BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Làm thế nào để tiêu oan giải nghiệt ?

Tác giả liangfulai on 2023-06-02 14:24:16
/Làm thế nào để tiêu oan giải nghiệt ?

I. Lời nói đầu :

 

“ Sinh tử cốt như sơn, nhân quả phục tuần hoàn, dục tiêu oan nghiệt trái, hoàn tu đức vi tiên ” . Đoạn thơ này là những lời khai thị từ bi mà Thầy đã phê phần tiêu oan giải nghiệt bên trong “ một đường kim tuyến ”. Con người chúng ta từ hội Dần giáng thế đến nay đã có hơn 6 vạn năm, chuyển biến không ngừng trong sinh tử luân hồi. Đấy đều là chịu nhân quả tuần hoàn của thiện ác tương báo, cảm thán người đời si mê quá sâu, bởi vì vọng tham vọng tranh, do đó mà tích lũy xuống những oan nợ của lũy kiếp, cho nên chúng ta nên dựa vào việc tích đức để hoàn trả, dùng công để bù đắp.


Nay may mắn gặp lúc tam kỳ mạt kiếp, thiên đạo giáng thế đại khai phổ độ, chính là thời cơ tốt nhất để hành công lập đức, nhất định chớ có bỏ lỡ qua kỳ duyên này, càng nên hành động nhanh chóng, dũng cảm mà tiến về phía trước, chẳng sợ khó khăn gian khổ, đặc biệt càng nên hiểu rằng duy chỉ có trả sạch oan nghiệt mới có thể thoát khỏi biển khổ, hồi phục bổn nguyên.

 

Chúng ta thường nghe nói rằng : “ họa và phước vốn chẳng có cửa, duy có con người tự dẫn đến mà thôi ” hoặc “ trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu ”, đấy chính là nói trồng nhân gì thì sẽ được quả gì.

 

Kinh nhân quả ba đời cũng nói rằng : “ tất cả nam nữ già trẻ, phú quý bần tiện trên thế gian, bất kể là hưởng phước bất tận hoặc chịu khổ vô cùng đều là sự báo của nhân quả tiền kiếp ”. Chúng sanh đều phải tiếp nhận những di sản vô hình của kiếp quá khứ đã lưu truyền xuống. Mỗi người đều là người kế thừa của nghiệp mà tự mình đã tạo, chính là vì có nhân tố của nhân quả báo ứng, cho nên đã sản sanh sự khác biệt của phú quý bần tiện. Đủ thứ việc tự mình làm vẫn phải tự mình chịu. Chớ bảo nhân quả không ai thấy, xa nơi con cháu gần tại thân.

 

II. Cái gì gọi là oan nợ nghiệt báo ?

 

Chúng ta đối với định lý của nhân quả, nếu như có thể hiểu được thì đối với tất cả nghiệp báo hiện thời hoặc vị lai sẽ chẳng nảy sinh sự sợ hãi. Cho nên, tu đạo nên biết tầm quan trọng của việc tiêu trả oan nợ.

 

1. Cái gì là oan nợ và chủng loại của nó ?

 

Oan : phàm chưa thông qua sự đồng ý của đối phương mà trục lợi từ họ , như tham ăn miếng ngon mà tùy ý sát hại sinh mệnh ( nợ mạng ) hoặc âm mưu ám kế làm tổn người lợi mình, khiến cho người ta chịu những oan khuất không dễ biện bạch ( oan nợ )

 

Nợ : Tuy rằng thông qua sự đồng ý của đối phương, mượn dùng tài vật của họ mà sau đó quên mất hoặc cố ý hoặc thiếu mà chưa trả ( nợ tiền ). Khiến cho người thân cốt nhục của người khác chia lìa hoặc bất hòa, phá hoại nhân duyên của người ta, hủy hoại danh tiết , sự tín dụng, danh dự của người khác, đặt điều thị phi chia rẽ tình cảm khiến cho người ta nghi kị lẫn nhau, trục lợi từ người ta, đoạt lấy tình yêu của người khác, cản trở người khác làm việc thiện, dẫn dụ người khác làm điều ác ( món nghiệt nợ )

 

Chúng sanh vì mê hoặc mà chẳng rõ đạo lý, chẳng tin nhân quả báo ứng mới có những hành vi không hợp lý, mà các loại lời nói hành động không hợp lý đã tạo gọi là tạo ác nghiệp, tự nhiên phải tự mình đi gánh vác, đi chịu quả báo của khổ, trong hoàn cảnh chịu khổ báo lại tạo nghiệp mới. Từ mê hoặc → nghiệp → khổ → mê hoặc. Như thế này tuần hoàn chẳng ngừng. Do bất mãn với hoàn cảnh hiện thực, cho nên trong nghịch cảnh lại lần nữa tạo ác nghiệp, cũng có cái trong thuận cảnh tạo ác nghiệp. Như các nhà doanh nghiệp trong giao thiệp giao tế, ngoài việc ăn uống còn chơi gái, những người làm quan tham ô nhận hối lộ, dùng quyền thế áp chế người, đấy đều là tạo nghiệp.

 

Người của các ngành các nghề, trong sinh hoạt mỗi ngày khó tránh khỏi sẽ có làm những việc thiện việc ác. Có những hành vi thiện ác chính là đang tạo nhân tạo nghiệp. Bởi vì tạo nhân tạo nghiệp tương lai nhất định có quả báo, đấy gọi là định luật của nhân quả, cho nên tục ngữ rằng : “ thiện có thiện báo, ác có ác báo, chẳng phải không báo, chỉ là thời gian chưa đến ”


2. Chủng loại của nghiệp báo có nghiệp cá biệt và cộng nghiệp


Về pháp luật, các nước trên thế giới đối với hành vi phạm tội có đặc điểm chung chính là phạm tội có sự phân biệt chủ phạm, tòng phạm. Hành vi chung của chủ phạm và tòng phạm gọi là cộng phạm, đơn độc phạm tội gọi là độc phạm. Trên mặt pháp luật gọi là độc phạm, trên phật học gọi là độc nghiệp, nghiệp cá nhân hoặc nghiệp cá biệt, người cùng phạm thì gọi là cộng nghiệp.


Cộng nghiệp là hành vi phạm tội chung do mưu kế của một người lại do nhiều người tham dự và hành động, hoặc là do mưu kế của nhiều người lại xúi giục một người nào đó đi làm chuyện phạm pháp. Nếu đã là phạm tội chung thì cũng phải chịu chung quả báo vị lai.

 

Câu chuyện : giữa năm dân quốc 71, 72, trên xa lộ tỉnh giai đông, huyện Bình Đông thuộc Nam Đài Loan, có một chiếc xe du lịch chở 32 người ( bao gồm tài xế, nhân viên phục vụ bán vé ) xuất phát từ Đài Đông chạy đến Cao Hùng, lúc ngang qua Giai Đông đã va đụng với một chiếc xe 3 bánh có chở dầu xăng, lúc bấy giờ cả hai chiếc xe đều bị thiêu hủy, trong đó bao hàm tài xế của xe 3 bánh tổng cộng 32 người bị lửa thiêu chết, chỉ có một người may mắn chỉ bị thương. Vị tài xế của xe 3 bánh ấy là nhân viên của một công ty xăng dầu nọ, từ Phương Liêu mua dầu về Giai Đông để bán, ngang qua chỗ này, không biết vì sự cố gì mà đụng xe du lịch, phát sanh sự việc bất hạnh này.

 

Vài ngày sau ở Giai Đông có Miếu Quan Thánh Đế Quân truyền ra một nguyên do của sự cố bất hạnh này. Thì ra 200 năm về trước, ở vùng Quảng Đông có một nhóm cướp kiếm sống bằng nghề cướp bóc nhà cửa người ta. Tại mảnh đất đó có một vị Phú Hào, trong nhà có gia đinh thích uống rượu đánh bạc. Một ngày nọ tên gia đinh ra ngoài đánh bạc uống rượu đến khuya mới trở về, ngày hôm sau thì bị chủ nhân trách mắng, do vậy mà mang mối hận trong lòng, vả lại do thiếu tiền đánh bạc, cho nên bèn tìm bọn cướp nọ, lên kế hoạch cưỡng đoạt cướp bóc tài vật của chủ nhà hắn.

 

Nhóm cướp này vốn dĩ lên kế hoạch chỉ cướp tài vật chứ không giết người, nhưng lúc cướp bóc tài vật, do chủ nhân phản kháng, cho nên cả nhà lớn bé đều bị sát hại, trong đó có một tên cướp tương đối có lương tâm, hét to bảo không được giết người, chúng ta lên kế hoạch chỉ cướp tiền tài chứ không giết người.

 

Hai trăm năm sau, cơ duyên quả báo đã chín muồi. Vị chủ nhân này chuyển sanh làm ông chủ của công ty dầu xăng ở Giai Đông. Tên gia đinh nọ chuyển sanh làm tài xế của chiếc xe ba bánh. Tên đầu xỏ và tên lãnh đạo đứng thứ hai đầu thai làm tài xế và nhân viên bán vé. Ba mươi người còn lại chính là những du khách trong xe, mà trong đó người bị thương chưa chết chính là tên cướp lúc bấy giờ đã hô không được giết người.

 

Trước kia do tên gia đinh độc ác dẫn bọn cướp đến cướp tài vật giết chủ nhân, giờ đây đến lượt hắn chở xăng dầu của ông chủ đi thiêu chết cái nhóm trước kia làm nghề cướp bóc. Trước kia là tên cướp đầu sỏ dẫn dắt bọn thủ hạ đi cướp của giết người, bây giờ đầu thai làm tài xế chở những thủ hạ trước kia ( bây giờ là du khách ) đi hứng kiếp, có thể thấy rằng sức mạnh của nghiệp báo quả thật là chẳng thể nghĩ bàn.

 

3. Vì sao phải tiêu oan giải nghiệt ?

 

Kinh Phật rằng : “ tuy trải nghìn trăm kiếp , nghiệp đã tạo chẳng vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo trả tự chịu ”

 

Sự báo của thiện ác như bóng theo hình. Tuy nhiên trải qua sự luân hồi của nghìn kiếp trăm kiếp, chỉ cần nhân duyên đó chín muồi tất sẽ chịu quả báo. Con người ai cũng có tánh, vật con nào cũng có linh, phàm là những người chịu oan nợ, sao có cái lý chẳng đòi.

 

Kinh Phật rằng : “ muốn biết nhân đời trước, hãy xem quả đời này, muốn biết quả vị lai, hãy xem nhân hiện tại.

Những người, việc, vật mà mỗi một người đối mặt đều là quả của nhân duyên thiện ác đời quá khứ dẫn đến.

 

* Bồ Tát sợ nhân, phàm phu sợ quả

 

Bồ Tát hiểu rõ sở dĩ có tất cả những khổ báo của hôm nay, tất nhiên nhất định có nguyên do trước đây của nó, cho nên trong cảnh khổ chẳng dám lại tạo thêm cái nhân mới. Còn phàm phu sợ quả. Phàm phu ở trong cảnh khổ sẽ sản sanh tâm thái bất mãn chẳng phục, oán trời trách người, cho nên trong cảnh khổ lại tạo thêm cái nhân mới. Người thế gian chính là thường trồng nhân lại oán quả.

 

Có câu nói rằng “ người không biết thì vô tội ”. Một người sở dĩ phạm tội là do sự hồ đồ nhất thời, hoặc bị quyền thế bức bách, hoặc là chẳng rõ sự lý mà bị lợi dụng. Như vậy anh ta đã phạm sai lầm trong tình trạng không biết thì phải chăng là chẳng có tội ? Về mặt pháp luật là không cho phép, chỉ có thể xem tình hình mà giảm nhẹ hình phạt mà thôi. Còn về mặt nhân duyên quả báo thì càng là không cho phép phạm sai lầm rồi mà muốn thoái thác trách nhiệm.

 

Trên kinh phật có đoạn ghi chép rằng : Phật Đà lúc tại thế, có đệ tử hỏi ngài rằng : “ người không biết sau khi làm rồi phải chăng chẳng có tội ? ”. Ngài đáp rằng : “ có một chiếc kìm nung đốt đỏ rực, là người biết rồi cầm bỏng nghiêm trọng hay là người không biết cầm lấy bị bỏng nghiêm trọng ? "

Phật Đà lại nói rằng : “ nghiệp nhân tạo tác của chúng sanh trong lục đạo đều là do chẳng rõ lý mà tạo thành, sao có thể bảo rằng người không biết thì chẳng có tội ? ”


Phàm phu thường bị mê hoặc mới sinh ra đủ thứ điên đảo mà tạo mọi ác nghiệp, nhưng Bồ Tát chứng ngộ biết rằng mọi thứ là nhân duyên hòa hợp, có nhân thì có quả. Bồ Tát chẳng những không bị mê hoặc, thậm chí còn có thể tu trì giải thoát sanh tử. Cho nên chúng ta làm bất cứ việc gì cũng phải thận trọng, miễn được những việc sau này do không biết mà phạm sai lầm.


Tuy biết quan hệ của nhân quả, cũng nên hiểu cái lý “ thiện báo chẳng phải là thiện, ác báo chẳng phải là ác ”


Ví dụ như đại phú đại quý là thiện báo, nhưng đại phú đại quý rất dễ khiến người ta đọa lạc tạo nghiệp, như giàu mà bất nhân hoặc kiêu ngạo khi dễ người, những cái này đều là tạo ra cái nhân khổ của đời vị lai, cho nên nói rằng thiện báo chẳng phải là thiện. Trái lại trong hoàn cảnh rất ác liệt là ác quả, nhưng trong hoàn cảnh ác liệt có thể hiểu có nguyên nhân kết quả của nó mà tăng cường tu hành làm việc thiện, đối với tiền đồ của tương lai sẽ là khá tốt, cho nên nói ác báo chẳng phải ác.

 

Nay tam kì mạt kiếp chính là lúc đại thanh toán của các oan khiếm, Sư Tôn có nói rằng : “ đại đạo tu lại có khó dễ, vừa biết do mình vừa do trời, nếu chẳng tích công tu âm đức, động có quần ma tạo chướng duyên ”, lại nói rằng : “ nếu muốn chấm dứt nợ tiền kiếp, dựa vào công đức có thể tiêu trừ ”. Mỗi người đều hy vọng cuộc đời của mình có thể thành công suôn sẻ, thường gặp quý nhân, vậy thì phải tiêu trừ oan khiếm, hóa giải những vật chướng ngại trên đường đời, con đường đời tự nhiên rộng rãi vô hạn.

 


4. Phương pháp tiêu oan giải nghiệt :


Phải biết trên đời chẳng có nhân thì không thành quả. Hiểu rõ nhân quả thì phải bỏ nhân ác, tạo nhân thiện, và cần phải hành thiện tích đức để hoàn trả. Những nghiệp chướng của chúng sanh chỉ có bản thân hành công lập đức để hóa giải, người khác chẳng cách nào gánh đỡ thay cho. Con cái chẳng cách nào gánh thay cho bố mẹ, bố mẹ cũng chẳng cách nào gánh thay cho con cái. Thậm chí Tiên Phật đều chẳng cách nào diệt định nghiệp, cho nên Quan Thánh Đế Quân rằng : “ Quan mẫu tuy rằng pháp lực lớn, nhưng chỉ có thể phục ma chẳng phục oan ”. Vậy thì làm thế nào mới có thể hóa giải tiêu trừ oan nợ ? Một vài điểm dưới đây có thể dùng để tham khảo.


A. Phương châm tu trì thường ngày :

1. Xử sự dựa theo chánh lý mà hành : nói đơn giản thì là “ làm tất cả các việc thiện, không làm các việc ác ”, không tạo thị phi nữa, chẳng phân biệt so đo tính toán bạn và tôi, trừ bỏ ngã chấp, ngã kiến, đối nhân xử thế phải tồn một chữ “ kính ”, tôn trọng người khác thì đối phương mới tôn trọng mình. Bởi vì con người thường trong cái bất tri bất giác mà đắc tội với người khác. Bởi vì mỗi người thiếu thốn năng lực tự khắc chế bản thân, càng thiếu cái tâm thông cảm tha thứ cho người khác, do vậy bình thường cư xử với người khó tránh khỏi sản sinh ma sát tạo nhân ác. Thầy rằng : “ phụng khuyến người đời chớ có tự cho rằng mình thông minh, làm chuyện mờ ám, hành động sai trái tùy ý không nói lý lẽ, phải biết rằng ngẩng đầu ba thước có thần minh ”.

 

Sự tiếp xúc qua lại giữa người với người vẫn cứ hay là dựa vào quan hệ thân sơ, xa gần mà phân biệt đối đãi. Tất cả những cái này đều là những trò quỷ quái của “ ngã chấp ”. Nếu có thể dẹp bỏ những ngã chấp ngã kiến, không phân biệt bạn và tôi, chẳng so đo tính toán thân sơ xa gần, thử dùng thái độ phản chiếu để tư duy, tự nhiên có thể chuyển niệm, khuây khỏa an tâm mà mọi thứ viên dung.

 

2. Phải bỏ thói hư tật xấu và tánh nóng nảy : Con người bởi vì trải qua sự luân hồi đời đời kiếp kiếp, khó tránh khỏi việc dẫn đến rất nhiều những thói xấu, chẳng cách nào trừ bỏ sửa đổi triệt để, thậm chí biên tạo rất nhiều lý do để bảo toàn thân phận và sĩ diện của bản thân, nếu như thế tức sẽ chặt cỏ mà không trừ gốc, gió xuân thổi lại mọc.

 

3. Phải chấp nhận chịu thiệt thòi là tiêu nghiệp liễu tội : thường bảo rằng tha thứ cho người khác là một loại đức hạnh đẹp, có thể nếm khổ liễu khổ, chẳng oán trời trách người, trong thuận cảnh thì dễ bàn đạo, còn nghịch cảnh thì là hoàn cảnh tốt để tu đạo.

 

Phật pháp bảo với chúng ta rằng tất cả mọi chúng sanh đều là những người thân quyến thuộc của chúng ta đời quá khứ, đều có phật tánh, đều sẽ trở thành phật. Có cái gọi là “ chưa thành phật đạo, trước hết hãy kết nhân duyên ”. Chúng ta nên học tập từ tâm quảng đại của bồ tát, không so đo tính toán những sai lầm trong quá khứ của đối phương, không ghét kẻ ác, dùng tâm lượng của oan thân bình đẳng để hóa giải ác duyên, quảng kết thiện duyên.

 

Đối với những người đã từng khinh miệt chúng ta, làm hại chúng ta, chúng ta không những không ghi thù, lại còn phải dùng tâm lượng bình đẳng khoan dung, dùng tâm từ bi để đối đãi chúng sanh, mới có thể cải thiện đời người, sáng tạo nhân duyên an lạc đời vị lai. Hãy thử suy nghĩ vấn đề từ góc độ của đối phương, dùng tâm thông cảm và tâm bao dung, tìm cách giải quyết những luận điểm, ý kiến khác nhau và sự ghét hận của hai bên, cũng có nghĩa là chuyển hóa cục thế ăn miếng trả miếng mà hai bên đều thua thành cục diện anh thoái tôi nhường, hợp tác với nhau hai bên cùng thắng lợi.

 

4. Quay đầu lại kiểm tra những lỗi lầm sai trái của mình, quảng kết thiện duyên :

 

Tục ngữ rằng : “ trên đời chẳng có người bạn vĩnh viễn, cũng chẳng có kẻ địch viễn viễn ”. Có cái gọi là “ yêu chính là hận, thân chính là oan ”, hận từ yêu mà đến, oan từ thân mà đến, những người chẳng có quan hệ bạn bè thân thích với mình rất khó trở thành oan gia của mình. Cho nên địch và bạn, thân và oan chẳng phải là tuyệt đối. Chúng ta nên nghĩ cách điều hòa oan thân, hóa địch thành bạn, tiêu ác duyên kết thiện duyên.

 

“ oan gia nghi giải bất nghi kết ” ( hai bên có oan thù nên nghĩ cách tiêu giải, chẳng nên tiếp tục kết oán ”, làm thế nào để giải kết ? việc do ai gây ra thì phải do chính người đó giải quyết. Lúc đối mặt với oán tăng hội khổ, trước hết phải phản tỉnh kiểm thảo, hổ thẹn sám hối. Quá khứ nhất định đã từng phạm qua sai lầm, có lẽ là một động tác, một câu nói, một ánh mắt, một tâm niệm, giữa có ý và vô ý khiến cho đối phương bị tổn thương. Trong sinh hoạt hằng ngày, thường hành phản tỉnh kiểm thảo thì sẽ không dễ kết oán hoặc dựng nên kẻ địch, trên đường đời tự nhiên có thể suôn sẻ, thường gặp quý nhân. Người tu đạo muốn thành tựu đạo nghiệp càng nên phải quảng kết thiện duyên.

 

Kế đến, nhất định cần phải hổ thẹn, sám hối những ân oán mà vô số kiếp đến nay đã kết, như hôm nay quả của ác nghiệp đã chín muồi, do vậy nên cam tâm cam chịu, đều chẳng có khiếu nại oan. Muốn giải oan tiêu nợ, chỉ cần tâm tồn sự cảm ân, thường quay ngược lại đòi hỏi bản thân mình, bất kể là thực hiện hành động hoặc khởi tâm niệm, đối phương nhất định có thể cảm nhận được thiện ý và thành ý này.

 

Kẻ địch lớn nhất trong cuộc đời chúng ta chính là bản thân mình. Chính là cái tâm ngạo mạn, cái tâm đố kị phân biệt so đo này của mình đã dựng nên kẻ địch bên ngoài của mình. Chỉ cần dẹp yên sự chấp trước, đố kị, phân biệt, so đo tính toán của tâm mình thì kẻ địch có thể chẳng cần tấn công mà tự diệt. Lúc nào cũng phản tỉnh kiểm thảo, hổ thẹn sám hối, thường mang tâm từ bi, cảm ân, bình đẳng, tất có thể thường được quý nhân tương trợ, những nơi mà mình đến tự nhiên sẽ tràn đầy sự quang minh, cát tường ôn hòa. Vậy thì kẻ địch của việc thành đạo chứng quả chẳng phải là cảnh giới ngũ uẩn lục trần bên ngoài, mà là những vọng tưởng và phiền não vô minh của bên trong bản thân mình. Do vậy, hóa kẻ địch thành bạn chính là đại biểu cho chuyển phiền não thành bồ đề, chuyển bát thức thành tứ trí, chuyển hóa kẻ địch mà mình đã kết oán kết ác duyên thành những người bạn tốt thích tu thiện.


5. Phải thật tâm sám hối : Thật sự thật tâm sám hối mới có thể tiêu trừ oan nợ. Lục Tổ trong bài vô tướng tụng bảo rằng :

 

Mê nhơn tu phước bất tu đạo,     

Chỉ ngôn tu phước tiện thị đạo,

Bố thí cúng dường phước vô biên,

Tâm trung tam ác nguyên lai tạo,

Nghĩ tương tu phước dục diệt tội,

Hậu thế đắc phước tội hườn tại.

Ðản hướng tâm trung trừ tội duyên;

Các tự tánh trung chơn sám hối.

Hốt ngộ đại thừa chơn sám hối,

Trừ tà hành chánh tức vô tội.

 

Dịch nghĩa :

 

Kẻ mê tu phước chẳng tu đạo,

Chỉ cho tu phước tức là đạo.

Bố thí cúng dường phước vô biên,

Trong tâm tam ác vẫn còn tạo.

Muốn dùng tu phước để diệt tội,

Kiếp sau được phước tội vẫn còn.

Nhân duyên tội ác trừ nơi tâm,

Hướng vào tự tánh chơn sám hối.

Hoát ngộ đại thừa chơn sám hối,

Tà dứt hạnh chánh tức vô tội.

 

Lại nói rằng : “ Sám là sám trừ tội trước, từ trước tất cả các tội ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ thảy đều sám hết, chẳng bao giờ khởi nữa gọi là sám. Hối là hối cải lỗi sau, tất cả ác nghiệp ngu mê, kiêu căng, dối trá, ganh tỵ... nay đã giác ngộ, đều cho đoạn dứt, chẳng bao giờ tạo nữa gọi là hối. Phàm phu ngu mê, chỉ biết sám trừ tội trước, chẳng biết hối cải lỗi sau, vì chẳng hối cải, nên tội trước chẳng diệt, tội sau lại sanh, tội trước đã chẳng diệt, tội sau lại tiếp tục, như thế làm sao gọi là sám hối được! ”

 

Chúng ta phải lúc nào cũng kiểm thảo xem xem bản thân mình bình thường có người mà mình oán hận, người mà mình ghét hay không ? nếu vẫn còn ý niệm này, chủng tử vẫn còn thì khó mà vào đạo.

 

Do vậy, phát một cái tâm sám hối, tâm hổ thẹn, đem cái tâm oán hận chuyển thành cái tâm biết ân, cảm ân. Người xưa nói rằng : “Kẻ nói ra điều xấu của ta là thầy ta. Kẻ nói ra điều tốt của ta là kẻ hại ta ”, ý nghĩa rằng người ta nói ta không tốt là đang quan tâm ta, hy vọng ta thành tựu, ta trách sai người ta, thậm chí ghi thù, ghi hận, đấy đều là cái sai của bản thân, phải nhanh chóng sửa lỗi. Có tư duy như vậy, một đoạn ác duyên chẳng phải đã hóa giải rồi sao ?

 

Ngoài ra, nên khấu đầu nhiều vào, tụng niệm Di Lặc Chân Kinh hồi hướng, có cơ hội thì tham gia lớp sám hối.

 

6. Lượng sức mà làm hành công liễu nguyện : độ người, bàn đạo, thanh khẩu trường chay, thiết lập phật đường, khai hoang, chỉ cần thật tâm đi hành công liễu nguyện. Lại hành tam thí, tích công lũy đức như vậy thì tự nhiên thầy sẽ xoay chuyển cho chúng ta.

 

Liên quan đến tam thí song hành, Hoạt Phật Ân Sư từng nói : tài thí giống như nước trong giếng, một bên múc nước một bên sinh, ba ngày năm ngày chẳng múc nước, có bao giờ nước ngập đến bờ thành đâu.

 

Pháp thí : độ một người cầu đạo mà thành toàn họ có thể phát tâm thành tâm học đạo, tu đạo thì cửu huyền thất tổ của họ đều sẽ vĩnh viễn cảm kích bạn, bởi vì như vậy thì cửu huyền thất tổ của người đó mới có cơ hội thoát rời nỗi khổ của địa ngục.

 

Vô úy thí : chịu gánh vác, chịu phụ trách mới có càng nhiều cơ hội hơn để hành công liễu nguyện, mới có càng nhiều công đức hơn để bù trừ những oan nợ của chúng ta.

 

7. Giữ gìn giới luật : Thầy rằng không sát sanh gọi là nhân, nghĩa là không xâm phạm sinh mệnh của người khác. Không trộm cắp gọi là nghĩa, nghĩa là không xâm phạm tài vật của người khác. Không tà dâm gọi là lễ, nghĩa là không xâm phạm thân thể của người khác, không vọng ngữ gọi là tín, nghĩa là không xâm phạm danh dự của người khác. Không rượu thịt gọi là trí, nghĩa là không xâm phạm linh trí của người khác.

 

Con người sở dĩ tạo ác nhân kết ác duyên thường là do lỗi của 3 nghiệp thân khẩu ý mà xúc phạm chọc giận người khác. Chỉ cần đoan chánh 3 nghiệp thân, khẩu, ý thì có thể chuyển hóa ác duyên, quảng kết thiện duyên, cũng có nghĩa là phải giữ gìn giới luật, quét bỏ thập ác ( sát sanh, trộm cướp, tà dâm, lưỡng thiệt, kì ngữ, ác khẩu, vọng ngữ, tham, sân, si ). Trừ bỏ bát tà ( tà kiến, tà tư, tà ngữ, tà nghiệp, tà mệnh, tà niệm, tà định, tà phương tiện ) .

 

8. Phải từ bi hỷ xả, nguồn của vô lượng công đức là ở tâm vô vi :

 

Câu chuyện : Kinh phật ghi chép có vua Lưu Li lãnh binh tấn công dòng tộc Thích Ca. Ba lần trước đều là Phật Đà ngăn cản khuyên rút lui, đợi đến lần thứ tư lại lãnh binh đến, Phật Đà biết rằng đã chẳng còn cách cứu vãn được nữa. Khi vua Lưu Li lãnh binh tấn công dòng tộc Thích Ca bao vây thành Ca Tì La Vệ, đã giết chết rất nhiều người. Mục Kiền Liên Tôn giả là một trong 10 đệ tử lớn của Phật Đà vì muốn cứu những người bị vậy khốn trong thành, dùng sức thần thông thu 500 người trong thành vào cái bát, nhưng ra đến bên ngoài thành, những người đó hoàn toàn hóa thành máu. Lúc bấy giờ có đệ tử hỏi Phật Đà vì sao lại như thế này, Phật Đà rằng : “ thần thông cũng thắng không nổi nghiệp lực ”, và nói rõ nguyên do :

 

Vào một vạn 5000 năm về trước, có một thôn đánh cá nọ, một hôm những người dân trong thôn vì bắt cá mà hút cạn một hồ nước trong thôn để bắt. Lúc bấy giờ, có một đứa bé nhìn thấy một con cá nhảy trên bờ, đã dùng một cái gậy đánh con cá 3 lần rồi rời khỏi chứ không tham gia bắt cá. Sự việc trải qua một vạn năm nghìn năm, tất cả những người dân trong thôn đánh cá chuyển sanh ở dòng tộc Thích Ca, con cá trong hồ chuyển sanh thành vua Lưu Li thống lãnh binh tấn công dòng tộc Thích Ca, ai cũng không cứu nổi bọn họ, đến cả Mục Kiền Liên thần thông quảng đại cũng chẳng cách nào. Đứa bé mà lúc bấy giờ cầm cái gậy đánh con cá 3 cái chính là ta, vào hôm nay cộng nghiệp sản sinh, ta cũng đau đầu 3 ngày, đấy là định nghiệp bất diệt.

 

Vậy thì đối với oan nợ nghiệp lực của cộng nghiệp phải chăng là bó tay chẳng có biện pháp giải quyết, ngồi mà chờ chết ? chẳng phải là như thế, từ bi hỷ xả có thể chuyển hóa nghiệp lực.


Lúc vua Lưu Li công phá thành, muốn diệt dòng tộc Thích Ca, quốc vương của tộc Thích Ca là Ma Ha Na Ma, vì dòng tộc của ngài mà khẩn cầu vua Lưu Li rằng : “ Bây giờ ông muốn giết chết nhiều người như vậy cũng chẳng dễ dàng, tôi khẩn cầu ông hãy để tôi lặn dưới nước, còn ông thì hãy bảo họ trốn chạy, đợi khi tôi từ trong nước đi lên, những người chạy trốn không kịp thì ông hãy giết ”. Vua Lưu Li trong lòng nghĩ rằng giết vài vạn người cũng rất phiền phức, mà một người lặn vào trong nước không thể lâu được, do vậy bèn nhận lời.


Lúc vua Ma Ha Na Ma lặn vào trong nước, mọi người ngay tức khắc chạy trốn, nhưng lúc hơn 3 vạn người chạy trốn đến chẳng còn một ai, ông ta bắt đầu lo lắng sốt ruột, cũng cảm thấy kì lạ vì sao Ma Ha Na Ma có thể lâu như vậy đều không ra khỏi nước, do vậy bèn lệnh cho một người xuống dưới nước điều tra xem, lúc người đó lên nói với vua Lưu Li rằng : “ Đại vương Ma Ha Na Ma vĩnh viễn sẽ chẳng nổi lên, ông ta vì cứu dòng tộc của mình nên đã buộc tóc mình vào gốc cây, ôm lấy cây chết rồi ! ”. Lúc này vua Lưu Li im lặng chẳng nói lời nào, lập tức thu binh trở về.

 

Mục Kiền Liên thần thông bậc nhất dùng pháp lực thần thông đều chẳng cách nào thay đổi nghiệp lực, rốt cuộc nghiệp lực đã bị quốc vương Ma Ha Na Ma từ bi hỷ xả làm thay đổi, vốn dĩ dòng tộc Thích Ca khó mà trốn thoát khỏi cái kiếp diệt tộc, vì thế mà đã miễn được tai họa toàn tộc bị tiêu diệt.


Sư Mẫu lúc bấy giờ do quan khảo nghiêm trọng, chẳng nỡ để cho các đệ tử bị bắt bị nhốt nên đã tự cầm tù bản thân mình để gánh thay quan khảo cho các đệ tử, đấy là nguyện lực từ bi hỷ xả đã hóa giải.

 

Thần thông không phải là cứu cánh, thần thông chống đỡ không nổi nghiệp lực, thần thông chống không nổi đạo đức, còn nghiệp lực chống không nổi chánh niệm.

 

B. Cách xử lí lúc khẩn cấp

 

1. Mặc niệm trì tụng tam bảo :

Các đệ tử đã cầu đạo hãy ghi nhớ phải sử dụng tam bảo, ý thủ huyền quan, mặc niệm ngũ tự chân ngôn, tay ôm hợp đồng, thành tâm kính ý nghĩ đến vị tiên phật bồ tát có duyên với bạn nhất, khẩn cầu tiên phật xoay chuyển trợ hóa, tự nhiên sẽ có tiên phật bảo vệ, độ thoát nguy nan, phùng hung hóa cát. Chỉ cần thành tâm khấu đầu, trì tụng chân ngôn để hóa giải. Di Lặc chân kinh rằng : chỉ cần thường thường trì niệm thì tà thần chẳng dám đến gần thân.Niệm một lần thì thần thông quảng đại, niệm hai lần thì được siêu sinh liễu tử, niệm ba lần thì quỷ thần đều sợ hãi, tất cả những tà ma quỷ quái đều hóa thành vi trần.


Tâm chánh ý định : lúc chúng ta gặp phải nguy nan khẩn cấp phải tâm chánh ý định, chẳng kinh hoàng sợ hãi, tâm lo sợ bất an thì ma vào, một cái chánh thì có thể phá vạn cái tà.

 

2. Đến Phật đường cầu trợ giúp : 

 

Thiên đường gần nhất chính là phật đường của nhân gian. Phật đường là cung điện của Vô Cực Lão Mẫu, là tịnh độ của nhân gian, là chỗ tị nạn của chúng sanh. Lúc gặp phải nguy nan khẩn cấp càng nên tiếp cận phật đường nhiều, có thể thỉnh mời tiền hiền đại đức dẫn mọi người khấu đầu sám hối trước phật đường, khẩn cầu Lão Mẫu từ bi. Những ví dụ của việc dưới sự phù hộ của tiên phật mà phùng hung hóa cát thì quá nhiều không thể kể ra hết từng cái một được.

 

3. Tận nhân sự nghe thiên mệnh : 

 

Chúng ta có thể đưa ra bất kỳ lời cầu nguyện nào với tiên phật, nhưng sau khi khẩn cầu xong thì tâm phải buông xuống, tận nhân sự, nghe thiên mệnh ( tận hết sức mình mà đi làm, nhưng có thể thành công hay không thì phải xem tình hình, ý trời ), tùy duyên mà hành, tuyệt đối không thể quá ư kỳ vọng mong đợi. Bởi vì chúng ta đều chẳng rõ đầu đuôi nhân quả nghiệp lực của bản thân, nên tùy thuận nhân quả, học tập chấp nhận nghịch cảnh, chẳng sanh oán hận trách móc. Nên chấp nhận số mệnh nếm khổ để liễu nghiệp chướng, nợ hết thì khổ cũng chấm dứt.

 

▲ Lợi ích của việc thường ngày tạo thiện nhân


 Tâm thường yên ổn thanh bình

 Thần Minh phù hộ

 Người khác thường tôn kính

 Ban đêm ngủ ít nằm mơ thấy ác mộng

 Ít bị đố kị

 Tà ma chẳng vào

 Con cháu hiền minh

 Tránh tai tị kiếp
 

Kết luận

 

Sự báo ứng của nhân quả tuyệt đối không có may mắn, chớ có tự cho rằng mình không đến nỗi xui xẻo bị tìm đến.

Tam Thiên Chủ Khảo rằng : “ Tu đạo việc của mình, liên quan gì đến người ? chẳng tu oan khiên tìm, ai có thể cứu thoát ? ”


Thầy rằng : “ muốn chấm dứt món nợ kiếp trước, dựa vào công đức có thể tiêu trừ ”, cũng nói rằng : “ chúng sanh nhạo báng người tu đạo, thậm chí sỉ nhục người tu đạo, đấy đều là đang tiêu oan nghiệt của người tu đạo, càng nhiều càng tốt ”


Chúng ta người tu đạo, mỗi một người đều có oan nợ, càng nên tích phúc mà tiêu tội, cần mẫn bồi công đức để bảo vệ tánh mạng, an phận giữ mình, lập nguyện mà liễu nguyện, liễu nguyện về Lý Thiên.

 

Chúng ta chẳng những phải phản tỉnh sâu những lỗi lầm trong quá khứ của mình do tâm thái, quan niệm sai lầm của mình mà không ngừng kết xuống đủ thứ ác duyên với những người bên cạnh mình, càng nên lúc nào cũng khấu đầu sám hối trước phật, chân tâm sám hối những lỗi lầm của mình.

 

Duyên khởi duyên diệt thường ở “ giữa một niệm ”, mà một niệm này có thể kết xuống thiện duyên, cũng có thể trở thành kẻ địch với những người ở xung quanh mình, cho dù là người thân cận nhất với mình. Gặp phải sự việc chúng ta vẫn cứ hay là quen bảo vệ mình trước tiên ( tuy rằng chưa hẳn có ý làm tổn thương người khác ), cũng do loại thiên kiến của sự ngã chấp này dẫn đến sự đối lập giữa mình với người khác. Thật ra chỉ cần nghĩ đến nên suy nghĩ vì lợi ích của mọi người, suy nghĩ cho chúng sanh, tự nhiện bèn sanh khởi tâm bao dung, chỉ cần thường nghĩ “ sinh mệnh vô thường ”, bèn dễ dàng buông xuống thị phi của người và mình, giữ lấy nguyên tắc “ những thiện niệm đã nảy sinh thì khiến cho nó tăng trưởng thêm, những thiện niệm chưa nảy sinh thì khiến cho nó nhanh chóng nảy sinh, những ác niệm đã khởi sinh thì khiến cho chúng bị diệt trừ, những ác niệm chưa nảy sinh thì khiến cho chúng chẳng nảy sinh ” để nỗ lực. Những ác duyên của quá khứ thì tự làm tự chịu, những ác duyên còn chưa hiện ra trước mắt cũng khiến cho chúng do nỗ lực của mình mà nở hoa tốt, kết quả thiện. Chúng ta nên suy nghĩ ngược lại : khi đối mặt với những người đã gây cho mình nghịch cảnh hoặc sự khó chịu, chúng ta có thể xem đối phương là thị hiện của bồ tát đang khảo nghiệm chúng ta ? có thể cảm ân đối phương là nhân duyên trợ đạo ? dùng tâm cảm ân, từ bi, bình đẳng để xem xét đối đãi mỗi một lần của nghịch cảnh là phương pháp tiêu oan giải nghiệt tốt nhất, cũng chính là bất nhị pháp môn của việc hành bồ tát đạo.

 

Tóm lại thì “ oan có đầu, nợ có chủ ”. Mỗi người có những oan nghiệt không giống nhau, phải biết rằng oan oan tương báo không có kì chấm dứt, kiếp kiếp bám nhau ( quấy rầy ) khó nghỉ ngơi, vậy nên tùy duyên liễu nghiệp cũ, càng chớ nên tạo thêm những họa ương mới. Không thể để nợ cũ chưa sạch, nợ mới lại đến, vậy thì vĩnh viễn chẳng xong chẳng dứt mà trầm luân trong biển khổ của sinh tử. Chúng ta nên thật tốt mà hành công lập đức, hồi hướng cho những oan thân nợ chủ, làm một người hiền lương sạch sẽ, làm một người tiêu diêu tự tại.

 

Số lượt xem : 1435