BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Phật Đường Trong Tâm ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Tác giả liangfulai on 2022-08-31 08:33:56
/Phật Đường Trong Tâm  ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Phật đường là giả tướng. An tọa thiết lập phật đường là phương tiện, tiện lợi cho các Nguyên Nhơn tứ phương đến cầu đạo, đến nghiên cứu đạo lý để tìm thấy bản thân.


 

Khi các con quỳ xuống chấp xá, khấu đầu, vẽ một chữ O rồi về lại, nhất bổn tán vạn thù. Khấu xong rồi, lại chấp xá, “vạn thù lại quy nhất bổn”, bình an vô sự. Mượn nhờ Phật đường để khấu đầu hiểu được tự tánh, mỗi vị Tiên Phật đều hiển thị tự bổn tâm.

 

Phương thốn tâm điền ( mẫu ruộng tâm một tấc vuông ) chẳng cần xây chùa lớn, chỉ cần xây một ngôi “tâm miếu” độc duy nhất tự có thể ở khiến cho bản thân chẳng có những âu lo, chẳng có những phiền não, tiêu dao tự tại thì con đã thành chánh quả rồi.

 

Thế nhưng nhìn chung khắp thiên hạ thì người đời chẳng biết hạ công phu hướng trên tâm địa, đều là hướng ra bên ngoài cầu Phật, xả gần cầu xa, chẳng phải là lãng phí tâm sức hay sao ? Linh sơn chẳng xa, ở ngay trước mắt. Muốn tu đạo thì trước hết cầu “chẳng lỗi” thì tâm địa thành cõi tịnh độ, lại tích công đức, đấy tức là xi măng gạch ngói của ngôi miếu; dùng từng viên công đức này với đạo tâm chẳng thối chuyển, xây dựng tường miếu nào có khó khăn ? Người chẳng biết tự tạo ruộng phước, vọng sanh tham niệm, cuối cùng cái gì cũng chẳng được thì có ích chi ?

 

Vậy nên muốn đắc đại đạo thì trước tu tự thân, thân tu hoàn mĩ, viên mãn chẳng khiếm khuyết thì tức thân là Phật. Tự bản thân nhà mình có một vị Phật ở, nhà mình thành Thánh Miếu, cho nên người có tâm tu đạo phải xây dựng quan niệm đúng đắn thì mới không lầm vào ngã rẽ sai lầm.

 

Nói tóm lại thì chớ có tranh công đức, mà trước hết nên cầu chẳng lỗi, đấy là việc đầu tiên của tu hành, nguyện người đời lĩnh hội.

 

Trong tâm của mỗi người đều có Phật đường, đều có Lão Mẫu. Phật đường trong tâm của các con, ngọn đèn Phật trong tâm đều là thắp sáng thì như là ngọn đèn Phật thắp sáng cả ngày đêm, là để các con minh minh đức, tỏ rõ bổn tánh của con, bản thể của con, chơn Ngã của con.

 

Nếu như chẳng tỏ cái chơn Ngã thì sẽ bị cái giả Ngã ( cái Tôi giả ), tâm thức, nhân tâm, tâm phân biệt, tâm đối đãi chỉ huy, cho nên mới khiến lục căn nhiễm lục trần, vĩnh viễn ở trong sự luân hồi của tứ sanh lục đạo, mới có đau khổ. Vì sao lại có đau khổ ? chính là bởi tối tăm mờ ám. Vậy nên mới bảo các con “ phòng tối nơi khuất lấp chẳng thẹn với lòng ”, phòng tối chẳng thể làm trái với bổn tâm, lương tâm, lương tri của con.

 

Hôm nay Thầy muốn tặng các con một chiếc thuyền rất lớn ở ngay trên thân của con. Mỗi một người các con đều có một Phật đường, Phật đường này mỗi ngày đều phải thu dọn, ngày ngày quét, vả lại còn phải ngày ngày khấu đầu, bởi vì Phật đường chính là chiếc thuyền vàng.

 

Con phải lái chiếc thuyền vàng này, nhanh chóng đi cứu chúng sinh, chớ có lại chần chừ do dự, càng chớ có đứng yên bất động. Thầy hy vọng Phật đường, pháp thuyền tự thân của con có thể chở rất nhiều các hậu học, cho dẫu ở trong biển nước mênh mông đạp gió rẽ sóng thì cũng phải tiến về phía trước.

 

Thầy đây nóng lòng mong muốn các con mỗi một người đều nhanh chóng thành Phật, thế nhưng Thầy ngoài việc khích lệ động viên tinh thần ra, vẫn là phải dựa vào tự bản thân các con đi tu.

 

Phật đường vì sao trang nghiêm ? Bởi vì tâm của con trang nghiêm thì nó mới trang nghiêm. Tâm của con không trang nghiêm thì Phật đường dẫu có trang nghiêm đến thế nào đi chăng nữa, nó cũng sẽ không trang nghiêm.

 

Một người có lòng tham, vì để cầu đắc càng nhiều tiền tài vật chất, sắc đẹp, hư vinh thì cũng giống như một cái ly vốn dĩ đựng đầy nước sạch, “tâm thủy” yên lặng này vốn dĩ là như như bất động, thế nhưng hễ sanh tham niệm thì như là nhặt hòn đá từng viên một cho vào trong ly. Hễ mỗi lần cho vào một viên thì nước trong ly bèn đầy tràn ra ngoài, bèn mất đi một phần lương tâm.

 

Khi một người đem những dục vọng tham muốn về vật chất làm ngập tràn cái ly ( tấm lòng ) thì lương tâm của người ấy cũng bèn sẽ chẳng còn sót lại một giọt.

 

Lại hãy nhìn xem trong một vại nước, nếu như nuôi vài con cá vàng, cá vàng vẫn có thể sống. Thế nhưng nếu thả đầy cá vàng vào bên trong vại nước khiến cho nó chẳng thể chuyển động bơi lội, không lâu sau nước bèn sẽ bốc mùi hôi, cá bèn sẽ chết. Vậy nên người tham làm thì lương tâm của người ấy nhất định sẽ bị đẩy dồn ra ngoài.

 

Vậy nên Lão Nạp muốn người đời rờ xem lại lương tâm, chính là hy vọng người đời xem xét kỹ liệu “dục tâm” của bản thân mình đã đuổi mất lương tâm. Tục ngũ nói :” gã ăn mày đuổi ông Từ ( người coi sóc chùa miếu) ” chính là cái ý này.

 

Lão Nạp nói một người mà chẳng tồn tâm tốt, cứ là tồn cái tâm tham, vọng tâm, tâm xấu, tâm gian, tâm sân nộ, tâm hận, tâm chẳng an, thương tâm, tâm sát hại, tâm cờ bạc, tâm sắc dục, tâm tiền tài, tâm tội lỗi quá nặng thì giống như là Ma Quỷ đuổi Bồ Tát vậy. Ngôi “ tâm miếu” này bèn trở thành “Quỷ miếu” rồi. Người đời hãy mau chóng mở cánh cửa lòng, xem xem “tâm miếu” của con là Bồ Tát ở hay là Ma Quỷ ở ! Lục Tổ Đàn Kinh có câu : “Chơn Như tự tánh là chơn Phật, tà kiến tam độc là Ma Vương”. Khi tà mê thì Ma ở nhà, lúc chánh kiến thì Phật ở nhà. Sau này nơi tránh kiếp tị nạn chỉ có “Phật đường”. Phật đường này cũng là “Phật đường trong tâm”, thường thường đọc, ngày ngày xem có hiểu rõ không ?

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 1644