BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Công đức và nguyện lập ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2022-07-24 10:26:26
/Công đức và nguyện lập ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Trên thế gian, tuy rằng tài năng, học vấn và danh lợi đều có đủ, thế nhưng sau trăm năm, những thứ này thảy đều chẳng mang theo được. Án công định quả là định con có bao nhiêu công đức, bao nhiêu công và lỗi, có thể để lại những gì cho những người đời sau trên thế gian ? 


Chẳng phải là làm quan thì mới lưu danh tại thế gian, cũng chẳng phải là để lại tiền tài phú quý ở thế gian ! Tuy rằng có tiền, chỉ có thể tính toán vì cái nhục thể này, chẳng thể tính toán cho cái linh tánh, vậy nên đồ nhi phải ngẫm nghĩ xem làm thế nào để an thân lập mệnh, đấy mới là việc quan trọng nhất.

 

Đồ nhi học tập tu đạo đã có một khoảng thời gian rồi, các con hãy dùng tam thí, tứ  vô lượng tâm ( từ bi hỷ xả ) để tiêu oan giải nghiệp, trồng đức thí huệ, không gây kết những nhân quả xấu ác với người khác, công đức đầy đủ trả sạch những món nợ cũ, tự có thể hàng phục thân tâm của bản thân, không chịu sự vây khốn của sinh tử luân hồi.

 

Nếu như đồ nhi chẳng tin vào nhân quả, lại cứ tiếp tục mê muội, bị các oan nghiệt tìm đến rồi, các con nếu như chẳng có công đức thì thầy đây cũng chẳng có năng lực để giúp các con giải quyết vấn đề. Con hãy xem xem tình trạng xã hội hiện nay, thế giới tai kiếp khắp nơi, bầu không khí lương thiện nhân đức thảy đều chẳng còn nữa, cái mà khắp nơi ngưng tụ chính là bầu không khí hung ác không hợp tình lý, lòng người chẳng còn được tốt đẹp như xưa, mọi việc xấu đều làm tận, chẳng mấy ai thật lòng lập công, lập đức, lập ngôn, thảy đều tự chuốc tự để lại tai hoạ cho bản thân đấy !

 

Có một câu nói rằng : “ Kiến tánh là công, bình đẳng là đức ”, khi con làm mỗi một Phật Sự mà có thể dẹp bỏ đi cái tâm chấp trước, tâm phân biệt, không bởi vì người khác có xem trọng con hay không, vẫn cứ thay trời làm việc; bất kể là người khác chỉ lỗi sửa chữa con như thế nào, con đều khiêm tốn thụ giáo, đấy mới là người kiến tánh, mới có thể bao dung mọi thứ.

 

Mọi người đã làm rất nhiều sự nghiệp có ích cho sức khoẻ thân thể của nhân loại, đấy gọi là gì ? Là phước đức ! Thế nhưng thầy hy vọng mọi người phải làm sự nghiệp có ích cho việc nâng cao tâm linh của nhân loại, đấy mới là tấm chân tình của Bồ Tát thật sự.

 

Cái gì gọi là công đức ? Nếu như con có thể niệm niệm không có trở ngại, niệm niệm không chấp trước, chẳng chấp trước nơi người, việc, vật, vậy thì sự nghiệp lãnh đạo của con sẽ càng khai triển mở rộng, tấm lòng của con sẽ càng cảm hoá được vô lượng vô biên các Phật tửNếu như ưa thích tranh danh tướng đạo trường, tiến vào sự mê hoặc công đức, sự tu hành như thế là chẳng có ý nghĩa đâu !

 

Thế gian chẳng có những ruộng phước công đức của sự háo tranh, háo oán, thích so đo tính toán. Chỉ có những thiện chủng công đức của sự thanh tịnh, từ bi, cảm ân.

 

Nếu như con đã tu cả một đời người, thế nhưng lại dùng tâm sai mất rồi, vậy thì con chỉ là làm phân nửa người tu hành mà thôi, như thế thì có ý nghĩa gì đây ?

 

Các con hãy đem trí tuệ ra để thật tốt mà tu đạo, bàn đạo; chớ có bảo rằng mình chỉ đến thắp nhang, khấu khấu đầu thì được rồi. Những tánh khí thói hư tật xấu chẳng sửa bỏ, thì khấu mấy vạn cái khấu đầu, có công đức hay không ? Một chút công đức cũng chẳng có. Bởi vì lúc đốt nhang khấu đầu, cái tâm thù hận vẫn còn, cái tâm gay gắt khắc nghiệt đối với người khác vẫn còn, cái tâm ganh ghét đố kị vẫn còn. Người ta nợ con một tí ti tiền, con bèn lúc nào cũng không bỏ qua cho người ta, như thế thì có còn có công đức có thể nói hay không ? như thế thì là khắt khe, hay là hậu đạo đây ? Vậy nên thầy mới nói, tha được chỗ nào thì nên tha !

 

Công đức và phước báo là khác nhau, phước báo thì ngay đến một chút tác dụng, một chút giúp ích cũng chẳng có đối với sự siêu sanh liễu tử ! Chỉ có công đức viên mãn đầy đủ thì mới có thể siêu vượt sự sinh tử luân hồi đấy !

 

Một người thật sự tiến vào sự tu hành thì sẽ không chấp trước ở việc hôm nay đã làm bao nhiêu công đức, anh ta sẽ chỉ tự mình phản tỉnh xem mình đã vun bồi bao nhiêu đức !

 

Tu hành nếu như chấp trước vào tướng công đức rồi thì cái sinh mệnh này bèn khó mà có cảm giác vững chắc thiết thực, sẽ cứ mãi tự mình trầm mê chìm đắm bên trong cái cảnh địa của sự hư vọng, cuối cùng khó mà siêu thoát luân hồi.

 

 

 

Thành tựu của tương lai sau này không phải là ở năng lực và tài hoa của con, cũng chẳng phải là ở chỗ con đã độ được bao nhiêu người, hay là đạo lý mà con đã giảng vi diệu bao nhiêu, càng không phải là ở vị cao quyền trọng của con, đạo trường lớn bao nhiêu, nhân số có bao nhiêu, mà là ở chỗ sâu thẳm của nội tâm, cái mà bộc lộ ra bên ngoài “ càng từ bi, càng khiêm tốn ”, “ tâm lượng càng rộng lớn ” hơn so với người khác, như thế mới có thể công tâm xử thế, chỗ nào cũng đều tiếp nạp bao dung, chỗ nào cũng viên dung, vậy nên lập nguyện liễu nguyện, hãy hướng về tâm tánh mà hạ công phu, tu trì viên mãn mới là thứ quyết định thành tựu của sự tu hành. 

 

Nguyện Lập

 

 

Đồ nhi ơi ! Phải tuỳ thuận nhân duyên lành, chớ có làm trái ngược lại nhân duyên, bởi vì các con đều là mang theo nguyện mà đến, đều có lập nguyện mà đến đấy, chớ có xem nhẹ bản thân !

Nguyện lập, có thể khiến các con càng có thêm sức mạnh,

Nguyện lập, chính là trợ lực tu bàn đạo của các con.

Nếu như nguyện chẳng thể liễu, khó mà về cố hương.

Nếu như đã lập nguyện rồi, vẫn là phải đi liễu cái đoạn nhân duyên này.

Công đức của bản thân, phải tự mình đi tạo,

Nhân quả của chính mình, phải chính mình đi liễu.

Nhân duyên, có lẽ nó là do trời định sẵn cả,

Thế nhưng đã định sẵn cả rồi, vẫn có thể đi cải tạo, có thể lại sáng tạo ra sức sống sinh mệnh.

Bất kể là đời người gặp phải những nhân duyên như thế nào, các con đều hãy dùng cái tâm hoan hỷ vui vẻ để mà đi gánh vác, chỉ có đi gánh chịu trách nhiệm thì mới có thể liễu những món nghiệp đầy mình của các con.

Rất nhiều lúc đồ nhi thường thường hay chú ý đến người khác có làm chuyện sai trái hay không, con chớ có mà lo lắng bận lòng người khác, phải cẩn thận chính bản thân mình thì đúng hơn; có khi bước chân của mình đã giẫm sai đường rồi đều chẳng hay biết, quản tốt bản thân mình mới là điều quan trọng nhất.

Đời người chân thật này con hãy dùng cái tâm chân thành của con mà đi làm việc, hãy đem tình yêu thương của con phụng hiến cho những người cần đến.

 


 

Tự bản thân mình phải có thể đi ra khỏi hang núi sâu kín tối tăm, thì mới có thể đi chiếu soi rọi sáng người khác, mới có thể đem ngày xuân đến với những hang núi sâu kín tối tăm khác.

 

Số lượt xem : 2361