BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Vở Kịch lớn Bạch Dương ( Hoạt Phật Ân Sư từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 09:01:09
/Vở Kịch lớn Bạch Dương  ( Hoạt Phật Ân Sư từ huấn )

Vở Kịch lớn Bạch Dương

( Hoạt Phật Ân Sư từ huấn )


Ôi đời người ! Con nói là rất khổ sao ? cũng là một kiếp này. Con bảo là không khổ, cũng là một kiếp này, thế nhưng sau khi một kiếp này qua đi rồi, con lại có thể như thế nào đây ? Bảo rằng đời người không khổ thì là dối gạt người đấy. Nếu như nói là không khổ thì sẽ không có người rơi lệ, thì sẽ không có người không vui, không có người đau khổ bi thương, vậy nên đời người là khổ đấy.

 

 

 

Thế nhưng tu đạo cũng là khổ đấy, nỗi khổ của việc đột phá không nổi, nỗi khổ của việc giữa các đồng tu không hợp với nhau, đạo vụ chẳng thể thúc đẩy phát triển mở rộng cũng là khổ, vậy nên có người nói rằng khổ như vậy là vì cái gì chứ ? Chính là vì phải giống như một ngọn nến vậy, khổ bản thân mình cũng chẳng sao, chỉ cần chúng sanh có thể thẳng tiến lên một cách yên ổn vững chắc, hy sinh một mình mình thì có sao đâu nào ?

 

Mình đến tu đạo bàn đạo cũng là khổ, đi làm một số các việc của phàm phu tục tử cũng là khổ, vậy thì mình tội gì phải thế ? Phía sau lưng của ngọn nến nhất định có lệ nến. Con hãy xem xem Thánh Hiền Tiên Phật các đời đến nay có vị nào mà chẳng phải là khổ tâm khổ chí ?

Chi bằng hãy dùng một kiếp này của mình để thật tốt mà đi hành công liễu nguyện, tạo phước cho tất cả bá tánh, khiến cho mỗi người đều có thể đắc đạo, chẳng phải là càng có ý nghĩa hay sao ? Đấy chẳng phải cũng chính là tâm nguyện của các con đó sao ? Nếu như chẳng có khổ thì làm sao mà có sự thể hội đây ? Nếu như chẳng có khổ thì con chẳng biết niềm vui thật sự. Tiếng vỗ tay là vang lên trong sự nỗ lực đấy, giọt nước mắt có khổ thêm đi chăng nữa cũng đã là chuyện của ngày hôm qua rồi.

 

Hiện nay vở tuồng lớn Bạch Dương đang diễn một cách rất đặc sắc, mỗi một người đều có cơ hội lên sàn diễnBất kể là con diễn vai gì, cho dẫu chỉ là đứng ở một bên, hoặc là chỉ là gõ thanh la, gõ trống, con diễn được hay, diễn được hết mình tận chức trách, thì lúc vở tuồng kết thúc, ngôi sao sáng rực nhất chính là con đấy. Hãy nghĩ xem có thể đứng ở chỗ này, là các con đã đổ dồn vào biết bao nhiêu tâm huyết ? chịu tận biết bao nhiêu sự mài luyện, biết bao nhiêu những uỷ khuất, hôm nay mới có thể phi thường, khác như thế !

 

Có biết bao người chỉ có thể đứng ở bên ngoài, còn các con có thể ngồi đến trên vị trí này, nếu chẳng phải là các phần tử trung kiên, là rường cột chính của đạo trường, thì là không làm nổi đâu. Các con hãy ngẫm nghĩ mà xem, nếu như các con chưa từng giẫm lên con đường này, con đường tu bàn khai hoang, thì các con hiện giờ sẽ biến thành như thế nào đây ? Các con hiện giờ sẽ đang ở đâu đây ? có phải là đang chìm nổi trong biển người mênh mông, giống như người bình phàm vậy, đi đi lại lại sáng đây tối kia, đấy chính là cái mà các con muốn hay sao ? Cái mà các con muốn là cái gì vậy ?

 

Phải nhớ lấy phương hướng của các con, nhớ lấy tâm nguyện của các con là những Thiên Sứ Bạch Dương thanh cao nhất, ý chí kiên định nhất, quyết không chịu khuất phục, khai hoang xả bàn vô thượng nhất, vẹn toàn nhất. Hãy tận tâm tận sức mà làm, không vì bản thân chính là tinh thần của Phật Bồ Tát, bước chân lớn tiến về phía trước chẳng oán chẳng hối; phải nhớ lấy điểm đến của các con, từng tí ti một đều dụng tâm, thành tâm.

 

Chớ có sợ bất cứ khảo nghiệm gì, cũng chớ có sợ bất cứ người nào nói những lỗi lầm sai trái của các con, chỉ cần bản thân mình đã từng bỏ ra tâm sức thành tâm thành ý, dám làm dám chịu chẳng hổ thẹn với người, cũng chẳng hổ thẹn với bản thân. Hãy vì bản thân mà làm, đốt cháy sinh mệnh của bản thân, đem mọi thứ hoá thành vô thượng. Chua cay cũng được, đau khổ cũng được, bèn hãy để nó cứ mãi đốt cháy hoá thành tro vậy !

 

Cho dù người ta không khẳng định các con, ơn trên cũng sẽ khẳng định các con. Các con nhất định phải nhận rõ ràng, thật tốt mà hướng đến con đường đạo này, bước vững từng bước từng bước một; đấy là lúc các con nở rộ rực sáng. Điều quan trọng nhất là các con có thể duy trì tiếp hay không. Điều mà khiến thầy lo lắng nhất là các con vấp ngã rồi chẳng biết bò dậy. Các con đã đi lâu như vậy rồi, còn có gì để so đo tính toán nữa đây ? đã nỗ lực lâu như thế rồi, cớ sao lại không tiếp tục nữa vậy ?

 

Đồ nhi à ! Luỹ kiếp đến nay các con đã trải qua bao nhiêu những nỗi khổ ? bao nhiêu những khó khăn khổ nạn ? mới có ngày hôm nay đã gieo trồng xuống cái nhân bồ đề này.

Nhiều những nỗi khổ như thế đều đã chịu đựng rồi, rất nhiều những ải khó như thế đều đã xông vượt qua rồi, cớ sao không thể tiếp tục nữa vậy ? Vất vả là điều nhất định có, chỉ sợ là các con không chịu tiếp tục đi nữa, ngừng bước chân rồi. Trừ phi các con bằng lòng cam chịu lang thang sanh tử, trừ phi các con bằng lòng cam chịu để cho những tâm huyết mà con đã từng bỏ ra hoá thành hoàn toàn biến mất. Khai sáng là gian nan vất vả đấy; chẳng có người hy sinh phụng hiến thì làm gì có người hưởng thụ thành quả đây ?

 

Chớ có sợ sự cô độc, chớ có sợ sự lẻ loi. Ơn trên thời thời khắc khắc đều đang quan tâm chiếu cố các con, thầy cũng thời thời khắc khắc ở bên cạnh các con. Đồ nhi à ! Chớ có phụ lòng ân đức của ơn trên, chớ có cô phụ những nỗ lực của bản thân; hãy bảo với bản thân rằng kiếp này phải kết cái quả này; kiếp này các con phải thành tựu.

Đồ nhi à ! Chúng ta tu đạo là muốn trở thành tội nhân thiên cổ, hay là Thánh Nhân vạn đời vậy ? Quyết tâm tu đạo của chúng ta là vì cái gì ? Là “ một kiếp tu, một kiếp thành ”, chớ chẳng phải là “ một kiếp tu, vạn kiếp trầm ”, “ trầm ” của trầm luân đấy !

Này các đồ nhi ơi ! Muốn một kiếp tu một kiếp thành thì phải cố gắng lên nữa ! Chẳng có quyết tâm lớn, chí hướng lớn, đại trí, đại nhân, đại dũng, thì làm sao có thể “ chết lớn sống lớn ” một phen đây ? Có một câu nói rằng “ vạn duyên hễ sanh, nghiệp duyên tụ tập ”.

 

Phải biết rằng người đời vì sao vĩnh viễn đoạ vào trong sáu nẻo luân hồi ? Chính là bởi vì tình đời, tình thân, tình cảm dùng một cách quá sâu quá nặng mà chẳng cách nào tự cứu rỗi. Đồ nhi hãy ngẫm nghĩ mà xem ! Dùng cái tâm như thế, có thể tu bàn đạo hay sao ? Thánh Nhân nói : “ luyện thấu tình đời, mới là tu hành ”. Là ý gì đây ? Chính là đồ nhi thân tại cõi hồng trần, mỗi ngày cái mà tiếp xúc đều là việc phàm trần, chuyện cõi phàm; còn một người tu đạo có thể bên trong trần duyên mà nhìn thoáng, buông xuống, càng tiến thêm một bước mượn cảnh để luyện tâm, mượn phàm để tu Thánh, tu một cách thoát thai hoán cốt, nhất trần bất nhiễm, đấy chính là “ tu hành ”.

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 434