BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đối Diện Với Chính Mình ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Tác giả liangfulai on 2023-05-26 15:11:12
/Đối Diện Với Chính Mình  ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Thật ra vị Đạo Sư của cá nhân mỗi người vẫn là bản thân, người mà có thể cứu mình vẫn là bản thân mình, tất cả đều nhờ cậy vào tâm niệm của bản thân mà làm, tâm của mình phải định, tâm muốn định thì phải học hỏi nhiều ở các bậc Thánh Hiền Tiên Triết, giẫm lên vết chân của các bậc Thánh xưa thì mới có thể hiểu được những lời nói ấy, những cái lí ấy hợp với ý trời. Thầy hy vọng các đồ nhi tự mình đi ra một mảng thiên địa, đi ra con đường của chính mình. Thầy yêu cầu mọi người giữ lấy cái tâm của chính mình, đạo ở trong ngày thường, đạo ở nơi tự thân, tự thân chẳng nghiên cứu mà lại đi nghiên cứu người khác thì là chẳng ích gì đâu đấy.


Hôm nay có thể thành đạo, hôm nay có thành tựu vẫn là tự bản thân phải nghĩ được thông. Muốn làm Tiên Phật thì cũng phải tự bản thân buông xuống được, tự bản thân mở rộng tấm lòng thì mới có thể làm Tiên Phật được. Năng lực của cá nhân mỗi người đều vô hạn, tiềm lực vô hạn, chỉ có điều là tự mình chưa khai quật; núi báu vẫn phải tự mình đi khai quật. Mỗi người đều có trí tuệ trời ban phú, vậy nên phải tự mình đi khai quật, tự mình tìm kiếm. Hôm nay muốn tu thì cứ tu, muốn bàn thì đi bàn, chẳng ai có thể yêu cầu con cả.

 

Tu đạo thảy đều do tự bản thân nắm bắt, Đạo tâm chính là cái tâm phát ra ban đầu ấy, phát tâm hay thoái tâm chỉ ở giữa một niệm; tâm ơ nơi đâu ? tâm ở trong tâm của chính mình, tâm ở chỗ huyền quan. Hôm nay muốn làm như thế nào vẫn phải dựa vào tự bản thân chúng ta đấy.

 

Thiên Địa Nhân được quy vào Tam Tài. Năng lực của con người làm sao có thể sánh được với Trời, chỉ có đức hạnh của con người mới có thể vượt ra ngoài trời đất, và cũng bởi thế nên tự bản thân phải giữ lấy cái đức của chính mìnhNay thiên thời khẩn cấp, phải nhanh chân lên, tuy rằng là khốn khó, nhưng Thầy hy vọng các con có thể tận tâm, tận tâm mà độ người, tận tâm mà bàn sự, tận tâm mà chăm sóc gia đình.

 

Tu đạo rồi mới biết thì ra giữa thiên địa vạn vật và âm dương ngũ hành của chúng ta và cấu tạo cơ thể người, tất cả mọi tư tưởng đều là sự phối hợp lẫn nhau đấy.

Tâm có thể tạo thiên đường, tâm có thể xuống địa ngục. Tâm có thể thành Phật Tổ, tâm có thể thành Ma đầu.

Thời tiết của thế gian cũng giống như cái tâm của các con vậy, khéo thay đổi biến hoá đa đoan.

Tu đạo đơn giản cũng giữa một niệm, không đơn giản cũng là giữa một niệm của các con đấy !

 

Chúng ta phải khiến cho tâm của mình có thể định ở ngay nơi thành thị ồn áo náo nhiệt. Tâm của các con nếu như cứ lên lên xuống xuống, cứ nhiễm bụi thất tình lục dục, thì cho dù là các con ở trong núi sâu động cổ, con vẫn cứ là như thế.

Khi con có rất nhiều những niệm đầu, rất nhiều tư tưởng, rất nhiều những suy nghĩ bất bình thì đều là nghiệp lực đang quấy nhiễu lôi kéo. Vì sao mà mình không tịnh xuống được, người khác đều tịnh xuống được, đấy đều là do nghiệp lực của bản thân đang lôi kéo. Nghiệp lực duy chỉ có cái gì có thể bù đắp ? ( công đức ).

 

Cái gì là gông cùm xiềng xích vậy ! Gông cùm xiềng xích của nội tâm là những gì ? Thật ra tâm của con có gông cùm xiềng xích thì là gông cùm xiềng xích, tâm chẳng có gông cùm xiềng xích thì chẳng có gông cùm xiềng xích. Tất cả mọi cái đều là những chướng ngại, những niệm phiền não, là những nút thắt, toàn bộ thảy đều là tự mình thắt lấy. Những gông cùm xiềng xích của các con phải ném đi đấy !

 

Tâm lí của con người vô cùng đáng sợ. Hôm nay muốn chết thì có thể chết, phải xem coi sức ý chí của con có kiên định hay không. Tâm niệm của con người quan trọng biết bao ! Một người nếu như ở trong sự lo lắng ưu sầu bất an thì người ấy làm việc bèn không thể bình thuận được.

 

Có người nghĩ đến những chuyện vui vẻ, trên mặt bèn tràn đầy niềm vui; có người nghĩ đến những chuyện bi thương bèn gương mặt như khóc đưa tang vậy, nước mắt tuôn rơi, vậy nên tâm niệm của con người là đáng sợ đấy, mới chớp mắt một cái thì đã dễ dàng có những sự cảm nhận cảm xúc khác nhau rồi; các con xem coi những cái này có phải là gây ra sự tổn thương tổn hại rất lớn đối với tâm lí, sinh lí ? Sự rối loạn của những hỷ, nộ, ai, lạc bèn chẳng cách nào điều chỉnh để cho thân tâm của con thích nghi.

 

Niềm vui thật sự ở trong tâm thanh tịnh. Tâm thường lên lên xuống xuống thì chẳng vui vẻ, vậy nên muốn niềm vui thật sự thì phải tìm kiếm thế giới nội tâm thanh tịnh, chớ có lên lên xuống xuống trên mặt tình cảm cảm xúc con người.

 

Các con cứ hễ gặp phải những khốn khó thì sự lên xuống của cái tâm bèn lớn rồi, nên mới có câu nói là : “ lúc nói tâm ngộ, đối cảnh thì mê ”. Thường tồn chánh niệm thì tâm bèn có nghị lực để khắc phục bất cứ mọi khốn khó.

 

Cái gì gọi là “ độ kỉ ” vậy ? Mỗi người chúng ta đều có những tập khí thói hư tật xấu phải không ? Có thể hạ quyết tâm đi sửa đổi, đấy chính là độ bản thân mình. Vì sao mà chúng ta đều có những tập khí thói hư tật xấu vậy ? Bởi vì chúng ta có tam độc tham sân si, đấy là cái mà chúng ta đã tạo trong quá khứ luỹ kiếp, những cái này chúng ta đều phải làm tan biến đi, cái này có thể dùng ngọn đèn trí tuệ của chúng ta đi soi chiếu, cũng giống như mặt trời vậy, mặt trời hễ mọc, hễ xuất hiện thì băng tuyết bèn tan chảy mất, vậy nên mặt trời trí tuệ của chúng ta phải triển lộ ra bên ngoài, độ bản thân mình. “ Độ người ” chính là cứu chúng sanh, thế nhưng muốn độ người thì cũng phải “ chánh kỉ ” trước thì mới có thể “ thành nhân ” đấy ! Tự mình phải làm được ngay chánh thì mới có thể giúp thành tựu người khác được.

 

Tuổi tác lớn hay nhỏ đều không quan trọng, xem coi cái tâm của con thôi. Nếu như tâm đã già rồi, cho dù là đứa bé mười mấy tuổi, nó cũng là đã già rồi, vậy nên tâm phải bảo vệ gìn giữ duy trì sự trẻ trung.

 

Tất cả mọi lí, tất cả mọi pháp, tất cả mọi tướng đều là giải cái tâm của bản thân mình. Con phải hiểu được cái tâm của chính bản thân mình thì mới có thể tiến đến hiểu được cái tâm của người khác. Ngay đến cả bản thân mình đều thăm dò chẳng được, phải làm sao mà hiểu được người khác, thành toàn người khác đây, vậy nên phải bắt tay vào từ chỗ gốc rễ căn bản của bản thân.

 

Những cái mà trong lòng chúng sanh nghĩ không hoàn toàn giống nhau, nếu như ngay cả bản thân con con đều chẳng hiểu, làm sao mà đi hiểu được người khác, quan tâm đến người khác đây.

 

Chẳng có một cái tông chỉ thì làm sao mà nói tu đạo đây ! Tâm niệm của con muốn đi hướng về mặt tình cảm, Thầy bèn để con đi hướng về mặt tình cảm, có người thì đi hướng về mặt lí, trong ấy có sâu cũng có cạn, vậy thì Thầy bèn trợ giúp cho tâm niệm mà con muốn đi hướng đến, toàn bộ thảy đều dựa vào tự bản thân các con mà đi, sau khi đi rồi cuối cùng bèn sẽ có những sự khác biệt rồi, cho nên bây giờ tốt thì rất là tốt, xấu thì rất là xấu, tốt xấu ngày càng chênh lệch khác biệt xa hơn. Vậy nên, người tu đạo hiện nay cũng khó rồi, bởi vì trong sự thật giả, giữa cái tình và cái lí này, tu cái đạo tình người cũng là phải có lí lẽ, thế nhưng mà thật sự đi sâu vào thì không rơi vào tình cảm con người; muốn tương lai như thế nào thì phải cẩn thận con đường mà con lựa chọn.

 

Tu đạo chẳng phải là phải “ một cái khẩu lệnh, thì một động tác ”, vậy thì quá chậm rồi. Các con phải hiểu, mượn giả tu thật, không chỉ cái nhục thể là giả, mà tất cả các pháp cũng là giả, Thầy đây cũng chỉ là mượn cái giả tướng văn tự này để dẫn con vào cửa.

 

Các con chớ có quá chấp trước, lấy cái giả cho là thật, thật giả hỗn loạn, khó phân khó xảTất cả đều là tác dụng của tâm thôivậy nên con phải tìm thấy được cái gốc rễ căn bản. Dẫn “ kinh ” của bên ngoài để hiểu giải cái “ tâm kinh ” của con bên trong, lại còn phải hiểu biết làm thế nào để niệm bộ “ tâm kinh ” của bản thân các con nữa. Tất cả các pháp, tất cả các tướng chỉ là để an cái tâm tánh của mình mà thiết lập thôi, chớ thật ra vốn chẳng phải là để cho con cảm thấy đấy chính là pháp căn bản gốc rễ; cái gì là thật, cái gì là giả, cái này bèn có thể phân rõ, có thể phân biện.

 

Tất cả vạn pháp thảy đều là tướng đấy ! Toàn bộ đều là đang giải tâm mà thôiCái tâm của con ở đâu vậy ? Cái tánh của con ở đâu vậy ? Các con phải tự mà hiểu lấy, phải không ? Tất cả văn tự đều là để giải để hiểu cái bộ kinh này của con, bộ kinh này của con là gì đây ? Chính là cái mà “ tiếp liền nhau không ngớt, liên miên không dứt, vĩnh viễn sẽ không bỏ sót ” mà Thầy đã truyền cho con đấy ! Hiểu không ? Tu đạo phải nhận rõ cái “ thật ” ! Chớ có nhận cái giả cho là cái thật. Sau này nhìn không rõ thì phải đoạ lạc đấy !

 

Tiên Phật là chẳng có hình chẳng có tướng đâu; tâm của con nghĩ hình tướng gì thì là hình tướng ấy, cái mà vẽ ra, cái mà đắp nặn điêu khắc ra cũng đều là một cái hình tướng linh cảm của con người, đấy cũng là hình tướng của con người. Chúng ta phải mượn nhờ vào cái tượng Phật này bảo với chúng sanh rằng có người đã thành Phật như thế đấy, chúng ta có thể học tập noi theo ngài ấy.

 

Thầy đây đã đem đạo truyền cho các con, các con phải nhận rõ chân lí mà tuMượn nhờ cái “ tướng ” thì là phải “ qua rồi thì làm tan biến đi ” ( cũng tựa như qua sông hãy bỏ bè ) , sau này phải nhận lí thật tu, có lí thì nghe, chẳng có lí thì không cần nghe.

 

Khi những “ tội ”, “ lỗi ”, “ sai trái ” của con cả đống thì cái tâm của con bèn là không thanh tịnh rồinếu muốn thanh tịnh thì trước tiên phải trừ bỏ đi những dục vọng. Dục vọng quét trừ rồi thì con tự nhiên có thể đạt đến một trình độ cấp bậc nhất định, tự nhiên linh thông, tự tánh của con bèn có thể tương thông với tất cả mọi chúng sanh, tương thông với tất cả Tiên Phật.

 

Vì sao mà Tiên Phật có thể tương thông được với chúng sanhlà bởi vì Tiên Phật chẳng có bị gò bó hạn chế ở hình tướng, vả lại còn siêu vượt khỏi hình tướng, thế nhưng còn con thì nhìn thấy hình tướng thì chẳng thể siêu vượt rồi, phải không ?

 

Cũng đừng có nói hiện nay tu đạo không xem hình tướng, nên biết là còn phải mượn nhờ cái nhục thể này của con để tu đấy. Thế nhưng mà phải tiến vào một trạng thái chính là con tu đạo phải có mục tiêu, có phương hướng, vậy thì sẽ không đến nỗi đi theo cái giả thể này

 

Chỉ cần là có cái nhục thể thì ai mà chẳng có những đau bệnh, đấy chính là nỗi khổ của việc làm người, mà nay nếu như tu đạo, bàn đạo rồi, những nỗi khổ này vẫn là phải chịu, thế nhưng mà con sẽ chịu một cách tự tại, bởi vì con hiểu được vì sao phải chịu khổ, thì sẽ không oán trời trách người nữa rồi.

 

Bởi vì hiện tại là tam kì mạt kiếp, là lúc phải gột rửa lớn, vậy nên cái mà chú trọng là sự thật tu, thật thà thiết thực mà tu.

Đức hạnh của con phải hiển lộ rõ ra bên ngoài như thế nào ? Chính là cần phải con thời thời khắc khắc tu một cách thật thà nghiêm túc vững chắc thiết thực, thì mới có thể đem đức hạnh của con hiển rõ ra bên ngoài, đem sự hoàn mĩ nhất của con hiến cho mọi người, đấy mới là điều quan trọng thật sự đấy.

 

“ Thủ huyền ” là điều tâm mà thôi, có thời gian thì hồi quang mà thôi đấy mà ! Chớ có quá khắc ý ( cố ý, đặc biệt dồn toàn bộ tâm tư vào ) có được không ? Bây giờ thời gian thủ huyền nếu như dùng quá nhiều cũng không ổn đâu đấy ! Vì để tiêu trừ những nỗi nhọc nhằn mỏi mệt thì thủ huyền một chút thì được, chớ có mà có ý chấp trước; khăng khăng chấp trước chẳng phải là tông chỉ của Đạo của các con, bởi vì cái mà các con tu là cái Đạo của tự nhiên, đúng không ?

 

Các con hãy học tập noi theo Tiên Phật từ từ mà nâng cao trình độ, tầng thứ tu đạo thì các con mới tiến bộ được. Ví như quả bóng lăn vậy, mặt mặt đều lăn, cũng có nghĩa là hãy nghe đạo lí nhiều vào, hấp thu đạo lí nhiều vào thì tâm cảnh của con mới tiến bộ được. Trái lại, không để nó lăn, tâm cảnh của con nếu như chẳng tiến bộ, con đối với việc tu đạo bèn chẳng biết tu như thế nào.

 

Đạo ở sự bình thường, các con phải thể ngộ được cái diệu của sự “ bình thường ” đấy ! Cũng giống như nước vậy, các con đều bảo rằng mình muốn uống, vả lại còn muốn uống một cách khá là có mùi vị, thật ra thì lúc mà con thật sự uống, thì là uống cái gì đây ? Vẫn là muốn uống nước đấy !

 

Đạo chính là bình thường như thế, các con chớ có muốn nhìn thấy Tiên Phật hiển hoá mới là Đạo ! Vậy thì rời đạo xa rồi đấy ! quả thật sự hiển hoá mà ! Cái mà ở trong tâm của chính bản thân mình ấy mới là sự hiển hoá thật sự, các con phải thật tốt mà đi thể hội đấy !

 

Bây giờ các con chẳng hiểu đối với “ cái chơn thật ”, càng chẳng hiểu đối với “ cái hư giả ”, vậy nên thật thật giả giả, thị thị phi phi, khó phân khó hiểu ! Có người trong lúc không phân biện ra thật giả, chẳng thà chi bằng thật giả đều buông xuống, sau khi nhảy ra khỏi bên ngoài rồi thì trái lại lại đắc được đáp án mà con cần, phải vậy không ? Hôm nay con chấp trước ở trong thật giả thì con bèn phân hai cực; lúc con phân làm hai cực, muốn tìm thấy đáp án thật sự thì nhất định tìm không được, bởi vì con đã chấp trước ở bên trong đó rồi. Lúc chẳng phân biện ra được thật giả, con buông xuống, thì thật ra con bèn đã hợp trung rồi.

 

Các con không nhìn thấy được Tiên Phật, chỉ nhìn thấy hình tượng, nhìn thấy hình tượng thì lầm tưởng cho rằng cái tướng ấy là thật. Thầy mượn nhờ vào cái hình tượng này để bảo với các con chân lí, cái tướng này các con mới xem hiểu được, thế nhưng mà Thầy chẳng dựa vào tướng để tâm linh tương thông với các con. Tâm vốn tự tương thông, lúc các con có việc gì ấy; chẳng phải là cái nhìn thấy được thì là thật đâu, là tâm cảm ứng đấy. Thế nhưng có lúc các con phiền não nhiều thì cảm ứng cũng có sự sai lầm.

 

Tu Đạo chẳng phải là muốn các con hoàn toàn vứt bỏ đi những cái giả, con bảo rằng cha mẹ là giả thì con bèn chẳng hiếu thuận, đúng không ? Con bảo rằng tiền tài là giả thì con bèn chẳng công tác, đúng không ? Bổn phận của con đã tận tròn rồi thì mới có thể thành tựu cái thật đấy, bổn phận làm người đã tận tròn rồi thì mới có thể thành tựu “ Thần ”Có thật mới nhìn thấy được giả, khi con đã ngộ thấu rồi, trong tâm bèn chẳng còn thật giả nữa rồi.

 

 

Ở phía đằng sau của mỗi một người đều có một luồng trợ lực, đấy chính là bổn tánh và tâm niệm của bản thân con; do nguyện mà con đã lập trước kia mà thúc đẩy con đi, thế nhưng nếu như tâm niệm của bản thân con không ngay chánh thì sẽ có một luồng sức mạnh kéo con càng đi càng tụt lùi, càng đi càng không thể tiến bộ.

 

Vạn vật dục hoá, tất cả thảy đều ở trong ngũ hành bát quái; cái lí của trung dung chẳng thiên chẳng lệch, đại đạo vô hình vô tướng, miễn cưỡng gọi là Đạo; hiểu được chân lí, nhảy ra khỏi những thị phi, hồi quang phản chiếu, tu tâm luyện tánh, vậy thì làm gì mà còn rất nhiều những sự nghi hoặc nữa đây ?

 

Khi tâm của con có một chút nhược điểm, Tiên Phật bèn sẽ hướng về tâm của con mà khảo con; khi trong tâm của con chấp trước vào một tà niệm rất mãnh liệt, “ Ma ” bèn sẽ nhân nhược điểm này mà lẻn vào rồi. Vậy nên nếu như cái tâm của con nắm giữ kiểm soát không tốt, cái tâm này bèn là của người khác rồi đấy ! Con nói xem có đáng sợ hay không !

 

Con muốn làm gì thì Tiên Phật bèn sẽ thuận theo ý của con; con muốn tu cái đạo tình cảm con người thì Tiên Phật bèn sẽ giúp con sắp đặt những người ở xung quanh đều là những người tu cái đạo tình cảm con người đấy. Con muốn tu tự tánh, muốn càng nhận biết rõ bản thân mình hơn, thì xung quanh bèn sẽ phát hiện có một số cũng là những người rất tốt.

 

Hiện nay thiên thời đã khác, con muốn đi theo cái đạo gì, bất kể đạo gì, đạo gì … Tiên Phật đều sẽ thuận theo cái đạo mà con muốn đi. Con hãy cẩn thận đấy ! Con không hẳn đi đúng đâu ! Tâm niệm của con đi cái đạo gì, vậy thì kết quả sau này bèn có sự khác biệt lớn, có người thành Phật, có người xuống địa ngục, đã cầu đạo rồi, vì sao lại xuống địa ngục ? ( Tâm niệm khác nhau ) ! Có phải vậy không ?

 

Thầy đây hôm nay nói một cách rất rõ ràng, hôm nay tu thật, là tu bản thân con, xem coi bản thân con; con nếu như cầu xin Thầy, Thầy sẽ tuỳ theo tâm niệm, căn cơ, duyên phận của con mà cho con, Thầy là thật ? hay là giả đây ? Con nói xem có đáng sợ hay không ?

 

Các con dục vọng quá nhiều rồi, dẫn đến nỗi không hiểu được những lời khuyến cáo chân thành tận tâm tận sức dặn đi dặn lại nhiều lần của Thầy, cho nên càng tu càng rời đạo quá xaTu đạo chẳng phải là tu thuận theo tình cảm con người như thế đâu, trông thì có vẻ như gần, thật ra đối với Tiên Phật mà nói thì lệch khác xa đấy ! Vậy nên nếu như tâm niệm hễ sai lệch thì Huyền Tổ cùng đoạ, con nói xem có đáng sợ hay không !

Phật là ở trong bổn tâm của con, Tiên Phật chỉ là một cái hình tượng. Thiên thời đã thay đổi, cần phải đã nhanh lại càng thêm nhanh. Đại kiếp mạt hậu sắp đến, Thầy hy vọng các con thật tốt mà tu, thật tốt mà liễu nguyện, chớ có phụ lòng ông trời, hãy thật tốt mà bàn, duy chỉ có như vậy mới có thể thoát qua ải mạt hậu, hy vọng các con trân trọng nhiều thêm nữa.

 

Cái gọi là “ chẳng có điên đảo mộng tưởng ”, có những điên đảo mộng tưởng thì bèn có những vướng bận lo lắng, có những vướng bận lo lắng bèn có những phiền não, có phiền não thì bèn chẳng thể sanh tâm bồ đề.

 

Anh ta có cầu đạo, vì sao mà lại chẳng thân mềm như bông ? ( chấp trước ). Vậy thì chúng ta vì sao lại phải chấp trước anh ta có thân mềm như bông hay không. Nếu như anh ta đã cầu đạo rồi, Thầy đã từng nói qua, Thiên Bảng ghi danh, Địa Phủ rút tên, thế nhưng mà Thầy cũng đã từng nói qua rồi : “ lập nguyện chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”.

 

Chúng ta tu đạo phải chơn tu, cái đạo chân chánh thật sự ở đâu ? ở chỗ nào ? đều ở trên cái tâm của chính bản thân mình thôi.

 

Chúng ta tham gia thi cử, có giấy thi đề thi, vậy “đạo khảo” cũng như vậy thôi. Đề thi mà cá nhân mỗi người nhận được đều khác nhau. Chúng ta quan sát quốc vận và đạo vận giống nhau, bởi vì cái “Đạo” này từ từ rồi sẽ trở thành công khai hoá, công khai hoá rồi thì sẽ trở thành “ giáo”, lúc ấy muốn cầu đạo sẽ rất khó khăn, có người thậm chí nói là chẳng còn nữa; sự chuyển biến cục thế này vốn chẳng phải là cái mà thầy có thể khống chế được, đề thi mà mỗi người nhận được đều không giống nhau.

 

Bây giờ thì đạo tâm kiên cường, sau này như thế nào thì rất khó mà nói được, bởi vì tâm người hay biến đổi, Thầy chẳng dám nắm bắt bảo đảm sau này các con sẽ nhận được bảng thành tích gì.

 

Đạo giảng nói ra ngoài thì chỉ là một pháp môn, Đạo nói ra bên ngoài thì chẳng phải là đạo nữa rồi, là một sự giáo hoá.

 

Con tiến vào phật đường của Thầy để cầu đạo, sau này nhất định sẽ thân mềm như bông, Thầy đây có thể bảo đảm chắc chắn với con, thế nhưng con có đang tu hành hay không ? Có làm hay không thì là tại bản thân con đấy.

 

Học đạo, giảng nói đạo, đạo lí chẳng dời, đạo lí áo diệu, nào cần phải xây chùa dựng miếu ? Chẳng cần chùa miếu, tự tại tức là miếu. Phật đường ngay tại trước mắt, cười một cái thì hồ lô mở, chữ diệu ở trong tâm, muốn miếu tự huyền diệu, chẳng diệu tự chẳng miếu, xây miếu tự tâm diệu, tâm diệu tự nói miếu ( 要庙自玄妙,不妙自无庙,修庙自心妙,心妙自言庙。)

 

Các con thường hay nói rằng học đạo phá trừ hình tướng, thấy núi là núi, thấy nước là nước. Còn giai đoạn hai thì sao ? ( Thấy núi chẳng phải là núi, thấy nước chẳng phải là nước ). Giai đoạn thứ ba thì sao ? ( thấy núi vẫn là núi, thấy nước vẫn là nước ). Hy vọng rằng lúc các con từ giai đoạn hai nhảy đến giai đoạn ba, tuy là có một chút vật lộn tranh đấu, tuy có một số những khốn khó, thế nhưng hy vọng rằng con nhất định phải cực lực đi xông phá nó.

 

Tiên Phật mượn khiếu đến cũng như Thầy hiện tại đang mượn khiếu đến vậy, thì mới có Thầy đây sao ? ( Không phải ) thời thời khắc khắc lúc nào cũng đều có, đúng không ? Mà “ thời thời khắc khắc đều có ”, cái niềm tin này chẳng phải là nói suông không thôi đâu, là chúng ta thật sự có thể thể hội được đấy. Chúng ta thời thời khắc khắc đều sinh hoạt sống bên cạnh “ Thầy ”, bởi vì chúng ta thời thời khắc khắc đều chẳng rời cái này đấy ! Cái này là cái nào vậy ? “ Tự tánh ” đúng ! Chúng ta thời thời khắc khắc đều chẳng rời ngài ấy mà ! Vậy thì chúng ta làm gì mà phân li tách rời với “Thầy”, với Lão Mẫu, đúng không ?

 

Con có việc gì không hiểu thì hãy đi thỉnh giáo giảng sư, giảng sư có việc gì không hiểu thì chúng ta thỉnh giáo Điểm Truyền Sư, đúng không ? Từng cái từng cái một thỉnh giáo lên trên. Con vì sao chẳng tự mình tìm đáp án, vì sao phải dựa nhờ vào người khác vậy ? Tự mình lật sách, tự mình tìm đáp án, sau khi tìm thấy rồi vẫn phải dùng cái thiên lí lương tâm của mình làm một sự phán đoán, có phải không ? Vậy thì các con vì sao phải lấy những lời lẽ của người khác làm chỗ dựa, mà không lấy cái thiên lí lương tâm của chính mình làm chỗ dựa vậy ? Hãy nghĩ xem, có phải là đã tu một phen cái đạo hồ đồ rồi không ? đã uổng qua những tháng ngày này một cách mơ mơ màng màng hồ đồ chẳng rõ đạo lí.

 

Sự thật giả của Tiên Phật là có thể dùng lời lẽ để định luận hay sao ? Có phải là phải dùng cái diệu trí tuệ của con hay không ? Trí tuệ vẫn chưa đủ, mà cần phải “ diệu trí tuệ ”; những hình hình tướng tướng của trước mắt thì ai cũng đều chẳng cách nào bình luận phán đoán là thật hay là giả, vậy thì chúng ta phải làm thế nào đi nắm bắt cái “ thật ” này đây ? Chúng ta phải làm thế nào mới có thể hiểu cái gì là thật ? cái gì là giả ? Chính là ngừng ở nơi chí thiện phải không ? “ Chí thiện ” nghĩa là ý gì vậy ? Chí thiện là một sự cực hạn, “ thiện ” là lương thiện nhất, hoàn mĩ nhất đấy, chính là cái “ Thiên Lí Lương Tâm ” ấy trước khi niệm đầu của chúng ta vẫn chưa có động, đấy gọi là “ chí thiện ”.

 

Lúc Thiên lí lương tâm của chúng ta chẳng thể làm chủ, trông vẻ bên ngoài thì cái người này vẫn là tốt đấy, còn trên thực tế thì sao ? Lâu rồi mới hiển hiện ra thì ra con đã bệnh từ sớm rồi, vả lại còn bệnh không nhẹ đâu đấy !

 

Chúng ta có phải là phải mượn nhờ vào tự tánh linh diệu của chúng ta, chúng ta phải mượn nhờ vào sức mạnh của nó để tu sửa những ý niệm tham muốn của chúng ta, tu sửa những tạp niệm của chúng ta, sau đó chúng ta mới có thể “ lấy thân hành đạo ”, “ dùng thân để thị hiện đạo ”, đúng không ? Thân giáo quan trọng hơn ngôn giáo. Nếu như mỗi một người đều dùng thân để thị hiện đạo, thì tự nhiên người khác bèn sẽ “ chẳng lệnh mà theo ”, hiểu không ?

 

Người tu đạo phải tu một cách thật thà nghiêm túc, vững chắc thiết thực, cái gì gọi là tu một cách thật thà nghiêm túc, vững chắc thiết thực ? Chính là hãy đem những đạo lí mà con đã hiểu rõ, đem diệu trí tuệ của con mà dồn tập trung vào bên trong cuộc sống sinh hoạt ngày thường của con một cách thực tế, mỗi lời nói, mỗi hành động, nhất niệm nhất động, dồn vào trong ấy một cách thực tế, đấy gọi là tu một cách “ thật thà nghiêm túc, vững chắc thiết thực ”, chớ nếu không thì những lời mà con đã nói chỉ là miệng rỗng nói lời suông mà thôi !

 

Con đang tiếp giá của ai vậy ? Con đang tham giá của ai vậy ? ( Tự Tánh Lão Mẫu ). Mọi người đều phật tánh bình đẳng, vậy nên con chớ có hoài nghi rằng mình đang tiếp giá của ai đây ? Mình phải tham cái Giá gì đây ? Cái Giá này là tự bản thân con đấy ! Khi tự tánh linh diệu của chúng ta phát hiện ra, ngài ấy chính là vị Minh Sư của kẻ che lấp này, chúng ta bèn phải đi lễ bái ngài ấy; cái gọi là lễ bái chính là chúng ta phải đi thể ngộ ngài ấy, mà khi thể ngộ thì hành động của mỗi một người đều không giống nhau, đúng không ?

 

Khi chúng ta đang cúc cung tiếp giá, chúng ta phải nên có một quan niệm, mình cúc cung một cái như thế này thì đã hiểu rõ rồi, mình chính là vị Thầy của bản thân mình, mình có một Tự Tánh rất trong sạch thanh tịnh, chưa từng bị ô nhiễm qua, ngài ấy chính là vị Thầy của mình, mình bây giờ phản tỉnh, mình lúc nào mới có thể khéo dùng ngài ấy. Hy vọng rằng lúc con tiếp giá, con phải có cái sự thể ngộ, có thể là diệu trí tuệ của đồ nhi khai mở, diệu trí tuệ phát hiện rồi thì sự thể ngộ của con sẽ càng nhiều, Thầy chỉ nêu ra một ví dụ mà thôi !

 

Thầy đã từng nói qua rồi, con sanh bệnh rồi thì phải tìm Bác Sĩ, đúng không ? Tìm trung y hay là tìm tây y ? Các con thích tìm loại y nào ? ( tìm trung y ). Tốt ! Vậy yêu cầu trung y là trị cái gì ? ( trị gốc ) . Nếu như trị gốc thì sẽ khá ư là chậm, còn phải phối hợp sự sinh hoạt làm việc nghỉ ngơi của con nữa, nhất niệm nhất động của con, tất cả những niệm đầu của con, tất cả những sự sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi của con và thói quen ăn uống … Những cái này thảy đều phải phối hợp, dưới đủ thứ các loại nhân tố thì mới có thể có hiệu quả, phải không ?

 

Mỗi một người đến cõi thế gian này, nghiệp lực mà họ mang theo là khác nhau, vậy nên cái kết của họ cũng khác nhau, trừ phi là họ có sự đại thiện đại ác, chớ nếu không thì rất khó mà thay đổi, hiểu không ? Sẽ xoay chuyển, thế nhưng sẽ không thay đổi. Mỗi người có vận xấu của mỗi người. Anh ta có thể tiến vào đạo trường tu đạo, khổ tu nhiều năm trời như thế, thế nhưng vẫn là chôn thây ven đường, nói sao đây ? Vì sao lại như vậy ? Vậy có phải là nói tu đạo là giả chăng ? ( không phải ). Anh ta có nghiệp chướng của anh ta, anh ta có những nhân quả của anh ta, đúng không ? Có thể việc chôn thây ven đường đối với anh ta mà nói đã là một kết cục rất tốt rồi, bởi vì chúng ta chẳng hiểu rằng chúng ta đã từng làm những chuyện có lỗi đáng hổ thẹn đối với chính mình bao nhiêu lần rồi, vậy nên vì sao mà Thầy nói rằng con phải đi dùng diệu trí tuệ để đi phân biện những tình huống mà con nhìn thấy, phải đứng ở trên lập trường rất khách quan. Nếu như con đứng ở trên lập trường chủ quan, con sẽ cho rằng vậy thì tu đạo và không tu đạo cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, trái lại còn thậm tệ hơn nữa kìa ! Càng tu càng khổ đấy ! Đến cuối cùng vẫn rơi vào cái kết cục đau buồn như thế này, đúng không ? Chúng ta đứng ở trên lập trường chủ quan thì dễ rơi vào trạng thái như là con đường tương lai càng đi càng hẹp, chẳng có tương lai sáng lạng, càng lúc càng yếu đuối. Chúng ta nếu như đứng ở trên lập trường khách quan, thì mỗi một người đều có vận mệnh của mỗi người, thế nhưng hung kiếp của anh ta nếu như có Quý Nhơn thì anh ta bèn tránh qua được; còn nếu như hung kiếp của anh ta, trong mệnh của anh ta chẳng có Quý Nhơn, vậy thì chỉ còn cách cứ như thế mà liễu kết một đời người, chẳng có sự tốt xấu gì cả, chẳng có đúng và sai gì cả, đấy là chuyện của anh ta, là việc của cá nhân, mỗi người tự mình gánh lấy, đúng không ?

 

 

Khi các đồ nhi đang đi mỗi một bước cũng đều hãy cẩn thận đấy ! Ông trời đã lắp đặt chiếc máy quay ở trên đầu của mỗi người, chính là cái gọi là “ ngẩng đầu 3 thước có Thần Minh ”. Có lẽ nào Tiên Phật mỗi ngày đều cứ loanh quanh bên cạnh con hay sao ? chính là dùng chiếc máy quay để giám sát các con đấy ! Máy quay phim của nhân gian là để ghi ảnh quay phim. Máy quay của ông trời cũng là đang quay phim, quay lại bộ phim của mỗi một người các con đấy ! Bộ phim này không thể NG ( not good ) đấy ! Công năng của chiếc máy quay này thì lại quay được một cách rất rõ ràng. Mỗi một người đều là diễn viên đóng vai chính của bộ phim này của chính mình; cũng có thể con là vai phụ của bộ phim ấy. Bất kể chúng ta là đóng diễn viên vai chính hay là vai phụ thì đều phải đóng tốt bộ phim này.

 

 

Các con chẳng phải là có rất nhiều các giải thưởng Oscar lắm hay sao ? Về Lí Thiên cũng có giải thưởng có thể lấy đấy ! Có điều là giải thưởng ấy khác với giải thưởng của nhân gian. Giải thưởng mà nhân gian lấy sau vài năm thì sẽ bị lãng quên mất rồi, thế nhưng còn giải thưởng của trên trời thì có thể danh lưu ngàn thu đấy ! Có thể lưu ngàn thu thì khác rồi, đúng không ? Sau khi các con quay về Lí Thiên rồi vẫn có sự ban thưởng, chẳng khác mấy so với nhân gian, lại còn có triển lãm hồi tưởng lại bộ phim dĩ vãng mà con đã đóng ở nhân gian, xem coi ai là vai nam diễn viên chính xuất sắc nhất ? xem xem ai là vai nữ diễn viên chính xuất sắc nhất ? Ai đóng vai diễn phụ đã phối diễn một cách tốt nhất, những cái này đều được ghi nhớ lại một cách rất rõ ràng.

 

Chớ có tưởng rằng nhân gian nhiều người như vậy thì Tiên Phật làm sao mà ghi nhớ được, trong chiếc ti vi chẳng phải là có một mặt kiếng đó sao ? Về Lí Thiên rồi, tấm kính soi một cái thì soi chiếu ra tất cả những gì mà con đã làm ở nhân gian đấy ! Đã làm việc thiện thì có thể thêm công, đã làm những điều không tốt thì phải ghi lỗi. Vậy nên mỗi một bước có phải là phải rất cẩn thận hay không ? Khổ trước ngọt sau. Hôm nay chúng ta ở nhân gian khổ cực một chút, hãy thật tốt mà đốc thúc bản thân, mỗi một bước đi đều phải ngẫm đi nghĩ lại, sau này trở về Lí Thiên rồi thì nhận lấy thành quả.

 

Số lượt xem : 363