Tư Mã Quang Đại Tiên cầu đạo kí
Tư Mã Quang Đại Tiên cầu đạo kí
( Ngài Hàn Vũ Lâm Lão Tiền Nhân Bạch Thủy Thánh Đế
của Đạo Trường Phát Nhất Sùng Đức độ )
( Phiên dịch bởi : Liềng GV )
Tam tào phổ độ bao gồm: thượng độ hà hán tinh đẩu chư tiên khí thiên, trung độ các chúng sanh nơi nhân gian, hạ độ quỷ hồn nơi địa phủ. Vào thời thanh dương kỳ độ về 2 ức phật tử. Thời hồng dương kỳ cũng độ về 2 ức phật tử, còn lại 96 ức phật tử nhiều như vậy rốt cuộc phải độ đến khi nào mới có thể độ hết đây? Chúng Bồ Tát và chư Phật đều có đại nguyện “ không độ tận chúng sanh, thề không thành Phật” và “không từ bỏ chúng sanh”, vì thế Lão Mẫu mới bố trí thiên mệnh minh sư tam tào cùng độ, để viên mãn hồng từ đại nguyện độ tận tất cả chúng sinh của chư phật. Từ khi bề trên lập ra Tam Tào phổ độ đến nay, những người được minh sư nhất chỉ đắc đạo trở về trời, đều đã có những ví dụ chứng minh dựa trên thực tế. Dưới đây chúng ta sẽ liệt kê một số ví dụ, để làm ấn chứng.
Từ xưa đến nay các khí thiên tiên, đều là những những khách tu hành, luyện khí trong quá khứ chưa gặp đúng thời kỳ bề trên khai ân siêu nhập vô cực lý thiên, và cũng là những trung thần hiếu tử, tiết phụ liệt nữ đã thành tựu trên nhân gian với những công đức, việc thiện, nội đức mà họ đã hành, nhất thiết phải đủ để làm vốn trở về khí thiên, thì mới có thể trở thành khí thiên thần tiên. Ví dụ, Vân Du cô nương, là khí thiên tiên đầu tiên được Sư Mẫu đích thân tự độ hóa. Trước khi cô được cầu Đạo, cô đã đi khắp nơi để chữa bệnh cho mọi người. Sau khi được cầu đạo, cô cũng đi khắp nơi trừ tai trị bệnh và hiện hóa độ người, về sau Lão Mẫu bèn gia phong cho cô làm Giáo Hóa Bồ Tát, trở thành tiên trưởng của lớp chữ " Vân "; ngoài ra còn có tiên trưởng của lớp chữ " Mao "----- là Mao Mạnh sư huynh, là thân quyến của Sư Tôn lần thứ 72 giáng thế; còn tiên trưởng lớp chữ " Ngộ " là phu tử Vương Dương Minh. Trên đây đều là những khí thiên đại tiên được cầu đạo.
Nhưng khí thiên tiên khổ bởi chẳng có sắc thân, quá trình cầu đạo của họ bèn không dễ như các thiện tín trên nhân gian! Trước tiên họ phải được sự cho phép của tiền nhân, lão tiền nhân, kế đến thỉnh thị Nam Cực Tiên Ông, và sau khi được Nam Cực Tiên Ông xem xét họ đã có đủ công đức, sẽ tìm kiếm người hữu duyên với họ để làm dẫn bảo sư thì mới được cầu đạo. Điều kiện cầu đạo của họ, phiền phức hơn so với chúng ta có thân người. Nói một cách khác, khí thiên tiên muốn cầu đạo, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với con người. Sau đây, chúng tôi xin trích vài câu chuyện về hành trình Cầu Đạo của khí thiên đại tiên, để ấn chứng về tính xác thực và điều đáng quý của khí thiên tiên cũng có thể cầu đạo trong tam tào phổ độ.
Sau đây là một đoạn Bạch Thủy Lão Nhân tường thuật lại quá trình độ Tư Mã Quang Đại Tiên cầu đạo trong lịch sử bàn đạo của Sư Tôn, và kết duyên huấn của Tư Mã Quang Đại Tiên vào năm thứ 45 Dân Quốc ( năm 1956 ).
Vào năm Dân Quốc thứ 28 ( 1936 ), mỗi ngày tôi đều đến Phật Đường báo chữ, thường có các đại tiên đến Phật đường tìm hỏi tìm các Nguyên nhơn độ họ cầu đạo. Vào giữa tháng 10 âm lịch, có một ngày trong lòng tôi muốn độ 10 người, không nhất định phải có người thành đạo, chỉ cần độ 1 vị khí thiên đại tiên tức thời siêu khí nhập lý thiên, nếu được, tôi làm tiền nhân của 1 vị đại tiên cũng tốt; rồi trong lòng lại nghĩ, tìm 1 vị có danh tiếng, người đời đều biết đến lại càng tốt hơn! Ngày hôm sau đến phật đường vừa mới khai đàn, nghe tin danh hiệu Tư Mã Quang, phụng mệnh Nam Cực Tiên Ông, đến đàn tìm hỏi Nguyên Nhơn độ ngài cầu đạo.
Nam Cực Tiên Ông là khí thiên tiên trưởng, trong lòng tôi bỗng nghĩ, hôm qua mình động niệm muốn độ một vị đại tiên có danh tiếng, hôm nay Tư Mã Quang tới đàn tìm hỏi Nguyên nhơn, tâm tôi liền động niệm muốn độ ngài, bèn báo cáo với Hồ đạo trưởng ghi danh, tôi độ Tư Mã Quang. Năm sau ngày 16 tháng giêng năm Dân Quốc thứ 29 ( 1940 ) , tôi cùng đạo trưởng đến tế nam xin Thầy điểm đạo cho đại tiên.
Ngày này, Thầy trở về Tế Ninh. Sư Mẫu tìm người ở một số phật đường khác, mời tam tài đến khai đàn. Sư Mẫu thỉnh thị Nam Cực Tiên Ông, phải chăng cho phép mấy vị đại tiên này cầu đạo? công đức phí là bao nhiêu? Xin Nam Cực Tiên Ông chỉ thị. Nam Cực Tiên Ông đến đàn nói trước : " ba vạn vàng độ đại tiên, công đức phí vạn cân vàng" Vương Vạn Kim nghe vậy, không biết phải làm sao? Lúc này, Sư Mẫu nói: " xin Lão Tiên Ông đừng đùa! ai lại có vạn lượng vàng chứ ?" Tiên Ông nói: " Giảm giá một ngàn tệ!" Sư Mẫu nói: " vẫn quá nhiều, Ở nhà ông ấy còn cha mẹ và con cái, cần phải lo toan cho cuộc sống, xin giảm thêm một chút nữa ạ!" Lão Tiên Ông nói: "Ít nhất tám trăm tệ." lúc này Đạo trưởng hỏi Vương Vạn Kim : “ ông thấy có được không?” Vương Vạn Kim đáp: “ được ”. Lão Tiên Ông xoay bút người lại hỏi Hàn Ân Vinh: " Vị mà ngươi độ rất có danh tiếng, là hàng chất lượng cao quá đỉnh. không thuyên không bớt một ngàn nhân tệ chẵn." không có giá thứ 2. Lúc này, Sư Mẫu lại cầu xin nói: “ bản thân Hàn tiên sinh một lòng bàn đạo, chẳng kiếm tiền nên có thể bớt cho một chút không?” Lão Tiên Ông trả lời:: “ không có giá thứ 2” Lúc này tôi nói: “ Được.” ban đầu tôi muốn độ đại tiên, trong lòng suy tính một ngàn tệ là được. hôm nay khi Tiên Ông thốt ra, đúng ngay tâm ý của tôi.
Tháng 9 năm 1994, do Hàn Ân Vinh viết ở Phúc Sơn
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 45 ( 1956 ) tuế thứ Bính Thân , Hàn Lão Tiền Nhân mời Tư Mã Quang đại tiên đến đàn kết duyên.
Phá chum cứu bạn trí tuệ nhất thời xuất gia giữ tĩnh chẳng việc ta bậc chí sĩ thoát ly hồng trần
Ô giang bá vương hữu dũng vô trí Hàn Tín luyến vị thành thanh thế hão sao bằng Trương Lương có trí tuệ?
Tôi là Tư Mã Quang Tiên Phụng
Mẫu lệnh Tôi đến gặp các hiền hiền bận tham giá Mẫu xin khấu đầu mẹ từ xa
Sư mẫu thân an
đảnh lễ các vị Điểm Truyền Sư
cùng các vị tiền hiền gặp ngỡ ân công vô cùng hoan hỷ Haha!
gặp Hàn ân công ở Đài Nam tiểu tiên hoan hỷ nói không nên lời
cả ngày chẳng rời người nửa bước tiếc thay người chẳng thấy tiên nhan
hiện đạo vận từng bước tối tăm tiểu tiên có lòng muốn trợ khó.
Hoàng mẫu pháp lệnh đạo phải ẩn nào ai dám trước đến trái lệnh?
Những mong tiền hiền tâm không oán chẳng phải tiểu tiên quên ơn lớn.
thực sự muốn giúp tiền hiền bàn để liễu hoằng nguyện báo ơn trên
chẳng có mẫu lệnh đạo hoằng hiển hoàng mẫu không chuẩn trước như thế
bảo ngài tự có thời cơ tốt lúc ấy hiển hóa trợ cách bàn
mọi người nghe tin đến cầu đạo người người rõ lý bái Tiên Phật
khi ấy chính là chư Tiên Phật khoanh tay đứng nhìn bằng huệ nhãn
quán xem hiền ngu tự phân biệt kẻ tưởng mình khôn tự rơi vực
để họ tự rơi trời đào thải mới ứng biến hóa phen lần này
thiên thời căng thẳng ngày vạn biến kiếp ma cùng giáng xuống thế gian
kiếp thâu kẻ mê khảo người hiền thiện ác hai đường phân trời vực
lần này Bạch Dương chọn lương thiện không lẫn dù chỉ chút cặn bã
lương thiện để lại trị thế gian tiên Phật đại đồng hoa khắp trời
mong thánh mong hiền mãi phi thường cứu tiên cứu người thêm kỳ công
Phụng khuyên các vị đang tu đạo noi theo tiền hiền làm gương sáng
chẳng phải vì gì hy sinh bàn chúng ta lại muốn nghĩ điều gì ?
Những khách mê muội trong biển khổ tự vào vực thẳm mệt cửu huyền.
chúng ta phải cứu người hơi tỉnh nhanh chóng quất ngựa tăng tốc chạy
một báo thiên ân liễu hoằng nguyện hai báo sư đức nhọc tâm can
ba báo tiền hiền cứu chúng ta nay như ngồi kim, cơm chẳng yên
tiểu tiên nói này nhiều hổ thẹn chưa từng báo ơn bậc tiền hiền
Hàn Lão Tiền Nhân nói : “ Đại Tiên chớ khách sáo, cầu xin ngài hãy âm thầm xoay chuyển thật nhiều, giúp đỡ người tốt sớm chút lên bờ và tiêu Ma ngưng khảo. ”
khí thiên đại tiên đều nóng lòng muốn cầu chẳng đắc chân đạo huyền
nào biết người cầu được trời ưu ái còn chẳng biết xem thấu cơ lý
vì vậy bề trên muốn không luyện Mẫu bảo chúng ta hãy quán xem
không khảo sao chọn hiền và thánh không mài ngọc đẹp khó thành khí
trải qua ngàn búa là sắt tốt tự có một ngày thấu tỏ lý
⊙Câu chuyện cuộc đời của Tư Mã Quang
Tư Mã Quang, tự Quân Thật, là người ở thôn Thúc Thủy huyện Hạ, Thiểm châu, tống triều, người đời gọi ngài là Thúc Thuỷ tiên sinh. Ngài sinh vào thời Tống Chân Tông Thiên Hy năm thứ ba ( tây nguyên năm 1019 ). Tiến sĩ năm đầu nhân tông, lũy quan hàn lâm học sĩ. Triết Tông lên ngôi, phong làm thừa tướng, ngài giữ chức thừa tướng chỉ 8 tháng, hưởng thọ 68 tuổi, được truy tặng tước Ôn Quốc Công, thụy hiệu văn chính.
Tư Mã Ôn Công, là người ngay thẳng, không nói vọng ngữ. Ngài tự nhủ: " Ta không có điều gì hơn người khác, chỉ là cả đời ta không làm những việc hổ thẹn với người " ngài cũng từng trả lời câu hỏi của đệ tử Lưu An Thế về tầm quan trọng của việc tu luyện bản thân , ngài nói : " là sự chân thành ! cả đời tôi dốc hết sức để làm điều đó và tôi chưa bao giờ rời bỏ sự chân thành dù chỉ giây lát.”
Trung dung viết: “ Chỉ người có tâm thành khẩn nhất trong thiên hạ, mới có thể trị lý đạo thường của thiên hạ”.Cả cuộc đời Tư Mã Quang hiếu hữu trung tín, chính trực cần kiệm, cư xử quang minh lỗi lạc với bạn bè, hết thảy đều xuất phát từ thiên chất của sự chân thành và chân thật. Ngài có một người anh trai hơn mình mười tuổi, khi còn trẻ ngài luôn kính vâng anh trai như một người cha nghiêm khắc, khi trưởng thành ngài vẫn giữ như thời còn thơ, cung kính lễ phép có thừa, mãi không thay đổi.
Đối với quốc sự ngài hết mực trung thành, có thể nói là tri vô bất ngôn, ngôn vô bất tận ( biết sẽ nói, mà đã nói thì sẽ nói hết những gì mình biết ). Tuy nhiên ngài cũng nhiều lần khước từ các chức vụ do triều đình ban cho vì cho rằng việc đó quá sức mình làm. Ngài từng nói: “ quân tử khó tiến mà dễ lui, tiểu nhân thì ngược lại.” khi Tống Thần Tông lên ngôi, đã phong cho ngài làm hàn lâm học sĩ, ngài ra sức từ chối. Hoàng đế không hiểu bèn hỏi: “ khanh có học thức, sao lại từ chối?” ngài đáp: “ Thần không thể làm câu tứ lục ” Hoàng đế nói: “ như những chiếu chỉ của Lưỡng Hán cũng được” vẫn không được chối từ. Điều này cho thấy ngài là người thẳng thắng, không một chút cơ mưu.
Hy Ninh năm thứ hai, Vương An Thạch nắm quyền, quyết tâm cải cách chính trị, thực hiện “ quân thâu pháp” và “thanh miêu pháp”. Tư Mã Quang dâng sớ, trần thuật lên điều có lợi và điều bất lợi trong này. do tư tưởng giữa ngài và Vương An Thạch khác nhau, ngài rời đến tây kinh ngự sự đài, cư sống tại Lạc Phàm 15 năm, người thiên hạ đều cho rằng ngài là chơn thừa tướng. Những nông dân và người lớn tuổi đều gọi ngài là Tư Mã Tướng Công, cả trẻ em và phụ nữ cũng biết đến danh ngài. Đức hạnh của ngài được lan truyền rộng khắp phố phường. Mỗi khi nếu có người chẳng ra gì, thì lập tức có người nhắc đến tên ngài và nói :'' lẽ nào anh không biết đến Tư Mã Quang tiên sinh?" điều này thật khiến người ta kính phục từ trong tâm, có người như vậy.
“Tư trị thông giám” là tác phẩm bất hủ của Tư Mã Quang về mặt học thuật. Do ngài ấy thấy sử sách của các triều đại trong quá khứ quá đỗi phức tạp, vua không thể xem hết, nên ngài đã tổng hợp biên soạn ra 8 quyển, để cống nạp cho vua Anh Tông đế xem. Vua vui vẻ và sau đó cấp nơi để tiếp tục biên soạn cho cuốn sách này. Đến thần tông nguyên phong năm thứ 8, đã biên soạn thành 324 quyển, được hoàng đế ngự ban tên cuốn sách là “Tư trị thông giám”. Phạm vi thể loại của sách này rộng lớn và phong phú, quy mô lớn quan niệm tinh vi và sâu lắng, là điều chưa từng thấy từ trước đây. Xem xét những thành công, thất bại, thăng giáng trong sự kiện lịch sự rồi luận bàn đưa vào ghi chép. Ngôn từ tuy ít nhưng nghĩa lớn, cảm xúc đều có thể thấy được trong các từ ngữ, như câu nói :" tài đức dùng tận, gọi là thánh nhân; tài đức đều mất, gọi là kẻ dốt; đức hơn tài, gọi là quân tử; tài hơn đức, gọi là tiểu nhân. Bất cứ thủ đoạn nào để thu phục lòng người, đều không thể xứng danh thánh nhân và quân tử, để mắc danh tiểu nhân, chẳng bằng danh kẻ ngốc, vậy thì hà tất ? kẻ ngốc tuy muốn làm điều xấu, nhưng sự thông minh chưa đủ, sức cũng không đủ mạnh, được ví như một con chó con, dù muốn tấn công con người, nhưng lại bị con người chế ngự; còn tiểu nhân thì thừa sự thông minh để thực hiện những hành động xấu xa, đủ can đảm để hành động sự bạo lực của mình, như hổ thêm cánh, sự nguy hại người này gây nên to tát hơn hổ nhiều lần !" về kiến thức dùng người hành chính của ngài, cũng tương tự như vậy.
Vì vậy trong giai đoạn ngài làm thừa tướng, người dân trong nước vui mừng như được sống lại, như mỗi lần sứ giả nước Liêu , nước Hạ đến đều hỏi về cuộc sống hàng ngày của Ôn Công. Vị quan vùng biên giới là Thưởng Sắc nói: " Trung Quốc có Tư Mã tướng ở đây, việc mẹ tôi tự sát sẽ mở ra một khe hở." Có thể thấy, người hiền tại vị, thiên hạ sẽ được lợi lớn.
Từ câu chuyện cuộc đời Tư Mã Quang ở trên có thể thấy, sở dĩ ngài có thể cầu được đại đạo siêu sanh liễu tử, là nhờ ngài có hiếu hữu trung tín, cần kiệm chính trực, chân thật ngay thẳng, quang minh lỗi lạc và những đóng góp của ngài đối với nước nhà đều là công không thể không để ý. Một vị trung thần hiếu tử như vậy, chính là cơ sở để ngài thành tựu khí thiên tiên, và đó cũng là điều kiện sau nay ngài gặp được minh sư nhất chỉ.
Số lượt xem : 1451