BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ấn chứng của Tam Bảo 【Kinh Điển Ấn Chứng】

Tác giả liangfulai on 2023-05-06 22:10:55
/Ấn chứng của Tam Bảo 【Kinh Điển Ấn Chứng】

Huyền quan nhất khiếu là trung tâm ( điểm then chốt ) của con người, là huyệt của linh tánh cư trú, sự thụ thai của con người thất nhật nhất dương lai phục trước hết có cái khiếu này. Do vậy người tu hành rời cái khiếu này tức là pháp bên ngoài. Khiếu này gọi là thần khí huyệt, còn gọi là phương thốn địa, còn gọi là cửa sanh tử. Phật gọi là bất nhị pháp môn, chánh pháp nhãn tạng. Đạo gia gọi là Hoàng Đình, Cốc Thần.


Khiếu này ở trên âm dương là động thái cực, ở bát quái là cung ly cửu tử ( 離宮九紫 ), trong ngũ hành là trung ương mậu kỉ thổ. Tử Tư nói rằng : “ Trung dã giả, thiên hạ chi đại bổn dã ” ( trung chính là cái gốc của Thiên Hạ ). Từ xưa đến nay nghìn tiên vạn phật đều từ đây mà thành.

 

Đạo Đức Kinh 5000 chữ, Kim Cang Kinh 32 phần, Chu Dịch một bộ, Luận Ngữ 20 chương, Tăng Tử sáng tác quyển Đại Học, Tử Tư thuật Trung Dung; Kinh Thánh của Chúa Giê Su, Kinh Koran của Hồi Giáo, những cái nói bên trong đó là đạo của cùng một lý, vẫn quý ở việc truyền thụ tâm pháp của Minh Sư.

 

Những học thuyết ngôn luận của các giáo là đem tâm pháp của Thiên Đạo ẩn ở trong kinh điển, cũng mong đời sau dựa vào kinh để tìm kiếm Minh Sư, siêu thoát luân hồi, chẳng biết làm sao các Sa Di ngày nay chẳng rõ cái lý của bất nhị pháp môn, tham thiền đả tọa, thiện hóa ác thực, lẽ nào chẳng phải là bàng môn ? Cũng có kẻ đánh gõ niệm xướng, mượn nhờ vào kinh sách để trục lợi, đánh mất đi quy giới, chẳng ngộ được chơn không, muốn cầu thành đạo là chuyện không thể.

 

Tam kỳ mạt kiếp, Hỏa Tinh Tử, Thủy Tinh Tử xiển dương chánh đạo, chỉ mở ra Trung Ương Mậu Kỉ Thổ, cái đạo của Hoàng Trung Thông Lý, khiến cho người đắc đạo có thể biết rằng không thiên lệch gọi là Trung, chẳng dịch ( bất biến ) gọi là Dung; Trung là chánh đạo của Thiên hạ, Dung là định lý của Thiên hạ. Ngũ Giáo Thánh Nhân tế thế đã lâu, những quyển sách tuy tồn tại, nhưng dùng thì thật hành hay giả hành khó mà phân biện, chánh tà khó phân. Nguyện Chúng sanh trong thiên hạ muốn nghiên cứu học tập Vô Thượng Bồ Đề thì nên tìm kiếm Minh Sư chỉ điểm cho những đạo lý huyền diệu và những ngôn luận tinh yếu, tu một cách có đạo, hành một cách lâu dài bất biến, thành khẩn tín phụng, cẩn thận ghi nhớ kĩ giữ ở trong lòng, không để mất nó.

 

Cổ Thánh nói rằng : “ Đọc nát thiên kinh vạn điển chẳng bằng một điểm của Minh Sư ”, lại rằng : “ Đọc sách vạn quyển một khiếu chẳng thông, bụng đầy văn chương chẳng rõ sanh tử ”.

Quán Thế Âm Bồ Tát rằng :

 

『紫竹林中觀自在,            “ Tử trúc lâm trung quán tự tại

淨瓶柳枝悟玄機                    Tịnh bình liễu chi ngộ huyền cơ

菩薩常住谷林中,               Bồ tát thường trụ cốc lâm trung

須臾不離為真宗                    Tu du bất li vi chánh tông

大道分明在心頭,                Đại đạo phân minh tại tâm đầu

有作有為盡下流                    Hữu tác hữu vi tận hạ lưu

識得當前真淨土,                Thức đắc đương tiền chơn tịnh độ

萬部丹經一筆勾』                Vạn bộ đan kinh nhất bút câu. ”

 

Kinh Phật rằng : 『西方千里,指破西方在眼前』“ Tây Thiên mười vạn tám nghìn dặm, chỉ phá Tây Thiên tại mục tiền ( ngay trước mắt ) ”

Matthew 16:24

King James Version (KJV)

24 Then said Jesus unto his disciples, If any man will come after me, let him deny himself, and take up his cross, and follow me.

“Đoạn, Jêsus phán cùng môn đồ rằng: "Nếu ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta.”

 

Luke 14:27

New International Version (NIV)

27 And whoever does not carry their cross and follow me cannot be my disciple.

Luke 14:27, Jêsus phán cùng môn đồ rằng

Hễ ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta, cũng không thể làm môn đồ Ta được

Thập tự giá này chính là nơi mà Minh Sư đã chỉ điểm.

 

Thích Ca Mâu Ni Phật rằng : “ Ngô hữu chánh pháp nhãn tạng ”, lời này tức là ám thị chỗ của huyền quan.

“ Đạo Đức Kinh ” của Lão Tử nói rằng : Cốc thần bất tử, thị vị huyền tẫn. Huyền tẫn chi môn, thị vị thiên địa căn. ” ( Thần hang bất tử gọi là Huyền Tẫn, cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất ) .

 

Chương 7 ( Thuật Nhi ) của Luận Ngữ, Khổng Tử nói rằng : 子曰:三人行,必有我師焉。擇其善者而從之,其不善者而改之。Tử viết : “ Tam nhơn hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi; kỳ bất thiện giả nhi cải chi ”. ( Dịch nghĩa : Khổng Tử nói rằng : “ Trong ba người cùng đi tất sẽ có người có thể làm thầy của ta; chọn điều hay lẽ phải của họ mà học. thấy những điều không phải của họ thì phản tỉnh mà tự sửa sai ). Đấy tức là nói có một vị chơn nhân và hai kẻ giả nhân !

 

Thượng đẳng tu hành ngộ giác tánh, trung đẳng tu hành chấp văn tự, hạ đẳng tu hành trọng hiển hóa. Ngũ Tổ vì Lục Tổ mà giảng giải Kim Cang Kinh vào nửa đêm canh ba, dùng ca sa che lấy chẳng để cho người khác thấy. Nếu như chỉ là giảng kinh, vì sao chẳng để cho người khác thấy ? bởi vì đang thụ một chỉ điểm.

 

Huyền quan diệu khiếu : Huyền là có thể thông thiên quán địa; quan là cánh cửa của sanh tử; khiếu là thần bí mật ẩn tàng ở giữa. Người đời thường nói thất khổng bát khiếu, tức là hai con mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi, thêm một cái miệng, tổng cộng chỉ có 7 cái lỗ. Vì sao mà 7 cái lỗ mà thêm một cái khiếu vậy ? Một khiếu này người đời chẳng có ai có thể biết được. Tuy rằng y học phát triển, học giả tiến sĩ chẳng biết được sự huyền diệu ấy; khoa học tiến bộ chẳng thể hiểu rõ sự áo diệu của nó. Huyền quan diệu khiếu thật sự là uẩn bí của vũ trụ, cơ mật của đời người, nếu chẳng phải gặp đúng thời, đúng người thì tuy là Thánh Nhân Phật Tổ cũng chẳng dám tiết lộ thiên cơ. Cái cơ quan huyền diệu này là tổ khiếu khai thiên tịch địa, tạo hóa vạn vật sanh người. Huyền quan khiếu này là trung tâm của Thiên Địa Nhân, có sự áo diệu cực ẩn mật kì dị, chẳng cách nào dự đoán được; là bí bảo về trời xưa nay rất không dễ gì mà truyền cho; đắc được thì có thể siêu phàm nhập thánh, tu thì có thể thành tiên phật, siêu sanh liễu tử, vĩnh thoát luân hồi !

 

Trong “ Đa Tâm Kinh “ của Ô Sào Thiền Sư rằng : “ Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu, Linh Sơn chỉ tại nễ tâm đầu, nhân nhân hữu cá linh sơn tháp, hảo hướng linh sơn tháp hạ tu ”. Từ bài phật kệ này thì hiểu được rằng trên thân của mỗi người cũng có cái Tam Bảo Điện; hướng chỗ này mà cầu thì có thể hóa giải mọi thứ, thậm chí thành tựu phật đạo. Ta ( Tế Công Hoạt Phật ) nay thuật lại :

 

Bảo thứ 1 : Linh sơn, tức là mảnh đất của tự tánh. Nho gọi là “ chí thiện địa ”, Đạo gọi là “ huyền quan ”. Quan này ở tâm đầu, tức “ trên đầu của lương tâm ”. Nếu có thể thông qua Minh Sư điểm hóa, khoát nhiên khai ngộ thì có thể “ cầu phật ” ở nơi của tự bản thân.

 

Bảo thứ 2 : Chân kinh : Kinh là con đường thông với Phật. Miệng niệm Phật hiệu ( danh hiệu phật ), tâm khởi phật tâm, gọi là đốn giáo, gọi là tịnh độ, chuyên chú ở cái này, chẳng phải là đặc quyền của tăng. Các cư sĩ tục gia người người đều có thể niệm, gọi là “ pháp môn phương tiện nhất ”. Họ niệm phật quá khứ, ta niệm phật vị lai, Di Lặc đương hạ sanh, niệm ngài sớm đến thế ( thế gian ), để mở Long Hoa Hội, người người thành Phật đạo. Vậy thì có thể “ cầu pháp ” ở nơi của tự thân.

 

Bảo thứ 3 : Tâm ấn : Chúng sanh nếu có thể hợp nhất với Phật mới có thể thành Phật. Cái tâm này “ hợp đồng ” với Phật, tay nắm chẳng rời cái này : 子亥Tí Hợi ( bổn lai thiên chơn phật – vị phật vốn ngây thơ  Hài ( hài nhi – em bé sơ sinh ) ) , tự nhiên đắc tâm ấn của Phật thì có thể “ cầu tăng ” ở nơi của tự thân.

 

Ở trên tức là Tam Bảo Điện của tự thân; bình thường đốt nhang thật nhiều, có việc thì có thể cầu, tự nhiên phùng hung hóa cát. Cái gọi là “ Sáng đăng Tam Bảo Điện, tối xuống núi Ngũ Hành ”; như thế sáng luyện đạo, tối tu hành, có thể thoát rời tam giới, nhảy ra khỏi Ngũ Hành, vĩnh viễn chẳng luân hồi. Người tu Phật “ cầu đạo ” rất nhiều, đáng tiếc là chẳng ở Linh Sơn tìm Như Lai, lại cứ hay hướng về trần duyên biển khổ để tìm những giả tướng. Tòa bảo tháp và vị tự tại bồ tát trấn tọa ở bên trong này trên thân của người đời đã lâu rồi chẳng đi tu ngộ lễ bái, dẫn đến sụ hoang phế không chịu nổi, cực kì là đáng tiếc. Phải hạ công phu ở trên tâm địa, tu cái tâm này cho được viên mãn không khiếm khuyết, cũng chính là lúc minh tâm kiến tánh Tâm Tháp, Thánh Tháp hoàn công !

 

Xưa kia có một vị Cư Sĩ. Anh ta đến bên trong chùa để đốt nhang lạy phật, nhìn thấy trong Phật điện có cung phụng một bức tượng của Quán thế Âm Bồ Tát, trong tay cầm một tràng hạt niệm phật. Các tín đồ phật giáo mọi người đều biết rằng tràng hạt niệm phật là dùng để ghi nhớ số lần niệm phật. Thế nhưng Quán Thế Âm Bồ Tát tay ngài cầm tràng hạt niệm cái gì đây ? Vị Cư sĩ này nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng thông, bèn thỉnh vấn một vị Lão Hòa Thượng, nói rằng : “ Lão Sư Phụ, Quán Thế Âm Bồ Tát tay cầm tràng hạt niệm Phật, rốt cuộc là niệm ai vậy ? ” . Lão Sư Phụ dùng âm thanh từ bi để trả lời : “ này Cư Sĩ, lẽ nào ông chẳng biết ? Quán Thế Âm Bồ Tát tay cầm tràng hạt chính là niệm Quán Thế Âm Bồ Tát ”. Vị Cư Sĩ này sau khi nghe xong sự khai đạo của Lão Hòa Thượng thì trong lòng bán tín bán nghi, lại hỏi rằng : “ Lão Sư Phụ, Quán Thế Âm Bồ Tát vì sao phải niệm danh hiệu của chính mình ? ”. Lão Sư Phụ lại bảo rằng : “ này Cư Sĩ, cầu người khác chẳng bằng cầu bản thân ”. Vị Cư sĩ đó nghe rồi ngay lập tức đã có sự ngộ giải sâu sắc đối với câu danh ngôn chí lí “ cầu người khác chẳng bằng cầu bản thân ”. Đấy chính là cái gọi là “ khi mê nhờ thầy độ, ngộ rồi phải tự độ ”. Cái mà nói ở đây chính là cầu người khác chẳng bằng cầu chính mình, cái đạo lý tự mình tu hành mới có thể độ thoát bản thân.

 

Nhị Tổ Thần Quang sau khi gặp Đạt Ma Tổ Sư có thơ rằng :

不知到底一歸何,Bất tri đáo để nhất quy hà          

是以神光拜達摩,Thị dĩ Thần Quang bái Đạt Ma

立雪少林為何事,Lập Tuyết Thiếu Lâm vi hà sự ?

只求一指躲閻羅。Chỉ cầu nhất chỉ đóa Diêm La

 

Tạm dịch :

Chẳng biết rốt cuộc nhất quy về đâu ?

Do vậy Thần Quang bái Đạt Ma

Đứng tuyết Thiếu Lâm vì gì vậy ?

Chỉ cầu một chỉ tránh Diêm La.

 

Số lượt xem : 1313