BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thiên Tâm ( Nam Hải Cổ Phật Từ Bi )

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 20:36:05
/Thiên Tâm     ( Nam Hải Cổ Phật Từ Bi )

Thiên Tâm

 

( Nam Hải Cổ Phật Từ Bi )

 

Phật vì chúng sanh, ứng với cái tâm của chúng sanh để thuyết pháp; chúng sanh cũng phải dùng cái tâm giống như vậy để hưởng ứng đáp lại sự từ bi của Tiên Phật. Các con có muốn giữ lấy cái bổn tâm vốn tự có đủ ấy để đi độ hoá càng nhiều chúng sanh hay không ? Bất luận như thế nào, các con cũng là một vị Phật của Lí Thiên, linh tánh là bất diệt đấy.


Phải tồn cái tâm của Phật, nói lời của Phật; người người có phải đều là một vi Quán Âm không ? Các con có đầy đủ Phật tánh, Phật tánh của các con cũng chẳng có tí ti sai khác, bất tăng bất giảm, phải phát dương quang đại, tự tánh vốn tự có đầy đủ mọi thứ, lẽ nào các con có chỗ không đủ sao ?

 

Nếu như cái tâm của con hướng ra bên ngoài phan duyên, thì sẽ cảm thấy thiếu thốn chẳng đủ, chính là thả mất bổn tâm. Phải tìm về lại cái bổn tâm, cũng chính là nơi sở tại của bổn tánh của các con; cái mà không thể rời dù chỉ trong giây lát chính là bổn tâm, cái mà có thể rời thì chẳng phải rồi. Cổ Phật hy vọng các con giữ lấy nguyện lực tâm Phật, chẳng có nguyện thì không thể thành Phật.

 

 

 

 

 

 

Nguyện là nguyên tâm  cái tâm gốc ban đầu ) , nguyện là nguyện lực lúc chưa hạ phàm, vẫn còn ở trên trời thì đã lập xuống rồi. Gặp phải những trắc trở thì không được có tí ti oán trách, nội tâm không được dậy sóng vạn trượng, trong lòng phải lặng sóng như nước thì mới có thể soi thấy bổn tâm. Bởi vì dậy sóng thì trí tuệ sẽ bị che lấp, chẳng thể trong rõ, thì chẳng cách nào soi thấy nguyện lực của chúng ta.

 

Đạo là công phu khôi phục sự tự nhiên, phải đem những tập nhiễm của luỹ kiếp trừ bỏ đi, nghĩa là phải tự giác, phải sám hối, phản tỉnh, không được có tí ti sự biếng nhác. Trong quá trình này, nhất định phải thông qua cái công phu giác chiếu, phải phát cái tâm sám hối, soi thấy những nhân và quả của những tội lội sai trái luỹ kiếp, hãy thật tốt mà tự giác có được không ?

 

Chớ có quên mất cái bổn tâm, bổn tánh của bản thâncông phu khôi phục lại sự thanh tĩnh của linh tánh gọi là “ tu ”; hy vọng rằng các con làm tốt, Tiên Phật bèn sẽ gia trì thay cho các con, có phải là phải lấy lòng thành thật để cảm ứng ? Thiện Nhân kết ra thiện Quả, ác Nhân kết ra ác Quả, chớ có để cho Cổ Phật vì các con mà lo lắng.

 

Các con phải thật sự biết rằng bản thân mình chính là một vị Phật, chớ có lại đi truy cầu theo đuổi PhậtCác con cũng là con cưng của ông trời, các con phát ra cái tâm chân thật thì Cổ Phật cũng cảm nhận được. Phải thật tốt tu, thật tốt mà bàn; mọi người đều là từ trên trời mà đếnnếu như chẳng có Thiên Tâm ( tấm lòng trời ) , làm sao mà có thể đồng tâm với Phật đây ?

 

Hy vọng mọi người đều có thể vui vẻ bàn đạo, trông mọi người các con vẫn còn một chút ngay thật. Ý nghĩa của “ ngay thật ” ở đây tức là chẳng đi so đo tính toán, chẳng đi phân biệt, gọi là “ ngay thật ”. Nếu như mang theo cá tính, mang theo sự cố chấp, thì không gọi là “ ngay thật ”. Các con hãy thật tốt mà suy ngẫm, ta tin rằng các con mang một tấm lòng trời thì có thể làm cảm động ông trời. 

Số lượt xem : 821