BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Phật Tại Thế Gian Thành ( Nam Hải Cổ Phật từ bi )

Tác giả liangfulai on 2023-07-06 13:10:53
/Phật Tại Thế Gian Thành   ( Nam Hải Cổ Phật từ bi )

Chúng ta đến cái nhân gian này vừa đúng lúc, chính là lúc phải trợ đạo rồi, các con có biết chăng ?


 Cõi đời này giống như biển khổ vậy, trợ giúp người rất vất vả cực khổ ! Chẳng khổ thì làm sao gọi là biển khổ được; đã biết việc trợ giúp người khác vất vả cực khổ đến như vậy, lại nghe thấy được cái “ Đạo ” này, duy chỉ có “ Đạo ” mới có thể cứu vãn linh tánh của chúng ta, miễn đi những sự chìm chìm nổi nổi trong biển khổ, miễn đi sự luân hồ trở lại trong tứ sanh lục đạo, vậy nên “ Thiên hạ chìm đắm thì phải dùng Đạo để cứu rỗi. ” Nếu như thời này khắc này, con vẫn chẳng biết cứu bản thân thoát khỏi biển khổ như thế nào, thì trái lại rất dễ dàng đánh mất đi cơ hội, bởi vì các con đã đắc đạo một cách quá dễ dàng rồi.

 

Đạm nhạt mới có thể dài lâu, trong sự đạm nhạt mới có mùi vị thật sự. Theo đuổi mưu cầu cái tốt thì sẽ muốn những thứ càng tốt hơn; theo đuổi mưu cầu vị ngon thì sẽ muốn càng nhiều những vị ngon hơn nữa. Xây cái nhà này tốt thì muốn những toà nhà càng tốt, càng hoa lệ hơn, vậy nên cho con người ta một cái vị nhạt nhạt thì mới có thể thật tốt mà thưởng thức.

 

Chớ có quên rằng Minh Sư mà các con đã bái là Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát, chính là Minh Sư của thời đại hiện nay. Điều này là vô cùng quan trọng đấy.

 

Phật là phải thành tựu ở tại thếthành như thế nào, vậy thì phải xem các con rồi, đã dụng tâm như thế nào, hạ công phu như thế nào, đặc biệt là hiện nay người đời quá ư là hưởng thụ; hy vọng rằng các con chẳng tu cái đạo phú quý; hễ rơi vào cái đạo phú quý thì khó mà “ thành ” rồi. Cũng như ta lúc bấy giờ vẫn còn là một vị công chúa, tâm trạng của ta là một vị công chúa đạm bạc với mọi danh lợi, chỉ biết những khổ nạn của đời người. Nếu đã đạm nhạt như vậy, hai chữ phú quý này bèn có thể rất thật sự thanh thản buông xuống, vậy nên nói con người chỉ cần không tham muốn hưởng thụ, thì bèn sẽ không có những nỗi phiền não mong cầu bất tận, chuốc lấy những đau bệnh thân tâm cho bản thân, tâm bệnh rối loạn mà khởi. Chỉ cần ba bữa có thể ấm no, chỉ cần mặc còn ấm áp, quan trọng hơn chính là phải trải rộng sinh mệnh của các con. Đời người vô thường như vậy, con chớ để cho đời người vô thường trong nháy mắt khiến cho nó trôi qua vài chục năm một cách uổng không.

 

Các Hiền Sĩ có duyên cầu đắc Thiên Đạo, có duyên cùng đến tham gia nghiên cứu đạo lý, càng có cơ hội có thể độ hoá quần sanh, tiêu oan giải nghiệt, điều này chẳng còn gì để ngờ là một Thánh Hiền Tiên Phật tại thế, là phước âm rộng lớn của trên thế gian này. Vậy nên người học đạo cơ bản nhất chính là có một cái tâm từ bi, chẳng nỡ để chúng sanh chịu khổ nạnBiết mà chịu làm mới là hành động của một người tu đạo thật sự, biết và làm hợp nhất mới là cái biết thật sự.

 

Như thế nào mới là bước thứ nhất của sự từ bi ? Thanh khẩu – Vì nghĩ cho sức khoẻ của tự bản thân, vì nghĩ cho vạn vật trong thiên hạ, ngay lúc bấy giờ phải làm sự quyết đoán cắt dứt. Hãy nghĩ xem có cơ duyên này sao chẳng đi nắm bắt ? Đời người làm sao là thứ mà con có thể lường trước được ? Muốn bảo rằng có thể lại từ từ hẳn làm, thế nhưng có thể bảo đảm rằng vẫn còn có ngày mai đó sao ? Vậy nên những người có trí tuệ phải thật tốt mà suy ngẫm một cái, hãy giới sát phóng sanh thật nhiều.

 

Bước thứ hai của sự từ bi, chính là an toạ thiết lập phật đường - chẳng nỡ lòng để rất nhiều người chưa lên được pháp thuyền. Có thể an toạ chiếc pháp thuyền cứu độ chúng sanh, nhữgn công đức đã tạo xuống trong vô hình chẳng những có thể khiến cho gia đình sự nghiệp của mình hưng vượng thuận lợi, còn có thể tạo tựu rất nhiều chúng sanh cùng triêm thiên ân. Hiền sĩ chỉ cần có cái tâm nguyện này thì ông trời sẽ chẳng phụ lòng.

 

Bước thứ ba của sự từ bi, chính là độ hoá chúng sanh - Hiền Sĩ hôm nay có thể cầu đắc Thiên Đạo, được triêm thiên ân sư đức, khiến cho con đường đời của mình càng lúc càng thuận thông, thế nhưng nếu như có thể lại hướng ra bên ngoài độ hoá càng nhiều người, khiến cho họ cũng có thể dđược triêm thiên ân sư đức thay đổi vận mệnh, không những những người ấy sẽ cảm ơn con, mà Cửu Huyền Thất Tổ của những người ấy cũng càng sẽ bảo vệ phù hộ cho con trong âm thầm.

 

Bước thứ tư của sự từ bi, chính là tham gia nghiên cứu các lớp Lễ Tiết tiến tu nâng cao - đạo lý có sâu có cạn, thế nhưng trong sự sâu cạn có thể khải phát diệu trí tuệ, đặc biệt là học tập đạo nghĩa; mỗi lần học tập một lần thì bèn khắc vẽ một lần trong tâm; mỗi một dấu khắc chân lý chính là đang gột rửa những vết nhơ của bản thân con, trừ bỏ đi từng tầng từng lớp những ô nhiễm, khôi phục hiển hiện trở lại bổn lai diện mục trong sáng thanh tịnh; dẫu cho là những đạo lý đơn giản, tại những thời điểm nhân duyên khác nhau cũng là sự trợ giúp lớn nhất cho bản thân. Vậy nên tuyệt đối chớ có bảo rằng cái này quá đơn giản, cái này tôi đã hiểu biết từ lâu rồi, do vậy mà buông bỏ cơ hội đến tham gia các lớp nghiên cứu tiến tu. Con muốn leo lên toà nhà cao 10 tầng có phải là phải bắt đầu từ tầng thứ nhất hay không ? Vậy thì các lớp nghiên cứu tiến tu nâng cao chính là giống như cầu thang từng bậc từng bậc một vậy; bước vững vàng lên mỗi một bậc thang này thì có thể vin lên lầu một cách thuận lợi bình an; thời gian hoàn cảnh chẳng phải là vấn đề, cái tâm này của bản thân có muốn hay không, có chịu hay không mới là then chốt lớn nhất.

 

Một năm lại một năm trôi qua có phải là rất nhanh ? Sanh lão bệnh tử, bi hoan li hợp bèn đã ở bên cạnh các con, là con đường mà các con nhất định trải qua. Cớ sao vẫn không nhìn thoáng, nhìn thấu vậy ? Cớ sao vẫn chẳng thể buông xuống  ? Mỗi một người các con đều có những nhân quả nghiệp chướng. Mỗi người đều có trách nhiệm, vẫn cứ là phải đi đối mặt, phải đi gánh vác. Một gia đình thì có trách nhiệm của một gia đình, bất luận thân là cha, mẹ, con cái, đều có những trách nhiệm của bản thân. Vậy nên mỗi người đều có trách nhiệm, thì mới đến cái nhân gian này.

Đến cái nhân gian này làm gì ? Để liễu nhân, liễu quả. Vì sao các con trở thành người một nhà vậy ? Vì sao mà người khác tốt như vậy, vì sao con thì lại chịu nhiều những nỗi khổ như thế ? Bởi vì nhân mà mỗi người gieo trồng và quả mà mỗi người kết đều không giống nhau. Hôm nay con đã gieo nhân lành thì sẽ được quả lành. Con hãy xem, con mỉm cười với người ta, người ta cũng sẽ mỉm cười lại với con. Con hôm nay nói những lời cay ác đối với người, người ta cũng sẽ không khách sáo với con. Vậy nên tự mình đã gieo trồng những nhân gì, thì đắc những quả nấy.

Mỗi một lời nói hành động đều là hạt giống, vậy nên con người sớm muộn gì cũng sẽ nếm được những quả trái đắng ngọt mà đích thân mình đã vun bồi.

Mỗi một sự chọn lựa đều là gen di truyền, vậy nên con người sớm muộn gì cũng sẽ đi tiến đến vận mệnh tốt xấu mà đích thân mình đã lựa chọn.

 

Ngộ thấu đời người thành Tiên thành Phật. Muốn thành Thánh, thành Hiền, thành Tiên, thành Phật đều tuỳ dựa vào một cái tâm của Thánh Hiền. Bồ Tát ta đây cũng đã từng là người của thế gian đấy ! Vì sao mà hôm nay ta có thể mượn nhờ vào cái thân thể này để đến kết duyên với các con, nói chuyện với các con đây ? Bởi vì ta biết rằng đời người rất khổ ! Ta biết được nỗi khổ của sự luân hồi. Ta biết sinh mệnh có một ngày kết thúc, vinh hoá phú quý có một ngày hưởng xong. Ta chẳng mang theo được những người thân của mình, chẳng mang theo được những tài bảo của mình, vậy nên bèn bắt đầu tu hành, nhảy ra khỏi sự luân hồi, không vì sanh, lão, bệnh, tử mà khổ nữa.

 

Tu hành chính là như vậy, mới bắt đầu Thầy đã chỉ điểm cho rồi, tâm của các con vẫn cứ mơ mơ màng màng, thế nhưng cái tâm của con tịnh xuống, thì con đường đạo lý bèn rõ ràng rồi, tâm đã rõ ràng rồi ! Tâm tỏ rõ rồi, ngọn tâm đăng của con bèn sáng lên rồi, đen tối bèn chẳng còn nữa, tất có thể vô ưu, chẳng có những phiền não. Gặp phải những khốn khó rồi, hai mắt thủ huyền, cầu Tiên Phật Bồ Tát chỉ điểm, con bèn có trí tuệ đi xử lí những việc con nên làm. Việc gì hiểu rõ rồi thì bắt tay vào làm bèn sẽ đơn giản, càng làm bèn càng tự tại, càng tu cũng càng tự tại. Nói lời tốt cũng vậy, thường nói những lời tốt, trong lòng của mình bèn chính là tồn tâm tốt.

 

Nếu như đã cầu đạo rồi mà chẳng có đem đạo phát huy ở trên thân mình, vậy thì có phải là chẳng khác gì so với những người chưa cầu đạo ? Biết “ Đạo ” quý báu, đem đạo phát huy ở trên thân mình thì có đức tánh. Chẳng cần bái thần cầu Phật, cầu phước cầu thọ. Con thay ông trời làm việc, phổ độ chúng sanh, ông trời bèn sẽ giúp con, đấy là chân lý ! Không được tự xem thường bản thân. Chúng ta phát nguyện, lập nguyện phải liễu nguyện, ông trời sẽ giúp đỡ cho chúng ta, đấy cũng là chân lý. Chỉ sợ chẳng tu đạo, cứ say sanh mộng tử cam chịu luân hồi trong sáu nẻo. Trong một đời người, mấy chục năm trời, hễ chuyển mắt một cái thì đã qua đi rồi, cũng như một giấc mộng vậy.

 

Hành thiện tích đức là việc mà mỗi một người đều có thể làm được đấy, không nhất định phải có tiền mới có thể hành thiện. Chỉ cần có tâm, thì khắp nơi đều có thể hành thiện, đều có thể tích phước. Tu đạo phải có thuỷ có chung; thành công là thuộc về những người kiên trì cho đến giây phút cuối cùng. Bất kể là con làm những việc gì, con đều phải kiên trì đến giây phút cuối cùng.

 

Mọi thứ con đều phải cảm ân; sáng sớm mới mở mắt, mũi có thể hít thở được không khí, biểu thị rằng con vẫn còn sống, vậy nên phải cảm ân, trân trọng. Sự cảm ân của các con chính là muốn các con thời thời khắc khắc, khi đối mặt với bất cứ mọi cái đều phải tâm tồn sự cảm ân, chớ chẳng phải là người ta ban thí ân huệ cho con thì con mới cảm ân. Con phải cảm ân mỗi một người; một người thì chẳng cách nào sống một mình ở trên cõi đời. Phải là người thế gian cùng nhau xây dựng, kiến thiết, thì con mới có thể đắc được niềm vui hạnh phúc, con mới có thể có gia đình mĩ mãn, vậy nên bất kể là gặp phải tốt hay là xấu, con đều phải cảm ân.

 

 

Số lượt xem : 404