BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tu ở Chùa và Tu ở Phật Đường có gì khác nhau ?

Tác giả liangfulai on 2023-07-04 10:47:51
/Tu ở Chùa và Tu ở Phật Đường có gì khác nhau ?

Chùa là nơi có các vị pháp sư giảng kinh thuyết pháp, hướng dẫn các Phật tử quy y Tam Bảo ( Phật, Pháp, Tăng, còn gọi là Trụ Trì Tam Bảo ), giữ ngũ giới, cải ác hướng thiện, tu tâm, tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật bái sám, là pháp môn tiệm tu, nhiều đời nhiều kiếp, đến khi công đức viên mãn, ngộ đạo rồi mới được Thiên mệnh Minh Sư ( tổ sư có y bát truyền thừa ) truyền thụ tâm ấn, ấn chứng cho.


Phật đường cũng tương tự như vậy, có giảng sư giảng giải kinh pháp, cũng là hướng dẫn các Phật tử cải ác hướng thiện, tu tâm dưỡng tánh, tụng kinh, lễ Phật bái sám, nhưng có thiên mệnh Minh Sư ( tổ sư có thể truyền tâm ấn, tức truyền đạo, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật, quy y Tự Tánh Tam Bảo, là pháp đốn ngộ, con đường thẳng nhanh nhất ngắn nhất, vậy nên rất nhiều các vị Pháp sư đều phải cầu đạo được Tổ ấn chứng. )

 

Nay thời kì Bạch Dương, do đạo giáng thứ dân, nên thiên mệnh ở nơi Phật đường, không nơi chùa miếu. Lại do ơn trên đại khai phổ độ, nên Thiên Mệnh Minh Sư có thể cùng lúc điểm đạo cho nhiều thiện nam tín nữ, chứ không như thời kì Hồng Dương đạo giáng sư nho, chỉ người xuất gia mới có thể đắc đạo, lại chỉ có thể đơn truyền độc thụ mà thôi. Nơi chùa miếu, muốn đắc đạo phải ngộ đạo trước, như ngài Lục Tổ ngộ rồi mới được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ấn chứng. Thần Tú Đại Sư tuy giảng kinh thuyết pháp rất hay, nhưng do chưa ngộ đạo nên vẫn chưa thể được ngũ tổ Hoằng Nhẫn truyền đạo ấn chứng.  

 

Nơi Phật đường không cần ngộ trước, nhờ ơn trên từ bi đại xá, đại khai phổ độ mà có cơ hội đắc trước rồi từ từ tu học ngộ đạo sau.

 

Nơi chùa tu từ ngọn ( các pháp môn như tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền …) về gốc ( bổn tâm, bổn tánh ) , nơi Phật đường tu từ gốc ( bổn tâm, bổn tánh ) chứ không từ ngọn ( chẳng từ các pháp môn ), từ gốc là tỏ ngộ bổn tâm bổn tánh, hạ công phu nơi bổn tâm bổn tánh, từ đó mà thông hiểu tất cả các pháp môn, kinh điển của Ngũ Giáo Thánh Nhân.

 

Tu bàn đạo nơi Phật đường thì lại có thêm cơ hội học tập chia sẻ đạo lý, hoằng dương đạo học Phật pháp, rộng hành pháp thí, rộng độ chúng sinh, rộng kết duyên lành, giúp sớm tăng trưởng trí tuệ, nâng cao tâm cảnh, nương nhờ nguyện lực, hành công lập đức hộ trì thiên mệnh như hộ trì Hoạt Phật tại thế mà được Chư Thiên Tiên Phật Bồ Tát hộ trì trợ đạo, có thể giúp sớm tiêu trừ nghiệp chướng, chuyển phàm thành Thánh, có thể một kiếp tu một kiếp thành, chứng đắc đạo quả ngay tại nhân gian, công đức viên mãn thì chẳng cần phải mang nghiệp vãng sanh. Tu bàn đạo ở Phật đường thì tuy rằng cũng có tu phước tu tuệ từ việc học đạo, nghiên cứu Phật pháp và thực hành tam thí, nhưng trọng điểm vẫn ở tu đạo, tất có nhiều khảo nghiệm để mài luyện ra đức trí viên mãn, nghiệm chứng chơn tâm đạo tâm, chứng đắc đạo quả ngay tại nhân gian.

 

Tu nơi chùa miếu thì việc hoằng dương đạo học Phật pháp, pháp thí độ chúng là việc chuyên trách của Chư Tăng Ni. Các Phật tử chỉ đến chùa nghe pháp, cúng dường, làm công quả, tụng kinh niệm Phật, phóng sanh, bái sám là chính, chẳng có cơ hội hộ trì thiên mệnh Minh Sư ( Phật, Tổ Sư đạo thống ) tại thế. Tu ở chùa thì tu phước là chính, do bởi ít có khảo nghiệm mài luyện tâm tánh, không cần phải trải qua những khảo nghiệm khó khăn từ việc độ người, thành toàn người, bàn đạo, khai hoang, quan khảo, vận hành Phật đường, đạo hóa gia đình, gia đình không hiểu và phản đối … ) , nên khó nghiệm khó mài ra chơn tâm đạo tâm, khó chứng đạo quả. Sau khi mất thì mang nghiệp vãng sanh là chính.

 

Tóm lại, tu chùa rồi tu ở Phật đường cũng chẳng có gì phạm cả, chỉ là từ cảnh giới tiểu thừa, trung thừa mà tu lên thượng thừa đó thôi.

Số lượt xem : 1743