BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

A Di Đà Phật – Tự Tánh Phật

Tác giả liangfulai on 2022-06-24 20:25:55
/A Di Đà Phật – Tự Tánh Phật

 

 Ngoài chẳng trước tướng

Trong chẳng động tâm

Thanh tịnh vô nhiễm

Như như bất động


Pháp Sư Tịnh Không : niệm A Di Đà Phật chính là niệm bản thân, niệm tự tánh phật của bản thân

 

 

 

 

 

A Di Đà Phật” phiên dịch thành tiếng trung quốc, “A” phiên thành “”, “Di Đà” phiên thành “Lượng”, “Phật” phiên thành “Giác”, chính là ý nghĩa Vô Lượng Giác.

 

A Di Đà Phật chính là tự tánh của mình, A Di Đà Phật chính là bổn tánh của mình, bởi vì tự tánh là chí thiện, vô lượng giác chính là chí thiện, nhân tánh bổn thiện “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Vô lượng giác là bổn thiện, niệm niệm đều quy về vô lượng giác, niệm niệm trở về đến chơn tâm, trở về đến bổn thiện. (Đấy là Lí nhất tâm. Khi chưa kiến tánh thì việc chấp trì Phật hiệu gọi là Sự trì, do đó chấp trì Phật hiệu có Sự có Lí. Sự trì, Lí trì đều có thể đắc được Sự nhất tâm, được Lí nhất tâm, công phu cạn sâu khác nhau.)

 

Huệ Năng Đại Sư lúc kiến tánh đã nói rằng : “nào ngờ tự tánh vốn dĩ đầy đủ”. Trong tự tánh vốn dĩ có đầy đủ trí tuệ vô lượng, đức năng vô lượng, tướng tốt vô lượng, do đó gọi cái này là vô lượng thọ Phật, chính là cái ý này, vô lượng thọ Phật, vô lượng thọ là như thế mà đến. Do đó, vô lượng thọ là bản thân mình, chứ chẳng phải là người khácvô lượng thọ chính là bổn giác linh tri của chính mình, nó bất sanh bất diệt, dùng tiếng phạn để nói thì gọi là A Di Đà Phật.

 

Chúng ta nhận biết A Di Đà Phật, A Di Đà Phật là ai? chính là bổn giác linh tri của mình. Đức Thế Tôn đã từng nói qua một câu với chúng ta rằng : “tất cả chúng sanh vốn dĩ là phật”, Các vị Tổ Sư, Bồ Tát càng thân thiết bảo chúng ta rằng tất cả chúng sanh vốn dĩ là A Di Đà Phật, vậy niệm A Di Đà Phật chính là niệm bản thân, niệm tự tánh phật của bản thân, là Phật thật chẳng phải phật giả. Trong quyển “Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự”, Trung Phong Thiền Sư có khai thị rằng : “A Di Đà Phật tức là tâm ta, tâm ta tức là A Di Đà Phật; phương này tức tịnh độ, tịnh độ tức phương này”. Hai câu này là quan trọng nhất trong “Pháp Sự”, những kinh nghĩa mà phật đã nói trong các kinh đại thừa thì hai câu này đã bao hàm rồi. Phật nói “tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh” cũng đã bao hàm trong đó rồi. “Nhất thiết pháp duy tâm sở hiện, duy thức sở biến” (Kinh Hoa Nghiêm) đều ở trong đó. Do đó nhất thừa chính là hoằng nguyện, hoằng nguyện chính là phật trí, phật trí chính là nhất niệm, nhất niệm chính là tự tánh.

 

Tín tâm của phàm phu nếu như có thể tương ứng với phật trí nhất niệm (tự tánh) thì sự nghiệp vãng sanh tự nhiên thành biện, chẳng cần phải nói lặp đi lặp lại không ngừng xưng danh hiệu nhiều”. Có cần phải mỗi ngày dùng miệng để niệm? Điều này chẳng cần thiết. Vậy chẳng cần thiết thì Hoàng Niệm Lão lúc lâm chung vì sao mà thời gian của nửa năm một ngày 14 vạn tiếng phật hiệu không ngừng? Điều này chúng ta phải biết, tuyệt đối chẳng có mâu thuẫn, mà là cái gì? Chúng sanh trước mắt căn tánh khác nhau, cái mà chỗ này nói là Lí Niệm, chẳng phải là những người bình thường có thể làm được; một câu một câu phật hiệu niệm liên tiếp nhau là Sự niệm. Sự niệm thì những người bình thường có thể làm được. Về Lí niệm thì hãy nghĩ nghĩ xem, tín tâm của phàm phu có thể tương ứng với Phật trí nhất niệm thì ai có thể làm được? Nếu thật sự có thể làm được thì quả thật chẳng cần treo phật hiệu trên miệng, người này bất cứ lúc nào cũng có thể vãng sanh, bởi vì một niệm của anh ta tương ứng với A Di Đà Phật, cũng giống như điện thoại đường dây nóng ngày nay vậy, anh ta mỗi khởi tâm động niệm mỗi một câu A Di Đà Phật thì nối kết với A Di Đà Phật của thế giới tây phương cực lạc, một niệm này muốn vãng sanh thì Phật đến tiếp dẫn.

 

Công đức của Lí niệm lớn hơn công đức của Sự niệm. Thế nhưng Lí niệm khó, cái tâm này của chúng ta làm sao mà tương ứng với nó được? Trí tuệ của Phật có trí căn bản, có hậu đắc trí, tương ứng là tương ứng với trí căn bản, trí căn bản là gì? trí căn bản chính là nhất tâm, ngài ấy là nhất tâm, mình cũng là nhất tâm, nhất tâm tương ứng với nhất tâm, nhất tâm tương ứng với tự tánh, Phật tương ứng với tự tánh, mình cũng tương ứng với tự tánh, là cái đạo lí này, dùng chơn tâm chẳng dùng vọng tâm. Phàm phu niệm phật, không chỉ lục đạo, mà chúng sanh của thập pháp giới niệm Phật toàn bộ đều dùng A Lại Da, A Lại Da là vọng tâm, chẳng phải là chơn tâm; không phải chơn tâm thì là thuộc về Sự niệm, chẳng phải là Lí niệm. Sự niệm có thể niệm được đến Lí Nhất tâm hay không? cũng có thể, thế nhưng nhất định là trước hết phải được Sự nhất tâm bất loạn lại nâng cao lên thêm, chẳng được Sự nhất tâm bất loạn thì không thể được Lí nhất tâm.

 

Trong “Di Đà Sớ Sao” , Liên Trì Đại Sư nói rất hay “tức thử nhất tâm, toàn thể thị phật. Hựu thử nhất tâm, tức định trung chi định cố” , đấy là cái gì? tự tánh vốn định, cái nhất tâm này chính là “Bồ tát niệm Phật tam muội, tức là Thiền trực chỉ của Đạt Ma 

 

 

 

Ý nghĩa của "Nam môlà cung kính, lễ bái, quy y

"Nam mô A Di Đà Phật" là tiếng phạn, ý nghĩa là : Quy y Vô Lượng Giác

 

 

 

Nhược chúng sanh tâm, ức phật niệm phật

hiện tiền đương lai, tất định kiến phật

 

Tự tánh của người người đều là Vô Lượng Giác. Nếu đã khôi phục Vô Lượng Giác rồi thì chính là A Di Đà Phật.


Niệm Niệm Giác mà chẳng mê, chánh mà chẳng tà, tịnh mà chẳng nhiễm, chính là Tự Tánh Di Đà.

Số lượt xem : 2675