BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ý Nghĩa thật sự của đời người ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Tác giả liangfulai on 2022-09-15 10:11:55
/Ý Nghĩa thật sự của đời người  ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Âm lịch ngày 22 tháng 6 dân quốc năm thứ 104 ( năm 2015 )

Người với người tiếp xúc cư xử qua lại với nhau, không chỉ phải tu hành không thôi, mà còn có rất nhiều cái phải biết đi thể hội, tìm tòi khám phá, hiểu rõ chân lí, hiểu rõ đạo lý.


Ý nghĩa giá trị thật sự của đời người là gì ? Sau khi hiểu rõ cái đạo lý này rồi, thì đi hành ý nghĩa và giá trị của “ ý nghĩa thật sự của đời người ”. Nói đến điều này, các con đến thế gian, là vì để làm cái gì vậy ? Kiếm tiền, hưởng thụ vinh hoa phú quý đó sao ? Hay là nuôi dạy con cái ? Đấy chính là giá trị của đời người đó sao ? Con hãy ngẫm nghĩ kĩ mà xem !

 

Thầy trước kia cũng đã đi qua những lộ trình như thế, nhìn thấu những nỗi khổ của chúng sanh. Nỗi khổ của đồ nhi, thầy rất rõ và cũng rất hiểu ! Đấy chính là nhân duyên, túc mệnh của các con, vậy nên phải liễu duyên liễu mệnh, không thể oán trách, hãy dụng tâm đi thể ngộ, hoá giải. Nhân duyên của mỗi người đều khác nhau, đều là những nhân duyên lành và nhân duyên ác mà luỹ kiếp bản thân đã kết xuống. Cái tốt thì phải trân trọng nắm bắt, cái không tốt thì phải liễu duyên. 

 

Vì sao mà chúng ta phải đến cái nhân gian này ? Bởi vì không viên mãn, đã tạo xuống đủ thứ các nhân duyên quả báo. Con hãy thật tốt mà đi thể ngộ “ ý nghĩa thật sự của đời người ” là gì ? Giá trị là gì ? chẳng phải chỉ là cứ mãi theo đuổi một số những thứ chẳng đắc được, nhìn không thấy, lấy cầm chẳng được, chẳng mang đi được ! Tâm cảnh nâng cao, quan niệm giá trị bèn sẽ thay đổi, vậy nên thầy mới nói, tất cả những nỗi khổ, tất cả những nạn của các con đều là do niệm đầu của các con tiếp dẫn đấy. Thế nhưng nghĩ kĩ lại thì nói thì dễ, nhưng hành không dễ. Thế nhưng đấy chính là sự thể ngộ của đời người. Con đường tu hành của các con chỉ mới bắt đầu; con đường của các con vẫn còn rất lâu, vẫn còn rất dài. Đồ nhi à ! Hãy thật tốt mà thể ngộ “ giá trị thật sự của đời người ” là cái gì ?

Lại nói đi, ở, ngồi, nằm, chẳng phải cũng là như thế sao ? Hãy viên mãn tất cả mọi nhân duyên, liễu kết quả báo của chúng sanh, tránh xa mọi nhân quả luân hồi, hoá giải mọi quá khứ và nhân quả luân hồi, hoá giải mọi quá khứ và vị lai.

 

Lại nói đời người, con người có sanh, có tử, có đến, có đi, thì sẽ có nhân quả luân hồi. Con người vì cái gì mà đến ? vì cái gì mà đi ? chẳng phải chỉ là đàm hoa nhất hiện đó sao ? chỉ vài chục năm ngắn ngủi.

Đàm hoa : còn gọi là người đẹp dưới trăng, lúc 9 giờ tối còn ngậm nụ chờ nở, đến 00 giờ thì nở rộ, chỉ 4-5 tiếng đồng hồ, chưa tới lúc trời sáng thì đã tàn rụng, ví von cảnh tốt chẳng lâu dài, vừa mới xuất hiện thì đã nhanh chóng biến mất ) .

 

Vậy nên mới phải trân trọng sự luân hồi của kiếp nàyđã làm gì ? đã thể ngộ những gì ? đã biết được bao nhiêu ? đã tạo xuống đủ thứ các nhân quả luân hồi nên mới hy vọng lại đến nhân gian bù đắp đấy. Thế nhưng, nếu như chẳng có cơ hội thì sao ? Quả báo đã tạo thành rồi, lại luân hồi thế gian, trong đó lại sợ hãi khi nào quả báo tìm đến mình ? lúc nào phải hoàn trả ? lúc nào nó sẽ đến ? chẳng có ai biết cả, chỉ có theo túc mệnh mới có thể thể hội. Tự mình đã làm sai những gì ? nên làm như thế nào ? Tiên Phật không thể bảo cho con biết. Cái mà nên đến rồi thì cuối cùng cũng sẽ đến, vẫn phải hoàn trả, vẫn phải liễu đi. Vậy nên ở trong gia đình, trong xã hội, ở trong phật đường, đều là liễu nhân, liễu quả, liễu nguyện, hành công lập đức. Đi trên con đường tu hành Bạch Dương, con đường trở về cố hương nhà xưa ấy, dài dằng dặc thật chẳng dễ đi.

 

Có dễ tu không ? Phải xem bản thân rồi, tu hay không tu là ở bản thân, đi hay không đi là ở bản thân. Tuệ mệnh là tự bản thân mình đi sáng tạo đấy. Mệnh trời, muôn vật tiếp dẫn mọi quả báo chúng sanh. Vậy nên cõi đời còn cần cái gì nữa ? đắc được rồi lại mất đi; cái mà thật sự thì là do tu mà được đấy. Thầy nói những điều này, con không nhất định có thể thể ngộ, không nhất định có thể hiểu, nhìn thấu, thế nhưng mà đấy chính là đời người đấy ! Nhìn chẳng thấu, chẳng buông được, chẳng muốn đi, rất là bất lực chẳng biết làm thế nào cho tốt, thì lại làm sao ? rốt cuộc rồi thì vẫn là phải nhìn thấu, vẫn là phải buông xuống, bởi vì luân hồi mà ! Vậy nên nói : điểm trung tâm của con đặt ở đâu ? đặt ở nơi Tự tánh, hay là đặt ở trong tâm tánh, đấy chính là vấn đề quan niệm đấy ! nâng cao lại nâng cao.

 

Được ! Đời người thật ra chẳng có đơn giản như thế. Thầy lúc bấy giờ du hí đời người, độ hoá chúng sanh, thành toàn người khác, cũng xem là một phần của tu hành. Thế nhưng cũng có rất nhiều chúng sanh đã mê lầm lạc mất phương hướng, mê lầm đánh mất bản thân. Rất nhiều đồ nhi đều có mối nhân duyên sâu dày với thầy, thầy đều đã từng giảng nói qua pháp cho nghe, các con cũng đã nghe qua rồi đấy ! Chỉ là các con đã quên mất rồi. Thầy đây hôm nay phụng mệnh của Lão Mẫu mà đến, độ hoá các con, điểm mở cánh cửa tự tánh của các con, tìm được nơi sở tại của tự tánh, tìm được con đường trở về nhà. Các tông các phái đều là pháp môn tu hành, mỗi mỗi có nhân duyên, các phương độ hoá, đều là tiếp dẫn chúng sanh, độ hoá chẳng có sự phân biệt đối đãi, mỗi mỗi đều đang tu hành, chỉ là pháp môn khác nhauĐồ nhi à ! Không thể có cái tâm phân biệt đâu nhé ! Như vậy thì đã rơi vào cái tâm đối đãi rồi, vậy thì bèn không phải là cái tâm tu đạo rồi. Tổ Sư các đời chúng ta đều đã theo qua, tu hành qua, thể ngộ qua, tham ngộ qua, đến kiếp này mới có thể gặp được một chỉ của Minh Sư, siêu vượt sanh tử luân hồi, khác với bình thường, không thể xem nhẹ, không dễ dàng đâu đấy !

 

Lại nói trở lại “ ý nghĩa thật sự của đời người ”, vậy nên mới nói, rất nhiều các đệ tử phật đường, chỉ là đi tới phật đường liễu nguyện, thì nói là bản thân mình đang tu hành; bổn ý của sự tu hành là gì ? Đi, ở, ngồi, nằm, bảo rằng mình có bỏ ra tâm sức, mình có độ người, có liễu nguyện, đấy gọi là tu hành sao ? sự tu hành thật sự là gì ? các con đã thể ngộ bao nhiêu ? đã nhìn thấu bao nhiêu ? Hãy hỏi bản thân mình đã bỏ ra tâm sức bao nhiêu, tìm về lại cái tâm ấy bao nhiêu ? trong quá trình độ người đã thể ngộ bao nhiêu ? có hiểu rõ chân lí không ? hay là nói rằng mình có công thì bảo là tu hành ? Ôi chúng sanh ! Vậy nên chẳng có tham ngộ, vẫn là một trong số những chúng sanh luân hồi.

 

Tu hành, không phải chỉ là để thành đạo, con có thể thật sự thể ngộ được những nỗi khổ của chúng sanh, thì mới hy vọng họ có thể cầu đạo, rõ lí, phát tâm tu hành. Thế nhưng các con hiểu những nỗi khổ của họ là gì ? Không phải chỉ bảo họ hành công lập đức. Họ tu có vui không ? Nếu như chẳng có, vậy thì là rất khó thành tựu đấy, cuối cùng rốt cuộc vẫn là vui hão một phen. Thánh Hiền Tiên Phật các đời, Tiền Nhân của các tổ đều hiểu rõ, đều đi qua, đều thể ngộ những khổ nạn của chúng sanh, những nỗi khổ của chúng sanh, làm thế nào liễu khổ ? Chớ chẳng phải chỉ là đi đi phật đường thì nói là liễu nhân liễu khổ. Bồ tát nghìn biến vạn hoá, vì sao mà có Quán Âm nghìn mắt nghìn tay ? chính là biết mọi nỗi khổ của chúng sanh, dùng mọi pháp môn để tiếp dẫn mọi chúng sanh. Vậy nên nói, đời người tám nỗi khổ, các con đã thể hội bao nhiêu ? Hãy thật tốt mà thể ngộ đời người đấy !

 

Gia đình, cha mẹ, anh em, vợ chồng, mỗi mỗi đều có nhân duyên mà đến, các con có từng quan tâm qua chưa ? đã từng bao dung qua chưa ? đã từng sám hối qua chưa ? Các con nói rằng người nhà rất khó độ, Phật độ người hữu duyên, thế nhưng các con đã quan tâm qua chưa ? đã hiểu rõ tâm trạng của họ qua chưa ? Mỗi một người trong cuộc sống, đều có những nhân quả mà họ phải liễu. Cõi khí thiên, cũng có nhân duyên của họ phải liễu. Địa phủ, các u minh quỷ hồn, cũng là do tự mình tạo xuống, thế nhưng Diêm Vương khai ân giảm nhẹ tội nghiệp, hy vọng họ sớm ngày đầu thai, lìa khổ được vui,   nhưng mà chẳng có ai chịu, chẳng có ai rõ lí, lại tiếp tục tạo xuống quả báo của nhân quả, lại đến địa phủ luân hồi tiếp, kiếp kiếp chẳng ngừng ! Vậy nên sáu vạn năm đến nay đại khai phổ độ, hãy tìm về những Phật tử hữu duyên cùng lên pháp thuyền trở về Lí Thiên. Người chẳng tin chẳng phải là anh ta không chịu, mà là niệm đầu quá sâu dày, căn cơ hoả hầu chẳng đủ, chẳng viên mãn, xả chẳng đượcNếu như hôm nay mọi người đều hiểu rõ những nỗi khổ của bản thân, nỗi khổ của chúng sanh, ai mà chẳng muốn tu hành ? ai mà chẳng muốn tu đạo trở về trời ? Vậy nên mới nói, chớ có mà dùng cái tâm của bản thân, quan niệm của bản thân, gán lên trên mình của người khác, nói rằng cậu chẳng tu chẳng bàn thì là cậu không đúng, thì là cậu có lỗi, vậy là không đúng đâu đấy. Vậy nên, trong môi trường hoàn cảnh hiện tại, hành công liễu nguyện chẳng có đúng sai, chỉ là các con trong quá trình tu hành, thật ra có rất nhiều chuyện không như ý, mười việc thì đã có đến 8,9 việc không như ý rồi, thế nhưng mà lại có thể làm sao đây ? Thường hay oán trời, rằng mình cũng đã làm rồi, mình cũng đã độ rồi, cớ sao mà chẳng có thay đổi ? Hãy hỏi bản thân, con đã thay đổi bao nhiêu ? Đấy chẳng phải chỉ là hành ngoại công không thôi đâu ! Rốt cuộc vẫn là không viên mãn. Hãy thật tốt mà nâng cao tâm tánh, bao dung lẫn nhau, bao dung đối phương, sám hối bản thân, cải biến những nỗi khổ của bản thân; người ta có những nỗi uỷ khuất của người ta, chẳng ai biết ! Thế nhưng mà Tiên Phật biết, bởi vì đều là nhân quả đã tạo xuống trong quá trình luân hồi, phải đi chịu khổ đấy. Vậy nên mới nói, liễu nhân liễu khổ, quả báo liễu xong, cuối cùng rốt cuộc có một ngày sẽ sóng yên gió lặng, con mới có thể biết rằng đến cõi nhân gian là vì cái gì mà đến ? chớ chẳng phải là chỉ có sự luân hồi đơn thuần không thôi đâu !

 

Giữa vợ chồng với nhau, bao dung lẫn nhau, dìu dắt nâng đỡ nhau, đối phương hiểu rõ lẫn nhau, nhìn cái mặt tốt của người ta, chớ có chỉ tìm những phiền phức của đối phương, không thì chỉ là cãi nhau, xung đột lẫn nhau, cớ sao con phải làm như thế ? Cớ sao mình phải làm như thế ? Hy vọng đối phương càng tốt hơn, đòi hỏi vẫn là lại cứ đòi hỏi thêm; hãy hỏi bản thân xem mình đã bỏ ra tâm sức bao nhiêu, chỉ hy vọng đối phương bỏ ra tâm sức, còn con thì sao ? phải không ? Bỏ ra tâm sức không nhất định sẽ có kết quả tốt đẹp, chí ít thì con lựa chọn mối nhân duyên này thì phải giúp đỡ đối phương, hiểu đối phương, bao dung đối phương, quan tâm, thì tự nhiên duyên phận từ từ bèn sẽ càng lúc càng tốt. Còn về phần con cái, chỉ là ai nợ ai bao nhiêu mà thôi, vì con cháu mà bỏ ra tâm sức nhiều như thế, điều quan trọng nhất là phải để lại cái phước đức, sự giáo dục, như vậy thì mới có cách viên mãn. Con trẻ không dạy bảo cho tốt, một tờ giấy trắng, chớ có để cho mọi cái trong xã hội làm ô nhiễm tờ giấy trắng này. Mỗi một người đều đang vẽ, có biết bao nhiêu người từ trên giấy đã vẽ một nét, thế nhưng cha mẹ chính là phải đem cái vết nhơ đã bị vẽ lên ấy tẩy chùi sạch sẽ; đấy chính là sự giải thoát của tâm yên ổn. Vậy nên mới nói, lòng cha mẹ là quý báu nhất đấy; tâm trẻ thơ là ngây thơ thuần khiết trong sáng chẳng tì vết. Vậy nên tay ôm hài nhi khôi phục cái tâm trẻ thơ trong sáng.

 

Được rồi ! các đồ nhi à ! Có thể hiểu rõ, thể hội, rất văn xuôi, thế nhưng mà đã nghe nhiều bài đến thế rồi, đã xem nhiều thánh huấn đến thế rồi, giá trị đời người là gì đây ? Đếm chữ sao ?

 

Các con đến cõi nhân gian đắc đạo rồi, đã hiểu rõ sự tôn quý của đạo, thế nhưng mà đã thật sự thể ngộ rồi chưa ? là độ người nhiều phải không ? thì là thành tựu nhiều phải không ? không phải vậy, hãy hỏi hỏi lương tâm phật tánh của bản thân, hãy cẩn thận chớ để rơi vào tướng công đức, đấy cũng là tham đấy ! Nói xem con có không ? Dám nói không có sao ? có thật không ? không chấp trước à ? hay là chấp trước ? Pháp môn tu hành thật sự, là ở bên trong ngũ hành, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, cái tâm tiếp dẫn, sám hối, bao dung với người khác, quan tâm đến người khác, nâng cao tâm tánh thì mới viên mãn, đấy chính là công viên quả mãn, có phải vậy không ?

 

Môi trường hoàn cảnh hiện nay muôn màu muôn vẻ, có vẻ như rất vui rất thú vị, đúng không ? Rất là thú vị, học hư, đổi tâm, quên mất đánh mất chính mình, quá nhiều quá nhiều rồi. Vậy nên nói, thời tiết nhiều đổi thay, lòng người cũng như vậy; tuyệt đối chớ có dao động chẳng định; cái mà nên xả, điều mà nên làm, cái mà nên buông thì cuối cùng rốt cuộc cũng phải buôngCon tưởng rằng mang đi theo được sao ? Tất cả vạn vật đều chẳng mang đi được, chỉ mang đi được những công và lỗi của bản thân, nghiệp và hoả hầu, niệm đầu của bản thân; những cái khác thì đều là ảo ảnh. Các con ở nhân gian nói rằng : đấy là của tôi đấy, đều là của tôi đấy ! Có thể được sao ? là cho các con mượn dùng tạm mà thôi ! Vậy nên mới nói : “ vạn thứ chẳng mang được, chỉ có nghiệp theo mình ”. Trở thành người một nhà, trở thành người của đạo trường, đều là do duyên phận đã kết, đã tiếp dẫn lên đấy, vậy nên chẳng chấp trước, chẳng đối đãi, chỉ có bao dung mà thôi.

 

Được rồi ! Thầy tạm nói đến đây thôi, con đường phía sau vẫn còn rất dài dằng dặc. Mỗi một đồ nhi hãy dụng tâm đi thể ngộ. Tâm nguyện của Tiên Phật chính là hy vọng tất cả chúng sanh, tất cả đồ nhi đều có thể thật sự thể ngộ căn bản của tu hành, chớ có để cho người ta oán trách, vậy thì không thành công rồi, vậy thì phải phản tỉnh, chỗ nào không đúng ? đã làm sai rồi sao ? hiểu không ? Nhất định có chỗ nào đó làm không tốt thì mới bị người ta nói, bị người ta chỉ chỉ điểm điểm. Không sai ! Chính là bởi vì không viên mãn, nên mới phải trong quá trình học tập làm cho được viên mãn, không dễ cũng rất dễ, hãy thật tốt mà gắng lên đấy nhé !

 

Số lượt xem : 1166