BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thần Thông Vấn Đáp

Tác giả liangfulai on 2023-06-12 10:25:59
/Thần Thông Vấn Đáp

Thần Thông

1. Thế nào gọi là thần thông ?


Thế nào gọi là thần thông ? Diệu dụng khó mà lường tính được, gọi là thần, tự tại vô ngại gọi là thông, cũng có nghĩa là sức tự tại tự nhiên chẳng thể lường tính, chẳng thể ngăn ngại, thiên biến vạn hóa, cảnh giới không thể nghĩ bàn. Thần thông cũng có nghĩa là trí tuệ siêu nhiên, được hiểu là năng lực siêu phàm do tu tập Thiền Định mà có được nói chung, không riêng chỉ Phật Giáo. 

 

2. Thần thông liệu có phải duy tu thiền định của Phật giáo mới có ?

Những vị không tu thiền định của Phật Giáo cũng có thể đạt được năm thần thông đầu, ngoại trừ thần thông thứ sáu là Lậu Tận Thông.

 

3. Những vị có Thần thông có phải là những người đã đạt ngộ ?

Theo quan điểm Phật Giáo, những vị có thần thông không hẳn là những vị đạt ngộ và những vị đạt ngộ không hẳn là những vị có thần thông.

 

4. Những Ai Có Thần Thông ?  

Thần thông là một thứ sức mạnh không thể nghĩ bàn tự tại vô ngại mà đắc được sau khi tu trì thiền định. Trong quan niệm của chúng ta cho rằng chỉ có Phật Bồ Tát, Thần Linh, Tiên Gia mới có thần thông. Thật ra thì ngoài những vị trên ra, ma quỷ cũng có thần thông, thậm chí là ngay cả đến con người chúng ta cũng có thần thông. Thần thông cũng không chỉ giới hạn ở các phép thuật hô phong hoán vũ, đằng vân giá vũ… mới gọi là thần thông, mà trong cuộc sống  của chúng ta, khắp nơi đều có thần thông.

 

5. Thế Nào Là Thần Thông Trong Cuộc Sống Thường Ngày ?

Lặn lội bôn ba đường dài, khát nước không chịu nổi, uống một ly nước thì có thể giải khát. Một ly nước nhỏ giống như sa mạc nắng hạn gặp mưa rào, có thể giải cơn khát khô như ngọn lửa, đấy chẳng phải là thần thông sao ? Người không biết bơi rơi xuống nước, bất luận tứ chi vung tay chân như thế nào, thân thể giống như tảng đá lớn ngàn cân chìm xuống. Người có kĩ thuật bơi lội cao nhẹ nhàng dùng tay vén nước, chân nhẹ nhàng đạp nước, như bước trên đất bằng phẳng, tiến thoái tự nhiên thành thạo, cơ thể trong nước có thể như cá tiêu dao tự tại, chẳng phải cũng là một thứ thần thông đó sao ? Người chẳng biết đạp xe, hai tay nắm chặt tay lái thì vẫn sẽ té ngã xuống. Người biết đạp xe, không nắm tay lái, xe vẫn cứ ổn định vững vàng tiến về phía trước, chẳng phải rất thần kì đó sao ? Đoàn xiếc khi biểu diễn ngoạn mục khiến người xem trơ mắt líu lưỡi cũng có thể nói là thần thông.

 

Căn cứ vào nghiên cứu của các nhà khoa học, cấu tạo cơ quan cơ thể người cực kì là áo diệu. Khi chúng ta bi thương thì nước mắt bèn chảy ròng ròng. Khi chúng ta cởi mở thì tự nhiên cười ha ha. Đói bụng rồi, cơm lại bèn có thể no bụng. Lúc lạnh giá, mặc áo thì bèn có thể làm ấm thân. Tất cả những thứ đó chẳng phải cũng là thần thông đó sao ? Từ một góc độ khác để xem, những hiện tượng này chẳng phải là một loại thần thông đó sao ? Vậy nên thần thông không nhất định chỉ những pháp thuật biến hóa thần kì, mà tất cả mọi thứ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, như sự vận chuyển của tứ thời, sự thay đổi của ngày đêm, hoa nở hoa tàn, trăng tròn trăng khuyết, cho đến thế giới kì lạ mà động vật thực vật phơi bày chẳng phải đều là thần thông đó sao ?

 

Thật ra chỉ cần chúng ta chịu để ý thêm chút, chúng ta sẽ phát hiện cuộc sống vốn dĩ là thần thông, chỉ là chúng ta quen rồi nên thấy bình thường, không cảm thấy thần kì thôi.

 

6. Các Loại Thần Thông Trong Phật Giáo Gồm Những Loại Nào ?

Thần thông đầy khắp xung quanh chúng ta, còn thần thông mà Phật giáo đã nói thì rốt cuộc có mấy loại ? Thông thường thì thần thông chỉ 6 loại thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mệnh thông, lậu tận thông.

 

1. Thiên nhãn thông : Nhục nhãn của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những thứ thô to. Những thứ cực nhỏ nếu như chẳng nhờ vào kính hiển vi hoặc kính lúp để hỗ trợ thì chẳng cách nào thấy rõ. Người mà có thiên nhãn thông thì bất luận là những thứ cực nhỏ như thế nào đều có thể vừa xem hiểu ngay. Nhục nhãn chỉ có thể nhìn thấy những thứ ở gần, hễ mà khoảng cách xa xôi thì tầm nhìn bèn mờ nhạt chẳng rõ, chẳng cách nào phân biệt vật thể. Còn người có thiên nhãn thông thì bất luận là vật có xa đến đâu cũng đều dường như rõ ràng rõ nét ngay trước mắt.

 

Lúc bình thường, mắt của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cảnh vật trong phạm vi nhất định, còn thiên nhãn thông thì có thể siêu vượt bất cứ trở ngại, cách trở, có thể nhìn thấu tường, núi non trùng điệp. Nhục nhãn cần ánh sáng đầy đủ thì mới có thể biện rõ sự vật, đen tối như mực thì chẳng cách nào phát huy hiệu dụng của thị giác. Còn Thiên Nhãn thông thì bất luận là môi trường đen tối thế nào, trông như ban ngày vậy, chẳng chút chướng ngại. Người có thiên nhãn thông chẳng những có thể nhìn thấy thế giới mà chúng ta sinh tồn, còn có thể nhìn thấy tình hình hoạt động của các thế giới khác. Thiên nhãn thông là sự tự tại vô ngại trên thị giác, thấy biết được đời vị lai,  thấy được xa ngoài tầm nhìn của mắt thịt.

 

2. Thiên Nhĩ Thông :

Nhục nhĩ của chúng ta chỉ có thể nghe thấy những âm thanh chỗ gần, những âm thanh chỗ xa thì cần phải nương nhờ sự phụ trợ của thiết bị khoa học, thì mới có thể nghe được rõ ràng. Người có thiên nhĩ thông thì bất luận đường bao xa cũng dường như là đang trò chuyện bên tai vậy. Tôn giả Mục Kiền Liên là bậc đại A La Hán thần thông bậc nhất trong các đệ tử của Phật Đà. Có một lần ngài ấy vì để ước đoán âm thành của Phật Đà thuyết pháp có thể truyền bao xa, bèn vận dụng thần thông bay đến cõi nước Phật Tự Tại Vương Như Lai nằm ngoài mười vạn ức Phật độ. Những người ở thế giới ấy to lớn vô cùng, Mục Kiền Liên thì nhỏ bé như một con kiến, mà pháp âm Phật Đà tại thế giới Sa Bà thuyết pháp vẫn cứ vang dội rõ ràng bên tai.

 

Về phương diện ngôn ngữ, chúng ta tuy rằng biết tiếng mẹ đẻ, nhưng không hẳn biết những tiến nước ngoài khác như tiếng anh, tiếng nhật. Có người có ngôn ngữ thiên phú rất cao, tinh thông vài thứ tiếng, thế nhưng nói cho cùng thì có mức độ. Người thiên nhĩ thông thì bất kể tiếng nước nào đều không làm chướng ngại anh ta được, thậm chí cũng có thể hiểu được ý tiếng kêu của chim bay thú chạy.

 

3. Tha Tâm Thông :

 

Tha tâm thông là đối với những khởi tâm động niệm của người khác cũng đều có thể rõ như lòng bàn tay. Chúng ta thường nghe thấy có người oán trách người khác rằng : “ cậu không hiểu tớ ” . Hiểu được tự bản thân đã không phải là việc dễ dàng, càng huống chi là đi hiểu người khác. Người có tha tâm thông thì đối phương có niệm đầu thiện ác gì, cách nghĩ chánh tà gì, đều giống như đặt một tấm thấu kính có thể nhìn thấy một cách rất rõ ràng.

 

4. Thần Túc Thông :  Có thể bay nhanh, bay xa, đi lại trong nháy mắt. Người có thần túc thông thì có thể biến một thành vô số, đồng thời cũng có thể đem vô số biến thành một, đấy chính là biến hóa tự tại. Người có thần túc thông thì chỗ xa cũng như chỗ gần, đều có thể đến đi tự nhiên thoải mái. Vào nước, vào lửa, vào đất dễ như trở bàn tay, muốn ẩn thì ẩn, muốn hiện thì hiện. Núi sông tường đá cũng không ngăn trở được, siêu vượt những hạn chế của không gian, đấy chính là sự thông hành tự tại. Thần túc thông có sức không thể nghĩ bàn, thậm chí có thể dùng tay nâng đỡ nhật nguyệt. Đối với ngoại cảnh có thể muốn gì được nấy, chẳng có chướng ngại, đấy chính là tùy ý tự tại, thân như ý thông.

 

5. Túc mạng thông : Biết được đời sống quá khứ. Chúng ta có khi đối với những việc vừa mới phát sinh ngày hôm qua, đến hôm nay thì đã quên sạch. Người nghe rộng biết nhiều có trí nhớ tốt thì có lẽ nhớ được những chuyện của vài tháng trước, cho đến những việc của vài năm trước, còn túc mệnh thông thì không chỉ nhớ được những việc của đời này kiếp này, những chuyện quá khứ lũy kiếp nhiều như bụi trần đều hiểu biết rõ như chuyện hôm qua; không chỉ biết quá khứ của bản thân, mà còn biết túc mệnh quá khứ lai lịch của chúng sinh ? Người nào đã mất, sẽ nhận chịu loại nghiệp báo gì ? ra đời ở đâu ? cũng có thể biết rõ cả.

 

Năm phép thần thông nói trên đều là phép hữu vị, hữu lậu, do trình độ dụng công mà phạm vi hoạt động có thể rộng hẹp, thời gian duy trì có thể dài hay ngắn khác nhau. 

 

6. Lậu Tận Thông : Lậu có nghĩa là phiền não. Lậu tận thông là đoạn trừ phiền não, liễu thoát sanh tử, là thần thông chẳng thụ sanh ở cõi mê nữa, là thần thông rốt ráo.

Lậu tận thông là phá được ngã chấp chứng được Niết-bàn. Tiểu thừa là A-la-hán, đại thừa là Bồ tát sơ địa trở lên.

 

Năm loại thần thông trước không nhất định là người tu hành mới có, mà Quỷ, Ma, Tiên … cũng có thể tu đắc, thế nhưng không thể tránh khỏi sự giày vò của phiền não, nỗi đau khổ của luân hồi, chẳng phải là thần thông rốt ráo. Chỉ có loại thần thông thứ sáu là lậu tận thông mới có thể thoát khỏi sanh tử, là thần thông rốt ráo, mà loại thần thông này duy có các bậc Thánh A La Hán, Bồ Tát và Phật mới có thể chứng đắc. Phàm phù và ma quỷ chẳng cách nào chứng được.

 

Ngoài 6 loại thần thông, căn cứ theo sự ghi chép của kinh điển, thần thông còn có đủ loại cấp độ. “Đại Thừa Nghĩa Chương” đem thần thông phân làm 4 loại báo thông, nghiệp thông, chú thông, tu thông. “ Tông Kính Lục” thì đem thần thông phân làm 5 loại : Đạo Thông, Thần Thông, Y Thông, Báo Thông, Yêu Thông.


1. Đạo thông : Thần thông từ tu đạo mà chứng đắc, tức chứng ngộ chân lý trung đạo thực tướng, dùng vô tâm ứng muôn vật, đối với tất cả nhân tình sự lý của nhân sinh vũ trụ đều có thể thông đạt vô ngại, trụ ở trong vô trụ, sanh tử như ý, tự do tự tại.


2. Thần thông : Thần thông chứng được từ sự tu tập thiền định, như thần thông mà A La Hán đắc được trong tứ thiền bát định, có năng lực nhìn thấu suốt các pháp, thông hiểu túc mệnh của chúng sinh.

 

3. Y Thông : Thần thông dựa vào thần chú, thần dược mà đắc được, như công phu rải đậu thành binh, hô phong hoán vũ, thuật ẩn thân độn thổ ( trốn vào trong đất ) , độn thủy của các đạo sĩ, thuật sĩ. Khi sử dụng không thích đáng thì dễ trở thành yêu thuật cổ độc.


4. Báo Thông : là thần thông do nghiệp báo chiêu cảm, như chúng sinh cõi Quỷ có các loại thần thông như lao nhanh như bay, xuyên cửa không trở ngại, như chim tự do bay lượn trong không trung không bị rơi xuống, như cá bơi trong nước tiêu dao chẳng sợ chìm ngập. Đấy đều là thần thông do nghiệp báo khác nhau của chúng sinh chiêu cảm mà tô điểm ra kì quan tự nhiên muôn màu muôn vẻ.

 

5. Yêu Thông : là sức thần thông mà yêu quái có, như là hồ ly ngàn năm tu luyện thành tinh. Có thần thông rồi thì có thể biến hóa thành hình người, làm nhiễu loạn thế gian. Cây cổ thụ ngàn vạn năm hấp thu tinh hoa nhật nguyệt thành Thần, cũng có yêu thông, có thể làm mê hoặc chúng, tác yêu tác quái.

 

Thần thông hoặc từ sự chứng ngộ trung đạo mà đắc được, hoặc từ tu thiền định mà đắc được, hoặc từ pháp thuật, hoặc từ nghiệp báo, hoặc từ thần chú mà đắc được, có tốt có xấu, cấp độ phức tạp, chủng loại khác nhau. Còn lậu tận thông rốt ráo, đạo thông tràn đầy trí tuệ mới là đối tượng mà chúng ta cần mong cầu chứng đắc. Có lậu tận thông, đạo thông rồi thì chúng ta có thể trụ ở phiền não sanh tử mà chẳng bị phiền não sanh tử trói buộc, trụ ở Niết Bàn Tịch Tịnh mà chẳng chấp trước ở niềm vui Niết Bàn, rời khỏi nhị biên, thường hành trung đạo.

 

7. Thần thông từ đâu mà đến ?

 

Thần thông từ đâu mà đến ? Đơn giản mà nói, người tiểu thừa tu pháp Tứ Diệu Đế, quán Thập Nhị Nhân Duyên, tu quán đến cảnh giới viên mãn thì chứng đắc thần thông. Người đại thừa tu lục độ vạn hạnh, tham thiền đả tọa, tu tập Chỉ Quán, hành Bồ Tát đạo, tu hành đến cảnh giới viên mãn thì chứng đắc thần thông.

Có phép thần thông nhờ tu định mà chứng được. Có phép thần thông nhờ trì chú mà chứng được. Tu định mà chứng được thần thông, trước hết là nhờ tập trung sức chú ý, tăng cường sức mạnh của tâm, dùng tâm niệm làm cho các quan năng của thân mình tiếp xúc, giao tiếp với từ lực và điện năng của vũ trụ, đạt tới một trình độ nào thì phát sinh ra thần thông. Mọi việc đều diễn ra trong thế giới vật chất. Không có điều kiện vật chất, phép thần thông sẽ không thể thi thố, biểu hiện được, cũng không thể luyện thành được. Cho nên, nói cho đúng đạo lý thì các nhà duy vật cũng có thể chứng được thần thông.  Còn trì chú mà chứng được thần thông là nhờ trì một câu chú hay là trì một số câu chú nhất định mà cảm thông với quỷ thần, sai khiến quỷ thần hay bị quỷ thần sai khiến. Sức mạnh của chú là ở chỗ nó đại biểu cho uy lực của một số quỷ thần nhất định nên trì chú có tác dụng cảm ứng những quỷ thần đó. Nếu so sánh hai loại biện pháp chứng được thần thông trên đây thì có thể kết luận : Trong biện pháp thứ nhất nếu định lực sút kém thì phép thần cũng mất. Trong biện pháp thứ hai nếu quỷ thần bỏ đi hoặc nếu phạm điều cấm kỵ thì phép thần thông cũng mất. Sức mạnh của quỷ thần có thể biểu hiện theo hai phương thức : một là dựa vào quán năng thần kinh của người mà xuất hiện. Hai là thông tin nói nhỏ vào tai người. Phương thức thứ nhất và thứ hai đều do cảm ứng mà được, chứ không phải tự mình chứng được thần thông. Những phương thức cảm ứng thông qua quan năng thần kinh dễ làm cho người ngộ nhận là mình có thần thông.

 

8. Các cảnh giới cấp độ thần thông ?

Theo trong kinh, đạo nhãn và thần thông của bậc sơ quả Tu Đà Hoàn thuộc phạm vi một tiểu thế giới, gồm bốn cõi ác thú, bốn đại châu, một núi Tu Di, một nhật nguyệt, sáu cõi trời Dục, và một cõi Sơ Thiền. 

 

 

Đạo nhãn và thần thông của bậc nhị quả Tư Đà Hàm ở trong chu vi một tiểu thiên thế giới;

Đạo nhãn và thần thông của bậc A Na Hàm ở trong chu vi một trung thiên thế giới;

Đạo nhãn và thần thông của bậc A La Hán ở trong chu vi một đại thiên thế giới. Thần thông của A La Hán chỉ thông biết được nhân duyên trong vòng 8 vạn đại kiếp, thế nhưng vẫn phải tác ý để quan sát thì mới biết được. Trước đó nữa thì không biết.

Bậc Sơ Địa Bồ Tát, đạo nhãn thấy được một trăm ( 100 ) cõi Phật cùng trăm Đức Phật, chứng một trăm Tam Muội; thần lực có thể phóng ánh sáng và làm rung động một trăm cõi Phật, đi sang khắp một trăm Phật độ. 

Đạo nhãn và thần thông của bậc Nhị Địa Bồ Tát ở trong chu vi một ngàn ( 1000 ) cõi Phật; bậc Tam Địa Bồ Tát, một trăm ngàn ( 100,000) cõi Phật.

Cứ như thế lần lượt tăng gấp bội lên mãi cho đến bậc đệ Thập Địa Bồ Tát thuộc ngôi Pháp Vân, thần thông đạo lực, bao hàm vô biên quốc độ.

Thần thông của Bồ Tát có thể biết được nhân duyên bên ngoài tám vạn đại kiếp, cũng chẳng cần phải quan sát ở trong định, nghĩ đến thì liền biết rồi.

Bồ Tát do bởi hành Bồ Tát đạo, công đức viên mãn mà đắc được đủ các loại thần thông này. Chúng ta nếu phát tâm bồ đ, hành Bồ Tát đạo thì cũng có thể đắc được nhiều loại thần thông, chỉ cần tu đến lúc viên mãn thì chng cầu mà tự đắc.

 

9. Vì sao Đức Phật từng phê phán bác các thần thông và khuyên các đệ tử không nên thể hiện thần thông ?

 

Đức Phật từng phê phán bác các thần thông và khuyên các đệ tử không nên thể hiện thần thông. Ngài khẳng định thần thông cao nhất là thần thông hiểu pháp và truyền đạt pháp.

Đạo Phật nhằm đưa con người đến cứu cánh Đại Giải Thoát khỏi khổ đau của sinh tử luân hồi, chứ không phải nhằm khiến một số ít người mù được thấy, người què được đi, người chết được sống lại, biến đá thành cơm, biến nước thành rượu…

Thần thông không thể đi ngược lý nhân quả, không thể thay đổi những sự việc đã rồi, mà chỉ có thể dự báo được tin tức tương lai hoặc tin tức từ nơi xa. Do đó, mà chỉ có khả năng tạm thời chống đỡ hay lẫn tránh sự cố.

Thần thông cũng chỉ là một trong những hiện tượng tự nhiên, không thể đi ngược với quy luật tự nhiên. Vì vậy mà người có phép thần thông, ngoài việc làm những việc dị lạ để mê hoặc người ra, không thể giúp ích gì cho tình hình hỗn loạn của xã hội, cũng không làm cho nhân tâm bớt phần lo lắng bàng hoàng. Ngược lại, người đam mê phép thần thông sẽ tách rời cuộc sống bình thường. Vì vậy, khi còn tại thế, Đức Phật không cho phép đệ tử lạm dụng phép thần thông. Các đệ tử A-la-hán, không phải vị nào cũng có thần thông. Dùng thần thông có thể nhất thời cảm hóa chúng sinh, nhưng không thể nhiếp hóa chúng sinh lâu dài được

 

Thần thông chỉ có thể cứu lúc nguy cấp, giải quyết phần ngọn chứ chẳng thể giải quyết vấn đề căn bản từ gốc. Duy có giải quyết vấn đề từ gốc, thúc đẩy phát triển giáo hóa đạo đức thì mới có thể đạt đến sự an vui hòa bình vĩnh cửu. Thời đại Tam Quốc, Khổng Minh 7 lần bắt Mạnh Hoạch, mỗi lần như vậy đều một lần lại một lần tiến hành phóng thích. Nguyên nhân là do kì mưu xảo thuật chẳng thể trị phục lòng người. Dùng đức cảm hóa người thì sức mạnh càng là cực lớn. Đạo đức tuy rằng chẳng thể nhanh chóng thấy hiệu lực ngay, thế nhưng nhất định có thể phát huy tác dụng, chuyển hóa những phong tục hủ bại, tịnh hóa lòng người ô nhiễm. Thần thông bất luận là kì diệu thế nào, cũng chỉ có thể dùng vào giây phút quan trọng nguy cấp, giải quyết vấn đề nhất thời, chỉ có đạo bình thường mới là kế sách lâu dài không gì lay chuyển nổi.

 

10. Đức Phật khi thăm bệnh có dùng thần thông để chữa bệnh ? Cứu người chết sống lại ? Chế ngự voi dữ, kẻ hung bạo có dùng thần thông ?

  • Đức Phật và các Thánh đệ tử thường đến thăm người bệnh, người sắp mất để truyền cảm ứng tâm linh giúp những vị này vượt qua sự đau đớn khiến tâm được an tịnh.
  • Một phụ nữ đau khổ gần như điên loạn vì đứa con vừa mới chết, bà tìm đến cầu cứu Đức Phật, Ngài giúp bà hiểu rõ luật vô thường mà vơi đi sự đau khổ, chứ không làm cho đứa bé sống lại.
  • Ngài chế ngự con voi dữ, chế ngự kẻ hung bạo bằng sự thể hiện năng lực Từ Bi Tự Tại của Ngài, chứ không phải Ngài biến mất đi hay phóng thân lên không trung hay thực hiện những biến hóa khác.

Sự biểu hiện cụ thể thần thông Phật Giáo là đem sức cảm ứng, đem giáo pháp mà an tâm và tạo niềm tin cho người ta, từ đó người ta vơi đi hay dứt đi cái khổ nhất thời trên bước đường tu tập tìm về Đại Giải Thoát.

 

11. Phàm Phật, Bồ Tát hiện thân, nếu thị hiện giống như phàm phu thì như thế nào ?

 

Tổ Ấn Quang dạy: “Phàm Phật, Bồ Tát hiện thân, nếu thị hiện giống như phàm phu thì chỉ dùng đạo đức để giáo hóa người khác, trọn chẳng hiển lộ phép thần thông. Còn nếu hiển lộ thần thông sẽ chẳng thể ở trong thế gian này. Chỉ khi nào thị hiện điên cuồng mới có thể hiển lộ thần thông không trở ngại gì, như Tế Điên Hòa Thượng là một điển hình”.

 

12. Thần thông đối với bậc chân tu có ý nghĩa gì ?

Với bậc Chân tu, thần thông vốn chẳng khác gì đôi dép rách. Trừ phi để hàng phục hoặc loài Đại ác quỷ. Hoặc hàng phục loài quỷ mị thành tinh tu luyện ngàn năm, hoặc yêu quái hại người…các Ngài mới thị hiện đôi chút.

 

13. Làm thế nào mới có thể được chứng thần thông ? Cầu chứng thần thông nhất định cần phải có những điều kiện gì ?

Phật giáo cho rằng muốn cầu đắc thần thông vốn không phải là việc khó, thế nhưng làm thế nào mới có thể được chứng thần thông ? Cầu chứng thần thông nhất định cần phải có những điều kiện gì ? Cầu chứng thần thông nhất định cần phải có đủ bốn điều kiện sau đây thì mới có thể học tập thần thông.

 

a. Nương vào sự từ bi

Đại Trí Độ Luận” nói rằng : “ Bồ Tát lìa ngũ dục, được các loại thiền, có lòng từ bi nên vì chúng sinh mà có được thần thông, hiện các việc lạ lùng hy hữu khiến chúng sinh sanh tâm thanh tịnh. Vì sao vậy ? Nếu chẳng có việc hy hữu, chẳng thể khiến chúng sanh được độ. Bồ Tát vì bi mẫn chúng sinh, tuy rằng bản thân phiền não đã tận, thế nhưng không giống những người nhị thừa chứng nhập Niết Bàn, mà phát tâm đại bồ đề, cầu chứng thần thông để cứu độ càng nhiều chúng sinh.

 

Vì sao độ hóa chúng sinh cần đến thần thông vậy ? Do bởi chúng sinh ngu si, chẳng cảm thấy trân trọng yêu quý đối với cái đạo bình thường, phàm gì cũng lấy những điều kì lạ làm quý báu, vậy nên Bồ Tát mới hiện đủ thứ các thần lực hy hữu kì lạ để nhiếp hóa họ. Vậy nên cầu chứng thần thông là thủ đoạn phương tiện của Bồ Tát từ bi độ chúng, chớ chẳng phải là mục đích chân chính của việc cầu đạo. Mọi sự tu trì nếu như rời khỏi từ bi thì là Ma, thần thông thiếu lòng từ bi thì như hổ thêm cánh, sự nguy hại của nó bèn càng lớn. Như ĐĐạt Đa cậy vào thần thông để phá hoại Phật giáo, như các yêu ma quỷ quái tu luyện thành Tinh, dùng thần thông đđầu độc mê hoc bá tánh lương thiện, đều là sự sử dụng không thích đáng. Vậy nên tu học thần thông thì tin đ quan trọng nhất chính là bồi dưỡng tâm từ bi. Tâm từ bi chng đủ thì không thể không thận trọng cầu chứng thần thông.

 

b. Trụ ở tịnh giới

Cái gọi là trụ ở tịnh giới có nghĩa là thụ trì tịnh giới. Giới luật là một trong tam học, là chỗ dựa của thân tâm. Thụ giới rồi mới biết thị phi thiện ác, nhng gì nên làm, những gì không nên làm. Có tinh thần giữ giới rồi thì có thể dùng giới luật để trói buộc những hành vi của bản thân, thì sẽ không ỷ cậy thần thông mà làm xng làm bậy, làm tổn hại chúng sinh. Những việc hợp với giới luật, có ích cho đại chúng thì mới phương tiện dùng thần thông để giúp thêm. Vậy nên muốn tu học thần thông thì nhất định cần phải trì giới nghiêm cẩn, nếu không thì thần thông chẳng những không có ích, trái lại còn trở thành yêu thông tà ma ngoại đạo làm hại người.

 

c. An trú ở sự nhẫn nại

Có thần thông rồi, còn cần phải có công phu thiền định nhẫn nại. Đạo đức nhẫn nại không đủ, hễ gp chút việc gì không thuận lòng thì bèn phẫn nộ tức giận, tưởng rng có thần thông rồi thì mọi thứ có thể tùy theo ý thích, muốn làm gì thì làm, đả kích đối phương. Thần thông như vậy, cùng lm chng qua chỉ là vũ khí sc bén làm tổn thương người mà thôi. Có thể an ở sự nhẫn nại, không đến giây phút quan trọng nguy cấp nhất thì tuyệt đối không dễ dàng lạm dụng thần thông, cho dẫu bất đắc dĩ vận dụng thần thông thì cũng là vì để giữ gìn bảo vệ chánh nghĩa chân lý, hoc là càng có sự giúp ích đối với đại chúng mới hiển hiện đấy.

 

d. Dùng ở bình thường

Kinh Phật nói rng : “tâm bình thường là ĐạoPhật pháp nên đ xướng sự tịnh hóa cuộc sống sinh hoạt sự tu dưỡng đạo đức, chớ chng phải là thần kì quái dị. Tâm bình thường mới có thể lâu dài vĩnh hằng. Thần thông chỉ có thể dùng nhất thời, huống hồ thần thông vốn chẳng thể trừ bỏ đi những phin não căn bản trói buộc, đạt được sự giải thoát viên mãn của sinh mệnh. Duy có ở trong cuộc sống sinh hoạt bình thường đi thể ngộ ý nghiã thật sự của Phật pháp, tịnh hóa thân tâm, đắc được đại tự tại thì mới là thần thông chân chính thật sự.

 

14. Cách nhìn của Phật giáo đối với Thần Thông là như thế nào ? 

 a. Thần thông chẳng phải là pháp cứu cánh rốt ráo 

 

Thời đức Phật còn tại thế, có bốn người ngoại đạo tu chứng được ngũ thông ! Thiên nhãn thông là thấy tất cả người vật gần hay xa. Thiên nhĩ thông là nghe khắp tất cả âm thanh lớn nhỏ gần xa. Tha tâm thông là biết được ý người khi mới khởi nghĩ chưa nói ra lời. Thần túc thông là biến hóa hình lớn nhỏ tùy ý, thăng thiên độn thổ không ngại. Túc mạng thông là biết được vô số kiếp về trước. Bốn vị này biết mình sắp bị quỉ vô thường đến bắt đi, nên mỗi người tìm cách để trốn thần chết. Vị thứ nhất dùng thần thông bay lên hư không núp trong đám mây xanh. Vị thứ hai vận thần thông lặn xuống đáy biển. Vị thứ ba dùng thần thông chui vô lòng núi. Vị thứ tư chui trốn ở trong lòng đất. Tất cả bốn vị đều nghĩ rằng chỗ mình trốn, quỉ vô thường không thể tìm được.

 

Nhưng đến giờ thần chết đến thì vị thứ nhất ở trên mây hết thần thông rơi xuống nát thây. Vị thứ hai ở dưới biển hết thần thông ngộp chết nổi lên. Vị thứ ba ở trong lòng núi hết thần thông đá nứt đè chết. Vị thứ tư ở trong lòng đất hết thần thông bị đất sụp chôn thây luôn. Để thấy, tu chứng được thần thông muốn thoát chết vẫn không thoát được. Tu mà chứng được ngũ thông là đã trải qua quá trình tu tập không phải ngắn và dễ dàng, thế mà muốn thoát chết cũng không thoát được. Thần thông chẳng phải là pháp rốt ráo liễu thoát sanh tử, chẳng cần nói cũng rõ.

 

Thần thông chẳng những không thể tăng tiến đạo đức, thoát lìa phiền não, sử dụng không thận trọng có khi trái lại trở thành chướng ngại trên con đường tiến đến đạo giải thoát. Duy có đạo đạo đức mới là con đường thật thà vững chắc hướng đến Phật đạo.

 

Một vị gọi là “ Trường Mi La Hán ”, tôn giả Tân-đầu-lô. Tôn giả Tân Đầu La là một trong 16 vị đại đệ tử của Phật Đà, chứng quả A La Hán. Ngài ấy đã là bậc Đại A La Hán, vì sao mà sắc thân vẫn còn sống trên cõi đời, không thể chứng nhập vô dư niết bàn ? Thì ra là lúc ngài ấy tại thế, có một lần đại hiển thần thông đối với tín đồ, nhận được tiếng vỗ tay hoan hô của các tín đồ. Tôn giả nhất thời hứng lên, nói với các tín đồ rằng “các ông cảm thấy bay lên không trung thần kì không ? nay ta biến hóa cho các ông xem để các ông mở mang tầm mắt”. Nói xong thì nhún người nhảy vọt lên, bay vút lên không, thí triển các loại thần thông. Các tín đồ xem đến ngẩn người, không ngớt lời ca ngợi.

 

Phật Đà đối với hành vi lòe thiên hạ lấy lòng mọi người thì vô cùng không hài lòng, phái người gọi tôn giả đến, răn dạy rằng : “ Ông không nên hiển lộ thần thông ở trước cư sĩ, như thế giống như kỹ nữ vì vài đồng bạc mà khỏa thân trước mọi người. Phật pháp của ta là phải dùng đạo đức để cảm hóa người, dùng từ bi để cứu hộ chúng sinh chớ chẳng phải là dùng thần thông để huyễn hoặc đại chúng, mê loạn bá tánh. Nay ông phi pháp sử dụng thần thông, dựa vào thần thông mà giành sự tôn kính của tín đồ, vì để kỷ luật ông, ta phạt ông tại thế nhận chịu nhiều một chút sự giày vò, đợi đến sau này tích lũy càng nhiều công đức, sám trừ tội nghiệp rồi thì mới có thể niết bàn. ” Từ đấy về sau ngài bèn chế định giới luật không được hiển lộ thần thông trước mặt cư sĩ.

Do bởi Tôn giả khi ấy vận dụng thần thông không thích đáng, đến nay vẫn sống trên đời tinh tiến tu hành, không được nhập niết bàn.

 

b. Thần thông không địch nổi nghiệp lực

 

Trong các loại sức mạnh thế gian, sức mạnh lớn nhất không phải là thần thông, mà là sức mạnh của hành vi, cũng chính là sức mạnh của nghiệp.

Có một lần, vua Lưu Ly triệu tập đại quân bốn binh chủng tiến đến nước Ca Tỳ La Vệ của đức Phật. Lúc ấy, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất nghe tin liền xung phỏng đến trước đức Phật cúi đầu lễ xong thưa rằng : “ bạch đức Thế Tôn, hãy để con dùng thần thông cứu dòng tộc Thích Ca vậy !”

Đức Phật bèn nói rằng “ đây là nghiệp chướng túc thế của dòng tộc Thích Ca, chẳng biết sám hối, nay phải thọ nhận quả báo này, tuy rằng là người cùng họ với ta, thế nhưng thần thông cũng không cứu độ nổi đâu ! ”

Mục Kiền Liên không tin lời của đức Phật, dùng thần thông bay vào trong thành mà đang bị quân đội vây kín đến nỗi nước không ngấm qua được, chọn ra 500 người ưu tú của dòng tộc Thích Ca, đem họ đựng vào trong bát, rồi bay ra khỏi tường thành, lòng tràn ngập niềm vui đến trước đức Phật nói rằng : “ bạch Thế Tôn, con đã cứu ra một phần tộc Thích Ca.” Vừa dứt lời thì bèn mở bát ra xem, xem rồi cực kì hoảng sợ. Thì ra là 500 người dòng tộc Thích Ca đã trở thành vũng máu. Tuy rằng là Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất cũng chẳng cách nào xoay chuyển sức mạnh của nghiệp báo. Bản thân ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả tuy rằng thần thông quảng đại, phi hành tự do tự tại, đã từng thâm nhập đến địa ngục để cứu mẫu thân, thế nhưng tự bản thân sau cùng vẫn bị ngoại đạo dùng đá lăn đè chết. Người ta mai phục, rồi giết chết Ngài. Cái chết của Ngài kể rất là đau đớn. Sau khi người ta giết chết Ngài xong rồi thì băm chặt thành những mảnh nhỏ. Ngài Mục Kiền Liên chết là vì vậy. Ngài bị ngoại đạo người ta ghét. Sau khi giết Ngài, biết Ngài có thần thông, sợ Ngài thu thân lại cho nên bọn chúng băm chặt nhỏ thân của Ngài.

 

Vị tôn giả mà có sức thần thông to lớn như vậy lại dễ dàng bị ngoại đạo dùng đá đè chết, các đệ tử nghĩ mãi không ra bèn càng tức giận bất bình. Đức Phật bào các đệ tử rằng “ Thần thông địch không nổi nghiệp lực, nghiệp báo của Mục Kiền Liên định sẵn là bị ngoại đạo đánh chết. Mọi người chớ có hoài nghi sự vô dụng của thần thông, mà nên dụng tâm nơi công phu tịnh hóa tam nghiệp. ”

 

Nhân Duyên của Ngài Mục Kiền Liên Tiền kiếp như sau :

 

Trong một kiếp quá khứ, Ngài Mục Kiền Liên sinh sống bằng nghề đánh cá và thường ở bờ biển để đánh tôm chài cá mà sinh sống qua ngày. Một ngày kia khi đang đánh cá thì thiện tâm chợt phát hiện trong tâm nên Ngài thức tỉnh mà thấy rằng nghề nghiệp của mình đã gây ra rất nhiều tội nghiệp lớn. Từ đó những ý niệm hướng thiện đã giúp Ngài nhận thấy là tuy sống trong đời nầy mà cần phải tạo công đức cho đời sau cho nên chàng ngư phủ quyết định đổi nghề. Chẳng bao lâu sau Ngài thấy trong thành xuất hiện một vị Bích Chi Phật, mỗi ngày qua đường với dáng điệu oai nghi, đi đứng trầm tĩnh và phong độ thật trang nghiêm đáng kính bèn thỉnh về nhà để cúng dường. Nhưng vị Bích Chi Phật ấy tuy bên ngoài hiện thần thông mà không giỏi thuyết pháp. Vị nầy chỉ dùng thần thông hóa độ, ngoài ra không còn pháp môn nào khác. Thường thường sau khi thọ thực xong, vị nầy bay bổng lên hư không, đi tới đi lui và lên xuống rất nhẹ nhàng. Ngư phủ trong vùng hết sức cảm phục và ai ai cũng nguyện sau nầy sẽ có được thần thông như vậy. Nhờ sức tinh tấn tu tập và do nhân duyên đó mà đời nay tôn giả Mục Kiền Liên quy y theo Phật được danh xưng là đệ nhất thần thông.

 

Mục Kiền Liên thường sử dụng thần thông để trợ lực đức Phật trong việc hoằng dương chánh pháp, công đức thật lớn lao. Mặc dù vậy, từ lâu đức Phật vẫn thường lưu ý đại chúng rằng, thần thông không phải pháp môn rốt ráo. Sự thật rất rõ ràng, như tôn giả Mục Kiền Liên đó, là bậc thần thông quảng đại như vậy đó, và đã từng dùng thần thông làm phương tiện hành đạo hữu hiệu như vậy đó, nhưng rốt cuộc, thần thông ấy đã không giúp tôn giả thắng được nghiệp báo của chính mình. Đức Phật muốn dùng sự thật điển hình này để răn dạy người sau.

 

Tuy tuổi tác mỗi ngày một cao, nhưng tinh thần bố giáo của tôn giả Mục Kiền Liên vẫn càng lúc càng sung mãn, bước chân hành hóa cứ như nước chảy mây trôi, không bao giờ ngưng nghỉ. Tôn giả không biết rằng, chính vì cái nhiệt tâm truyền bá Phật pháp ấy mà tôn giả đã bị rất nhiều tu sĩ ngoại đạo hiềm khích, đố kị, Những tu sĩ ngoại đạo ấy rất nhiều lần muốn hại đức Phật, nhưng không làm cách nào được, bèn hướng mục tiêu vào Mục Kiền Liên.

 

Một ngày kia trên đường hoàng hóa, khi đi ngang qua một ngọn núi thì tôn giả bị một đám tu sĩ ngoại đạo phái Lõa Hình phục kích. Họ đã xô đá từ trên núi xuống. Đá lăn xuống như mưa vào người tôn giả, cho đến khi nhục thân của tôn giả nhừ nát, ngã gục, Tôn giả đã phải chết dưới bàn tay họ, vây mà trong ba ngày liên tiếp họ vẫn không dám trở lại gần nơi đó, vì vẫn còn sợ thần lực của tôn giả.

 

Mục Kiền Liên đã vì công việc truyền bá hạt giống bồ đề mà bị ngoại đạo hãm hại, đã vì hậu thế mà nêu lên tấm gương hi sinh vì đạo, thì nhục thân của tôn giả quả thực đã trở thành một tuyên ngôn bất hủ để lại cho thế gian! Máu của tôn giả đã không đổ ra một cách vô ích, mà dưới ánh từ quang của đức Phật, bao nhiêu vị tiên hiền thánh triết, cũng vì công cuộc hoằng pháp lợi sinh, đã noi dấu vết tôn giả mà từng dâng hiến thân mạng, dâng hiến tất cả để cho ánh sáng chân lí vẫn bất diệt ở thế gian. Ôi cao cả thay!

 

Tin tức tôn giả Mục Kiền Liên bị ngoại đạo ám hại chẳng mấy chốc được truyền đến hoàng cung, vua A Xà Thế bị chấn động mạnh. Nhà vua nổi giận tột cùng, liền hạ lệnh tức tốc tìm bắt hung thủ, và hậu quả tàn khốc đã xảy ra - dưới cơn giận mãnh liệt của nhà vua, đã có đến mấy ngàn tu sĩ phái Lõa Hình bị bắt ném vào hầm lửa!

 

Trong tăng đoàn thì toàn thể đại chúng không ai là không than khóc tiếc thương. Ai cũng bảo là trên đời sao có nhiều việc quá bất công, một vị đại thần thông như Mục Kiền Liên mà đã không tránh được cuộc tập kích của ngoại đạo! Lòng họ cứ ray rứt mà không giải tỏa được. Họ bèn cùng nhau đến bái kiến đức Phật để xin chỉ dạy:

- Bạch Thế Tôn! Sư huynh Mục Kiền Liên của chúng con là vị đệ tử lớn của Thế Tôn, Khi Thế Tôn lên thiên cung nói pháp cho lệnh bà Ma Da (Mahamaya), sư huynh chúng con đã từng đáp ứng lời thỉnh cầu của chúng con mà lên thiên cung vấn an Thế Tôn; sư huynh chúng con cũng đã từng vào chốn địa ngục để cứu mẹ thoát khỏi đau khổ. Sư huynh chúng con oanh liệt là thế, thần thông quảng đại là thế, vì sao mà đã không dùng thần thông để chống lại ngoại đạo, thậm chí cũng không trốn tránh sự ám toán của họ?

Vì đã quán triệt được mọi việc xảy ra, đức Phật đã không quá bị khích động như các vị tì kheo, Ngài bảo đại chúng:

- Này quí thầy! Đại đức Mục Kiền Liên là người đệ tử có thần thông số một của Như Lai, không phải là đại đức không thể kháng cự nổi quí vị tu sĩ ngoại đạo, nhưng vì lúc trước, khi vua Lưu Li dẫn đại quân xâm lăng thành Ca Tì La Vệ, đại đức đã từng dùng thần thông tưởng có thể cứu được nhân dân trong thành, nhưng rồi đã tỉnh ngộ rằng thần thông không thể nào chống trả được nghiệp lực, nhục thể chỉ là vô thường, và nghiệp báo phải có lúc được kết thúc. Trong tiền kiếp đại đức đã từng làm nghề bắt cá để nuôi thân, chẳng biết đã có bao nhiêu mạng sống bị chết oan bởi bàn tay của đại đức! Nhưng này quí thầy! Quí thầy cũng không nên đau buồn, đại đức Mục Kiền Liên tuy đã nhập diệt, nhưng chân lí thì vẫn không bao giờ bị tiêu diệt.

Một số đông quí vị ti kheo vẫn không dằn được bi thương:

- Nhưng sư huynh chúng con bị hại thảm thiết quá, bạch Thế Tôn! Chúng con không an tâm được!

- Này quí thầy! Quí thầy nên biết, đối với bậc giác ngộ thì việc sinh tử không là vấn đế gì cả. Có sinh thì có tử, cho nên cái chết không làm cho ta kinh hoàng sợ sệt. Điều cần yếu là chúng ta xem có thể học hỏi gì từ cái chết đó. Đối với đại đức Mục Kiền Liên, trong phút lâm chung, thần trí không hôn mê mà đã an nhiên nhập niết bàn, đó là điều rất quí báu; đến như tinh thần hi sinh thân mạng vì công cuộc hoằng dương Phật pháp của đại đức thì quả thật là cao đẹp cực cùng!

Dù Phật dạy như vậy, trong đại chúng vẫn còn một số vị tì kheo lắc đầu than thở, lòng thương cảm chưa nguôi, lại bộc bạch:

- Bạch Thế Tôn! Chúng con cũng biết tinh thần hi sinh vì đạo cao cả, nhưng sự hi sinh của sư huynh chúng con vào lúc này thật là quá sớm. Sự nghiệp hoằng pháp còn dài và còn nhiều việc phải làm, chúng con đang cần sự lãnh đạo của sư huynh. Còn nữa, bạch Thế Tôn, về tai nạn này, sao Thế Tôn đã không bảo trước cho sư huynh chúng con biết mà đề phòng?

Những lời bộc bạch của quí vị tì kheo vừa dâng lên đức Phật, đã chứng tỏ lòng kính yêu của họ đối với tôn giả Mục Kiền Liên. Họ đã bị xúc động mãnh liệt đối với tai nạn thảm khốc của tôn giả. Đức Phật cũng rất thương cảm, cho nên lại phải an ủi họ:

- Này quí thầy! Khi đại đức Mục Kiền Liên tuẫn giáo, không phải là đại đức đã không biết trước để đề phòng. Đại đức có thần thông lớn có thể tự bảo vệ được mình, nhưng đó không phải là biện pháp rốt ráo. Người tu hành không thể cưỡng lại các luật tắc nhân quả; quả báo của nghiệp nhân bắt cá làm kế sinh nhai ở đời trước của đại đức nay đã đến lúc phải được kết liễu. Vả lại, từ buổi đầu xuất gia, đại đức đã phát nguyện sẽ đem sinh mạng mình cống hiến cho việc phụng sự chân lí, nay đại đức dã được mãn nguyện và hoan hỉ nhập niết bàn, tất cả đệ tử của Như Lai cũng nên có cái tinh thần tuẫn giáo như Mục Kiền Liên vậy, thì Phật pháp mới được quảng bá rộng rãi ở thế gian. Này quí thầy! Quí thầy hãy học lấy cái tinh thần cao quí ấy của đại đức Mục Kiền Liên!

Lời khai thị của đức Phật đã làm cho toàn thể đại chúng vô cùng cảm động. Cái chết vì đạo của một Mục Kiền Liên đã làm nảy sinh vô số các Mục Kiền Liên khác. Tất cả đại chúng đều vì sự trường tồn của chánh pháp mà phát nguyện học theo tinh thần tuẫn đạo cao quí của tôn giả Mục Kiền Liên.

 

Có câu : “ người bị đánh chết là kẻ biết võ, người bị chết đuối là người biết bơi ”. Chớ có tưởng rằng thần thông là vạn năng, có thần thông rồi thì có thể không sợ mọi việc. Ở trước nghiệp lực thì thần thông cũng chẳng có tác dụng. Cứ mãi ỷ lại vào thần thông thì biến khéo thành vụng, hóa ra hỏng chuyện, trái lại sẽ toi mạng.

 

ở Đài Loan, hiện nay cũng không ít người chứng được ba minh sáu thông, thế nhưng đảo này hầu như năm nào cũng có bão tố động đất, lũ lụt và những tệ nạn lưu manh trộm cướp, thổ phỉ gây rối loạn cho xã hội. Các vị có phép thần thông đã làm gì cho Đài Loan sống an bình, tránh được thiên tai. Xem thế mới biết, sức mạnh của nghiệp, cộng nghiệp và biệt nghiệp, là khó chống đỡ. Mê tín phép thần thông của quỷ thần chỉ làm cho tình hình càng khó khăn phức tạp thêm, tài sản càng bị tổn thất nhiều thêm, hao tốn nhiều thời gian và tinh lực hơn. Vì vậy, mà Khổng Tử không chịu nói chuyện “Quái lực loạn thần”. Trong thời đại xã hội văn minh và trí thức phổ cập ngày nay, phải lấy Phật giáo chính tín để mở mang trí tuệ, lấy phép nhập thế của nho gia làm sự tu dưỡng.  Không nên đam mê phép thần thông kỳ lạ. Bởi vì, trên thực tế đó cũng chỉ là huyễn thuật của hiện tượng quỷ thần mà thôi.

 

c. Thần thông không sánh nổi với đạo đức

 

Người xưa tu hành, đạo đức cao thượng làm cảm động Long Thiên Long Quỷ Thần tự nhiên ủng hộ. Bởi vì đạo đức là thứ tôn quý nhất trên đời, vậy nên nói : “đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần khâm”.

 

 

Ở Giang Tây có một vị Điền Công từng làm qua chức Ngự Sử. Phía bên trái nhà ở của ông có một gian nhà trống, ban đêm thường có hồ ly tinh ở trong nhà quấy phá : đập bàn, ném đồ đạc, đốt giấy, xối nước … quấy rối không chịu nổi.

Điền Ngự Sử đã từng làm lễ cầu an, dùng hết các cách đều chẳng thể nào đuổi được Hồ Ly. Sau đó nghe nói là thôn kế bên có ông thầy tướng họ Tôn tên là Vĩnh, tinh thông Dịch Số, có thể đuổi tà hàng phục yêu quái. Điều Ngự Sử bèn đi thỉnh mời ông thầy ấy đến trong nhà xem bói xua đuổi tà ma. Thầy tướng Vĩnh Tôn lúc đến nhà thì trời đã tối rồi, bèn được sắp đặt ngủ lại ở trong gian nhà trống có hồ ly tinh quấy phá.

Đêm khuya tịch lặng, Điền Ngự Sử bèn phái đầy tớ đi quan sát động tịnh. Qua một lúc, tên đầy tớ ấy quay về bẩm báo rằng : “ đêm nay hồ tinh không làm ồn. Con nghe thấy hồ tinh kháo nhau rằng : “ ông thầy tướng họ Tôn này là người có đạo đức, thiên thần đều rất khâm kính ông ấy. Đêm nay Tôn tướng sĩ ngủ lại qua đêm ở gian này, chúng ta không được xâm phạm ! ” Nói xong mấy câu ấy rồi thì im lìm chẳng có tiếng động.

 

Điền Ngự Sử nghe xong lời báo cáo của tên đầy tớ thì trong lòng đã hiểu được vài phần. Ngày thứ hai thì cho mời Tôn Tướng Sĩ dẫn quyến thuộc đến thường trú trong gian nhà đó, ban đêm lại phái đầy tớ đi thăm dò nghe ngóng. Tên đầy tớ quay về báo rằng : “Hồ Tinh lại kháo nhau rằng : “ bây giờ Tôn tướng sĩ thường trú ở nơi này, chúng ta nên nhanh chóng tránh xa mới được.” Từ đấy trở đi, cái họa nhà bị hồ ly ám bèn thế mà ngừng lắng.

 

Sau đó, Điền Ngự Sử đem những lời nói của hồ ly mà ông đã nghe được hai lần đi hỏi Tôn tướng sĩ : “ông đời này rốt cuộc có những đức hạnh gì mà có thể làm cảm động khác loài ?”

 

Tôn tướng sĩ trầm tư một lúc rồi trả lời : “ Tôi dựa vào nghề mọn đoán mệnh, chỉ có thể sống tạm qua ngày, chẳng có gầy dựng công tích công đức gì ! Tôi ngày thường chỉ là thay người xem tướng đoán mệnh, khi xem bói lành dữ, thì tiện thể nhân lúc đó mà thường khuyên người ta bỏ ác theo thiện, cứu vãn định số. Đối với người có tướng chết trẻ thì khuyên họ giới sát phóng sinh, thường tồn tâm từ bi để kéo dài thêm tuổi thọ.

Đối với người mà thời vận trục trặc, phước mỏng thì khuyên họ trợ giúp người nghèo, rộng tích âm đức để đón mời hạnh phúc và lợi ích.

Đối với người mà vận đang suông sẻ tốt đẹp thì khuyên họ trân quý tiếc phước, rộng hành bố thí để bảo trì thời vận tốt lâu dài.

Đối với người mà trong mệnh số không con thì khuyên họ giới dâm tiết dục, tu đức hành thiện để cầu tự.

Tôi tùy cơ mà khuyên bảo chỉ dạy, chí chuyên làm lợi ích cho người khác. Mỗi lần như vậy đều dùng thái độ thành khẩn, ngữ điệu uyển chuyển, đem cái đạo lý : “ mệnh do trời định, phước họa tự vời lại, khuyên người tu tâm bù tướng. Những người mà có thể tiếp nhận lời khuyên bảo của tôi, từ đấy hồi tâm tu thiện, cuối cùng đã chuyển họa thành phước, được trường thọ, những người như vậy cũng không ít. Tôi cứ thế mượn nghề mà khuyên người đổi mệnh khốn ách thành mệnh tốt lành, đã được 30 năm rồi. Lời mà hồ ly nói đến rất có thể là công đức đầu môi chẳng tốn một đồng của tôi vậy ! Thật ra thì thứ công đức này ai mà chẳng thể làm chứ, hà tất là tôi mới có thể làm được ? Đáng tiếc là người ta chẳng chịu làm mà thôi.”

 

Điền Ngự Sử nghe xong thì bùi ngùi xúc động ca ngợi rằng : “ tiên sinh có thể dựa vào tiểu thuật xem tướng mệnh mà thành tâm khuyên người, thời gian lâu không biết mỏi mệnh, cuối cùng trên cảm Thiên Đế, dưới khuất phục khác loài ! Tôi bây giờ mới biết rằng tiền tài quyền lực địa vị không bì kịp với công đức tồn tâm lợi người. Tôi rất hối hận khi xưa lúc làm quan không thể rộng tu công đức tế thế lợi nhân, làm uổng lỡ mất cơ hội tốt đẹp. Đến nay chỉ rơi vào cảnh bị “khác loài”  giễu cợt, quả thực là cực kì hổ thẹn.

Sau này, Tôn tướng sĩ đã sống đến 80 tuổi, có hai đứa con trai đều thi trúng Cử Nhân, rất được người tôn kính. Đấy quả thật là phúc có dư của miệng cha khuyên người vậy !

( Xuất xứ từ “ Đạo Đức Tùng Thư ” )

 

Người mới học Phật pháp, thường sẽ cảm thấy đặc biệt hứng thú nặng nề đối với một số những việc thần kì quái dị; nhìn thấy ai đó bế quan có cảnh giới, tu trì có cảm ứng thì chạy theo như vịt, lơ là chẳng để ý đến sự tu dưỡng đạo đức ngày thường càng là điều quan trọng hơn. Sự hiển phát của trí tuệ phải thông qua công phu thiền định cực sâu, mà sự bồi dưỡng công phu thiền định thì dựa vào sự nghiêm cẩn trì giới ngày thường. Người học Phật nên nhập môn từ đạo đức căn bản, chớ có tùy tiện học tập thần thông.

 

Sự thật thì có thần thông rồi thì ngày trôi qua bèn mãn nguyện thanh thản dễ chịu vui vẻ hay sao ?

 

Khi chưa có tha tâm thông, trong lòng bạn bè ghét mình, chửi rủa mình, mắt chẳng thấy thì là tịnh, tâm chẳng biết thì không phiền não, ngày trôi qua vẫn cứ rất là vui. Nếu như có tha tâm thông rồi, người này bụng đầy xấu xa, người kia mưu ma chước quỷ cả đống, chẳng muốn biết cũng không thể được, người này cũng ghét, xem người kia cũng không thuận mắt, ngày trôi qua bèn khổ sở nặng nề rồi. Lại như chúng ta chẳng có túc mệnh thông, cho dẫu ngày mai phải mắt nhắm xuôi tay, hôm nay vẫn có thể sống một cách tiêu dao tự tại. Thế nhưng nếu như có túc mệnh thông rồi, biết được mình sau mười năm thì sẽ rời khỏi thế gian, thì từ hôm nay trở đi, cái bóng của thần chết bèn bắt đầu gặm cái tâm của chúng ta, ngày dài như năm vậy.

 

Nếu chúng ta có thiên nhãn thông, nhìn thấy người mà mình yêu thương đang cùng với người khác làm những hành vi không thích đáng, thì ghen tuông kích động, một khắc cũng chẳng được yên lòng. Chẳng có thiên nhãn thông, chẳng biết chuyện thì trái lại lại là một thứ hạnh phúc. Nếu như có thiên nhĩ thông, nghe thấy những người bạn chí cốt tâm giao không ngờ lại ở sau lưng mình mà phê bình mình đầy ác ý, hủy báng mình, thì nhất định đầy lòng căm phẫn, nhẫn nhịn không được cơn tức này. Chẳng có thiên nhĩ thông thì dẫn đến nhĩ căn thanh tịnh. Do vậy nên có thần không hẳn là có hạnh phúc, chỉ có đạo đức mới là kho báu dùng không cạn, nhiều vô cùng vô tận. Khi đạo đức chưa có hoàn thành thì không thể thành tựu thần thông. Đời người đức trị càng là cao quý hơn so với thần thông.

 

d. Thần thông thua cho cảnh giới hư vô

 

Thần thông là cầu trên cái hữu hình hữu tướng, còn lý không của bát nhã Phật pháp thì tồn tại khắp nơi, nơi nơi đều có. Chỉ cần trong cuộc sống có kinh nghiệm thì kinh nghiệm chính là thần thông. Trong cuộc sống có trí tuệ thì trí tuệ chính là thần thông. Trong cuộc sống có rất nhiều năng lực thì năng lực chính là thần thông. Trong cuộc sống có đầy đủ chân lý không vô, thì chân lý không vô chính là thần thông. Đạo lý không vô vô cùng huyn bí sâu xa, trong cái không vô có diệu dụng vô hạncó thể sinh thành vạn pháp. Lòng dạ của chúng ta có thể khuếch đại như hư không thì có thể bao dụng tất cả mọi pháp, vậy nên Không Vô mới có thể thành to lớn, thần thông cũng không thể sánh bằng sự vô cùng vô tận của nó.

 

Thin Sư Đạo Thụ xây một ngôi tự viện bên cạnh miếu Đạo Quán ( điện thờ của đạo sĩ ), dẫn dắt các đồ chúng tu hành. Các đạo sĩ không ưa, nghĩ cách muốn đuổi thiềnđi, bèn thế là hiển hiện thần thông, giả Thần tác quái, đã dọa được một số các Tiểu Sa Di rời khỏi, thế nhưng 10 năm, 20 năm qua đi rồi, Thin Sư vẫn cứ như như bất động mà an cư nơi này. Cuối cùng, đạo sĩ chỉ còn biết khó mà lui. Có người hỏi Thin Sư nói rng : “ ngài dựa vào gì mà đã thng được những vị đạo sĩ pháp thuật cao cường ấy ? ”

 

Thin Sư trả lời rng : “ Ta không dựa vào gì cả, dựa vào Không Vô mà làm khuất phục họ. Các vị đạo sĩ có pháp thuật thần thông, có tức có cùng, có tận, có hạn, có lượng. Ta chng có thần thông, vô tức vô cùng, vô tận, vô hạn, vô lượng, vậy nên vô có thể khc hữu. Vô càng là rộng lớn, càng là thù thng hơn có. ”

 

Trong Phật pháp lấy vô làm hữu, sức mạnh của vô càng là rộng lớn hơn so với thần thông. Trí tuệ của vô càng là cao xa, thần thông không sánh nổi với đạo lý không vô, vậy nên thay vì cầu được sức mạnh của thần thông thì chi bng cầu chứng chân lý không vô, càng là cấp thiết đáng quý.



 

 

 

Số lượt xem : 1119