BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích Lục Những lời từ bi của Thầy - Phần 1 ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

Tác giả liangfulai on 2023-07-10 09:59:51
/Trích Lục Những lời từ bi của Thầy  - Phần 1  ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

Trích Lục Những lời từ bi của Thầy

- Phần 1

( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

 


1. Đạo đều là chỉ có buông xuống mới có thể đạt ( thu hoạch, gặt hái )  được; hãy tận dụng các loại phương pháp, vô vi vô tâm, đi làm một cách vô tâm, hành ra ngoài một cách vô vi. Phải “ sanh tâm ấy mà chẳng có chỗ trụ ”.

 

2. Người phàm thế gian truy cầu theo đuổi danh lợi, người tu đạo truy cầu theo đuổi sự giải thoát, đều là có cầu có mất đấy; bởi vì có sự cầu mong nên trong tâm đã có sự đối đãi, đã sản sinh ra sự phân biệt, mà cái tâm phân biệt này chính là hạt giống của sự sinh tử luân hồi đấy !

 

3. Thiên đường chẳng phải là tạo tựu ở trên trời hay là sau trăm năm mới có thể đến được, mà là ngay lúc ấy phải chăng có thể chuyển niệm. Nếu như thời thời khắc khắc đều nghĩ cho chúng sanh, lúc nào cũng xả mình vì đại chúng, hoàn toàn quên mình thì thiên đường tức hiện.

 

4. Từ xưa đến nay, người tu hành đều là đem đạo dung hoà vào trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, thật thà mà ăn cơm, thật thà mà ngủ nghỉ, thật thà mà đi đường, thật thà mà giảng đạo, thật thà mà nghe lớp … ngồi có tướng ngồi, hành có những nghi tắc của hành, chẳng có mơ mộng, vô tướng, vô Ngã, thì gần với Đạo.

 

5. Hiển hoá, phải tìm ở tự thân. Con hôm nay tâm trạng vui vẻ thì chính là sự hiển hoá; con hôm nay nhìn thấu một sự việc rồi cũng là sự hiển hoá. Bởi vì sự hiển hoá của tự tánh của con, đấy mới gọi là sự hiển hoá chân chính thật sự. Chớ có cứ mãi đi truy cầu theo đuổi những sự hiển hoá của hình tượng bên ngoài.

 

6. Các con nếu như nhân tâm động quá nhiều thì nhất định sẽ sống một cách rất đau khổ, sống một cách không tự tại; vậy nên mới nói phải buông bỏ cái tâm riêng tư ích kỉ, cái tâm chỉ yêu thương bản thân này, để đi yêu thương chúng sanh, vậy thì con mới có cách xoay chuyển được vận mệnh của chính mình.

 

7. Mệnh theo tâm chuyển, tu tâm mới là điều quan trọng nhất. Người tu đạo phải khiêm tốn hạ mình, chính là mẫu ruộng tốt bồi dưỡng nội đức, tạo tựu chúng ta. 

 

 

8. Trí tuệ mọi người đều có, chỉ cần nhiều thêm một phần cái tâm tuỳ hỷ, nhiều thêm một phần cái tâm quan tâm chu đáo thì con tự nhiên bèn nghe hiểu được những lời của người khác. Bất kể là những lời lẽ nghiêm khắc, những lời lẽ mỉa mai đả kích, nếu như người nghe có thể thông cảm hiểu cho đối phương, thì có thể nghe hiểu được dụng tâm của người ta.

 

 

9. Minh Sư một chỉ điểm chính là bảo với con bổn lai diện mục bắt tay vào từ chỗ này; ngoài ra con còn phải tiến vào bên trong tìm kiếm. Ai đang suy nghĩ ? Ai đang làm ? Ai phát giác ? Ta là ai ? Nếu như con chẳng thể hiểu rõ tự bản thân, thì là thịt chạy thây đi ( có xác không hồn ) vậy.

 

10. Tam Bảo Bạch Dương vốn là kết tinh của thiên địa vạn pháp, bao hàm hết thảy những diệu ý chơn truyền của các đời Tổ xưa nay, thông suốt toàn bộ những huyền cơ áo diệu thật tướng của ngàn kinh vạn điển xưa nay; những người gặp được đều là những người phật duyên thâm hậu, nhiều kiếp có tu.

 

 

11. Các con phải thật tu một cách vững chắc thiết thực, mỗi bước mỗi dấu chân, và rồi xem kinh điển xem huấn văn đều chớ có chấp trước ở văn tự bên ngoài, chớ có chấp trước ở Một Điểm này mà thầy đã cho các con. Đạo ở tự tâm, hãy đi tìm cầu ở trong tâmthế nhưng không phải là những tư tâm vọng tưởngmà là cái Thiên Tâm ấy của con đấy.

 

 

12. Sinh mệnh chẳng phải là sự đoạn diệt, mà là một chuỗi mắt xích  lưu chuyển của “ trong nhân có quả, trong quả có nhân ” có quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Những chuyện đã qua rồi thì đã qua, đã chẳng cách nào vãn hồi lại được nữa; thế nhưng những chuyện tương lai vẫn còn có thể truy cầu theo đuổi ! Tu đạo có thể đoạn quá khứ, sáng tạo tương lai, cải biến đời người, vậy nên các đồ nhi tuyệt đối chớ có oán trời trách người đấy !

 

13. Mỗi người chúng ta những lúc thất bại đoạ lạc vẫn cứ thường hay oán hận, phẫn nộ giận dữ, thì sẽ trách móc người khác. Thế nhưng con liệu đã từng nghĩ qua con vì sao lại thất bại hay không ? Vì sao lại đoạ lạc ? Con cớ sao lại chẳng trách móc bản thân mà cứ mãi trách móc người khác ?

 

14. Ngày thường chẳng tham cứu chân lí, chẳng nghiên cứu sâu những lời từ bi của Thánh Hiền Tiên Phật, cũng chẳng đọc các sách Thánh Hiền, đạo lí chẳng nghe, sách cũng chẳng xem, làm sao mà tinh tấn được đây ! Các con vẫn cứ thích xoay vần trong nhân sự, vậy nên đầu cuối tiến bộ chẳng nổi, cứ mãi giậm chân tại chỗ.

 

15. Gặp phải những lúc mà mình không như ý, hãy có thể bao dung độ lượng như Di Lặc Tổ Sư chớ chẳng phải nhẫn nhịn. Nhẫn (  ) là một ngọn đao () trên tâm (), nếu như đến lúc con chẳng thể nhẫn nhịn được nữa, cây đao ấy bèn sẽ bay ra bên ngoài, vậy nên chúng ta phải học tập làm thế nào để “ dung ” đấy.

 

16. Nếu như trong tâm của các con chẳng có tình yêu thương, cũng chẳng có sự tồn tại của Tiên Phật Bồ Tát, chẳng có mục tiêu, vậy thì đoạn duyên này mà chúng sanh đã kết với con bèn cực kì là đáng bi thương rồi. Nếu như con có thể đưa tay ra cứu giúp, đem những sự uỷ khuất thiệt thòi của bản thân mình gạt sang một bên, vậy chúng sanh kết duyên với con, con đường tương lai sau này của họ mới là hạnh phúc đấy.

 

17. Phàm việc gì cũng đã tận nhân sự rồi, rồi lại nghe thiên mệnh, mọi thứ thảy đều do ông Trời ơn trên làm chủ, thảy đều cứ thuận theo tự nhiên vậy. Ý người cưỡng cầu thì chẳng phải đạo; nhân tâm dụng sự thì chẳng phải đạo; chấp trước hình tướng thì chẳng phải đạo. Duy chỉ có mang giữ cái tâm từ bi, Thiên Tâm, Phật Tâm, Công Tâm thì mới có thể tu đạo bàn đạo.

 

18. Trời đất đã cho các con mọi thứ, vậy nên phải biết biết đủ và trân trọng. Việc gì cũng phải có thể biết đủ thường vui, thường mang tâm cảm ân; con chỉ cần có một cái thiện niệm thì Tiên Phật khắp nơi đều sẽ trợ giúp cho con.

 

19. Cái mà con người khó tu nhất chính là nội đức, khiến cho người khác nhận định rằng nội đức của người này rất tốt là điều không dễ dàng đâu. Tu nội đức còn khó gấp 10 lần so với việc tu tài ăn nói.

 

 

20. Thiên phú của một người tu đạo bất kể là phong phú bao nhiêu, tư chất bên trong và bên ngoài bất kể là phong phú tốt đẹp bao nhiêu, nếu như chẳng có đem những đức hạnh của bản thân lan rộng đến trên thân của người khác, phát sinh ra sức nóng, rồi lại từ sức nóng của người khác soi rọi đến trên thân của bản thân mình thì không thể phát giác giá trị thực chất của “đức ”.

 

21. Một chỉ của Minh Sư đã siêu sanh, thế nhưng tiếp theo thì phải phá những thói quen cũ đã có từ trước của luỹ kiếp, trừ bỏ đi những phiền não chướng, nếu không thì vẫn chẳng thể nào liễu tử, vẫn cứ là luân chuyển bên trong sự luân hồi.

 

22. Các con những lúc gặp phải sự khốn khó, có thể đọc nghiên cứu nghiền ngẫm sâu Lục Tổ Đàn Kinh, bởi vì Lục Tổ Đàn Kinh mỗi câu mỗi từ đều kiến tánh.

 

 

23. Cái mà tu đạo nói đến là “đức”, chớ chẳng phải là những đạo lí nơi chót lưỡi đầu môi, chẳng phải là khẩu đầu thiền. Trải nghiệm tu đạo của Lục Tổ thì ngay từ đầu ngài ấy cái gì cũng chẳng nói, cái gì cũng chẳng giảng, thế nhưng mà những người nói giảng thì lại là nói giảng suông thôi, người không nói giảng lại đắc được tâm truyền.

 

Các con có hiểu biết rõ về Lộ Tổ đời thứ 17 không ? Chịu vất vả khổ nhọc hàng đầu, chẳng biết bàn phiếm luận suông, cũng chẳng biết những luận điệu kinh điển gì cả. Dựa vào cái gì mà trở thành Tổ Sư một đời vậy ? các con có hiểu chăng ?

 

24. Đạo vốn dĩ chẳng có hình chẳng có tướng, cái có thể nói giảng thì chẳng phải chơn đạo, phải hành ra bên ngoài mới là chơn đạo. Chớ có suốt cả ngày ôm lấy quyển sách, những cái mà nói giảng ra đều là đạo văn tự, những cái nói ra đều là đạo lời nói, đạo chẳng ở ngôn thuyết, quý ở chỗ thực hành.

 

25. Hãy mở rộng tầm mắt mà nhìn xem thế giới hiện nay, những kẻ xa xỉ chạy theo trào lưu mới thì nhiều, những người tĩnh đạm thuần chánh tinh khiết thì ít, đủ thứ các tâm ẩn giấu đằng sau mỗi một bộ mặt; ở những nơi mà mọi người dồn mắt chú ý thì đứng ngồi cực kì trang nghiêm, tiến lùi vô cùng đạo mạo. Trong chốn đông người thì chấp tay vái chào, mềm dẻo uyển chuyển, nhanh chóng lẹ làng mà tuân theo, vâng vâng dạ dạ; trước mặt thì dua nịnh mà sau lưng thì lại huỷ báng, khoe khoang khoác lác những sở trường cái hay của mình, lấy làm nhục việc nghe lỗi bản thân, tán đồng thì vui, không thì giận dữ; ngoài mặt ban thí, nhưng lại lén ngầm trộm cắp, ngoài mặt khoan dung, bên trong ganh ghét, đấy là những kẻ tiểu nhân hạ hạ đẳng, cũng là những điều nên cảnh giác cẩn thận dè chừng của người tu đạo lập thân xử thế.

 

 

26. Mới vào cửa Phật miệng sạch sẽ, lâu rồi chai lì chẳng sợ Thần, chẳng thành tâm cũng không lễ phép, thị thị phi phi cả một đống. Tuy rằng là những đệ tử của cửa Phật, nhưng lại thua cho những người có đức trong xã hội tuy chưa vào cửa Phật thụ điểm mà sự hàm dưỡng độ lượng lại sâu hơn các con, chỉ thiếu mỗi một Điểm thì bèn siêu sanh liễu tử, về thẳng Lí Thiên gặp Mẫu Nương, đấy gọi là tu trước mà đắc sau, công và đức thắng trội hơn các con đấy.

 

27. Chúng ta làm người chớ có quá cao ngạo, tự cô lập xa lánh mọi người thì bơ vơ lẻ loi; bây giờ những người ở nơi động cổ núi sâu thì lại tu chẳng thành đạo nổi. Ở trên đời thì phải tuỳ duyên mà xử thế; nếu như rất cao ngạo thì chẳng những tu đạo không ổn, mà ngay đến cả làm người còn không xong nữa là.

 

28. Trong sự thành công và thất bại thì đều hãy dùng cái tâm bình đẳng để xử sự. Nếu thành công mà bèn dương dương tự đắc thì con đường mà mình đi bèn sẽ không cẩn thận, thì sẽ dễ trở nên thất bại. Vậy nên mọi cái đều phải có thể cư an tư nguy ( đương lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy cấp để phòng bị ), chớ có tưởng rằng tình hình hiện tại đang rất tốt chẳng có những lo lắng, ưu lự, thật ra đấy mới là mối ưu sầu hoạn nạn đáng lo thật sự.

 

Thành công chớ có hí hửng tự mừng, thất bại cũng chớ có tự ti xem nhẹ bản thân cho rằng mình kém cỏi; thành công và thất bại chỉ là ở giữa một niệm. Chỉ cần mỗi ngày thường bảo vệ gìn giữ cái tâm này, bất kể thành công hay không đều không làm ảnh hưởng được con.

 

29. Tất cả vạn pháp thảy đều là tướng cả đấy ! Thảy đều là đang giải tâm mà thôi. Tất cả văn tự đều là để giải cái bộ kinh này của con, bộ kinh này của con là gì vậy ? Chính là cái mà “ tiếp liền nhau không ngớt, liên miên không dứt, vĩnh viễn sẽ không bỏ sót ” mà Thầy đã truyền cho con đấy ! 

 

30. Hiện nay đâu đâu cũng là Tế công, ai mới giống Tế công thật ? vậy làm sao mà phân biện đây ? Tế công thật sự là một tấm lòng công, đạo lí, lí luận rõ ràng, ông ta chẳng quản những thị thị phi phi của người đời, chỉ quản việc làm thế nào đi thông đạt con đường của tự tánh.

 

31. Chỉ cần là có nhục thể thì ai mà chẳng có những cơn đau bệnh, cái này chính là nỗi khổ của việc làm người; mà nay nếu như đã tu đạo bàn đạo rồi, những nỗi khổ này vẫn cứ là phải chịu, thế nhưng con sẽ chịu đựng một cách rất tự tại, bởi vì con đã hiểu được vì sao phải chịu khổ, thì bèn sẽ không oán trời trách người nữa rồi.

 

32. Là phước, là hoạ, thảy đều sớm đã định sẵn. Tu đạo chỉ là bảo trì gìn giữ cái tâm bình thường mà thôi. Tốt thì chấp nhận, không tốt thì cũng chấp nhận, cũng giống như tấm lòng của Phật vậy. Người tu đạo không thể vĩnh viễn chỉ hy vọng luôn ở trong hoàn cảnh bình thuận; nếu gặp phải khốn khó thì phải nghĩ cách để giải quyết.

 

33. Chẳng có con đường đạo của bất cứ ai là bằng phẳng cả, nhất định sẽ có những trắc trở, những sự không bình thuận xuất hiện. Người với người ở bên nhau cũng sẽ có những lúc không như ý. Vậy nên phải điều chỉnh bản thân trước, tu dưỡng bản thân, không thể chỗ nào cũng yêu cầu đòi hỏi người khác phối hợp con đượctự bản thân tu tốt trước thì mới có thể thật sự ảnh hưởng người khác.

 

34. Tu đạo phải tu đến chẳng còn lo lắng vướng bận, đi đến đâu cũng đều có thể thích ứng, đều có thể tâm an lí đắc ( trong lòng rất thản nhiên vì những gì mình làm đều hợp tình hợp lí ) , có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, dù là trong bất cứ cảnh ngộ nào cũng đều có thể hài lòng mãn nguyện, đều có thể đem đạo tiếp tục truyền xuống. Như thế thì bèn giống như Tiên Phật vân du tứ hải, tiêu dao tự tại, bất kể là khốn khó hay bình thuận đều có thể an nhiên vượt qua, an nhiên mà tiếp nhận.

 

35. Các con thường hay đem những đạo lí đã nghe truyền thuật lại một lần lại một lần, trong tâm thì cứ tồn những mối nghi hoặc hình như phải, lại hình như là không phải, đấy chính là kẻ ngu.

Hôm nay con đem các đạo lí dung hội quán thông, dung nhập vào bên trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày mà có chỗ thể ngộ, thì đạo mà con giảng nói ra bên ngoài mới là đúng đắn chính xác đấy.

 

36. Văn tự của Trung Quốc áo diệu vô biên, thế nhưng cũng chẳng cách nào nói hết được về “Đạo”, bởi vì Đạo là vô hình vô tướng đấy, là phải dựa vào con người đi thể ngộ, đi thực hành, từ thiên lí lương tâm đi thể ngộ Chơn Nhân.

Bởi vì “ Đạo ” là sản sinh từ trong sự thực hành, chẳng phải chỉ là miệng nói suông không thôi.

 

37. Nếu như chẳng tham ngộ, khế nhập bổn tâm, chỉ vì xem mượn khiếu, xem những sự hiển hoá, xem huấn trong huấn, vậy thì đã mất đi cái ý nghĩa thật; loại huấn trong huấn này chẳng phải là diệu, đấy là xảo, là vì để hàng phục cái tâm Ngã Mạn, cái tâm Ngã Chấp của mọi người. Nếu như có thể khiêm tốn tiếp nhận ý kiến của người khác, trừ bỏ đi những thành kiến, tâm bình khí hoà, thì nào cần chi đến phê huấn, hãy mau sớm mà phá trừ hình tướng đi.

 

38. Bất kể là vị Tiên Phật nào mượn khiếu, chúng ta đều là nghe lí của ngài ấy, dựa theo lí mà tu, không thể dựa theo tình cảm con người mà tu.

Những vị Tiên Phật thật sự thì lí của các ngài ấy quảng đại rộng rãi đấy, là nhất dĩ quán chi ( một lẽ mà thông suốt thâu tóm tất cả ); nếu như cái đạo lí này hữu dụng ở phật đường, nhưng mà chẳng hữu dụng trong xã hội, vậy thì là giả đấy.

 

39. Mọi người đều thích xem Tiên Phật mượn khiếu, thật ra mỗi một người các con đều đang mượn khiếu. Linh hồn mượn ở bên trong cơ thể, thân thể mới có thể ăn cơm, làm việc, cũng giống như thầy đây nếu chẳng có mượn thân thể của khiếu thủ, vậy thì khiếu thủ bèn sẽ hồi phục lại chính bản thân ban đầu.

 

40. Các con không thể khắp nơi tuỳ tiện bừa bãi tiếp linh giá để thông linh, đấy không phải là chánh pháp, đấy là tả đạo bàng môn. Lúc này chẳng phải là thời cơ thông linh; thông linh trái lại sẽ khiến cho tâm linh của con càng thêm bất tịnh. Những người thông linh sau này sẽ rất nhiều. Con nếu như đi lâu rồi, thiên bàn tự nhiên sẽ xoá tên.

 

41. Những nỗi đau khổ trước mắt chẳng phải là nỗi đau khổ thật sự; nỗi đau khổ sau khi chết đi rồi mới là nỗi đau khổ thật sự. Các con nếu như có thể nhẫn nại đối với những nỗi đau khổ trước mắt, tương lai sau này cái mà con đắc được nhất định khác với những người khác. Các con nếu như nhìn không thấu đối với những nỗi đau khổ trước mắt, tự ruồng bỏ bản thân, cam tâm rơi tụt về sau chẳng cầu thượng tiến, hết oán này lại oán nọ, vậy thì các con nếu muốn thành đạo, liễu đạo thì càng thêm khốn khó rồi.

 

42. Phàm phu làm việc chỉ cần tâm niệm động một cái, chẳng phải công thì là tội, chẳng phải thiên đường thì là địa ngục, vậy nên phải cẩn thận tâm niệm của con; con để cho tâm cảnh của con có thể nâng cao, để tâm của con có thể thanh tịnh xuống thì có công, chớ không nhất định phải làm bao nhiêu việc thiện; cái công thật sự là ở sự viên mãn của tự tánh của con.

 

43. Phải hạ công phu đối với thân tâm của chính bản thân; chỉ biết miệng nói rất hay mà chẳng biết đi hành đạo thì là sai lầm đấy. Tu đạo tu tâm, bàn đạo tận tâm. Đem cái tâm thuần khiết chân thành vốn có ban đầu dụng ra bên ngoài thì là tận tâm; do đó tu và bàn là không thể tách rời đâu đấy.

 

44. Vạn pháp do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt; tất cả đạo lí đều là phát khởi từ trong tâm của các con đấy, chẳng cần phải hướng ra bên ngoài đi tìm kiếm; nếu hướng ra bên ngoài tìm kiếm thì đạo chẳng xa người mà người tự xa đạo.

 

45. Chớ có cho rằng cái mà người khác làm vì mình là việc mà họ nên làm đấy; trước khi yêu cầu người khác thì trước hết phải hỏi hỏi bản thân xem mình đã vì người khác làm bao nhiêu việc ? lại đã bỏ ra tâm sức bao nhiêu rồi ?

 

46. Mắt phải sáng một chút, tấm lòng phải to rộng một chút, cái mà chẳng nên so đo tính toán thì chớ mà so đo tính toán, cái mà chẳng nên phiền não thì chớ có mà đi phiền não. Còn cái mà hiện giờ các con phải tính toán chính là sanh tử đại sự của các con, cái mà phải phiền não là thánh nghiệp phổ độ chúng sanhcái mà nên vứt bỏ xuống chính là những lo lắng vướng bận trong tâm của các con.

 

 

47. Thánh Nhân tuy rằng trân trọng lời nói như vàng vậy, thế nhưng những lời mà nên nói thì họ cũng sẽ nói ra một cách lí ngay khí hoà ( lí ngay thẳng, đúng đắn, khí thế hoà nhã ) , tuyệt đối không sợ hãi rút lui; trái lại thì những lời không nên nói thì một câu cũng chẳng nói; vậy nên chỉ cần là những lời không tàn ác trái ngược với thiên lí lương tâm, những lời không làm tổn hại danh dự của người khác mà có thể khuyến hoá người khác, cải thiện người khác thì cứ mặc sức mà nói ra một cách lí ngay khí hoà vậy !

 

48. Khi có một ngày nào đó các con ở trên đạo trường giúp đỡ bàn đạo lâu rồi, phát hiện ra rằng cũng có nhiều thị phi như thế trên mặt nhân sự, nhiều vấn đề nhân sự như thế, do đó có một ngày nào đó con đã thoái đạo rồi, vậy thì là các con phước nhỏ mạng mỏng. Các con chẳng hiểu rằng, chính là phải ở trong những chỗ thị thi phi phi, người và rắn hỗn tạp, thì con mới có thể ngộ ra được chân lí, con mới có thể thật sự tu hành.

 

49. Nếu như hậu học nhiều rồi, đạo trường lớn rồi, còn tự bản thân thì lại cứ rơi vào một cái pháp chấp trước của Tự Ngã ( cái tôi ) , vậy thì thành tựu trái lại lại thu nhỏ rồi, tự tánh trái lại lại rơi vào địa ngục rồi. 

Số lượt xem : 330