BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Những lời từ bi khai thị của Nam Hải Quán Âm Cổ Phật

Tác giả liangfulai on 2023-07-05 13:26:13
/Những lời từ bi khai thị  của Nam Hải Quán Âm Cổ Phật

Hiền Sĩ hễ cầu đạo thì là đốn ngộ tự thân có đạo, biết rằng tự thân có đạo; thế nhưng biết rằng tự thân có đạo thì có thể tiêu trừ nghiệp thức và nợ nghiệp sao ? ( không thể )


Đúng vậy ! cầu đạo chỉ là “ biết ”, đốn ngộ tự thân có đạo, thế nhưng vẫn chẳng cách nào hoàn toàn hiểu rõ cái gì là đạo, lại nên làm thế nào mới là viên mãn, viên dung, do đó mà sau đó muốn tiêu trừ những món nợ nghiệp và những nghiệp thức không tốt thì nhất định cần phải dựa vào “ tiệm tu ”.

 

Cũng có nghĩa là nói rằng sau khi cầu đạo vẫn phải dựa vào việc “ tu nội đức ” để tiêu trừ những nghiệp thức không tốt của tự bản thân, dựa vào việc “ hành ngoại công ” để tiêu trừ những nợ nghiệp của lũy kiếp. Do đó, việc “ tu nội đức ” và “ hành ngoại công ” là hành, “ hành ” đại biểu cho việc chấp hành, thực hiện, thực hành, cũng chính là một loại pháp môn tiệm tu, pháp môn đốn ngộ.

 

 

Hiền sĩ thân là một con người, khi giữa người và người tiếp qua lại tiếp xúc với nhau, phối hợp nhau liễu nguyện, nhất định sẽ có những bàn cãi nhân sự, có những cuộc tranh cãi, có sự xuất hiện những cách nghĩ không hợp, đấy chính là công phu “ tu nội đức trong quá trình hành ngoại công ”.

 

Phật ta lại nói thêm lần nữa, các Hiền Sĩ đang hành ngoại công cũng chính là đang tài thí, pháp thí, vô úy thí, trong các loại sự tình tương trợ đạo vụ nhất định cần phải tu nội đức, luyện nội đức; nội đức và ngoại công không phải là chỉ làm có mỗi một hạng thì có thể viên mãn, do đó mà trong sự phối hợp nhau liễu nguyện nhất định cần phải mài luyện, nhất định cần phải giảm nhẹ mức độ phóng túng của những thói hư tật xấu, tánh khí nóng nảy, cách nghĩ sai trái của mình.

 

Nếu như các Hiền Sĩ chỉ hành ngoại công mà không tu nội đức, cho dù là liễu nguyện cả đời người, trên đạo trường giúp đỡ đạo vụ cả đời người, tâm cảnh đều rất khó nâng caoNếu như chỉ hành ngoại công mà không tu nội đức, rất dễ tạo xuống các loại nợ nghiệp nhân quả, đặc biệt là lỗi miệng.

 

Còn những người chỉ tu nội đức mà không hành ngoại công, lâu ngày rồi dễ rơi vào sự ích kỉ, kiêu ngạo, mặc kệ tâm trạng, tâm thái của người khác, mà loại tâm thái này thật ra chẳng phải là sự hàm dưỡng nội đức thâm hậu, do đó đến cuối cùng ngay cả nội đức thâm hậu cũng sẽ mất đi.

 

 

Có rất nhiều các Hiền Sĩ tu đạo Bạch Dương bởi vì chịu không nổi những bàn cãi nhân sự trong đạo trường, nhìn không thoáng sự tu dưỡng quá tệ của người khác, do vậy mà đi vào phương pháp ngồi thiền, cho rằng chỉ cần đem bản thân mình tu luyện thanh tịnh thì là cái đạo viên mãn.

 

 

Thật ra, pháp tu Bạch Dương mà các hiền sĩ hiện đang tu là phương pháp tu luyện cao siêu nhất, khó khăn nhất. Các Hiền Sĩ thâm nhập hồng trần, tu luyện đi sâu vào trong quần chúng, tâm chẳng bị động, chẳng bị cám dỗ, không sản sinh các thứ dục vọng chẳng nên có, đấy mới là lấy tĩnh trong động, là một loại tu dưỡng nội đức cao thâm, thâm hậu.

 

 

Sự tu dưỡng nội đức của các Hiền Sĩ nếu có thể tiếp tục gia tăng, có thể tu trì đến vô cùng thâm hậu, thì lúc hành ngoại công, lúc độ người thành toàn người, rất tự nhiên sẽ khá ư là thuận lợi, cũng sẽ khá dễ tiếp nhận được sức gia trì của ơn trên; còn các Nguyên Nhơn trợ đạo khi tương trợ cho các vị cũng sẽ khiến cho sự linh cảm của các vị khá mạnh, tâm trạng khá bình ổn.

 

 

Sự tu dưỡng nội đức còn bao hàm “ quan niệm đúng đắn ”, những quan niệm không đúng đắn thì chẳng thể nói là có nội đức thâm hậu, do đó phương pháp tu đạo của thời kì Bạch Dương nhấn mạnh xem trọng sự viên mãn, vả lại là mọi người cùng nhau tu, cũng có nghĩa là nội đức, ngoại công đồng thời cùng tu, cùng làm.

 

 

Không thể trước tu nội đức, rồi mới hành ngoại công; những năm tháng, thọ mạng của con người có hạn, lúc nào tử vong rất khó nói trước; nếu như là trước hết tu nội đức rồi mới hành ngoại công, e rằng thời gian năm tháng chẳng đợi người; nếu như là trước hết hành ngoại công, rồi mới tu nội đức thì vẫn là rất nguy hiểm. Bởi vì chỉ hành ngoại công, thế nhưng nội đức đều chẳng quản, chẳng màng, kết quả của nghiệp nợ quá nhiều, lỗi miệng quá nhiều, tạo thành ác duyên lặp đi lặp lại liên miên chẳng dứt.

 

 

Tu đạo tu cái đạo viên mãn, bỏ ra tâm sức bao nhiêu đối với chúng sanh, những thói hư tật xấu, tánh khí nóng nảy của tự bản thân đã giảm nhẹ mức độ phóng túng bao nhiêu, ông trời đều nhìn thấy rõ ràng mọi thứ, mọi người, các đạo thân họ cũng đều nhìn thấy rõ ràng, tuyệt đối sẽ chẳng cô phụ từng tâm sức tí ti mà các vị đã bỏ ra.

 

 

Khi các vị vì chúng sanh, vì người khác bỏ ra tâm sức bao nhiêu, người khác sau này nhất định chắc chắn sẽ đền đáp lại cho các vị; tương lai sau này khi các vị gặp lại nhau trong cõi vô hình sẽ càng thêm trân trọng, càng cảm ân những tâm sức mà đối phương đã bỏ ra, cũng sẽ càng trân trọng mối thiện duyên, đạo duyên lẫn nhau.

 

 

Các Hiền Sĩ bàn đạo vụ Bạch Dương, không phải chỉ ở một kiếp này có nhục thân, mà còn bao hàm sự tương trợ đạo vụ của vạn bát niên sau này, do đó mà thời gian tu bàn đạo vụ của các Hiền Sĩ vô cùng vô cùng lâu dài. Kiếp này nếu chẳng nỗ lực tu trì khi có nhục thân, đến cõi vô hình rồi, dựa vào linh thể để tu trì sẽ càng không dễ, vả lại sẽ càng thêm vất vả; lúc này có nhục thân thì dễ tu bàn, các Hiền Sĩ hãy thật tốt mà tự trân trọng lấy, nắm bắt lấy thời gian.

 

 

Số lượt xem : 627