BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đạo Nghĩa nhập môn ( 2 )

Tác giả liangfulai on 2022-07-28 11:37:05
/Đạo Nghĩa nhập môn ( 2 )

3. Cái gì gọi là Tiên Thiên Đại Đạo ?

 

“ Tiên Thiên Đại Đạo ” còn gọi là “ Đạo ”. Nếu chúng ta đi quan sát tỉ mỉ, sau khi tâm khiếu khai ngộ thì có thể phát giác rất nhiều đủ thứ các loại hiện tượng trong vũ trụ đều là nhiều tạp loạn mà có trật tự; còn sự vận chuyển của vạn sự vạn vật của giới tự nhiên cũng có pháp tắc nhất định.


 

 

 

Vị chơn chủ tể của thiên, địa, nhân, vạn sự vạn vật chính là “ đạo ”. Đạo là đã tồn tại vào trước lúc trời đất sinh thành, do vậy mà nói là “ Tiên Thiên Đại Đạo ”.

 

 

Đạo là Lí. Lí chính là chơn lí. Trước lúc Thiên, Địa, Nhân, vạn vật chưa sanh ra thì Đạo đã tồn tại, mà Đạo có thể sanh thiên, sanh địa, sanh người, sanh vạn vật vạn loài. Sau khi Trời, Đất, Người, Vạn vật đã hủy diệt thì Đạo cũng sẽ không hủy diệt. Đạo do chẳng có đi chẳng có đến, bất sanh bất diệt, là đại biểu cho chân lí hằng cổ bất biến trong vũ trụ.

 

 

Bổn thể của Đạo cũng chính là bổn thể tự nhiên của vũ trụ. Vào lúc ban đầu hỗn độn chưa phân biệt rõ ràng, trong vũ trụ chỉ là một khối hư linh diệu lí, chẳng có trời, chẳng có đất, chẳng có người, cũng chẳng có ngôn ngữ và văn tự, do đó chúng ta quả thật chẳng cách nào dùng bất kì ngôn ngữ, văn tự nào hoặc sự suy nghĩ nào để hình dung nó. Do vậy Đại đạo chẳng có tên, miễn cưỡng đặt tên cho nó là Đạo. Chúng ta cũng là miễn cưỡng dùng cái danh từ “ Đạo ” này để đại biểu cho nó.

 

Sau khi trời đất đã sinh thành, Đạo lại có thể quán xuyến xuyên thấu ở trong vạn sự vạn vật của vũ trụ, khiến cho tất cả các hiện tượng tự nhiên đều có thể xuất hiện hài hòa, vận chuyển trật tự ngăn nắp chứ không hỗn loạn. Đấy chính là diệu dụng của Đạo.

 

Đạo lớn Lí nhỏ, chúng ta tuy rằng liên tục không ngừng rời chẳng khỏi bổn thể và diệu dụng của Đạo, nhưng lại rất chẳng dễ dàng đi nhận biết nó. Do vậy mà vào hai, ba ngàn năm trước, Thánh Nhân của các giáo ứng vận xuất thế, mỗi vị giáo hóa một phương, nhắm đến thiên thời, địa lợi và căn cơ của chúng sanh lúc bấy giờ, để lại thiên kinh vạn điển, truyền xuống rất nhiều các pháp môn tu trì bỏ ác theo thiện, đồng thời cũng khiến cho vô số chúng sanh nhận biết được rằng trong vô hình vạn sự vạn vật đều có một vị chủ tể thật sự, hoặc gọi là “ Thượng Đế ”, hoặc gọi là “ Tạo hóa ”, hoặc gọi là “ Thiên chúa ”. Chúng ta gọi là “ Đạo ”, hoặc “  Sanh Lão Mẫu ”, đều là khác tên mà cùng nghĩa. Sau khi chúng ta có sự nhận biết và thể ngộ sâu thêm một tầng đối với Đạo rồi thì sẽ hiểu rằng giữa đất trời thật sự chẳng có một vật nào mà chẳng phải là sự hợp nhất giữa bổn thể và diệu dụng của Đạo.

 

Do vậy, Đạo tuy rằng bao hàm những nghĩa lí tinh yếu của các đại giáo môn, là tổng đầu nguồn của ngàn môn vạn giáo, thật sự không chỉ giới hạn ở trong lĩnh vực của tôn giáo. Còn “ Thượng Đế ” hoặc “ Lão Mẫu ” cũng không chỉ đại biểu cho trung tâm tín ngưỡng tối cao của tất cả mọi tôn giáo, mà càng là đầu nguồn căn bản và vị chủ tể tối cao của thiên địa vạn sự vạn vật vạn loài, là chân lí chí đạo vĩnh hằng bất biến.

 

Do đó, hôm nay chúng ta có cơ hội hiểu được cái gì là “ Tiên Thiên Đại Đạo ”, chẳng những đã tìm thấy được trung tâm tín ngưỡng tối cao của các đại giáo môn, cũng đã tìm thấy được đầu nguồn căn bản của vũ trụ và vị chủ tể tối cao, càng có thể có sự nhận thức sơ bộ đối với chân lí chí cao vô thượng của vũ trụ.

 

Nghĩa thật của “ Đạo ” ở trước Tiên Thiên chẳng phải là trước, ở sau hậu thiên chẳng phải là sau. Cực lớn còn có thể đo lường, cực nhỏ còn có thể chỉ ; duy chỉ có “ Đạo ”cực lớn không thể đo lường, cực nhỏ không thể chỉ, do vậy mà lớn chẳng có cái gì mà không bao hàm trong nó, nhỏ chẳng có cái gì mà nó không thể vào được; chẳng có chỗ nào mà nó không quán, chẳng có chỗ nào mà nó không thông, chẳng có chỗ nào mà nó không triệt ; đã quán triệt trời, đất, người, vạn vật vạn loài, đã quán triệt ngoài 33 tầng trời, đã quán triệt ngàn kinh vạn điển, đã quán triệt ngàn pháp vạn pháp, đã quán triệt ngàn giáo vạn giáo, đã quán triệt ngàn phật vạn tổ, đã quán triệt trời đất, thật sự là bảo quý nhất, đã quán triệt một thân của ta. Đấy là nghĩa thật bảo quý của Tiên Thiên Đại Đạo, người người nhất định phải chơn tri chơn giác, cũng tức là hạnh của lương tâm giữa mọi người và ta, ta và mọi người, đấy là vạn chúng nhất tâm, vạn quốc một nhà, thế giới đại đồng, là sự bảo quý của tiên thiên đại đạo.

 

 

 

4. Đạo và mình có quan hệ như thế nào ?

 

 

 

 

 

Sự bảo quý của Đạo ở chỗ nó lớn mà chẳng có chỗ nào nó không bao hàm, nhỏ mà chẳng có chỗ nào nó không vào được. Sau khi trời đất sinh thành, đạo quán xuyên ở trời, đất, vạn vật vạn loài, khiến cho sự vận chuyển của mặt trăng, mặt trời, các vì sao chòm sao, mỗi cái đều có thời gian của nó. Sự thay phiên nhau của tứ thời, sự tăng giảm của vạn vật mỗi cái đều có trật tự của nó. Mà sự bảo quý nhất là chủ tể này của trời, đất, vạn vật đồng thời cũng là chủ tể của một thân người chúng ta, gọi là “ Tánh lí ”, khiến cho chúng ta không học mà có thể nhìn, có thể nghe, có thể ăn, có thể động. Do vậy, chúng ta không những phải theo đuổi khám phá nghiên cứu đạo lí chí cao vô thượng trong đất trời, càng phải quay đầu nhận thức chân lý vốn có trên thân người chúng ta. Do vậy, “ Tiên Thiên Đại Đạo ” tức là “ Tánh lí chơn truyền ”.

 

Sự bảo quý của đạo chẳng phải là ở chỗ nó có chỗ thần bí, hy hữu hoặc đặc biệt gì, mà là ở chỗ nó đơn giản tự nhiên, nhưng chúng ta lại thời thời khắc khắc rời chẳng khỏi bổn thể và diệu dụng của nó.

 

 

 

 

 

 

 

Chúng ta hãy soi ngược một cái nơi tự thân thì sẽ phát giác kết cấu của thân thể chúng ta là vô cùng tinh tế và áo diệu. Chúng ta nhè nhẹ nắm tay một cái, cho dù là một động tác đơn giản như vậy, tất cả những tác dụng vật lí khớp mà trong đó liên quan kéo theo, phản ứng năng lượng hóa học, sự truyền phát tư liệu thông tin của hệ thống thần kinh và sự phân tích, phán đoán của não bộ và sự truyền xuống mệnh lệnh, dựa vào tri thức khoa học kĩ thuật và trình độ văn minh trước mắt của toàn thế giới cũng chẳng cách nào biểu đạt ra hết từng cái một được. Thế nhưng năng lượng mà chúng ta làm ra động tác này lại hoàn toàn không do sự khác biệt của trình độ hiểu biết trên tri thức cá nhân mà có bất kì sự ảnh hưởng gì. Bất luận là học giả nhiều học thức phong phú, hoặc là những lão bá tánh tầng lớp thấp hoàn toàn không biết chữ, bất luận là người trưởng thành hay là đứa trẻ sơ sinh mới chào đời chẳng bao lâu đều có thể dễ dàng làm ra động tác này. Mọi người bẩm sinh là có, chẳng nghĩ mà biết, chẳng học mà có thể, cái lương tri lương năng chẳng có tăng chẳng có giảm này chính là “ Đạo ” làm chủ tể toàn thân của chúng ta.

 

 

Những tri thức và tài năng của chúng ta do học tập mà có được thì có lúc quên mất, có lúc xa cách, còn bổn thể và diệu dụng của đạo chẳng cần học tập, chẳng cần suy nghĩ, lớn mà có thể chủ tể sự vận hành tăng giảm của vũ trụ, nhỏ mà có thể chủ tể ( chi phối, thống trị ) sự nhìn, nghe, nói, động của toàn thân chúng ta. Chúng ta có mà chẳng biết có, dùng mà chẳng biết cái dụng của nó, nhưng lại lúc nào cũng không thể thiếu nó. Cái này chẳng tăng chẳng giảm, vốn tự có đầy đủ mọi thứ ; cái “ Đạo ”vốn có trên thân của chúng ta bởi vì chính là ở trên thân của chúng ta, còn gọi là “ tự tánh Lão Mẫu”.

 

Chúng ta đã hiểu cái “ Đạo ” này chủ tể trời, đất, vạn vật, có ở trên thân thể của chúng ta. Tác dụng của nó chẳng do nhận được sự ca ngợi hoặc phủ nhận của chúng ta mà có bất kì sự tăng giảm nào, bất luận chủng tộc, màu da, quốc tịch, tín ngưỡng tôn giáo hay phú quý bần tiện đều chẳng có phân biệt.

 

Do vậy, chúng ta có thể cầu đắc “ Tiên Thiên Đại Đạo ”, không chỉ tìm thấy đầu nguồn căn bản của vũ trụ, cũng đã tìm thấy cái chơn ngã bất sanh bất diệtkhông chỉ nhận thức được vị chủ tể tối cao của vũ trụ, cũng nhận biết được vị chủ tể thật sự của toàn thân ta, không chỉ theo đuổi tìm kiếm được đạo lí chí cao vô thượng của vũ trụ, cũng đã tìm về được chân lí và lương tri lương năng vốn có trên thân của mình.

 

 

Nguồn gốc của “ Tiên Thiên Đại Đạo ” là ở trên thân ta vốn dĩ từ lúc bắt đầu đã vốn có, là lương tri lương năng của ta từ tiên thiên đem đến, tức là lương tâm của ta. Lương tâm của ta tức là Thiên tâm, Thiên tâm tức là Đạo Tâm, tâm này vô hình vô tướng, tức là chơn không ; cái diệu của chơn không là không mà chẳng không, trong không diệu hữu. “ Diệu hữu ” là đại bổn ( cơ bản chủ yếu nhất của sự vật ) sanh thiên, sanh địa, sanh người, sanh vạn vật vạn loài. “ Diệu dụng ” là vị chơn tể của vạn linh, vị chơn chủ tể mà chủ tể thiên, địa, nhân, vạn vật vạn loài, cũng tức là chủ tể toàn thân của ta, do vậy nói rằng Đạo ở trên thân ta, thì tất cả mọi thứ vạn năng. Đạo rời thân ta thì thân này chẳng có chút công dụng gì. Tiên thiên đại đạo bảo quý như vậy là cái đạo mà mọi người nhất định cần phải theo đuổi tìm kiếm.

 

 

5. Cầu đạo là cầu cái gì ?

 

 

 

 

 

 

Tĩnh tâm quán sát cái vũ trụ này nơi mà chúng ta tồn tại, chúng ta thường ca ngợi sự thần kì của đấng sáng tạo. Giới tự nhiên mỗi một khắc đều có vô số việc, vật đang đồng thời vận chuyển, mà chỉnh thể của nó lại phối hợp hài hòa như thế. Cái chân lí này trên thân của chúng ta cũng chẳng phải giống như thế sao ? mỗi một phút mỗi một giây, trên thân của chúng ta đều có vô số phản ứng sinh hóa, tác dụng vật lí…đồng thời phát sinh. Diệu dụng của Đạo phân bố ở trên thân của chúng ta, không cần học tập, chẳng cần suy nghĩ, tác dụng của nó tuy hàng nghìn hàng vạn, hợp lại thì lại chỉ có một cái tự ngã, tất cả mọi thứ đều có trật tự rõ ràng không có hỗn loạn, tự nhiên mà thành. Đạo ở thân ta, vận dụng tự do, dựa theo đặc tính của sự vật mà ứng dụng linh hoạt, có thể vận hành thao túng khống chế tự do không bị trở ngại. Nơi mắt thì có thể nhìn, nơi tai thì có thể nghe, nơi miệng thì có thể nói, nơi mũi thì có thể ngửi mùi thơm thối, nơi thân thì có thể vận dụng hành động làm việc, đấy tức là diệu dụng của Đạo ở thân ta.

 

 

Do vậy, chúng ta hiểu rằng “ Đạo ” không chỉ chi phối Trời, Đất, Vạn Vật, càng chi phối toàn thân của chúng taVị chủ tế tối cao của đầu nguồn căn bản vũ trụ và vị chủ tể của toàn thân ta chẳng phải là hai. Bổn thể của Đạo là vô hình vô tướng, nhục nhãn ( mắt thường ) của chúng ta là nhìn không thấy được nó, tay cũng chẳng sờ được nó, nhưng nó lại chẳng lúc nào mà không phát huy diệu dụng của nó, còn tùy theo thiên thời và hoàn cảnh mà phát triển ra ngôn ngữ, văn tự, kinh điển và nền văn minh tạo phúc cho nhân loại. Đấy tức là tác dụng của lương tri lương năng chúng ta.

 

Người bình thường không hiểu rằng Đạo ở bổn thể và diệu dụng của tự thân chúng ta, chỉ mơ hồ ý thức được sự tồn tại của nó, bèn lấy “ linh hồn ” để đại biểu cho nó, chúng ta gọi nó là “ Tự tánh Lão Mẫu ”. Bởi vì nó chẳng có sanh diệt, cũng sẽ không hủy hoại, chúng ta cũng gọi nó là “ chơn ngã ” ( cái tôi thật ), cái chơn ngã này là giàu có, viên mãn, quang minh, hoàn mỹ nhất, là vĩnh hằng bất hủ.

 

 

 

 

 

Bây giờ chúng ta xem xem, cái nhục thể ( thân xác ) có hình có tướng, nhìn thấy được, sờ thấy được có thể đại biểu cho ta không ? hãy đem so sánh hình của các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của một con người thì chúng ta có thể phát giác rằng diện mạo là chẳng có lúc nào mà không đang biến hóa thay đổi. Chúng ta bình thường đều quen dựa vào tướng mạo để nhận người, thế nhưng tướng mạo thì lại chẳng phải là vĩnh hằng. Chân tay của chúng ta cũng chẳng phải là cái chơn ngã. Một vài người nào đó chẳng may mất đi một tay hoặc một chân vẫn có thể sống tốt. Nội tạng của chúng ta thì sao ? Hiện nay khoa học phát triển mạnh, thậm chí đã có thể đem tim của động vật cấy ghép vào cơ thể con người. Chúng ta không thể vì thế mà bảo người này chẳng phải là bản thân anh ta nữa. Cho dù là các tế bào não của phần đầu, từ lúc chúng ta mới sinh ra thì đã bắt đầu không ngừng đang hoại tử, giảm bớt và trong sự thay đổi biến hóa. Do vậy, nhục thể có hình có tướng chỉ là một công cụ của cái “ chơn ngã ” mà thôi. Nhục thể tuy nhìn giống chân thật, nhưng lại chẳng lúc nào mà chẳng đang ở trong sự cải biến, chẳng cần vài chục năm, lại biến thành một đống đất lợt, bởi vì nó chẳng phải là vĩnh hằng, chúng ta gọi nó là “ giả ngã ” ( cái tôi giả ).

 

 

Sau khi đã có chỗ hiểu biết đối với cái chơn ngã và giả ngã rồi, chúng ta cũng có thể hiểu vì sao mà chúng ta phải cầu đạo. Nay chúng ta vô cùng may mắn có thể có cơ hội cầu đắc “ Tiên Thiên Đại Đạo ”, cái mà cầu đắc được chính là  “ Tam Bảo ”. Tam bảo đơn giản rõ ràng, nhưng cũng quảng bác tinh thâm. Nội dung của nó lúc cầu đạo sẽ giải thích tường tận. Bây giờ chỉ đơn giản đưa ra hai điểm :

 

 

 

 

 

Trước hết, cầu đạo chính là trực tiếp điểm ra cái “ chơn ngã ” thật sự vĩnh hằng bất hủ, cũng chính là sự khải phát của lương tâm bổn tánh. Vào ngày nay khi nền văn minh vật chất phồn thịnh xa hơn so với nền văn minh tinh thần, nếu như mê muội đánh mất đi cái chơn ngã thì đời người của chúng ta sẽ giống như một cái xác biết đi. Nếu như nhận cái giả cho là cái thật, càng khiến chúng ta vì mù quáng thỏa mãn cái giả ngã ( cái tôi giả ) mà làm ra những việc hại người hại mình, tạo thành tai họa cho bản thân lúc sống và sau khi chết. Do vậy, cầu đạo khải phát lương tâm chơn ngã vốn có bên trong của chúng ta. Cái chơn ngã, giả ngã phối hợp dung hợp, khiến cho đời người của chúng ta bất luận tồn vong đều là bình an, vui vẻ an lạc, tự tại, phong phú mà có ý nghĩa.

 

Thứ hai, cầu đạo cũng chính là mở ra “ cửa chính ” trên thân của chúng ta, còn gọi là cánh cửa của lương tâm, cánh cửa của trí tuệ, cánh cửa của từ bi. Cánh cửa này vô cùng quan trọng. Khi chúng ta sắp rời khỏi một ngôi nhà, tự nhiên từ cửa lớn đi ra. Nếu như khi cửa chính này chẳng cách nào mở ra, mà bị bức từ cửa sổ hoặc ban công nhảy ra thì có thể sẽ té gãy chân. Nhục thể của chúng ta giống như một ngôi nhà vậy, linh tánh chơn ngã giống như chủ nhân của ngôi nhà này vậy, khi có một ngày nhục thể sắp hủy hoại, cái linh tánh chơn ngã nếu không được từ cửa chánh mà ra, bị bức tìm kiếm cửa bên, sự lo lắng sợ hãi của nó là chẳng cách nào hình dung được. Điều này cũng dẫn đến sự đau khổ và bất an sau khi chết. do vậy, chúng ta có thể phát hiện ra tuyệt đại đa số những người lúc lâm chung, nhục thể của họ đều hiển hiện ra cái tướng vật vã, sợ hãi, cứng đơCầu đạo chính là mở ra cửa chính sanh đến chết đi này của chúng ta, cũng chính là con đường lớn thông thiên.

 

Do vậy, chúng ta hôm nay rất may mắn có thể cầu đạo, cầu đắc được tam bảo, mở ra cửa chính thông thiên của linh tánh, có thể khiến chúng ta tìm trở lại cái chơn ngã, nhận thức được cái Đạo trên bản thân mình, tự nhiên lấy lương tâm làm chuẩn tắc xử lí sự việc và quan hệ xử sự giữa người với người, khiến cho đời người càng có ý nghĩa, càng tiến thêm đến việc giải quyết sanh tử đại sự, được sự bảo đảm của siêu sanh liễu tử. Trăm tuổi về sau trở về lại cố hương nguyên thủy của chúng ta, cho nên “ Tiên Thiên Đại Đạo ” cũng là “ con đường trở về trời ”. 

 

 

 

 

Sự bảo quý của Tiên Thiên Đại Đạo tức là ngàn kinh vạn điển chẳng bằng một điểm của Minh SưĐiểm này mở ra cửa chính huyền quan, cửa phật, đường lớn thiên đàng một bước trực siêu, tức con đường được vĩnh sanh. Sự bảo quý của điểm này siêu Phật vượt Tổ, siêu kinh vượt điển, siêu vượt thiên địa. Đắc đạo được một điểm bảo quý này, nó là thầy của tất cả các kinh, vua của tất cả các pháp, Mẫu của chư phật, Mẫu của thiên địa, do đó nói siêu sanh liễu tử tức được vĩnh sanh, là tiên thiên đại đạo bất hủy bất diệt. Đấy là cái mà mọi người nguyên thủy vốn có, là con đường nhất định trở về thiên đường cực lạc lí thiên.

 

Số lượt xem : 585