BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích Lục Những lời từ bi của Thầy - Phần 4 ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

Tác giả liangfulai on 2023-07-10 10:09:33
/Trích Lục Những lời từ bi của Thầy  - Phần 4  ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

149. Phải vô cùng cẩn thận với các ý niệm, chớ có ngồi đấy mà nghĩ trời nghĩ đất, vân du bổn bể, du lịch vòng quanh thế giới, như thế rất dễ dàng dính tà đấy. Con dính tà rồi chẳng thể là chính mình, thân thể của bản thân bèn chẳng thể tự mình nắm bắt kiểm soát, làm luỵ người luỵ mình.

Hãy tịnh xuống, trong tâm mặc niệm ngũ tự chân ngôn hoặc niệm một câu phật hiệu cũng được; mỗi ngày niệm những cái này vài lần cũng sẽ khai mở trí tuệ.


150. Người tu đạo tham những gì ?

Tham sự ca ngợi, tham tiếng vỗ tay, tham Tiền Hiền đối tốt với mình bao nhiêu, phân biệt Tiền Hiền đối tốt với mình hơn hay là đối tốt với người kia hơn.

Chúng ta bây giờ chẳng buông xuống, vô thường hễ đến một cái, sự chấp trước vẫn còn đó, thì phải lang thang sanh tử, rơi vào sự luân hồi.

 

151. Dưỡng thân chi bằng đi dưỡng tâm, dưỡng tánh, điều tánh tình một cách nhu hoà, thì sẽ chẳng có bệnh. Có bệnh đều là bởi vì thích phát cơn tam bành, thích nổi trận lôi đình mà chuốc lấy. Vậy nên sự bồi bổ của thuốc chẳng bằng tâm trạng vui vẻ thoải mái, điều tánh tình lại một cách nhu hoà. Mỗi ngày vui vui vẻ vẻ, bình tâm tịnh khí, tâm bình khí hoà, tự nhiên thân thể bèn sẽ khoẻ.

 

152. “ Hội chứng tu lâu ” có những chứng bệnh gì đây ?

Thời kì ban đầu sẽ có cái tâm lờ đờ uể oải, dần dần sẽ hình thành nên sự hoàn toàn bất chấp, chẳng đếm xỉa đến bản thân mình có khuyết điểm, hoàn toàn nhìn không thấy bản thân mình đều chẳng có tiến bộ, thậm chí là sẽ phát bệnh đến mức chỉ biết chỉ chỉ điểm điểm ở phật đường, toàn là nói những điều thị thị phi phu của người khác.

 

153. Con đã bao lâu chẳng dùng cái tâm tốt để đối đãi những người, việc, vật trong sinh mệnh con rồi ?

Con đã bao lâu chẳng nói lời tốt, chẳng làm quý nhân trong sinh mệnh của người khác ?

Con đã bao lâu chẳng làm việc thiện, tịnh hoá ngũ trược ác thế ?

Chớ có làm trì trệ trì hoãn những tháng ngày hoàng kim có thể tu bàn, chớ có lãng phí hành trình sinh mệnh của bản thân, bởi vì chỉ có Bạch Dương phổ độ một lần này thôi.

 

154. Một người mà có lòng nhân ái đãi người khoan dung thì những gì mà anh ta làm đều tâm an lí đắc ( hợp với đạo lí nên trong lòng rất thản nhiên ) , những tháng ngày mà anh ta sống đều là tâm trí thanh thản, lòng dạ thảnh thơi.

Một người mà tâm thuật bất chính thì những gì mà anh ta làm đều là tâm địa tàn nhẫn, xử sự độc ác, những tháng ngày mà anh ta sống đều là những sự hồi hộp sợ hãi.

 

155. Khi con trở thành Tiền Hiền rồi, con đều dạy cho các hậu học những gì đây ?

Hậu học của con có biết sự thù thắng của Bạch dương phổ độ hay không ?

Hậu học của con có biết diệu dụng của tam bảo tâm pháp hay không ?

Hậu học của con có biết tính quan trọng tất yếu của Tam Thanh Tứ Chánh hay không ?

Hậu học của con có biết sự khả quý của Tôn Sư Trọng Đạo hay không ?

Hậu học của con có biết đức phong của tiền bối hay không ?

đức phong : dùng đạo đức cảm hoá mọi người, mọi người bèn thuận tùng như gió vậy )

Nếu như những điều cơ bản này đều chẳng biết, vậy thì thầy hỏi hỏi đồ nhi đang truyền thừa những cái gì đây ?

 

156. Nếu như khi hoàn cảnh của con đều vô cùng thuận lợi, một chút trắc trở đều chẳng có, con càng phải cẩn thận mà đi thì mới không dẫn đến vấp ngã.

Khi tiếp nhận những tiếng ca ngợi càng nhiều, thì càng là thời điểm nguy hiểm nhất của người tu hành.

 

157. Chân lí sản sinh ở bên trong thực tiễn, mỗi một người đều là một bộ kinh điển sống.

 

158. Những chúng sanh hữu hình là nhân duyên tụ hợp mà đến, con có thể phương tiện tiếp dẫn; thế nhưng những chúng sanh vô hình thì không dễ độ rồi. Có thể độ bản thân thì có thể độ người khácđộ người đồng thời cũng đang độ bản thânChỉ cần dụng tâm độc đáo, độ người độ mình chẳng phải đều là cùng lúc hoàn thành đó sao ?

 

159. Là một người hoằng pháp lợi sanh, khi con chỉ dạy cho chúng sanh phải đặc biệt chú ý những cách nghĩ của bản thân con, những hành vi việc làm, đạo lí của con không thể lệch khỏi những lời mà Thánh Nhân của ngũ giáo đã nói. Nếu như những cách nghĩ, hành vi, đạo lí của con lệch rời khỏi những kinh luận của Thánh Nhân, vậy thì sự hoằng pháp của con đối với chúng sanh là chẳng có sự giúp ích đâu đấy.

Một người truyền đạo bàn đạo thì phải luôn luôn lúc nào cũng phản tỉnh những cách nghĩ, hành vi của bản thân và những lời mà mình đã nói ra đều hợp với nhân nghĩa lòng trời hay không ? Có thể khiến cho người ta cải ác hướng thiện hay không ? có thể khiến cho người ta gột rửa tâm hồn, dẹp bỏ mọi cách nghĩ không tốt hay không ?

 

160. Gốc cội của khổ chính là không chịu xả đối với những tham muốn của thế gian. Vì sao lại không xả ?

Vì nhìn chẳng thấu thật và giả, chẳng biết người thật vác lấy người giả mà chạy, ngộ chẳng thấu tự tánh có thể sanh vạn pháp, chẳng tin tưởng tự tánh có thể sáng tạo mọi cái, cho nên mới lo lắng sợ hãi, chẳng xả được mọi cái mà sở hữu bên mình, đấy là gốc cội của cái khổ.

Muốn quay trở về đến sự vô vi tự nhiên, đắc được sự tự tại của thân tâm thì phải biết thấu cái gốc cội này của khổ.

 

161. Người tu đạo sở dĩ khác với mọi người bình thường chính là biết khoan thứ và bao dung. Chớ có quá mức yêu cầu đòi hỏi người khác, quá mức yêu cầu đòi hỏi người khác chính là chế tạo đau khổ cho tự bản thân; ngược lại hãy yêu cầu đòi hỏi bản thân thì mới vui vẻ, ánh mắt tầm nhìn cũng sẽ trở nên rộng xa.

 

162. Ở trong đạo trường muốn đắc được sự tha thứ của oan thân trái chủ, ngoài việc dựa vào tự mình nỗ lực hành công lập đức ra, lại còn phải cậy nhờ vào sự giúp đỡ trợ đạo của Chư Phật, nhờ vào phật lực hộ trì thì mới có thể đi được càng vững.

 

163. Ở trên đạo trường lâu rồi, những người, việc, vật nhìn thấy cũng đã nhiều rồi, thời khắc này nhất định phải càng thêm cẩn thận những niệm đầu và hành vi của bản thân mình. Nếu như tâm niệm chẳng cách nào kiểm soát khống chế cho đoan chánh thì khó mà bảo vệ được những công sức nỗ lực trước đây, thảy đều bị vứt bỏ, nước mắt hối hận sẽ đầm đìa.

 

164. “ Tam Thanh Tứ Chánh ” đối với một người tu đạo mà nói thì là rất quan trọng đấy; trước khi muốn làm việc gì đều phải hỏi lương tâm của bản thân trước đã, bởi vì “ niệm đầu sẽ trở thành hành vi, hành vi bèn kết luận giá trị ! ”

 

165. Tam bảo chính là “ bùa bình an ” của các con, do đó các con hạnh phúc hơn so với người khác. Hãy đem cái “ bùa bình an ” này lúc nào cũng ghi nhớ ở trong tâm đầu, thì có thể thời thời khắc khắc bảo vệ bình an, cũng có thể đem cái bùa bình an này tặng cho người nhà, ấy chính là đưa họ đến cầu đạo để cho họ cũng có thể đắc được cái bùa bình an này.

 

166. Những cám dỗ của thế gian rất nhiều, nếu như sức ý chí của con bạc nhược như thế thì sẽ rất dễ vướng vào trong đó, khó trách mệnh không tốt ! Phẩm chất sinh hoạt của con đều điên đảo thác loạn rồi, đương nhiên sinh mệnh bèn qua một cách rất khốn khó vất vả đấy !

 

167. Phước hoạ chẳng có cửa, duy có con người tự vời đến ! Có lúc phải tịnh cái tâm xuống để suy ngẫm kĩ càng, tất cả mọi bệnh khổ có phải là tự mình tìm lấy, tự mình chuốc lấy ? Nếu đã là vậy, lại vì sao phải oán trời trách người ? vì sao mà phải vô sự chuốc hoạ lên người ? Có phải là phải quay ngược lại yêu cầu đòi hỏi ở bản thân không ?

 

168. Trong quá trình gặp phải những khảo nghiệm, đều có ý nghĩa của nó tồn tại đấy. Sự phát sinh của mỗi một sự việc đều là cơ hội để khiến cho bản thân mình trưởng thành. Rất nhiều những sự bất bình và những sự chỉ trích trách móc đều là những cơ hội để mài luyện con, khiến cho con càng thêm trưởng thành chững chạc.

 

169. Trong quá trình thao bàn đạo vụ, mọi người đều là đang học tập, khó tránh sẽ có những chỗ không được lí tưởng lắm; vào những lúc sự việc chưa đến chỗ hoàn mĩ, cảm xúc lên xuống không ổn định, cũng sẽ có những chuyện như là đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Lúc này phải có một quan niệm là chớ có đem những cảm giác ấn tượng của quá khứ mang đến bên trong quá trình cùng bàn lần sau.

Sự cộng sự cộng bàn ( làm việc cùng nhau ) của mỗi lần đều phải quay trở về số không ngay lúc ấysự gặp gỡ cùng ở bên nhau của mỗi lần đều là sự bắt đầu mới làm lại từ đầu một cách triệt để, như thế mới xem là có chút tiến vào sự tu hành.

 

170. Cái mà mọi người làm là việc của ông trời, việc của chúng sanh, cái duyên phận ở cùng nhau là ngắn ngủi thoáng qua, con một đời người kiếp này có thể có mấy lần gặp gỡ với người ta đây ? Hãy thật tốt mà trân trọng sự tiếp xúc qua lại với mỗi một vị đồng tu đấy !

Hãy dùng cái tâm lượng rộng rãi bao dung những sự khác biệthọc tập những sự khác biệt, đấy chính là nâng cao bản thân, cũng là giúp đỡ đồng tu đấy !

 

171. Đạo ở tự thân, ngoài thân chẳng có đạonếu quả thật muốn cầu, thì hãy hướng về tự tánh phật mà cầu; con cứ mãi hướng ra bên ngoài mà cầu, hướng ra bên ngoài mà phan duyên, thì sẽ càng mê muội càng triêm nhiễm, chẳng quay lại nổi tự tánh. Chịu những sự triền nhiễu của nhân duyên bên ngoài thì vận mệnh nhất định là ngoắt ngoéo.

 

172. Càng là mạt hậu thì những sự khảo nghiệm càng là không ngớt xuất hiện. Tu đạo là việc của cả đời người, đường dài dằng dặc; nếu chẳng tìm về sơ phát tâm ban đầu của bản thân, các con lấy cái gì để đối mặt với những khảo nghiệm của thời mạt hậu ?

 

173. Trăm ngày trồng cây, một ngày lửa đốt rừng công đức ? Cơn nóng giận của con hễ phát, uổng phí sự tu hành ! Nhẫn nhịn một hơi, nuốt ực xuống một ngụm nước miếng, mặc cho những khen chê mỉa mai của người ta là thật hay là giả; cái gì cũng đều chớ có xem là thật, tai này vào thì tai khác ra, tám ngọn gió thổi chẳng nổi hồ tâm của con.

 

174. Tu đạo không phải là ở phật đường mới có thể tu, chẳng phải là ở phật đường mới có thể tránh kiếp tị nạn, bản thân chúng ta thì có một cái phật đường.

Tu đạo là ở mỗi nơi, mỗi ngóc ngách đi làm những việc mà con nên làm, đấy chính là tu đạo đấy ! Chúng ta phải đem đạo dung nhập xã hội, dung nhập gia đình, dung nhập trên thế gian; phật đường chỉ là một sự quá cảnh bổ trợ, giúp đỡ mọi người dìu dắt tay nhau cùng tiến.

 

175. Phải đi sâu vào thể hội nhận thức và thực hành đối với các đạo lí, nếu không thì rất dễ rơi vào sự nói bàn suông. Hễ một khi gặp phải khảo nghiệm, cái tâm bèn quấy loạn đến chẳng còn chủ, rơi vào sự luân hồi trong những chìm nổi của nhân tâm, bi khổ chẳng ngưng !

 

176. Tu tâm tu khẩu thì đường dễ đi; chẳng nói thị phi thì chẳng phải sầuMuốn tu quả vô lậu thì tối kị khẩu nghiệp phá.

 

177. Tu đạo phải giống như cắm mạ vậy, lùi một bước biển rộng trời không, hãy cúi thấp cái eo, cái đầu của con, một chút cũng không lên mặt tỏ vẻ hơn người, đắc lí cũng sẽ không có chẳng tha lỗi cho người.

Bàn đạo thì phải giống như tiến về trước mà gặt vậy, trông thì là có vẻ như đi ngược vậy, trên thực tế thì lại không ngớt đang gặt hái. Vậy nên chớ có bởi vì một số các nhân sự mà làm trễ luỵ tuệ mệnh của bản thân, càng chớ có bởi vì một câu nói, một động tác không để ý của mình mà đem đến cho đạo trường những sự tổn thương. Lúc nào cũng phải hồi quang phản chiếu, thật tốt mà nhìn rõ bản thân, tôi luyện tốt cái công phu tự giác.

 

178. Khảo từ tâm sanh, cũng từ tâm diệt. Nếu như chẳng có khởi tâm động niệm, khảo nghiệm có đến không ? Vậy nên lúc gặp phải khảo nghiệm, điều thứ nhất là phải quay ngược lại phản tỉnh kiểm tra lại bản thân, bởi vì nhất định là những niệm đầu của bản thân con đã khởi lên trước thì mới chuốc đến những khảo nghiệm. Nếu như nhất tâm bất động, thì khảo nghiệm có khảo nổi con hay không ?

 

179. Chỉ cần nhiều thêm một cái tâm tuỳ hỷ, nhiều thêm một cái tâm quan tâm chu đáo đến người khác thì tự nhiên sanh phát trí tuệ, nghe hiểu những lời của người khác. Bất kể là những lời nói nghiêm khắc lạnh lùng, những lời chê cười mỉa mai, nếu như người nghe có thể thông cảm thấu hiểu cái tâm của đối phương thì có thể nghe hiểu dụng tâm của người ta. Lúc này con lẽ ra phải vui mừng vì có người quan tâm để ý mình, xem trọng mình; chớ nếu như cái người này hết cứu nổi rồi, thử hỏi xem con còn lại đi nói anh ta nữa hay sao ?

 

180. Đời người khảo nghiệm rất nhiều, bất kể là con tu đạo hay không, đường đời con người đều là trắc trở không bằng phẳng. Khi có người đẩy con một cái, khiến con té ngã, thì phải biết tự mình đứng dậy, đứng dậy mới có thể tiếp tục đi hướng về phía trước. Tự bản thân con chẳng chịu đứng dậy trở lại, người mà con phụ lòng chính là bản thân con đấy.

 

181. Con hãy đem tánh tình luyện được nhu hoà một chút, sẽ không bị thiệt thòi đâu ! Con càng sợ nếm chịu thiệt thòi, thì tánh tình bèn càng cứng rắn, càng dễ khởi xung đột với người khác. Cái mệnh của con thì phải coi con là cá tính gì ! Chớ có cảm thấy mệnh của mình rất khổ. Các thứ nhân duyên đều là đang tạo tựu con, thành tựu con cái mệnh tốt hơn.

 

182. Phiền não có thể kích phát quấy động ra trí tuệ của con người, trí tuệ hễ hiện thì phiền não tự nhiên phá trừ.

 

183. Nếu như chẳng nhận mệnh, cái tâm cảm ân bèn chẳng phát ra được, sẽ trên khổ thêm khổ, trên nghiệp thêm nghiệp, trong quả tạo nhân đấy !

Vậy nên tu đạo phải nhận mệnh, nhận mệnh thì mới hoan hỷ cam nguyện, thì mới hoan hỷ tiếp nhận đối với những thuận cảnh, nghịch cảnh, lúc này sinh mệnh của con mới hiển hiện được sự lành mạnh có ý nghĩa.

 

184. Thời kì mạt pháp có biết bao nhiêu những oan nghiệp cùng phát; cái mà dùng để đòi nợ đòi oan là các loại cảnh khổ để che lấp trí tuệ của người; con người ở trong đó có thể phân biện rõ thực hư hay không ?

Quả báo mà mọi người phải gánh chịu thì khác nhau; cùng lúc mà các con đang gánh chịu quả báo thì tuyệt đối chớ có khởi nhị niệm; con hễ khởi nhị niệm rồi thì rơi vào sự luân hồi hết lần này đến lần khác. Nghịch cảnh đến rồi thì cứ thuận theo mà nghênh đón nhẫn chịu, một tới một lui, chẳng có đến thì chẳng có đi.

 

185. Nhà nhà đều có quyển kinh khó niệm, nỗi khổ sở của mỗi người đều không giống nhau; chỉ cần con bằng lòng gánh vác, cái khổ này bèn không còn là khổ nữa; nếu nhìn chẳng thoáng, nghĩ chẳng thấu suốt, thì cái khổ này vẫn cứ là khổ.

Bạn bè thân thích là duyên của một kiếp này; những người này sau khi ở bên cạnh cùng con trải qua kiếp này rồi thì sao đây ? Con phải đi về đâu đây ?

Khổ phải tự mình liễu, đường phải tự mình đi, chẳng ai thay thế được. Nghĩ thoáng rồi thì cởi mở lòng buông xuống; mở lòng buông xuống rồi thì chẳng có vấn đề khổ hay không nữa.

 

186. Bên trong những sự tình khổ nạn ẩn chứa rất nhiều những nhân duyên; trong những nhân duyên đan xen rối rắm phức tạp này, phải làm thế nào để một kiếp tu một kiếp liễu dứt đây ?

Cái mà con phải liễu tuyệt đối chẳng phải chỉ là một kiếp này mà thôi; hãy nghĩ nghĩ xem những tội nghiệp mà sáu vạn năm nay đã tạo xuống khiến cho con kiếp này gặp phải những sự nghèo nàn khốn khó, bệnh khổ, phiền não; quá nhiều những chỗ gây khó khiến cho con đi một cách tiến tiến thoái thoái. Hãy triển hiện ánh sáng trí tuệ của con để rọi phá những nỗi bi thương của biển khổ; ngọn đèn của tâm hễ sáng, thì những tai kiếp của tâm bèn liền sau đó mà lui.

 

187. Là thuận là nghịch ai làm ra vậy ? Chẳng phải đều là tự gây tạo nghiệt đấy sao ? Hễ xem sự đời thì đều có nhân quả cả, tuyệt đối chẳng phải là khi không vô duyên vô cớ mà đến. Nếu đã chẳng phải là không có nguyên do, thì hãy dùng thiện niệm lớn mạnh nhất để lật chuyển.

Tốt xấu quyết định ở một niệm, có qua nổi hay không cũng ở chỗ ý niệm phải chăng đủ kiên quyết. Niệm nào vậy ? “ cái tâm bình thường ” có thể vận chuyển thuận nghịch.

 

188. Rất biết nói chuyện không đại biểu rằng anh ta rất hiểu, còn phải biết “ nghe lời ”, chớ nếu không, câu câu thiền cơ mà một câu đều nghe chẳng hiểu.

Rất biết nghe lời cũng không đại biểu rất biết làm việc, chớ nếu không, việc việc đều tốt mà một việc đều chẳng có làm. Như thế xem ra tu đạo muốn bước bước nâng cao thì nhất định cần phải thể dụng hợp nhất, đạo và giáo song hành thì mới không uổng một phen tu đạo.

 

189. Kiếp này cho dù là con có vinh hoa phú quý, tứ chi kiện toàn, ngũ quan xinh đẹp đến đâu đi chăng nữa, phước đức hưởng tận rồi, ba tấc hơi hễ đứt, kiếp sau có thể chẳng còn nữa đâu, có cái để khổ rồi ! Những sự phú quý bần tiện của thế gian này, trông thì có vẻ như không công bằng, tất cả mọi sự không công bằng này đều là nhân quả. Con có thể ở đây bình an mà nghiên cứu đạo lý, không chỉ là tổ thượng có đức, thiên ân sư đức, mà còn có bản thân con luỹ kiếp có tu, đấy chẳng phải là nhân quả hay sao ?

 

190. Những lời khảo đạo thì không thể từ trong miệng các con nói ra; những lời làm tổn thương người khác cũng không thể từ trong miệng các con nói ra; những chuyện huỷ đạo bại đức cũng không thể từ trên thân các con làm ra. Hôm nay tu đạo phải biết cẩn thận lời nói hành động.

 

191. Bởi vì thị phi mà làm trở ngại đại sự phổ độ của Chư Phật Bồ Táttội không thể xá !

Bởi vì thị phi mà làm cản trở 96 ức nguyên thai phật tử lên bờtội chẳng thể xá !

Bởi vì thị phi mà quấy nhiễu đến việc lấp đầy chánh khícon chỉ còn có nước ngồi mà chờ chết thôi !

 

192. Khi con gặp phải bất cứ những khốn khó gì, phải kiềm chế kiểm soát được cái tâm của mình, tin tưởng “đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật ”. Những nỗi khổ của đời người nhiều như thế, hãy thật tốt mà trân trọng cơ duyên của Tam Tào phổ độ, nhân lúc còn trẻ mà mau chóng tích công tích đức thì mới có cơ hội cải biến vận mệnh, thoát thai hoán cốt.

 

193. Đời người chẳng có sự thành công hay thất bại vĩnh viễn; nếu đã là vậy, con còn chấp trước cái gì đây ? Bất kể thành công hay là thất bại, đều gọi là sự “ tôi luyện, trải nghiệm ”, đều gọi là “ thành tựu ”. Vậy nên, sau này bất kể gặp phải những việc gì, đều phải tồn “ cái tâm cảm ân ”.

 

194. “ Tánh lí tâm pháp ” thượng thừa thì ở chỗ Minh Sư một chỉ điểm, chẳng cần phải hướng ra bên ngoài phan duyên. Hãy giữ lấy cái tâm của bản thân mình chẳng vọng động, tâm hễ động, vạn pháp đương nhiên từ trong đó mà sanh; con một niệm chẳng sanh, thì tâm pháp thảy đều ở trong tánh lí.

 

195. Tánh mệnh nắm bắt ở trong tay của bản thân, con đường về nhà chẳng đi thì sẽ mọc ra những gai góc cỏ dại; những cỏ dại này đều là tự mình dưỡng ra đấy, chẳng phải là ông trời cố ý muốn quấy nhiễu gây trở ngại. Vậy nên nói “ tự tánh tự độ, phật chẳng thể độ ” !

 

196. Cái gì gọi là “ tâm từ bi ” ?

Cái “ niệm thanh tịnh ” đã khởi lên ngay lúc ấy, chẳng có những quan hệ lợi hại, được mất, chẳng thông qua sự suy ngẫm cân nhắc, đấy mới gọi là “ tâm từ bi ”.

 

197. Công phu “ phản tỉnh ” không dễ làm đâu đấy !

Nếu như chẳng phát hiện nhận ra bản thân vẫn còn có mang một chút cái tâm “ Nhân Ngã đối đãi ”, lại làm thế nào nhìn ra được lỗi sai của mình, vấn đề của mình đây ?

Vậy nên “ phản tỉnh ” nếu chẳng có “ tâm không ” thì soi chiếu chẳng thấy đâu đấy.

 

 

 

Số lượt xem : 137