Trích Lục Những lời từ bi của Thầy - Phần 3 ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )
100. Trong tâm phải thường thường niệm mấy câu này : “ những việc mà có lỗi với trời thì dù là một việc chúng ta cũng đều chớ có làm; những lời nói có lỗi với người khác thì chúng ta một câu cũng chẳng nói ”. Như thế thì trên có thể cảm trời, dưới có thể cảm người, tự nhiên chẳng chuốc lấy ma khảo. Đạo lí rất đơn giản, tu đạo chính là một cái tâm bình thường, hành cái đạo trung dung, giữ lấy lương tâm chính là đạo.
101. Thiên đường chẳng phải là tạo tựu ở trên, hoặc là sau trăm năm mới có thể đi đến, mà là ở vào ngay lúc ấy phải chăng có thể chuyển niệm ! Con nếu như lúc nào cũng có thể nghĩ thay cho chúng sanh, lúc nào cũng đều xả mình vì đại chúng, hoàn toàn quên đi cái tôi, thì thiên đường tức hiện.
102. Quả vị trên trời nhân gian định, duy chỉ có sự khẳng định của chúng sanh đối với con, đấy mới là thật sự đấy. Nếu muốn đắc được sự khẳng định của chúng sanh, thì phải bồi đức. Do đó tu đạo chính là trước hết phải bỏ ra tâm sức, từ từ lại từ trong quá trình đó mà đi thể ngộ cái đạo lí mỗi bước một dấu chân.
103. Người phàm thích xem bói đoán mệnh; Thánh Hiền Tiên Phật chẳng có mệnh để có thể đoán, bởi vì các ngài ấy hiểu được rằng mệnh của các ngài ấy đến từ ông trời, do đó mà tất cả mọi việc đều sẽ dựa theo thiên lí lương tâm mà đi làm.
104. Mỗi khi làm một việc gì, vẫn cứ hay có nhiều người đang nhìn ngó con, khó tránh khỏi việc bị phê bình. Lập trường, quan điểm của mỗi người mỗi khác, độ bao dung đương nhiên cũng khác. Thế nhưng mà phàm việc gì chỉ cần làm được hợp với ý trời thì là đúng rồi.
105. Phàm việc gì cũng đều là tự tìm lấy; con cảm thấy nó phức tạp, thì nó bèn rất phức tạp; thật ra chẳng việc gì cả, chỉ cần rẽ một cái thì là qua rồi. Những chướng ngại của con đường này nhiều như thế, thì con đường khác cũng sẽ thông đấy, chớ có mà cứ mãi cắm đầu vào đó.
106. Ngay cái lúc nghịch cảnh thì thật sự là rất dày vò, rất đau khổ đấy. Thế nhưng con cũng chớ có mà cứ mãi để đến sau khi sự việc xảy ra rồi mới cảm ân hay sám hối, ngay lúc ấy thì phải có thể chuyển niệm.
Tu đạo chính là phải biết chuyển niệm, đem những tâm cảnh không tốt chuyển ra ngoài; niệm đầu chuyển rồi thì mới có thể đi xoay chuyển hoàn cảnh một cách tâm bình khí hoà, chớ nếu không thì thân tâm bèn đồng thời bị cảnh làm cho khốn đốn.
109. Tu đạo phải hoạt bát linh lung, thông quyền đạt biến ( có thể thích ứng với những thay đổi của tình hình khách quan, biết biến thông, tuỳ cơ ứng biến chớ không khư khư cứng nhắc ) , cũng giống như nước vậy, gặp vuông liền vuông, gặp tròn liền tròn, tuỳ chỗ thích ứng, có thể lợi ích cho vạn vật mà chẳng tranh; đối với bất cứ sự tình gì đều có thể nhẫn nại thoái nhường, tự nhiên sẽ biển rộng trời không, tự tại vô ưu rồi.
110. Chấp trước chính là gốc cội sanh ra phiền não. Đối với các sự vật, chúng ta chẳng có quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng. Con ngay đến cả cái nhục thể này đều chẳng mang đi được, trên đời này lại có cái gì có thể đem đi được đây ? Duy chỉ có công đức và tội thôi đấy ! Con làm bao nhiêu việc tốt, ông trời sẽ không xoá bỏ mất đi, cũng thế, đã làm những việc xấu gì rồi, thì cũng khó mà tránh khỏi thiên nhãn đấy !
111. Cùng lúc với sự nâng cao tâm tánh thì khảo nghiệm cũng bèn đến bất cứ lúc nào.
Nếu như con đã phạm những lỗi sai nhỏ, vậy thì còn có thể tha thứ;
nếu như đã phạm vào thói hư tật xấu lớn, khi sư diệt tổ, có hay không ? nhiễu loạn đạo trường, có hay không ? Nếu đã phạm những thói xấu lớn này rồi, những vị thần minh của cõi hư không bất cứ lúc nào cũng đều đang giám sát, con nói xem làm sao mà trốn tránh khỏi sự xử phạt của ngũ lôi oanh tạc thân ?
112. Con càng sớm cầu đạo thì càng nên dằn lòng nhỏ nhẹ, khiêm tốn hạ mình; thế nhưng thầy đâu nhìn thấy, mà là con càng lúc càng kiêu ngạo, càng lúc càng cuồng vọng tự đại, chẳng xem ai ra gì.
Đạo là dựa vào nói hay sao ? Tu hành là dựa vào nói hay sao ? Nếu như nói có những thói hư tật xấu này, chẳng thông qua khảo nghiệm thì làm sao mà tiêu ? Có cả đống những việc không như ý, phải hạ bao nhiêu công phu phản tỉnh kiểm tra những tư tưởng hành vi của bản thân , con có biết hay không ? Con vẫn còn có cái mặt ấy để oán trời trách người sao ? Con chịu khảo rồi, lại còn oán trời trách người, bảo là Tiên Phật chẳng từ bi, Tiền Hiền chẳng quan tâm đến con; thân là một người tu đạo, cái tâm biết hổ thẹn ở đâu cả rồi ?
111. Tu đạo cũng giống như cuộc chạy đua marathon vậy, phải bền chí tiếp tục kiên trì đến cùng. Con không nhất định phải chạy giành hạng nhất, thế nhưng nhất định phải chạy cho xong cả chặng đua.
Làm thế nào chạy cho xong hết cả chặng đường ? Phải chạy đường thẳng, chớ không phải tả đạo bàng môn; chạy lệch sang một bên rồi thì là thiên lao địa ngục, cũng giống như con diều đứt dây vậy, rất nguy hiểm !
112. Đời người cực khổ như thế, bất kể là đến đâu cũng đều có những nghiệp phải liễu; trong thì có gia nghiệp, ngoài thì có sự nghiệp, mỗi ngày đều bị những nghiệp này làm quậy cho rất mệt mỏi. Vậy nên về đến phật đường rồi thì phải buông xuống trước đã, để cho vị chủ nhân của tự nhà nghỉ ngơi một cái, tĩnh một cái, đi cảm nhận cái phần hoà khí giữa đất trời, thì con mới biết “ tâm linh thanh thản yên tĩnh ” là một loại phước đấy !
113. Nhà nhà đều có quyển kinh khó tụng niệm, vả lại mỗi nhà mỗi khác. Thế nhưng, chỉ cần con muốn đi hoá giải, thì cái quyển kinh khó tụng niệm này sẽ trở nên rất dễ tụng niệm. Con có cái tâm muốn cải biến vận mệnh thì phải phát tâm nguyện lớn, lập sẵn chí hướng, con ngay đến cả bản thân đều chẳng thể phát nguyện rồi, bảo người khác làm sao giúp nổi con đây ? Cũng vậy, chỉ cần con có tâm muốn khiến cho càng nhiều người nhận được ân huệ, có được những sự ích lợi, thầy tin tưởng rằng ông trời tuyệt đối sẽ không bạc đãi con đâu, có biết không ?
114. Những vấn đề mà tu đạo sẽ gặp phải đều không ngoài nhân sự, giữa mọi người với nhau. Khi những tư tưởng của con chẳng cách nào truyền đạt thông với người khác một cách rõ ràng, sự vô minh bèn sản sinh, đấy là sự luân hồi của hạt giống thức năng luỹ kiếp, hễ một khi khiến cho nó đốt cháy lên, mùi vị có thể bèn sẽ rất khó chịu đấy.
Ái dục và những chấp trước sẽ sản sinh sự vô minh, đấy là cái nhân chủ yếu của sự sanh tử luân hồi không ngừng, vậy nên phàm việc gì cũng chớ có phan duyên, nếu không thì dễ sản sinh sự chấp trước.
115. Mỗi người đến trên cõi đời này đều là mượn nhờ vào hoàn cảnh để tạo tựu bản thân. Nếu chẳng phải là sự dày vò lẫn nhau, sự vướng mắc ràng buộc nhau giữa người với người, làm thế nào đạt đến cảnh giới việc việc viên dung, mỗi mỗi chẳng có góc cạnh đây ?
116. Con người sau khi chết đi, tay đều là xoè tay ra, tay trống trơn, cái gì cũng chẳng mang theo được. Thầy đây mong rằng cái mà các con mang theo đi là một cái tâm chẳng có hối tiếc, một loại niềm vui của sự bỏ ra tâm sức đối với chúng sanh, thậm chí là sự an tường của sự tôn kính, kính ngưỡng của chúng sanh đối với các con.
117. Nhân gian có khí số, cho nên thầy muốn các con nhảy thoát khỏi khí số. Phương pháp cải biến vận mệnh chính là hành thiện, điều này có thể nhảy thoát khỏi khí số. Nếu như những bài tập tu hành chẳng có làm mỗi ngày, vận mệnh làm sao có thể thay đổi đây ? Sức mạnh của khí số lớn như vậy, chúng ta nếu như chẳng có cái khí lành to lớn hơn so với khí số, vậy thì vận mệnh làm sao mà cải biến đây ?
118. Bất luận là quan hệ giữa cá nhân với nhau hay là quan hệ đạo trường, đều phải phàm việc gì cũng đều cảm ân, phàm việc đều sám hối, thì có thể bớt đi rất nhiều những nút thắt lòng phiền não.
Nếu như ngay đến cả những nút thắt lòng phiền não của bản thân con đều gỡ không ra được, vậy thì những nỗi đau khổ làm sao có kì hạn giải thoát đây ? Do đó thầy mới nói phải học cái đức tánh của nước, gặp vuông thì vuông, gặp tròn liền tròn, tuỳ chỗ thích ứng.
119. Vào những lúc tất cả mọi cái đều thuận lợi, an khang, con thường xuất hiện ở phật đường, điều này chẳng hiếm lạ ! Khi con trong những lúc khốn ách hỗn loạn, vẫn có thể hiên ngang hộ đạo, thì mới là bậc anh hùng trong những anh hùng. Vậy nên khi con gặp phải lúc cảnh khốn của đời người, bất kể là con có thể tiếp nhận hay không thì đều phải đi đối mặt. Đồ nhi ơi ! Con phải học biết sống ra chính mình từ trong những nghịch cảnh.
120. Con người sống thì chớ có quá chấp trước, cái là của con thì là của con, cái không phải là của con thì không phải là của con; nếu như quả thật là của con, thì hãy thật tốt mà trân trọng; chẳng phải là của con thì cũng chẳng cần tiếc hận; hãy thật tốt mà trân trọng những thứ mà hiện có ở xung quanh.
121. Cái mà phàm phu nói là những sự đối đãi thiện ác, những sự báo thù tốt xấu. Con thân là một người tu hành, nếu như vẫn có cái tâm trả đũa báo thù, vậy thì những ân oán tình thù của con, những nhân duyên quả báo của con lúc nào mới liễu dứt đây ? hãy nhẫn nhịn người ta, nhường người ta, chúc phúc cho người ta; cái mà các con phải lo lắng không phải là những trở lực đến từ bên ngoài, mà là lòng tin của tự bản thân con đối với đạo có mấy phần ? đối với sự thù thắng của đạo khẳng định đến mức độ nào !
122. Nhân duyên luỹ kiếp của chúng sanh thì là đan xen phức tạp đấy. Nếu như định lực, nguyện lực, sự tu hành, tính nhẫn nại bền bỉ không đủ thì sẽ rất dễ bị dắt kéo vào cái nhân duyên này. Cái nhân duyên này bèn sẽ trở thành sự chướng ngại của con, làm thế nào thì sẽ không viên mãn thế nấy !
123. Tu đạo bàn đạo thì khí chất phong độ phải rộng rãi, chí tiết phải cao siêu ! Vào lúc con đốt cháy bản thân, soi sáng người khác, nếu như chẳng phải là sự hy sinh phụng hiến vô vi, thì sẽ chuốc hối chuốc oán, trong lòng cũng sẽ sản sinh những sự bất bình. Ngoài sự phụng hiến vô vi ra, còn phải thật lòng dốc tâm bỏ sức, thật tâm thật ý mà đi cho xong kiếp người này, vậy mới thật sự là chẳng oán chẳng hối đấy !
124. Cái mà con người sợ nhất là chẳng biết những lỗi sai của bản thân mình ở đâu ? Cứ sai rồi lại sai cũng chẳng có người bảo với con, bèn thế mà tạo thành một loại thói quen, kế đó thì tạo tựu vận mệnh của con; muốn cải biến vận mệnh thì phải bắt đầu làm từ sự “ phản tỉnh ”.
125. Sự phổ độ lần này là cơ duyên xưa nay chưa từng có, đắc được chẳng dễ. Đồ nhi không thể dễ dàng tuỳ tiện từ bỏ, tuyệt đối chớ có vì sự bất hoà của nhân sự thì bèn từ bỏ cơ hội tu đạo bàn đạo; càng không thể vì cái oán nhỏ mà quên mất cái ân lớn, huỷ mất tuệ mệnh phật duyên của bản thân.
126. Hãy phản tỉnh nhiều, sám hối nhiều, kiểm thảo nhiều thì mới có thể sinh trí tuệ, giải trừ những đau khổ của nội tâm.
127. Tam kì mạt kiếp, có công thì thưởng, có tội thì phạt. Những nghiệp lực của lúc này tìm đòi rất gấp. Vào những năm thanh toán này, phải có năng lực của sự giác ngộ, hễ một khi có bệnh khổ triền nhiễu quấy thân, tuyệt đối chớ có oán trời trách người, chỉ có thể tịnh cái tâm xuống mà cảm ân và sám hối.
128. Tu đạo chính là “ nhận lí ” mà thôi. Nếu như là nhận những tình cảm cảm xúc con người, thì sẽ đánh mất đi phương hướng. Đạo lí có nói thêm đi chăng nữa, vẫn là rời chẳng khỏi hai chữ “ bổn phận ”. Nếu như bổn phận làm không tốt, có nghe nhiều thêm những đạo lí đi chăng nữa cũng là uổng phí vô ích; cho dẫu là đạo lí có giảng nói hay đến đâu đi chăng nữa, giảng nói đến mức “ lưỡi chói hoa sen ” thì vẫn cứ là giỏ tre múc nước một phen không. Vậy nên nói là phải nhận lí giữ phận.
129. Vạn vật tĩnh quán thì đều tự đắc; tâm lượng của con rộng rãi bao nhiêu thì dung lượng bèn lớn bấy nhiều, trí tuệ bèn sâu bấy nhiêu; tâm lượng của con chẳng đủ rộng rãi, làm sao có thể để cho người ta nhìn ra trên người con có đạo ? Con làm sao có thể đại biểu cho đạo đây ? Do đó nói duy chỉ có rỗng không thì mới có thể thu nạp vật.
130. Căn khí của chúng sanh thì mỗi mỗi không giống nhau, cho nên khi con muốn dẫn đạo thành toàn người khác thì phải hoạt bát ứng sự, thông quyền đạt biến, tuyệt đối chớ có vì để khiến người ta phát tâm giúp đỡ làm việc thì cứ mãi hối thúc, giống như là lùa vịt vậy !
Con nóng vội như thế, cho dù là khiến cho người ta học đủ thứ các chương trình học, mỗi một đạo vụ đều giúp đỡ, thế nhưng mà sự lãnh ngộ của người ta đối với đạo thì một chút cũng chẳng có, giúp đỡ đạo vụ bèn chẳng phải là biết thật, hiểu thật, hễ gặp khảo thì bèn là rất dễ bị rớt ngã; đấy không phải là căn cơ của người ta cạn, mà là người thành toàn người ta đã quá ư là ngang ngạnh, nóng vội rồi.
Do vậy mà những người tu bàn phải giống như nước vậy, gặp vuông liền vuông, gặp tròn liền tròn, tuỳ chỗ thích ứng, thay đổi thích nghi với mỗi chúng sanh.
131. Một đợt cuối cùng này, bất cứ những quyết định nào mà con làm đều phải nghĩ đến xem phải chăng có lợi ích cho chúng sanh ? Có sự giúp ích đối với việc tu bàn đạo của bản thân mình hay không ? Nếu như chẳng có chút chỗ lợi ích gì đối với sự siêu sanh liễu tử của chúng sanh, vậy thì là đã hại họ rồi; nếu như cũng chẳng có sự giúp ích đối với sự trưởng thành của bản thân, vậy thì cũng sẽ trở thành sự chướng ngại của con vậy. Vậy thì con phải thật tốt mà suy ngẫm.
132. Con để cho những thị phi truyền đi truyền lại, đến cuối cùng vẫn là tự bản thân con chịu thiệt thòi ! Bởi vì con nghe một cái, nói một cái, tất cả những rác rưởi đều đổ vào trong tâm của con rồi; con tích trữ nhiều rác rưởi như vậy, lại còn phải tiêu hoá nó, chẳng phải là hao phí năng lượng của con hay sao ?
133. Thế nào gọi là tu đạo ?
Mượn nhờ vào sự ma sát qua lại của nhau mà học tập làm thế nào phản tỉnh và cải biến; từ những sự oán trách nhiều ban đầu đổi thành cảm ân nhiều, hoan hỷ nhiều, trân trọng nhiều, như thế mới có thể cải biến vận mệnh của con được.
134. Những sự đúng sai giữa người với người chẳng phải là do chúng ta đi đánh giá phân xử đâu; ông trời ban cho chúng ta đôi mắt này là muốn chúng ta nội quán phật tánh tự tại, lại xem xem những khởi tâm động niệm của bản thân, nhận rõ bản thân, chớ chẳng phải là muốn chúng ta đi xem những lỗi sai của người khác. Ông trời ban cho con cái miệng này, cũng là hy vọng con có thể thay trời tuyên hoá, chớ chẳng phải là để bình luận người khác.
135. Tu bàn đạo nếu như chẳng biết “ hồi quang phản chiếu ”, cứ mãi câu nệ ở văn tự, lời nói, hình tướng, vậy thì làm sao tốt nổi đây ? Mạt hậu rồi, cho dù là “ đạo lí ” của con giảng nói đến mức hoa trời rơi tứ tung, thế nhưng tả đạo bàng môn càng khiến cho con người rối ren hoa mắt; “ đường lí ” của con nếu như chẳng rõ ràng, hễ không cẩn thận thì phương hướng bèn lệch rồi. Lời nói, văn tự chỉ là dùng để giải thích “ Đạo ” là gì ? con phải khéo dùng, dùng một cách thích hợp thoả đáng, thì có thể đem đạo truyền đạt một cách rất tốt, dẫn độ càng nhiều chúng sanh.
136. Xử sự đáng sợ nhất là “ khởi nhân tâm ”; con hễ khởi nhân tâm rồi vẫn “ không tự giác ”, vậy thì bèn trở thành vật gây chướng ngại của bản thân rồi.
Lúc con chẳng biết nên làm thế nào, lúc gặp phải cảnh khốn khó, thì hãy nghĩ đến các bậc Cổ Thánh Tiên Hiền, hãy đọc sách, lật kinh điển, rồi cũng sẽ tìm thấy đáp án. Cảnh khốn khó sẽ không phải là vĩnh viễn, và cũng chỉ có bản thân mình mới tự vây khốn lấy bản thân mình.
137. Con người đều là bởi vì có những yêu cầu đòi hỏi rồi nên mới có đau khổ. Đi yêu cầu đòi hỏi trong những nỗi đau khổ thì trong sự yêu cầu đòi hỏi lại sản sinh đau khổ. Nếu như chẳng biết đủ, thì chẳng cách nào biết ngưng.
138. Hãy đem cái tâm của chúng ta xả ra bên ngoài, xả ở trên những việc tế thế cứu nhân. Nếu như cái tâm này của con chẳng xả ra được, vậy thì lại có thể xả được gì đây ? Con xả tiền có ích gì không ? Nếu như nói, con đem tiền đến phật đường thì có công đức rất lớn, còn những tánh khí nóng nảy, những thói hư tật xấu thì một chút cũng chẳng sửa đổi, vậy thì cái đạo này là giả đấy, con cũng chẳng cần tin cái đạo này rồi. Tu đạo chính là đem những tánh nóng và thói hư tật xấu xả bỏ đi, đấy mới gọi là bố thí.
139. Khi con gặp phải cảnh khốn khó, vào lúc con bó tay hết cách, rất chẳng biết nên làm thế nào, chẳng có ai có thể viện trợ con, thì con phải tịnh cái tâm xuống, thật tốt mà tham ngộ một phen. Vào ngay cái lúc con thanh thản yên tĩnh nhất, nhất định có thể tham ngộ ra một con đường, cái này còn chuẩn xác hơn so với việc con cầu thần hỏi Phật.
140. Người hiện đại tư lự nhiều, phiền não nhiều, cách nghĩ nhiều, cái tâm lộn xộn rối ren như thế rất dễ dàng sinh sôi bệnh tật. Mỗi ngày phải cho tự bản thân mình một chút thời gian để lắng lòng tĩnh tâm suy ngẫm, chớ có để cho một cuộc đời của con chỉ có xoay vòng vòng vô ích, chẳng để lại một chút ý nghĩa gì cả !
141. Hãy dùng cái tâm thanh tịnh ngây thơ đơn thuần mà đi hành đạo, thì là Bồ Tát ! Đấy chính là thật sự nắm bắt được thiền cơ chân chính , đã thể hiện khí tượng thái hoà.
Đạo lí phải “ hoá phức tạp thành đơn giản ”, tâm niệm phải “ bỏ tà trở nên chánh ”, sự tu đạo như thế mới là chơn hành, mới có thiền vị thật sự đấy !
142. Tiên Phật vốn chẳng cần các con hướng về các ngài ấy quỳ bái, mà là cần một cái chơn tâm của các con. Ở đây chẳng có muôn sắc màu rực rỡ, chỉ có chân lí có thể cầu; nếu vẫn buông chẳng được, xả chẳng được, càng hướng ra bên ngoài mà cầu, thì cái tâm của con bèn càng khổ. Phải biết rằng “ tâm thanh diệu trí sanh, tâm thanh thân khoẻ mạnh ” đấy !
143. Thường trì tụng chân ngôn cũng là một loại phương pháp thiền định, bởi vì tình hình cục diện thế giới hiện nay tạp loạn, lòng người dễ dàng lên xuống thất thường, đồ nhi cũng thường trong cái hễ không lưu ý thì mê hoặc rối lòng, do đó mà phải mượn nhờ vào việc trì tụng chân ngôn để đạt thành tác dụng “ an tâm định thần ”. Đấy là một cái thiền tâm, mượn nhờ vào ngoại công để đạt nội hạnh, cái này có sự giúp ích nhất định đối với việc tu học.
144. Trí tuệ chẳng phải là vô duyên vô cớ mà đến, mà là dựa theo bổn tánh mà đi làm một cách rất tự nhiên; trong sự tự nhiên lại có một sự ước thúc, dùng cái tâm cảnh nơi tướng lìa tướng này thì có thể làm việc một cách rất tốt.
145. Con người lúc sân hận thì sẽ loạn nguyên thần, chuốc lấy tai hoạ. Phải đem sự sám hối và cảm ân suy tôn lên làm chỉ nam tu hành, mượn nhờ vào hai pháp bảo này để đoạn trừ những ác duyên, hoá giải những bất bình thù hận. Tâm có thể quán chiếu đến tầng này, làm sạch hết những trần duyên thì có thể quay trở về cực lạc.
146. Con phải làm người làm được tốt, phải ngẩng đầu nhìn nhìn trời đấy !
Con hãy ngẫm nghĩ xem, con nghe âm thanh của trời nhiều, hay là nghe âm thanh của con người nhiều. Đều là nghe âm thanh của người nhiều, phải không ? Cho nên hôm nay hãy rẽ một cái, quay ngược lại mà yên tĩnh nghe xem cái mà ông trời cho con là những âm thanh gì.
147. Những lỗi sai của nội tâm phải nhanh chóng mà cắt bớt sạch sẽ; trong lòng nếu đã có những sự đối đãi, thì sẽ sản sinh cái tâm phân biệt; cái tâm phân biệt này chính là hạt giống của sự luân hồi, cho nên bèn thế mà sẽ sản sinh những tư tưởng đình đốn. Vào ngay lúc này chính là then chốt của sự thăng giáng.
148. Tuổi đạo chẳng có nghĩa bằng với sự tu trì; sự chuyển hoá thay thế nhân sự của đạo trường này đều đến từ chỗ không biết phản tỉnh suy ngẫm, con người chẳng biết soi ngược lại bản thân thì sẽ biến dạng rồi. Tu đạo lâu, rất có thể chỉ là uổng trôi qua ngày mà thôi, chẳng có chút ít thu hoạch và thành tích, bởi vì đều toàn là đang nhìn những cái không tốt của người ta, bình luận những công và lỗi của người ta, còn bài tập tu hành của bản thân thì đều chẳng có sự tiến bộ, đến cuối cùng chỉ là không có nhưng giả vờ có, rỗng tuếch nhưng giả vờ đầy tràn.
Số lượt xem : 479