Trang chủ
-
Mở Cửa Lòng ! Mở ra ! Mở ra !
Nếu người muốn đốn ngộ bổn tâm ( 本心) Trước phải sẵn sàng mở cửa lòng Khiêm hạ quỳ bái Minh Sư điểm Sát na dứt bặt niệm vô sanh. -
Bạch Dương bàn đạo diễn Pháp Hoa
Bạch Dương bàn đạo diễn pháp hoa Khắp nơi hoa trắng Mạn-đà-la Lưới báu Phật quang giăng che phủ Hữu duyên trong hội lưu Ta-bà. -
Nguyện Lực và Nghiệp Lực !
Chúng sinh trong cõi Phù Đề Chủng tử nghiệp lực chất trong tâm đầy Tham, sân, si, mạn, nghi này Tùy người khác biệt ít nhiều mà thôi Dẫu vậy, cùng bản chất rồi Do cùng cộng nghiệp nên sanh Ta-bà Sáu nẻo người muốn thoát ra Duy nhờ nguyện lực Phật và tự thân ! -
Cầu Đạo : Quy Y Tự Tánh Phật nơi tự thân
Cầu đạo là cầu đắc Minh Sư chỉ điểm mở cánh cửa sanh tử "huyền quan khiếu" nơi cư ngụ của linh tánh, tìm về chơn chủ nhân, Tự Tánh Phật nơi tự thân, quay về nương tựa Tự Phật làm chủ thân tâm khiến thanh tịnh tam nghiệp, chẳng để nghiệp lực làm chủ lôi kéo luân hồi trong sáu nẻo sinh tử, phân biện rõ chơn vọng, lìa vọng hiển chơn, từ đấy nhảy thoát khỏi sinh tử luân hồi tam giới, tu thành Phật quả. Một chỉ điểm của Thiên Mệnh Minh Sư điểm mở kích phát đầu nguồn diệu trí tuệ của sinh mệnh khiến sinh mệnh tỏa sáng quang minh, chiếu phá vô minh u tối, phá mê khai ngộ, cải biến vận mệnh, nâng cao tâm cảnh, trí tuệ tăng trưởng, khai thác "kho báu vô tận" của tự thân, là diệu pháp vô thượng của Chư Phật Chư Tổ chẳng lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền. -
Ba nghìn công tám trăm quả
Có người nói rằng “đời người tại thế chẳng qua thời gian trăm tuổi, cho dù thời thời khắc khắc đều đang hành công lập đức, những công đức đã tích lũy được cũng chẳng biết số của nó bao nhiêu, vậy thì người tu đạo hiện nay càng đợi đến ngày nào mới đạt đến 3000 công mãn, 800 quả viên?”. -
Vì sao phải cầu đạo ? Ý nghĩa của việc cầu đạo là gì ?
Cầu đạo là một đại sự nhân duyên, một việc phi thường. Đạo của hôm nay chúng ta cầu và đạo mà ngày xưa các bậc Thánh Hiền Tiên Phật đã đắc được là như nhau. -
Thế gian mấy ai ngộ diệu nghĩa Tây Du Ký ?
Thế gian mấy ai ngộ, Tây Du – con đường tâm, Nhân vật ở trong ấy, Là chính mình không lầm. -
Đạo ở chỗ Ngộ Chẳng liên quan đến lời nói văn tự
Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư, ngài ấy chẳng biết một chữ thì có thể đắc được y bát của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, kế thừa huệ mệnh của Phật Tổ; còn Thần Tú Đại Sư tuy rằng đọc rộng kinh sách, giảng kinh thuyết pháp, thế nhưng chưa lĩnh ngộ ý Tổ, chưa thấy được tự tánh, chỉ đến ngoài cửa, chưa được vào cửa, chẳng thể nhìn thấy nội thất bên trong. Từ đấy có thể thấy, tham thiền ngộ đạo chẳng ở học thức cao thấp có không. Có lúc, thậm chí tri thức là vật chướng ngại của việc cầu đạo, là vật chướng ngại của việc cầu chân lí, bởi vì học thức càng nhiều lí càng loạn, văn ngôn càng nhiều càng chướng đạo. Do vậy muốn thể ngộ tâm tánh, triệt ngộ chân lí, thì nhất định cần phải lìa ngôn từ, phá bỏ sự đối đãi, lĩnh ngộ những điều ngụ ý, các ý bên ngoài của kinh, thì mới có thể thâm nhập tam muội, đốn ngộ bổn lai diện mục. -
Tam Kì Phổ Độ ( Nam Hải Cổ Phật từ huấn )
南海波濤蕩孤舟 海中張帆向何方 古鏡淨塵指針現 佛開普度濟世間 Nam Hải Ba Đào đãng cô chu Hải trung trương phàm hướng hà phương Cổ kính tịnh trần chỉ châm hiện Phật khai phổ độ tế thế gian -
Trí tuệ của đời người ( Lời của Thầy )
Cái gì gọi là trí tuệ ? là cái do ông trời ban phú cho ( thuộc về tiên thiên ) , chẳng phải là sự thông minh cơ mưu quỷ trá của hậu thiên. Trí tuệ từ đâu mà sanh ? từ chỗ ít phiền não, ít tạp dục ! Phải để bản thân nhìn được một cách sâu xa thì trí tuệ mới có thể khai mở.