cha mẹ; muốn siêu bạt ông bà nội thì con phải có công đức lớn; siêu bạt vãn bối vậy thì càng phải có công đức lớn hơn nữa, các đạo thân bình bình thường thường chúng ta chẳng sám siêu bạt. Trách nhiệm mà con làm Đàn Chủ thảy đều phải tận hết được. Những lời mà tôi nói hôm nay thảy đều đã nói rõ cho mọi người rồi, hãy từ từ mà luyện tập, hiểu không ? ( hiểu ) Nghe hiểu rồi thì tốt ! Chúc mọi người bình an ! Hôm nay lớp này được xem là đã kết thúc rồi.

Số lượt xem : 862