BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Giải thích về 10 điều đại nguyện ( Thánh huấn của Tam Thiên Chủ Khảo )

Tác giả liangfulai on 2023-05-26 16:12:09
/Giải thích  về  10 điều đại nguyện  ( Thánh huấn của Tam Thiên Chủ Khảo )

Bôn tẩu khắp nơi trông giữ đạo trường, khổ khẩu bà tâm kể tiếng lòng; chẳng sợ gian nan đi bôn tẩu khắp nơi chính là vì để canh giữ đạo trường, mục tiêu là phải hoằng dương đại đạo, dùng tấm lòng nhân từ, thiện ngôn khẩn thiết khuyên giải dẫn đạo, mục tiêu là để nói thuật tiếng lòng độ chúng sanh đấy !


 

1. Than tu đạo chẳng thành tâm, hồ hồ đồ đồ qua tháng ngày

 

 

Điều thứ nhất cảm than là đã có duyên đắc được đại đạo bảo quý, nhưng lại chẳng biết thành tâm bảo thủ thật tốt mà tu đạo, vẫn là qua những tháng ngày say mộng sanh tử, lãng phí thời gian của đời người trôi qua một cách mơ mơ hồ hồ. Hồng thệ đại nguyện tùy miệng lập, thử hỏi có ai theo nguyện hành ? Lúc bấy giờ khi cầu đạo, đều thành tâm cung kính quỳ dưới tòa sen của Minh Minh Thượng Đế, đã biểu bạch lời thề nguyện lớn tu đạo, thế nhưng thử hỏi lại có mấy ai có thể sau khi cầu đạo thì thật sự thành khẩn chân thành, thành tâm thành ý phục tùng, ghi nhớ kĩ trong tâm, dựa theo lời thề nguyện đã lập mà chơn tu thật hành đây ? Miệng suông lập nguyện chẳng đi liễu, gạt người dối trời gạt quỷ thần. Nếu như chỉ là phát nguyện trên đầu môi chót lưỡi, chớ chẳng nghiêm túc theo mười điều nguyện lớn đi thực hành, vậy lẽ nào chẳng phải là đã dối lừa Tiền Hiền Đại Chúng, sự dẫn độ khổ khẩu bà tâm và sự khai ân thành toàn của ơn trên và các quỷ thần hộ đạo ? Mong rằng các đệ tự hỏi lòng, lẽ nào chẳng sợ tội gánh thân; kì vọng các hiền đệ muội hãy bình tĩnh hỏi hỏi lương tâm mình, lẽ nào các vị không sợ trong vô hình trung đã gánh lên tội lỗi đầy mình đó sao ? chớ có bảo rằng hiện giờ vẫn chưa gặp quả báo; lúc ứng kiếp rồi hãy tự xem xét phân biệt, tuyệt đối chớ tưởng rằng trước mắt cũng vẫn chưa gặp phải quả khổ gì, liệu có biết rằng một khi đại kiếp lâm đầu, tự nhiên sẽ tùy theo tất cả những hành vi cử chỉ việc làm của mỗi người mà họa phước phân rõ ràng. Không tin thì hãy khảo tra lại những chuyện ngày xưa xem, lưới trời lồng lộng nào có tha cho một ai. Nếu chẳng tin thì mọi người có thể nghiên cứu những sự tích rõ ràng mạch lạc có thể tìm thấy từ trước đến nay xem, luật trời nghiêm ngặt chưa từng buông tha qua cho bất cứ người nào mai một lương tâm đâu !

 

 

2. Than tu đạo chẳng sám hối, trang sức che giấu tự tướng dối

 

 

Thứ hai cảm than người tu đạo chẳng chịu sám trừ những tội lỗi trước kia của mình, ăn năn hối lỗi cho những lỗi lầm của mình, lại cứ làm ra vẻ như chẳng có việc ấy để che giấu bản thân đi ngược lại với lương tâm ! Tự mình có lỗi chẳng chịu sửa, mở miệng toàn bàn chuyện thị phi đúng sai của người; những thói hư tật xấu, tánh khí nóng nảy của bản thân, sự không thỏa đáng của lời nói hành vi cử chỉ chưa từng muốn thật tốt mà cải tiến, vẫn cứ là mở miệng chỉ biết phê bình chỉ trích những thị thị phi phi của người khác. Người ta vẫn thường hay nói rằng người đến nói thị phi, người ấy chắc chắn thích thị phi. Tục thoại nói rất hay : người ưa thích bới móc thị thị phi phi, bản thân người này chính là người đã sẵn thị phi. Mong rằng các đệ tử phải trách kỉ, có lỗi sai chớ sợ sửa ngay đúng; mong rằng các hiền đệ phải dũng cảm phản tỉnh lại bản thân. Các bậc Thánh Hiền từ xưa vẫn là không sợ việc sửa đổi bất kì những lỗi lầm của bản thân, chính là điều mà chúng ta nên noi theo đấy. Buông hạ đồ đao thành thể phật, thất phu ( người dân thường ) lập chí gia nhập với đất trời. Những niệm đầu xấu và hành vi không tốt thì cũng giống như con dao đồ tể sẽ làm tổn thương người vậy, chỉ cần buông xuống chẳng chút do dự hoài nghi mà đến tu đạo, nhất định có thể thành tựu quả phật. Chúng sanh bình thường nếu lập xuống đại chí nguyện thành thật tu đạo cứu thế độ người thì chắc chắn có thể phản chiếu với tinh thần của đất trời mà trường tồn bất hủ. Thiện ác cuối cùng vẫn có báo, thiên lí hiển nhiên có tha ai ? Luật nhân quả là công bằng chẳng lỗi nhất, hành thiện hay tạo ác, đến cuối cùng vẫn có báo ứng. Chân lí của ông trời hiển hiện một cách rõ ràng ở thế gian này; hành thiện được phước, tạo ác gặp ương, từ xưa đến này có ai có thể được khoan thứ qua đâu ?

 

 

3. Than tu đạo không thực hành, hư tâm giả ý dối ơn trên

 

 

Thứ ba cảm than người đắc đạo tuy đều biết rằng tu đạo rất tốt, nhưng lại chẳng chịu đi chân thật mà làm một cách vững chắc thiết thực; lúc đốt nhang khấu đầu vẫn cứ niệm niệm “ kiền tâm quỳ tại Minh Minh Thượng Đế liên hạ ”, thật ra đều chỉ là có miệng chẳng có tâm, đọc niệm theo bài bản để dối lừa ông trời mà thôi. Dương phụng âm vi dùng mặt giả, chỉ là tâm phi làm xảo ngôn; vẻ bề mặt thì lời lời tiếng tiếng rằng tu đạo học đạo, trong âm thầm riêng tư thì hành vi lời nói cử chỉ lại phản đạo bại đức, điều này chẳng khác gì người đeo mặt nạ giả vậy ! điều mà miệng nói, điều mà tâm nghĩ là hai chuyện khác, hoàn toàn chỉ là khua môi múa mép, cửa miệng làm mê hoặc người khác mà thôi ! cố ý tạo tác dùng thủ đoạn mưu giành danh tiếng và những lời khen ngợi để toan tính thể diện, chơn công thật thiện thì chẳng bàn, tham cầu danh tiếng ưa thích người khác ca ngợi, chỉ chú trọng sự phong quang gây ấn tượng vẻ ngoài, còn đối với công đức của chơn tâm bộc lộ và những thiện hành chẳng muốn người khác biết đến thì không có chút hứng thú ! Mong các đệ tử chớ can dự những chuyện làm càn, quân tử thận độc để làm chi ? Các vị Hiền đệ muội, cớ sao không tham ngộ kĩ càng, rốt cuộc “ quân tử thận độc ” mà cửa Nho đã nhấn mạnh là đạo lí gì ? phòng tối làm chuyện trái lương tâm, mắt thần sáng như chớp điện; những lời riêng tư của nhân gian vang rền như tiếng sấm, bởi vì một người khi ở một mình thì dễ khởi tâm động niệm nhất, do đó nhất định cần phải đặc biệt cẩn thận; chớ có tưởng rằng đóng cửa lại thì những việc hổ thẹn trái với lương tâm bèn chẳng có người biết đến, thật ra thì ngẩng đầu ba thước có thần minh. Họ đều đã nhìn thấy rõ ràng, những lời thì thầm che giấu chẳng muốn người biết của chốn nhân gian thì ông trời nghe thấy vang rền như sấm trút vào tai, huống hồ thần đạo phật tiên soi giám, lẽ nào chẳng sợ sự khiển trách trừng phạt vô tư của luật trời ?

 

 

4. Than tu đạo chí chẳng bền, đầu siêng cuối lười nhất định chẳng thành

 

 

 

 

Thứ tư cảm than mang danh là tu đạo nhưng lại chẳng có sức ý chí kiên định; lúc mới bắt đầu vô cùng nỗ lực dụng công, giống như tiên phật đang ở trước mắt vậy; đến lúc cuối thì khởi lên cái tâm biếng nhác, chẳng chịu tinh tiến, phương pháp tu hành đầu cuối khác nhau, tất nhiên sẽ không thành tựu được. Gặp nghịch thì lui gặp thuận thì tiến, lúc làm lúc ngưng há là bậc hiền anh ? Hễ gặp phải nghịch cảnh thì khởi tâm lùi thoái, mọi thứ đều như ý rồi mới chịu hơi hơi học tiến lên, đi đi ngừng ngừng như vậy sao là người tu đạo rõ lí ? việc học cũng như thân thuyền ngược dòng tiến, chẳng tiến thì lùi lí khó đổi, từ học vấn thế gian cho đến việc học đạo tu đạo đều là giống như con thuyền lội ngược dòng, như chèo hướng về nguồn nước vậy, không nỗ lực tiến hướng về trước, tất nhiên sẽ bị cuốn lùi theo hướng xuôi dòng, đấy là đạo lí thiên cổ bất biến đấy ! Mong các đệ chí lập bền, trăm bẻ chẳng cong là anh hùng; mong rằng các vị hiền đệ muội không được thoái rút chẳng tiến về trước, nhất định phải khiến đại chí xung thiên tu đạo kiên định chẳng dời, mặc cho trăm nghìn vạn khốn khó và sự dày vò của nó cũng đều không thoái chí, vậy mới là chơn anh hùng trí nhân dũng đấy ! Đường lớn tây thiên tuy rằng xa, đi được một chặng gần một chặng, con đường thành tựu quả phật tây thiên này tuy có xa xôi như 10 vạn 8  nghìn dặm, thế nhưng chỉ cần chịu nỗ lực, đi được một bước thì tiếp cận một bước, đi càng siêng thì càng đến gần. Đầu cuối như một chí lập định, nửa đường mà bỏ đánh tàn linh. Bất luận là khốn khó như thế nào, vĩnh viễn chẳng thay đổi cái tâm ban đầu; lập xuống tâm nguyện nhất định phải đi đến điểm cuối, nếu không thì đắc được đạo, nếu tu học được một nửa thì chẳng tiếp tục tinh tiến nữa, há chẳng phải là uổng phí tất cả những nỗ lực trước đây, những công lao đã vất vả gầy dựng trước đây toàn bộ thảy đều phế bỏ; tương lai sau này khi mạt kiếp thanh toán, chỉ đáng thương thay bị đánh rơi vào tàn linh rồi.

 

 

5. Than tu đạo chẳng học khiêm nhượng, khi sư diệt tổ gan tày trời

 

 

Thứ năm cảm than những người tu đạo chẳng nguyện chịu học tập đức hạnh đẹp của sự khiêm tốn hạ mình, trái lại còn đi ngược lại ý của Tổ Sư, làm bại hoại cửa đạo, thật là ác gan tày trời. Xưa nay Minh Sư nào há dễ tìm gặp, nghìn dặm tìm cầu vào núi sâu. Từ xưa đến nay Thiên Mệnh Minh Sư làm gì mà có thể gặp được dễ dàng như vậy; đều là phải trèo non lội suối, đi khắp chân trời góc biển, thành tâm thành ý mà đi tìm cầu, lặn lội nghìn dặm tiến vào núi sâu hiếm có dấu chân người càng là chuyện thường có. Đạp rách giày sắt tìm chẳng thấy, khổ chết chẳng thành thật đáng thương, phế tận nghìn đắng cay vạn khổ, vẫn tìm chẳng được chỗ của Minh Sư. Cả đời người hao phí trong việc tìm kiếm Minh Sư mà đến lúc kết thúc cuộc đời, đáng thương chẳng đắc được chơn truyền mà chẳng cách nào thành tựu đấy ! Mong các đệ thiên lương hiện, tôn sư trọng đạo là thuận thiên. Mong rằng các vị hiền đệ muội có thể đem thiên lí lương tâm hiển hiện ra ngoài, có thể thấy rằng tôn sư trọng đạo là đức tánh tốt đẹp hợp với trời, thuận với lí ! Nhất chỉ chi sư chung bắc diện, nhất thế sư sanh vạn vạn niên; vị Minh Sư chỉ điểm cho các con siêu sanh liễu tử, mọi người đến hết cả cuộc đời đều phải gìn giữ ái lễ cung kính “ dĩ hạ kính thượng ”, có thể kết mối duyên thầy trò kiếp này, cái tình đạo nghĩa này, cái tình thầy trò giao hảo này là trường tồn mãi mãi đấy. Mặc cho con công cao vô biên lượng, quên thầy tánh mệnh khó bảo tồn. Mặc cho tài năng của con có hay giỏi thêm đi chăng nữa, công đức nhiều đếm không xuể, trong tâm và mắt nếu chẳng có cái ân của Minh Sư truyền đạo và tìm cách báo đáp, tu đạo như thế này thì tánh mệnh vẫn là khó bảo tồn.

 

 

6. Than tu đạo mà lí chưa tinh, xem thường Tiền Nhân tội chẳng nhẹ

 

 

Thứ sáu cảm than người tu đạo chưa đem nguyên lí của thiên đạo và nhân đạo tham ngộ thấu triệt; đối với Tiền Hiền Trưởng Bối thì thường đã phạm vào lỗi nghiêm trọng của xem thường và ngạo mạn. Biết ân chẳng báo chẳng phải là quân tử, uống nước nhớ nguồn là chân tình. Đối với ân đức dẫn tiến thành toàn của Tiền Hiền, chẳng biết tận tâm hồi báo, quả thật là chẳng thể xem là một người quân tử học đạo lí Thánh Hiền. Người xưa thường nói : “ Nhận ơn một giọt nước của người thì nên dùng suối tuôn trào để báo đáp ”. Nếu có thể biết tri ân báo ân nhớ nguồn thì mới là người tu đạo có bẩm tánh và khí chất tu đạo thật sự đấy ! cỏ cây chẳng rễ sao có thể lớn lên ? người chẳng có sự dẫn tiến thì đường khó đi, hoa cỏ cây cối nếu như chẳng có gốc rễ, làm sao bảo nó sinh trưởng đây ? Cùng lẽ đó, chúng sanh nếu chẳng có sự dạy bảo chỉ đạo một cách kiên nhẫn có hệ thống tiến dần tuần tự của người dẫn tiến thì thế đường tu đạo chắc chắn là rất khó đi đấy ! Mong các đệ phải nên biết rõ, hợp tâm cùng gánh bàn chặng cuối cùng. Mong rằng các vị Hiền đệ muội phải đem cái đạo lí này phân biện rõ ràng, mọi người trên dưới một lòng, cùng nỗ lực để lo bàn mạt hậu đại sự của Tam Tào Phổ Độ này. Nên nhớ Tiền Nhân dẫn tiến con, hồng thệ đại nguyện lập đàn đình, phải nên hồi tưởng lúc bấy giờ khi Dẫn Bảo Sư độ các con đến cầu đạo là họ trước tiên quỳ ở trong phật đường, thành tâm tôn kính hướng về Lão Mẫu lập xuống đại nguyện dẫn dắt, bảo đảm thì ơn trên từ bi mới cho các con cầu đạo đấy. Dế trũi trong hang còn báo nghĩa, huống hồ người là vạn vật linh ? xin hãy xem con dế trong hang ấy, nó còn có thể nghĩa lí phân minh, biết ân tìm cách đền đáp, càng huống hồ là con người vốn là loài có linh tánh nhất, thông minh nhất trong vạn vật ? Do vậy người tu hành thì càng nên y đạo mà hành !

 

 

7. Than tu đạo đánh mất chính quy, phật quy chẳng giữ mặc làm bừa

 

 

Thứ bảy cảm than người tu đạo giữa luân thường thánh phàm thường dùng mỗi ngày đều cẩu thả bất cẩn đánh mất đi những chuẩn tắc hành vi đúng đắn, phật quy lễ tiết chẳng có tuân thủ, còn tùy ý làm bừa làm bậy. Tu đạo chẳng đem phật quy giữ, dựa vào sự tu dưỡng gì để lên thang trời ? Người tu đạo nếu chẳng đem phật quy tuân thủ nghiêm khắc, vậy thì rốt cuộc phải dựa vào sự tu dưỡng đạo đức gì để dần dần nâng cao đức hạnh của bản thân, để hướng đến con đường về trời đây ? Phật quy là giới luật của trời, chẳng tuân sao có thể về nhà xưa ? Phải biết rằng “ phật quy ” là giới luật do ơn trên từ bi duy chỉ sợ chúng sanh thân tâm phóng dật mà chế định xuống; nếu như không chân thật tuân thủ, làm sao có thể trở về lại ngôi nhà xưa ở Tiên Thiên đây ? Mong các đệ tham ngộ kĩ càng, cẩn thủ phật quy tiền đồ truy; mong rằng các vị hiền đệ muội hãy thật tốt mà tham ngộ rõ ràng, nhị lục thời trung ( trong 24 tiếng mỗi ngày ) đều phải nghiêm cẩn tuân thủ “ phật quy ”, một cách thận trọng tiến hướng về sự quang minh của việc tu đạo. Xe chẳng có quỹ tất gặp hiểm, thuyền không mái chèo chạy tất nguy; xe lửa tốc độ nhanh nếu như chẳng có quỹ đạo tiêu chuẩn thì chắc chắn sẽ phát sanh tai nạn bất ngờ. Tàu lái trên biển nếu chẳng có mái chèo để chèo, nhất định sẽ phát sanh nguy hiểm đấy. Tu đạo nếu chẳng giữ giới luật, khó mà thoát sanh tử luân hồi, cũng như người tu đạo, nếu chẳng đem “ phật quy ” tuân thủ chân thật, nhất định khó mà siêu thoát biển khổ sanh tử và sự trói buộc của sáu nẻo luân hồi đấy !

 

 

8. Than tu đạo chẳng thận ngôn, thiên cơ mật bảo tùy tiện bàn

 

 

Thứ tám cảm than người tu đạo chẳng biết cẩn thận lời nói, đem tam bảo siêu sanh liễu tử mà ơn trên đại khai ân điển đã mật truyền tùy ý tiết lộ. Từ xưa Minh Sư vốn khó gặp, vô tự chân kinh ai dám nói ? Từ xưa đến nay Thiên Mệnh Minh Sư là trăm nghìn vạn kiếp cũng khó mà gặp được đấy, còn vô tự chân kinh lấy tâm ấn tâm nếu chẳng phải là Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ, có ai dám to gan vọng ngôn đây ? Thánh Nhân của tam giáo còn nghiêm giữ, huống hồ những tục tử phàm phu ? Tam giáo Thánh Nhân Nho, Thích, Đạo còn nghiêm cẩn trì giữ, chưa từng tùy tiện tiết lộ, huống hồ là những kẻ phàm phu sanh tử thất phu thất phụ ? Mong các đệ chớ dối trời, tiết lộ thiên cơ tội khó gánh. Mong rằng các vị Hiền đệ muội tuyết đối không thể đi ngược lại với thiên lí, cô phụ ý chỉ ám độ hiền lương của ơn trên. Nếu như tùy ý tiết lộ thiên cơ, do vậy mà làm hủy diệt mất huệ mệnh của chúng sanh mạt pháp, những tội nghiệp như thế quả thật là gánh vác chẳng nổi đấy ! Nếu chẳng phải là gặp thời điểm tốt đẹp này, bảo này lẽ nào có thể tùy tiện giáng phàm ? Nếu như chẳng phải là gặp thẳng kì ba, ơn trên đại khai phổ độ, thời điểm cơ hội tốt đẹp như vậy, thì bí bảo siêu sanh liễu tử từ xưa vốn dĩ đơn truyền độc thụ này sao có thể tùy tiện dễ dàng như vậy phổ truyền nhân gian đây ? cẩn ngôn thận hạnh thẳng trước bàn, nguyện liễu tự nhiên về Lí Thiên, do đó mọi người phải cẩn thận lời nói hành vi của mình, chân thành thẳng thắn hướng về trước mà nỗ lực tu bàn, đem hồng thề đại nguyện mình đã lập lúc đắc đạo quỳ dưới đài sen của Minh Minh Thượng Đế làm được một cách lượng sức tận tâm rồi, thì tự nhiên có thể trở về Lí Thiên tiêu dao, miễn chịu nỗi đai khổ của luân hồi.

 

 

9. Than tu đạo chẳng có tâm từ, giấu đạo chẳng hiện bỏ lỡ các Nguyên Nhơn

 

 

Thứ chín cảm than người tu đạo đều chẳng có noi theo Di Lặc Tổ Sư, bộc lộ tấm lòng từ ái của chúng sanh và ta cùng một thể. Tự bản thân mình tuy rằng đã đắc đạo rồi, cũng biết rằng đạo tốt, đạo bảo quý, nhưng lại chỉ ẩn giấu ở trong tâm mình chớ không tuyên dương cho những người xung quanh biết. Như vậy lẽ nào chẳng phải là đã làm trì trệ 96 ức Hoàng Thai Nguyên Linh Phật Tử khắp thiên hạ đó sao ! Trời vốn không lời cậy người khuyên, người nếu chẳng khuyên đạo làm sao mà nghe thấy ? Sự tạo hóa vận hành của ông trời là chẳng có âm thanh mùi vị đấy, do đó duy chỉ có cậy dựa vào những người hiểu rõ đạo lí để khuyến hóa thì mới được biểu bạch thuyết minh kĩ càng; những người rõ lí nếu như chẳng chịu đi khuyên hóa người đời, vậy thì những chúng sanh bình thường lại làm thế nào có thể nghe hiểu được sự bảo quý của chân lí thiên đạo đây ? Hồi tưởng lại ngày mình cầu đạo, há chẳng phải Tiền Nhân độ kẻ mê tân sao ? hãy ngẫm nghĩ xem bản thân các con lúc bấy giờ quả thật là tam sanh hữu hạnh ( có phước phận do 3 kiếp trước tu mà có ) , có thể đến Tiên Thiên Phật Đường đi cầu đắc đại đạo siêu sanh liễu tử. Cái nhân duyên này lẽ nào chẳng phải là do sự khuyến hóa một lần lại một lần của Tiền Hiền Đại Chúng và Dẫn Bảo Sư mới có thể dẫn độ các con tỉnh ngộ từ trong mê mộng biển khổ của danh lợi ân ái đó sao ? Mong các đệ cần tam tỉnh, “ thiện dự nhân đồng ” thánh hiền rằng, mong các vị hiền đệ muội phải nên một lần lại một lần thể hội, tự khích lệ, Cổ Thánh Tiên Hiền chẳng phải là có bảo với chúng ta rằng phải “ thiện dự nhân đồng ” ( cái tốt thì cùng chia sẻ với người ) đó sao ? Ý nghĩa cũng như là đắc được chân lí đại đạo bảo quý như thế rồi, tiến thêm một bước nữa nên đem cái phúc âm tốt này truyền bố cho tất cả mọi người khắp thiên hạ cùng đến chia sẻ cùng hưởng. Xưa nay thành phật do độ đời, kỉ lập lập nhân đạo cùng nghe; từ xưa đến nay nhân do then chốt thành tựu phật bồ tát chính là gần gũi với chúng sanh, giáo hóa chỉ đạo cho chúng sanh, lấy việc cứu thế độ người là chức trách; sinh mệnh của bản thân nếu có thể đứng thẳng trang nghiêm rồi, thì càng phải dẫn lãnh tất cả mọi người cũng có thể đứng thẳng trang nghiêm, khiến cho mọi người và mình đều có thể cùng triêm đại đạo, với đạo gom thành một mối; huống hồ thời nay khai phổ độ, cửu nhị Nguyên Nhơn cùng quy căn. Càng huống hồ là hiện nay ơn trên từ bi, Tam Tào Phổ Độ, mở lớn cánh cửa phương tiện, 92 ức Nguyên Linh Phật Tử chưa thành tựu đều có thể cùng triêm ân điển của Lão Mẫu, quay trở về lại chốn quê xưa.

 

 

10. Than tu đạo tâm nhiều thiếu sót, ai chịu tiến trước lượng sức làm ?

 

 

Thứ mười cảm than người tu đạo vẫn cứ là không thể toàn bộ vứt bỏ một mảng tâm, đem cái tự tánh minh khiết ấy làm cho ô nhiễm mất rồi, có ai chịu thật sự đứng trên cương vị của bản thân mình tận hết tất cả tâm sức của mình, nỗ lực mà hành công liễu nguyện, thật tốt mà tu bàn đạo đây ? gông tình cùm ái nhìn chẳng thấu, coi tiền như mạng, của quý lạ, vẫn cứ là ở trong sự vây trói và lôi kéo của tình dục và ân ái, chớ nhìn không thấu, cắt chẳng đứt cơn mê mộng của đời người này, lầm đem việc truy cầu theo đuổi tiền tài và vật chất đối đãi xem như là bảo bối còn quan trọng hơn cả sinh mạng vậy ! cảnh đẹp thời tốt trôi như nước, cẩu thả biếng lười chùn bước lỡ thời cơ; đem thời khắc tốt nhất của tu đạo “ thân người khó được “ thanh xuân khó trở lại ” mặc cho nó vội vàng biến mất như nước trôi, chỉ vì tham sự hưởng lạc thoải mái, do đó bèn biếng nhác trong việc tiến tu Thiên Đạo, kết quả tất nhiên sẽ làm lỡ qua mất thời cơ tu đạo thiên cổ nan phùng. Mong các đệ hãy thôi tự dối, thời tốt lỡ qua khó gặp lại ! Mong rằng các vị Hiền đệ muội tuyệt đối không được hồ đồ, tự mình đem việc sanh tử đại sự của mình làm trì trệ mất rồi. Nếu như lỡ qua mất thời điểm vô cùng tốt của việc tu đạo này, đánh mất đi thân người quý báu rồi, muốn lại gặp được cơ duyên ơn trên đại khai phổ độ nữa vậy thì là khó càng thêm khó ! thừa thời tốt này vẫn chưa tận, xả tài xả pháp xả vô úy; hãy thừa lúc hiện nay nhân duyên thời vận tu bàn đạo, là lúc thiên thời khẩn cấp, gấp rút như lửa đốt đến lông mày, trước khi vẫn còn chưa kết thúc, hãy thật nhanh chóng hết mức đem “ tam thí ” tận tâm mà thực hành; tam thí này chính là 1. tài thí : bố thí tài vật, khai hoang trợ đạo, rộng in sách thiện. 2. Pháp thí : tuyên dương đạo lí, khuyến tỉnh mê tân, độ người cầu đạo, thành toàn bạn bè. 3. Vô Úy Thí : giúp làm Phật Sự, ra sức, phục vụ đạo trường, thăm hỏi đạo thân, phục vụ đại chúng.

 

 

Mười điều nguyện lớn y vậy tiến, liễu nguyên quy căn về Dao Tây. Mười điều nguyện lớn của lúc cầu đạo là gốc rễ căn bản của việc tu đạo thành đạo; những chân lí trong đó quả thật là vô cùng quý báu. Nếu mọi người đều có thể dựa theo những trọng điểm mà phần trước đã phê thị, thật tốt mà tinh tiến thực hành, và đem hồng thề đại nguyện lượng sức tận tâm mà đi làm, thật sự đem mười điều nguyện lớn trong nhị lục thời ( 24 tiếng trong ngày ) liễu liễu phân minh, dung nhập vào trong những luân thường hằng ngày dùng đến và trong việc tu bàn đạo thì tất nhiên có thể thành tựu ngay trong kiếp này, khôi phục lại tự tánh phật ngây thơ gốc ban đầu mà chuyển trở về ngôi nhà Tiên Thiên. 

Số lượt xem : 1165