BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích Lục Những lời từ bi của Thầy - Phần 2 ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

Tác giả liangfulai on 2023-07-10 10:02:49
/Trích Lục Những lời từ bi của Thầy  - Phần 2  ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

50. Con có đức gì, có năng lực tài cán gì mà dám chẳng kính nể thiên mệnh ! 


Con dẫu cho công đức có lớn đến đâu đi nữa cũng đỡ không nổi cái tội huỷ báng thiên mệnh. Thiên mệnh nào có phải là ai cũng có thể gánh vác, thiên mệnh nào có phải là cái mà con có thể tuỳ tiện huỷ báng ! Con tu đạo chẳng tôn sư, chẳng trọng đạo, thì cái gì cũng miễn bàn ! Nào sợ con tài ăn nói có giỏi đến đâu đi chăng nữa, chẳng kính nể thiên mệnh thì cũng vô ích ! Nào sợ tài năng của con tốt giỏi đến đâu đi chăng nữa, không nắm bắt lấy đường kim tuyến thì cũng vô dụng.

 

51. Giảng sư giảng viên trước khi lên bục giảng bài phải hướng về Điểm Truyền Sư mà thỉnh mệnh, đấy là lễ tiết, cũng giống như trước khi giảng bài phải hướng về phía Phật vị mà hành tam cúc cung vậy, phải để cho Điểm Truyền Sư biết là con sắp lên bục giảng bài rồi, muốn giảng bao lâu, chỗ giảng không được hay thì xin Điểm Truyền Sư từ bi, những điều này đã có làm được hay chưa ?

 

52. Tôn kính tiền hiền thì có đạo, dẫn dắt đề bạt hậu học thì có đức. Một đạo trường mà đạo thể có yên ổn chăng, có kiên cố chăng, có đầy đủ phong phú chăng, đạo vụ có hồng triển chăng, then chốt là ở chỗ trên trên dưới dưới có thể làm được sự “ tôn tiền đề hậu ” hay chăng ?

 

53. Hôm nay nếu chẳng phải là trời mở cuộc đại khai phổ độ, các con có thể đắc được cái đạo này hay không ? Các con đắc được đạo rồi thì bèn giống như con ruồi bám trên cái đuôi của con thiên lí mã, khiến cho con có thể chạy được rất xa, rất xa, khiến cho các con có thể gần sánh với Thánh Hiền, có thể làm Thánh Hiền, có thể thành Tiên Phật, cớ sao vẫn cứ nghĩ không thoáng, không thật tốt mà đi, không thật tốt mà làm vậy ?

 

54. Vẫn là sự thuần phác, sự tự tự nhiên nhiên tốt hơn. Những thói hư tật xấu của bản thân thì không dễ biết, những vết dơ trên gương mặt của bản thân mình thì tự bản thân mình đâu có biết, cần phải người khác nói mới biết. Các con phải dằn lòng nhỏ nhẹ, nếu như tu đạo càng tu mà tánh khí nóng nảy càng lớn, vậy thì còn tu cái đạo gì đây ?

 

55. Cho dẫu xung quanh đều tràn ngập cây xương rồng, con vẫn cứ có quyền chọn lựa không ngồi ở trên đó. Vở kịch lớn này của đời người, con phải nắm bắt kiểm soát như thế nào là điều rất quan trọng. Hoàn cảnh chỉ là sự thị hiện dưới nhân duyên tụ hợp, cái quan trọng là con sở hữu rất nhiều năng lượng đáng quý, có thể giữ cho ngay đúng mục tiêu đời người của con, thế nhưng xem coi con giữ kiểm soát khống chế như thế nào, vận dụng như thế nào.

 

56. Chẳng có tu đạo, thì làm thế nào mà bàn đạo đây ? Chẳng thể trên đặt mình vào lòng trời, dưới hợp với tình người, thì con lại làm thế nào mà bàn đạo đây ?  Con cứ ngoan cố dựa theo cách nghĩ chủ quan của bản thân mà làm, chẳng chịu tiếp nhận những lời khuyến cáo của người khác, chẳng biết những tội lỗi sai trái của bản thân, con lại làm sao mà bàn đạo đây ?

 

57. Bao nhiêu năm nay, con tu đạo bàn đạo, một cái tâm lên lên xuống xuống, dao động xáo trộn bất an; lí cũng nhận chẳng rõ, đạo cũng nhìn không tỏ, đường kim tuyến lại chẳng nắm chặt, con dựa vào ý của bản thân mình để đi bàn đạo, bàn được thành sao ? Cái gọi là thuận theo đạo của trời thì sinh tồn, nghịch với đạo trời thì diệt vong, con tự cố chấp làm theo ý mình, có đến nổi Lí Thiên hay không ? Những món nợ oan nghiệt của con sáu vạn năm nay đều chẳng thể đi liễu, con thành Tiên, thành Phật nổi hay sao ?

 

58. Con hôm nay cớ sao thường hay bị người ta chống đối coi thường ? cớ sao thường hay bị người ta huỷ báng ? cớ sao thường hay không được như ý ? Bởi vì chúng ta quá khứ không tốt. Thế nhưng mà không sao, ông trời vĩnh viễn đồng tình yêu thương bảo vệ những người chịu khổ chịu nạn. Nếu đã không tốt thì chúng ta phải dựa vào sự tu đạo để xoay chuyển.

 

59. Các con nếu đã muốn học đạo thì phải ghi nhớ lấy, trước hết hãy học tốt phật quy lễ tiết, đặc biệt là những người mà thân gánh thiên chức; con học biết những cái cơ bản nhất của phật quy lễ tiết rồi thì có thể dạy cho người khác, tiến thêm bước nữa lại đi nghiên cứu các loại đạo nghĩa thì mới thật sự có thể thay trời tuyên hoá, mới có thể làm cảm động người khác.

 

60. Nếu như chẳng phải là dùng một cái tâm thanh tịnh để bàn sự, cho dù là con đã làm rất nhiều việc, vẻ bề ngoài trông có vẻ như công đức làm được rất lớn, thế nhưng đến cuối cùng vẫn là quay trở về cái phước báo hữu hạn, vẫn cứ luân hồi trong tam giới; thế nhưng chỉ cần cái mà con dùng là cái tâm thanh tịnh, thì có thể khế nhập cái đại đạo này, thật sự đạt đến siêu sanh liễu tử.

 

61. Chỉ cần có thể chơn công thật thiện, nghiêm túc vững chắc thiết thực mà đi làm, nhận lí thật tu, báo ân liễu nguyện, vậy thì việc trở về Lí Thiên bèn tuyệt đối chẳng có vấn đề, chớ chẳng phải là nói con hôm nay là một cái danh vị, chức trách như thế nào thì nhất định sẽ thành đạo; thầy đây chẳng có sự bảo đảm như thế đâu đấy !

 

62. Con người phải mài ở trong những sự việc, càng phải mài ở trong những con người, bởi vì mỗi mỗi đều có góc, phải mài ở bên trong những con người thì mới có thể thành Phật. Con né tránh khỏi nhân sự, vứt đi không thèm đoái đến đám đông cộng đồng, vậy thì bèn vĩnh viễn cũng không cách nào thành tựu rồi.

 

63. Chúng ta nói năng phải có những lời lẽ đạo, thái độ cư xử phải có thần thái của đạo, hành vi cử chỉ phải có đạo hạnh; lúc rảnh phải trau dồi thật nhiều, phải đọc sách thật nhiều, thì giảng bài mới không có chuyện không biết giảng như thế nào.

 

64. Con hôm nay chẳng ăn chay, một mặt nghe đạo lý, mặt khác vẫn tạo xuống những tội nghiệp của sát sanh, các con muốn siêu sanh liễu tử, sao mà siêu nổi đây ? Ăn thịt người ta lẽ nào chẳng cần hoàn trả lại hay sao ? Đấy không phải là thầy đang cưỡng bức các con; một người học đạo, học Phật mà chẳng ăn chay thì chẳng có chút lòng từ bi, học Phật gì đây ?

 

65. Việc phàm và việc Thánh đều có thể làm được một cách rất tốt như nhau, có thể xử lí một cách rất viên mãn thì chính là Thánh Phàm kiêm tu. Có thể Thánh Phàm kiêm tu thì càng có thể thể hội những nỗi khốn khổ của đời người, càng có thể phát huy ra cái tấm lòng từ bi, càng có thể hiểu Phật Bồ Tát vì sao phải tế thế cứu nhân, bởi vì các con đã sinh hoạt hoá đạo rồi.

 

66. Vào cái thời kì mạt hậu này, bất kể như thế nào, tuyệt đối không thể khai trai phá giới được ! Nếu như lại khai trai phá giới, muốn sám hối bù đắp, e rằng đã khó rồi lại càng thêm khó. Ai đến giúp các con gánh vác đây ?

 

67. Cùng một vũ trụ, cùng một thế giới, có người đang hưởng phước, có người thì lại đang chịu khổ. Hãy dùng những cái mà các con đã đắc được đi trợ giúp cho những người cần sự trợ giúp, chính là cái gọi là “ thí tức là phước ”, tuyệt đối chớ có mang cái tâm thái mình tốt thì được rồi, bởi vì giúp người là việc vô cùng vui vẻ.

 

68. Hôm nay các con mỗi người đều mang cái nhân tâm mà sống trên cái thế giới này, xưa nay chưa từng tồn cái tâm Phật. Đạo quý báu như vậy, bị các con dùng nhân tâm đi bàn, con bảo xem việc trời sẽ bàn được viên mãn sao ? Các con mỗi ngày có nhìn thấy được những lỗi sai của bản thân không ? mỗi một động niệm đều có thể là lỗi sai đấy; mỗi một câu nói ra đều có thể làm khảo rớt người khác. Vậy thì các con sao có thể không cẩn thận đây ?

 

69. Thiên thời hiện tại, thiên vận đã đến lúc cuối rồi, có thể tiếp tục bàn thì là phước, thế nhưng cái phước này phải cho những người biết trân trọng; nếu như con chẳng biết trân trọng thì hãy đem cơ hội nhường cho những người muốn bàn vậy !

 

Không thể lại cầu xin bề trên còn phải cho các con những gì nữa; ông trời có cho con nhiều thêm đi chăng nữa, bản thân con chẳng biết dùng chẳng biết trân trọng, vậy thì có ích gì đây ?

 

70. Cuộc sống kiếp này của con trôi qua một cách tốt đẹp hay tệ hại đều chẳng sao cả, bởi vì các con hôm nay đều đã đắc đạo rồi, chẳng lại tham những sự hưởng thụ trên nhục thể bên ngoài nữa, điều quan trọng là con phải làm thế nào để đi nắm bắt lấy cơ duyên tốt như thế, thật tốt mà hành công liễu nguyện liễu tội. Các con có từng nghĩ qua rằng khi một hơi thở này của con chẳng đến nữa, các con phải đi đâu đây ? Tự mình hãy về mà thật tốt ngẫm nghĩ một cái, muốn thoát ra khỏi cái khổ thì là một lần này mà thôi đấy !

 

71. Tu đạo phải hàm dưỡng đức tánh, đấy là sự biểu hiện của nội tâm chân thành bộc lộ ra ngoài những biểu hiện lời nói, ngay cả lúc ở một mình cũng sẽ rất thận trọng. Nếu như thật lòng muốn trợ giúp cho người khác thì chẳng cầu mong sự hồi báo, cứ âm thầm mà đi làm, đấy mới là đức tánh thật sự, công đức thật sự.

 

72. Cái đức đẹp lớn nhất của đời người chính là sự từ bi, mà cái sự từ bi này chính là từ phật tánh của con bộc lộ ra bên ngoài. Như thế nào từ bi nhất đây ? Chính là trì chay; lợi ích của việc ăn chay thì ngoài việc có thể khiến các con khoẻ mạnh ít bệnh tật ra, còn có thể khá thông minh, khá có trí tuệ, quan trọng nhất là chẳng tạo nghiệt.

 

73. Con nếu như thật sự có bỏ ra tâm sức, ơn trên tự nhiên sẽ chẳng bạc đãi để cho con chịu thiệt thòi đâu. Có thể chuyên tâm mà đi làm thì ơn trên cũng sẽ xoay chuyển. Những khốn đốn của thế gian rốt cuộc rồi cũng sẽ qua đi đấy, chớ có để cho những sự khốn đốn này làm trở ngại bản thân; đời người vốn dĩ chẳng có một vật gì là tồn tại vĩnh hằng đâu, vậy thì lại hà tất tự chuốc lấy những trần ai vậy ?

 

74. Tiên Phật từ lâu sớm đã dặn dò bàn giao đi, dặn dò bàn giao lại rằng phải về phật đường nghe lớp thật nhiều vào, chính là hy vọng mọi người vào cái thời mạt hậu này có thể lâm nguy mà chẳng loạn.

Tả đạo bàng môn, giả Sư giả Tổ thì mỗi người các con đều có khả năng sẽ gặp phải, thầy cứ dặn dò đi dặn dò lại chính là muốn mọi người nếu như gặp phải rồi thì có thể hiểu rõ rõ ràng ràng, không dẫn đến việc loạn bước chân.

 

75. Khi con gặp phải những chuyện không như ý, không được oán trời oán đất; những gì mà kiếp trước nợ người ta thì kiếp này phải trả, một chút cũng không chối bỏ nổi, những cái này đều có thể thông qua sự phát nguyện để hoàn trả đấy.

 

76. Chớ có nói những điều thị phi của người, trước khi muốn đánh giá phê bình những thị phi của người khác, trước hết hãy tự cân nhắc đánh giá bản thân mình trước đã, hãy moi lương tâm ra đã; phàm việc gì cũng chớ có quá so đo tính toán, cho dù là để cho con thắng rồi thì lại thế nào đây ? vẫn không phải là lại kết xuống một mối ác duyên với người ta rồi sao, vậy có đáng hay không ?

 

77. Ôi con người ! nói đi nói lại chi bằng nói bản thân, tốt nhất vẫn là tự mình quản tốt bản thân mình. Hiện nay tai kiếp nhiều như vậy, không thật tốt mà nghĩ làm thế nào để cứu tế chúng sanh, lại còn ngập đầy những sự so đo tính toán trong lòng anh đúng tôi sai, anh cao tôi thấp, anh mạnh tôi yếu, lẽ nào đấy chẳng phải là bệnh hay sao ?

 

78. Chúng ta tu đạo chẳng phải là hô hào khẩu hiệu, nói cái gì nào là “ tu đạo tu tâm, bàn đạo tận tâm ”, phải “ sửa bỏ những tánh khí nóng giận, những thói hư tật xấu ”, dùng nói thì ai ai cũng biết nói cả ! có phải không ? duy chỉ có thực hiện mới có thể thật sự thụ dụng.

 

79. Những thị phi cá nhân của con là chuyện nhỏ, thế nhưng đối với những thị phi của đạo trường, con có thể đi thêm dầu vào lửa hay không ? Con đối với những thị phi của đạo trường chỉ có thể dùng một phần tâm bao dung khoan hậu, nếu không thì sao ? đến cuối cùng, bản thân con đã hại chính con, bản thân con đã cản trở chính con, bản thân con đã làm trở ngại chính con, thậm chí là ảnh hưởng đến cái sự quyết tâm tu đạo này của con, người chịu thiệt lại là ai đây ?

 

80. Người tu đạo thì phải dưỡng thành một luồng “ hạo nhiên chánh khí ”, sau đó kiên giữ lấy thiện đạo, lựa chọn những việc tốt đúng đắn mà đi làm, kiên trì đến cùng chẳng thay đổi, “ tâm ” vĩnh viễn không dao động, nội tâm vĩnh viễn đều có một sự bình tĩnh an nhiên tự tại; trong quá trình tu đạo cũng chẳng cầu mong người khác ca ngợi, trái lại cũng chẳng e sợ người khác huỷ báng.

 

81. Con đường tu bàn đạo ít nhiều đều nhất định có những khảo nghiệm, trắc trở dày vò, khó tránh sẽ vấp ngã, bất kể thế nào cũng chớ có dễ dàng tuỳ tiện thoái rút, bởi vì con đường này vẫn đáng quý, vẫn quan trọng, vẫn đáng giá hơn so với những con đường khác trong đời người.

 

82. Hãy nhân lúc còn tại thế mà đem đủ thứ những món nghiệp lực, những vướng mắc đeo bám thảy đều xoá sạch hết đi, tu một cách sạch sẽ, chẳng để lại một chút dấu vết; sau trăm năm thì sạch sẽ chẳng có những quải ngại lo lắng vướng bận, rời khỏi một cách an nhiên tự tại, đấy mới gọi là “ tâm an lí đắc ” đấy ! Vì sao mà Thánh nhân nói rằng : “ cái đạo của học vấn không có chi khác, đó chỉ là tìm lại cái thiện tâm ( bổn tánh lương thiện vô nhiễm )  đã đánh mất của mình mà thôi ”, chính là cái ý nghĩa này đấy.

 

83. Thiên đường, địa ngục thì thầy đều đi xem qua rồi, ở nơi ấy mỗi người đều đưa ra cái tay khẩn cầu bi ai một cách đáng thương, thật là khiến người ta nhìn rồi mà lòng chẳng nỡ; nhưng cũng chẳng cách nào, những người ấy đều là những người lúc tại thế chẳng làm tốt, đến địa ngục chịu hình phạt rồi mới hối hận. Cho dù là thầy và Vạn Tiên Bồ Tát muốn cứu họ cũng chẳng cách nào, đành chịu thôi ! Họ chỉ có thể kì vọng con cháu đời sau cầu đạo, hành đạo, lại triêm quang để mong thoát lìa nỗi khổ của địa ngục. Các con đã cầu đạo rồi, sao có thể chẳng thật tốt mà trân trọng mối nhân duyên thù thắng này vậy !

 

84. Kinh Phật thật sự thì là ở trên thân của con, luận về Phật khác thì chi bằng hãy luận về tự tánh Phật của con, con cũng là Phật, chẳng qua chỉ là Phật trong cõi hồng trần. Lúc nào cũng tồn cái tâm cảm ân, tồn cái tâm “ nhìn thấy người ta đuối nước cũng giống như chính mình đang đuối nước, nhìn thấy người ta đói khát cũng giống như chính mình đang đói khát vậy ” thì là Chơn Phật.

Con nếu như đã hiểu được vị chơn nhân ( người thật ) của bản thân mình ở đâu rồi, còn muốn hướng ra bên ngoài mà cầu Phật hay sao ?

 

85. Cái tâm của các con nếu như có thể tịnh đến cực điểm, vậy thì những uế khí trên thân, những khí không thông tự nhiên bèn thông rồi, đấy gọi là chẳng có thầy mà tự thông, bởi vì phật tánh của con đang trị liệu cho bản thân con; tâm của con có thể tịnh, khí có thể bình, sự tuần hoàn huyết dịch bèn sẽ tốt, bệnh cũng sẽ theo đó mà trở nên khỏi.

 

86. Vì sao mà thầy vẫn thường hay nói rằng cuộc sống sinh hoạt ngày thường là thiền cơ ? Các con đã nhìn thấu rồi thì có sự thu hoạch, nhìn không thấu thì nó là cuộc sống sinh hoạt bình thường. Con có sự thể ngộ thì là sự thu hoạch của con, con chẳng có thể ngộ được thì nó chính là bình phàm như thế, thiền chính là như thế.

 

87. Sự mệt mỏi của nhục thể là tạm thời thôi, khổ cũng là tạm thời thôi, bệnh cũng là tạm thời thôi. Các con mỗi ngày chỉ biết yêu quý trân trọng cái nhục thể của bản thân, nhưng lại chẳng đi yêu quý trân trọng linh tánh của các con, như thế có đúng hay không ?

 

88. Khi con chuyên tâm nghe lớp, tướng mặt bèn sẽ thay đổi, bởi vì lúc con đang chuyên tâm, tướng mặt là tốt nhất đấy. Cũng như vậy, nếu như muốn thay đổi vận mệnh, thì phải thường đoan chánh diện mạo và thân tâm của bản thân.

 

89. Cứ mãi cứng nhắc yêu cầu người khác thay đổi chính là một loại trừng phạt đối với chính bản thân; người ta đạt không đến những yêu cầu của con, con bèn cảm thấy rất đau khổ, điều này đồng nghĩa với việc trừng phạt tự bản thân. Nhìn thấy sự việc không thuận lợi, không viên mãn thì không vui; nhìn thấy người ta không tốt, bản thân cũng không vui, đấy chẳng phải chính là đem những cái không tốt của người ta để trừng phạt bản thân mình đó sao ?

 

90. Con đường mà mỗi người các con đi giống với con đường mà Bồ Tát đã đi, cũng làm những việc giống nhau, cùng một trời đất, cùng một chân lý, nhưng các ngài ấy đã thành tựu rồi, lẽ nào các con thì không thể thành tựu hay sao ? Hiện tại các con đã gieo xuống cái nhân lành này rồi, có nhân tất có quả, tuyệt đối sẽ không bỏ sót đâu !

 

91. Muốn làm thì phải làm chuyện đúng. Cũng cùng là cuộc sống sinh hoạt của một ngày, có người thì là đang vì độ chúng sanh, vì việc lành mà bận rộn, có người thì là vì tranh danh đoạt lợi đấy ! Các con hãy nghĩ xem, loại cuộc sống nào qua được một cách khá có ý nghĩa, có giá trị đây ?

 

92. Mỗi đạo trường do sự hộ trì của thiên mệnh, sự phát nguyện của chúng sanh, mới có thể từng tốp từng tốp nhân tài nối tiếp nhau mà xuất hiện; thế nhưng đạo trường càng lớn thì thị phi bèn sẽ càng nhiều, cộng nghiệp mà chúng sanh đã tập hợp cũng bèn sẽ càng nặng.

 

93. Cái gì là nhận mệnh ? Nhận thức rằng những nghịch cảnh này mà con gặp phải là do nhân duyên của những tội lỗi sai trái mà con đã phạm phải luỹ kiếp đến nay tập hợp lại mà thành, chẳng phải là tu 3 ngày, 3 năm thì có thể liễu kết được đâu. Ôi con người, chẳng có nghiệp thì chẳng chuyển kiếp thành người, thế nhưng các con thì lại nghiệp nặng đức mỏng.

 

94. Thế giới ngày nay đều đã dính ma rồi, khắp nơi nơi đều có những tà ma yêu quái linh tinh mà con không nhìn thấy; những lúc con do cảm giác tội lỗi mà nội tâm lo sợ bất an, những lúc mà con chẳng biết nên làm thế nào nhất thì chúng bèn sẽ thừa lúc con đang yếu thế mà xâm nhập. Chỉ cần niệm đầu của các con hơi có sự lệch lạc không đúng, lúc mà một niệm lựa chọn sai lầm, theo sai một bước thì toàn bộ đoạ lạc.

 

95. Nếu như các con chỉ muốn từ trong những hình tướng đến từ bên ngoài để tìm đáp án, các con bèn đã chấp tướng rời đạo rồi, bản thân các con chính là thần, chính là Phật. Phật chính là bậc thánh giác từ thân người đi triệt ngộ đến cảnh địa thanh tịnh vô nhiễm, đạt đến sự tự tại giải thoát, viên dung thập phương, nào có phải là cầu ở bên ngoài đâu !

 

96. Tu đạo nếu như chẳng có lòng tin, chẳng có thật sự muốn liễu dứt tất cả những cái tâm nghiệp chướng phiền não bệnh khổ của con, thậm chí là chẳng có sự phát lộ của cái tâm từ bi, thì con vốn dĩ chẳng thể liễu thoát biển khổ sanh tử !

 

97. Đã đắc cái đạo này rồi, thế nhưng chẳng có cái đức tánh này thì dễ dàng chuốc lấy ma; ở bên mình bèn có rất nhiều những lời huỷ báng làm trở ngại con, đấy là sự nhận biết của con đối với đạo chẳng đủ, cho nên hễ chuốc lấy ma khảo rồi thì liền biết mất.

 

98. Hiện tại rất nhiều tình trạng lòng người hay kinh hoàng lo sợ, vậy nên các con lúc giảng đạo phải đề cập nhiều đến mặt quang minh sáng ngời; nếu như có tâm tánh của người cầu dạo chẳng thể yên ổn, thì hãy bảo họ mặc niệm ngũ tự chân ngôn. Những người chưa có nghe đạo thì bảo họ hãy niệm phật hiệu, cậy nhờ vào bi nguyện của Chư Phật Bồ Tát, lại thêm vị chủ nhân của thân tâm bản thân chẳng loạn thì mới có thể được cứu.

 

99. Nếu đã muốn tu đạo, thì chớ có mà so đo thân phận. Cho dù là công việc quét đất thì cũng là rất tốt; quét đất, quét nhà vệ sinh cũng có thể thành đạo đấy ! Chỉ là sự khác biệt của cái phần tâm này mà thôi. Vậy nên bất luận là làm việc gì đều phải “ qua hoá tồn thần ” ! Tu đạo chẳng cầu diệu, chỉ ở chỗ “ một điểm chơn tâm ” của các con, ở cái tâm chân thật này mà thôi.

 

Qua hoá tồn thần : đức hạnh của Thánh Hiền cảm hoá chúng nhân, những nơi mà các ngài đã đến qua hoặc ở qua thì nhân dân chẳng có ai là không bị cảm hoá mà vĩnh viễn chịu ảnh hưởng của tinh thần ấy ) 

Số lượt xem : 683