Một Tấm Lòng Công Tế Thế Hóa Nhân
Người đời tu đạo chẳng Tế Công
Niệm niệm Tế Tư tồn nơi lòng
Nhân ngã chấp trước, tâm thiên lệch
Tâm chẳng hợp đạo, đạo sao thành ?
Đạo tâm hợp lòng trời rộng lớn
Chẳng thiên chẳng lệch, rộng bao dung
Tâm vô Ngã, vô vi, vô trụ
Một lòng Tế Công, đạo tất thành.
Ai bàn đạo ích kỷ tư tâm
Phân biệt chấp trước tồn nơi lòng
Có Ngã, tâm liền rời xa đạo
Tâm xa đạo, tu bàn sao thành ?
Thế nào gọi là Tế Công ?
Tế là cứu tế, tế khốn, tế nguy, tế cấp, tế bần đấy.
Công là công chánh, công bình, công ích, công đạo, công đức, chính là ngay thẳng không thiên lệch, công chánh mà tận trung vì đạo trường, vì xã hội quốc gia mà phục vụ.
Những vị được gọi là Công trong lịch sử thì có Chu Công, Tế Công, Quan Công, Bao Công … thế nhưng trong số đó, được tôn xưng là Hoạt Phật thì chỉ có Tế Công Hoạt Phật, có thể thấy địa vị ấy cao cả biết bao ! Vậy nên nói : “ Tế Công rốt cuộc thành Phật, Tế Tư cuối cùng thành phàm phu ”.
Hoạt Phật Sư Tôn chỉ ra rằng người đời nếu muốn mình trở thành môn đồ của Tế Công, bái Tế Công làm Thầy thì phải phù hợp 3 điều pháp yếu sau đây :
1.Tinh Thần Tế Công : Tức là mình vì mọi người thì mọi người vì mình, đấy tức là dùng tinh thần lợi tha để xử Thế, tất có sự hồi báo lợi mình.
Nay người đời tuy rằng tiếng đẹp tu đạo, thế nhưng lại cố chấp quá sâu ở môn hộ tôn giáo, quá nhấn mạnh quyền hành trên mặt hình tướng như chân thiên mệnh, chân kim tuyến của mình mà xem cái của người khác là hư giả. Phàm là tồn cái tâm thái mình mới là chân kim tuyến, chân thiên mệnh, còn người khác thì không phải, vậy thì đều là không đúng đắn. Nếu phạm vào cái đạo bệnh xem thường, châm chọc bình phẩm người khác, thì đều chẳng có “tinh thần Tế Công”. Thế nên thân là đệ tử của Tế Công thì phải học tập những lời nói hành động của Tế Công lúc còn tại thế.
“ Đường lớn hẻm nhỏ mặc sức đi, già yếu phụ nữ trẻ em ta đều độ. Bất kể giàu nghèo, bất luận là đẹp xấu, đều xem như đồng bào trẻ thơ, cùng là các Phật tử của bề trên, hà tất phân biệt cậu tớ. Mỗi người ngành nghề khác nhau, thế nhưng lấy một chút chân tâm, chân tâm nếu hiện, thì Tăng đạo Thánh tục cùng dòng chảy, chùa miếu một nhà, vậy nên nguyện chúng sinh mỗi người đều mang tinh thần Tế Công, tôn trọng giáo phái của người khác, duy tồn ý ngây thơ hồn nhiên thì là được đạo thân. ”
2. Nguyện lực Tế Công : Chúng sinh vô biên thề nguyện độ, đấy là một thứ nguyện lực từ bi vi hoài. Lòng sơ phát của người học đạo lúc mới bắt đầu thì dũng mãnh tinh tiến, thế nhưng hễ mới có chút thành tích nhỏ thì bèn sản sinh tâm tự mãn, biếng nhác, lâu rồi thì đạo tâm dần thối, cuối cùng thì như nước chảy bèo trôi, bị cuốn trôi theo dòng đời mà đi, không cẩn thận sao được ? Vậy nên đệ tử của Hoạt Phật phải lòng mang bi nguyện Tế Thế, nên dựa vào nguyện lực chúng sinh không độ tận thì thề chẳng thành Phật, tín thụ phụng hành, cẩn trọng tự giữ mình thì mới có thể thành tựu.
3. Trí tuệ tế hóa : Tu bàn đạo lấy chân lý làm chỗ quy y nương tựa, có đủ trí tuệ viên dung thì mới có thể dứt nghi sanh tín, hóa bỏ đi những phiền não chấp trước, đột phá Ngã tướng, mở ra cánh cửa lòng mà đắc được sự tự tại giải thoát, vậy nên tinh thần Tế Thế vì Chúng của Tế Công là một con đường tu bàn quang minh.
Tóm lại, “ Tu đạo trước hết học Tế Công, tâm tồn bình đẳng chớ có tấn công nhau, Mạch Linh Sơn cùng một gốc cội, nhận lý quy chơn tiến đến đại đồng.
Chúng ta nhận biết di tích của một đời Thánh nhân Tế Thế cứu nhân, một tấm lòng công tế thế hóa nhân, xiển rõ ý nghĩa của hai từ Tế Công, tiến thêm bước nữa học tập tinh thần Tế Công, noi theo nguyện lực Tế Công, làm phong phú trí tuệ Tế hóa thì mới có thể thay Sư Tôn bố đức để kế thừa cái trước, sáng tạo cái mới, tiếp nối người trước, mở lối cho người sau.
Chí Thành chính là một tấm lòng công
( Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn )
Chỉ cần chí thành thí có thể cảm trời, thì có thể linh.
Tồn cái tâm chí thành chẳng có phân biệt, thì tự nhiên chính là đạo, từ nhiên bèn có thể linh, bèn có thể sản sinh một tấm lòng công, một tấm chân, một tấm thành, một tấm hằng.
Chớ có lấy hình tướng dẫn dắt sai cái tâm bình thường.
Chớ có dùng nhân tâm để tu đạo tâm.
Phải dùng đạo tâm để tu sửa nhân tâm.
Chớ có mà trong tâm thì có Tiên Phật thế nhưng lại không coi ai ra gì.
Mọi người thường nói món nợ tình người trả không xong, thế nhưng nếu so với đạo tình thì bèn chẳng có giới hạn rồi, bởi vì đạo vốn tự nhiên, đạo vốn ở giữa trời đất, có đạo tâm thì như có lòng trời vậy. Lòng trời là bình đẳng đấy, là chẳng có sự đối đãi của lợi ích. Vậy nên chỉ cần ôm giữ lấy lòng trời, công tâm thì bèn chẳng sợ có lỗi sai. Có câu : “ có lỗi thì sửa, bậc quân tử không phải như đồ vật. ”, “có lỗi chẳng e ngại sửa là cái thiện lớn nhất. ”
Lầu cổng thành nhất định phải có nền móng. Thật ra có và không có thì cũng đều chớ có mà chấp trước, như vậy mới có thể hợp thành một với trời đất, mới có thể một tấm lòng Công, mới có thể đạt đến Tế Công. Có chấp trước, giới hạn, kiến giải, hạn chế rồi thì không gọi là công. Có phạm vi, có giới hạn thì gọi là Tư.
Có tâm phải vô vi, hữu vi phải vô tâm, đấy mới xứng gọi là “Tiểu Tế Công”. Dùng lòng trời để in lòng người, thì là Tế Công.
Tự bản thân cẩn thận lời nói, tự phản tỉnh lấy mình thì mới là vô địch thật sự. Vô địch thật sự là trong lòng chẳng có sự áy náy hổ thẹn, trong lòng ngay thẳng chính trực, trong sáng vô tư, chẳng có những lo âu, mới là sự vô địch thật sự.
Số lượt xem : 1213