BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Những lời từ bi của Khương Thái Công

Tác giả liangfulai on 2022-05-31 09:05:19
/Những lời từ bi  của Khương Thái Công

Dân quốc năm thứ 80 ( năm 1991 ) , Tuế Thứ Tân Mùi, âm lịch ngày 12 tháng 9.

Những lời từ bi của Khương Thái Công - Tiền Đông Phương đời Tổ thứ 12

 


 

 

Ta là Tổ đời thứ 12 Tiền Đông Phương – Khương Thái Công, phụng sắc chỉ của Lão Mẫu đến đây xiển đạo, sớm đã ẩn thân tham Mẫu giá, lại hỏi các hiền sĩ có an vui ?

Này Hiền Sĩ, hôm nay giảng nói thuật lưu động tĩnh thì ta là nhân sĩ kiệt xuất, hôm nay phụng mệnh của Lão Mẫu đặc biệt đến Đàn này hoằng đạo kết duyên, các Hiền Sĩ hãy nhìn lên tấm bảng đen !

“ Việc lành chớ tham ” là ý gì đây ? Lành là chỉ điều tốt lành; con người đều có dục vọng, đều sẽ sốt sắng tha thiết mong cầu điều tốt lành, hy vọng đã tốt lại càng thêm tốt, thế nhưng chẳng biết tính toán về lâu về dài, vậy nên những việc tốt lành thì chớ có mà tham cầu.

Vậy “ việc xấu chớ vui ” là sao đây ? Như làm việc trộm cắp hoặc đầu cơ dùng những thủ đoạn không chính đáng để mưu giành tư lợi, hoặc làm chuyện ám muội dối lòng, thì tuyệt đối chớ có ưa thích, xem những việc ấy là niềm vui; nếu thấy người khác đau khổ thì càng nên lấy lòng so lòng, như vậy có hiểu không ?

“ Gặp lành như khát ” là ý gì ? có phải là cần khát cầu Hiền Tài, nhìn thấy tấm gương sáng tốt mẫu mực thì phải hướng người ta mà học tập, nhìn thấy người có đầy đủ tài đức thì hướng về người ta mà tích cực noi gương.

“ Nghe xấu như điếc ” là sao đây ? Có phải là nghe thấy thị phi lời đồn thổi, hoặc những điều không phải chân lý thì đều nên giả câm giả điếc, chẳng thể nghe tín để tránh làm nhiễu loạn sự nghe nhìn, làm động cái bổn tánh Chơn Như, phải không ? Nói như vậy, các Hiền Sĩ nghe có hiểu không ?

“ hành thiện vui nhất ” là ý gì ? Hành thiện vui nhất là khi con giúp đỡ người khác, nhìn thấy người ta vui vẻ, thì con cũng vui lây, niềm vui của người khác chính là niềm vui lớn nhất của bản thân.

Vậy nên “ đạo lý lớn nhất ”, đạo là con đường đạo lý, con đường đạo lý là cái mà con người đều phải trải qua. Trời đất có đạo, trưởng dưỡng vạn vật; trời đất có đạo, các con có thể sinh tồn, ngũ cốc thu hoạch phong phú, bốn mùa chẳng loạn, có phải vậy không ? Trời đất có đạo, vậy nên các con sẽ không gặp phải rất nhiều những tai hoạ và trời dao đất động, tam tai bát nạn … Còn khi lòng người hiểm ác khó lường, đạo tâm nhỏ bé, ông trời giáng kiếp, lúc bấy giờ thì các con chẳng có lối thoát. Cầu đắc được chân lý đại đạo vẫn là việc quan trọng khẩn cấp nhất.

Còn “ người nhân từ thọ ” là ý gì ? Người nhân từ giới sát phóng sanh, có phải là chẳng tạo nhân ác ! Gieo trồng xuống cái nhân lành, yêu thương sinh mệnh vạn vật; trồng nhân lành được kết quả lành; người nhân từ yêu thương vạn vật, ơn trên cũng hồi báo lại cho con, hãy yêu thương con người và muôn loài, xem người khác chịu đói, bị đuối nước cũng như mình chịu đói, bị đuối nước vậy, có thể đem lòng so lòng, cảm nhận như đích thân mình đã trải qua vậy.

“ Kẻ hung bạo vong ” thì sao đây ? Những kẻ hung bạo như vua Kiệt vua Trụ, thì gieo trồng xuống cái nhân mất nước, còn những người dân thường hữu dũng vô mưu, giết người vô số, thì kết cục lại thế nào đây ? Một đống đất hoang chôn thi cốt, và còn tạo lập nhân quả, quả báo như bóng theo hình, 3 đời chẳng đoạn dứt, vậy thì tương lai tất dứt không sạch, Hiền Sĩ biết không ? Khương Thượng ta đặc biệt ưa thích lấy lời này để khuyên bảo cảnh tỉnh người đời, bởi vì cầu đại đạo này chẳng phải là sau khi cầu đắc thiên mệnh chân truyền rồi thì con bèn có thể liễu đạo thành Tiên, mà người đời thì hay tu luyện một cách mù quáng, ưa thích thuật lưu động tĩnh.

Lúc bấy giờ, trên bảng phong thần mỗi người đều là những chuyên gia cừ khôi, thế nhưng trời sanh vạn vật, một vật tự khắc một vật, một vật linh hơn so với một vật, vậy nên ngoài trời còn có trời, trên người còn có người, núi này cao có núi khác cao hơn, lòng người tuyệt đối không thể so đo tính toán với trời. Phong thần ngày xưa, phong 365 vị chánh thần, có rất nhiều những tinh tú, hà hán tinh đẩu. Lúc bấy giờ vì sao phong thần vậy ? Đấy là thời kì Hồng Dương, cơ duyên chín muồi, nhân sĩ các giáo hoặc tu nhân đạo, hoặc tu các pháp môn đốn tiệm, hoặc thuật lưu động tĩnh, luỹ kiếp tích nhân luỹ kiếp thành, ơn trên mới giáng sứ mệnh, để ta phong thần, thay trời mà nói; thiên mệnh thời cổ xưa là truyền đế vương, ngày nay đạo giáng hoả trạch, các con mới có thể cảm thấy vinh hạnh, chân lý đại đạo ngày xưa chỉ truyền đế vươngThời thanh dương kì có 9 kiếp. Thời kì Thanh Dương là thuỷ kiếp; lúc bấy giờ toàn quả địa cầu tràn ngập nước lũ, bất luận là phương đông phương tây đều là tràn ngập nước lũ. Có một số người tu hành có thể nhân kiếp mà thành đạo, có một số những người chưa tu thì do kiếp ấy mà mất mạng, nước lửa vô tình. Thiên Đạo là một mạch tương truyền, mà truyền đến thời của Thái Công Vọng ta đây, bảng phong thần lưu truyền thiên hạ; xưa nay phong thần phân làm thượng Tứ Bộ, lôi hoả ôn thần; hạ bát bộ là liệt tinh liệt tú, sơn xuyên ngũ nhạc, chủ quản việc hưng vân bố vũ. Thiện ác của nhân gian thì do các du thần ban ngày, du thần ban đêm, do các Trực Thời Thần, Trực Nhật Thần, Trực Niên Thần, cũng có Tăng Phước Thần, Tổn Phước Thần. Tục ngữ rằng ngẩng đầu 3 thước có thần minh, bất kể là ban ngày, ban đêm, phải không ? Các con nên hiểu rằng ngầng đầu 3 thước có thần minh, nên tăng thì tăng, nên giảm thì giảm, hành thiện tích đức cuối cùng cũng được quả báo tốt; vậy nếu như làm ác, làm tổn âm đức, có phải là cũng làm tổn thất không ít những phước đức của bản thân không ? Cũng làm di hại liên luỵ đến con cháu, các Hiền Sĩ hãy suy ngẫm kĩ lưỡng cẩn thận, có phải như vậy không ?

Còn vào thời hồng dương, thời bạch dương, phương pháp tu đạo, pháp môn khác nhau. Thuật lưu động tĩnh là vào thời kì hồng dương. Các đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni như thập đại đệ tử, 500 vị A La Hán, tất cả những người đã tu thành, mỗi mỗi lấy việc hiển thần thông độ hoá người đời là chính, ngay đến cả Thế Tôn cũng không ngoại lệ. Thế nhưng thời kì Bạch Dương phổ độ ngày nay thì pháp môn đã thay đổi, ngũ giáo đã đóng rễ sâu. Những người tu trì của ngũ giáo có người cũng đã đảo trang giáng phàm trở thành các tu sĩ Bạch Dương, còn tâm truyền của ngũ giáo thì từ sớm đã mất đi, Minh Sư đời đời, Sư Sư mật phó bổn tâm, Phật Phật duy truyền bổn thể, chưa từng tiết lộ thiên cơ, vậy nên thời nay các con cầu đạo, bất luận pháp môn đốn tiệm ( đốn là một kiếp thì tu thành, tiệm thì là luỹ kiếp mới tu thành ), có thể mượn nhờ vào pháp môn của ngũ giáo, vào sự tu trì của luỹ kiếp mà rốt cuộc có thể đạt bổn hoàn nguyên.

Thời nay các con cầu được một chỉ, cũng giống như đốn tu vậy, một kiếp tu thành có thể liễu tội nghiệt, thế nhưng những quả của hơn sáu vạn năm rơi trên vai, lúc nào cũng khiến cho các con không được vui vẻ thoải mái, hoặc có tai ương, hoặc có đau bệnh, hoặc khó được sự hoà thuận êm ấm gia đình, hoặc sự nghiệp không thuận; sao mà có người công thành danh tựu, vinh hoa phú quý một đời ? còn các con thì sống ở những hẻm nhỏ nhà chật thô, cả đời lặng lẽ vô danh, đều là do luỹ kiếp tu mà có.

Thánh Nhân cầu tâm chẳng cầu Phật, cầu cái tâm của bản thân, ngưỡng mộ học tập sánh vai bậc Thánh Nhân; còn kẻ ngu thì cầu Phật chẳng cầu Tâm, vậy nên chỉ có thể đợi đến lúc gặp nguy cấp mới ôm chân Phật mà cậy mà cầu. Thánh nhân cầu tâm, tự tánh rõ ràng, hiểu rõ nguồn cội, thời thời khắc khắc, niệm niệm chẳng lìa bổn tánh, chẳng có những tạp tư vọng niệm, cầu cái tâm mà thôi. Khổng Tử rằng người có 5 đẳng cấp, Thánh Nhân, Hiền Nhân, quân tử, sĩ nhân, Dong nhân ( người tầm thường ), các con thuộc loại người nào ? Các con có nguyện làm Thánh Nhân không ? ngưỡng mộ học tập noi theo sánh vai bậc Thánh Hiền thì có thể đắc được quả vị của Thánh Hiền. Lại luận về Hiền Nhân, các con hiền đức không ? các Hiền Sĩ chẳng cần khách sáo, luỹ kiếp đã có sự tu trì rồi, hôm nay ngồi trong chiếc pháp thuyền, con tự đem bản thân mình so sánh thử xem ? còn có biết bao nhiêu người đang đi bậy đi bừa ở những phố hoa hẻm liễu ( nơi vui chơi, kĩ viện ) , lại còn biết bao nhiêu người đang trầm mê ở bên trong những tửu sắc tài khí. Hôm nay các Hiền Sĩ ngồi đây nghe đạo lý, có phải là căn cơ tốt không ? tạm nói vậy để tự an ủi bản thân. Tu đạo chẳng phải là chỉ đắc đạo, thật ra vốn chẳng có chỗ đắc, chỉ là bảo với các con rằng : bổn lai diện mục ở chỗ nào ? lựa chọn phương hướng rời đâu, đi hướng về đâu ? Khi con muốn vào một ngôi nhà, vào từ cửa chính, thì có phải là được xem làm khách hoặc là chủ nhà ? Nếu như con từ cửa sổ tiến vào, vậy con có phải là tên trộm không ? Lục tặc, sáu tên trộm, sáu căn chưa tịnh, hôm nay ra mà chẳng từ cửa, chẳng từ cửa chính ra vào, thì tự nhiên giáng cấp làm trộm đấy ! Đoạ vào biển khổ sáu nẻo phải không ? tồn tâm tốt, làm việc tốt, đấy là cách nghĩ thông thường của những người thế gian, thế nhưng tiêu chuẩn của tồn tâm tốt, làm việc tốt ở đâu ? có người nói rằng tồn tâm tốt, làm việc tốt thì không cần cầu đạo, vậy thì vĩnh viễn bận rộn tầm thường mà luân hồi ở trong biển khổ. Cũng giống như Hiền Sĩ muốn ra ra vào vào, chẳng có mang chìa khoá thì làm sao mà vào ? Vậy các con muốn từ phàm nhập Thánh, chỉ tồn tâm tốt, làm việc tốt, thế nhưng chẳng có mang chìa khóa thì có thể trở về Lí Thiên không ? Cho dẫu là con biết căn nhà là của con, thế nhưng con chẳng có chìa khoá, mà người mà có sở hữu chiếc chìa khoá mới là chủ nhân của ngôi nhà ấy, cho dù là con đem nó gánh ở trên thân, con cũng chẳng vào được cửa ấy, như vậy có hiểu không ? Vả lại bổn thể của đạo, thả ra thì ngợp cả đất trời, thu xếp lại thì ẩn ở nơi kín đáo bí mật, từ giữa sự tương sanh hữu vô, sanh dục vạn vật, hữu tình vô tình, mọi cái các con đều phải nhìn thấu; chớ có tưởng rằng một ngôi nhà chỉ cần đánh vỡ cửa sổ thì có thể tiến vào; Tiên Thiên Đại Đạo chẳng có hình chẳng có tướng, người không vào được cửa ấy thì chỉ có thể lảng vảng quanh quất ở xung quanh, ở phạm vi bên ngoài. Còn nay người đắc được một điểm chơn truyền thì là người mang chiếc chìa khoá ! Ơn trên Lão Mẫu nhẫn nại nhọc lòng khuyên bảo, phái Phật Tổ hạ phàm trợ đạo mà khổ tâm phí tận tâm tư, dốc lòng tận sức gieo giống trước, lập Ngũ giáo, dạy người xử sự. Hiền Sĩ liệu có nhớ không ? Ta nghĩ chắc hẳn về tông chỉ của Ngũ giáo thì người người đều có thể đọc sang sảng; bất luận ở trung quốc, phương tây, sự rộng rãi phân bố của Ngũ giáo, mức độ nhiều của các tín đồ thật đếm không xuể. Hiền Sĩ đi trên đường, khắp nơi nhìn thấy người người bái ngài Quán Âm, Má Tổ, có người bái Quan Công, có người bái Thổ Công, các hà hán tinh đẩu trên trời, các vị thần sông núi Ngũ Nhạc, chẳng có ai không lễ bái, hy vọng cầu đắc được sự phù hộ. Hôm nay Hiền Sĩ đến bên trong phật đường này, chẳng qua là nghiên cứu tánh lý chân truyền, ngoài ra còn cầu Tiên Phật phù hộ, cả nhà lớn nhỏ bình an, thế nhưng thử hỏi con mua đồ mà không trả tiền, những đồ ấy có thể mang đi được không ? Con chẳng làm công đức, Tiên Phật có thể cứu con sao ? Chớ có mà cứ lảng vảng ở Quỷ Môn Quan. Con tuy rằng đã cầu đạo, thiên bảng ghi danh, địa phủ rút tên, cho dẫu con tĩnh toạ đến mức có thể linh hồn xuất khiếu, có thể biết nhân quả quá khứ vị lại, thế nhưng những vết nhơ bẩn trên thân của con, những nghiệp lực luỹ kiếp chưa có dọn trừ sạch, vậy thì làm sao mới là tốt đây ? Con mượn tiền của người ta, đến tết rồi con có phải trả lại cho người ta không ? Con không trả tiền thì người ta cũng phải đòi, càng huống hồ luân hồi đời đời kiếp kiếp sáu vạn năm, mỗi một cọng cây ngọn cỏ, từng tí ti đều tính một cách rõ ràng, như vậy có hiểu không ?

 

 

 

“ Nguyện lực giống như thuyền, nghiệp lực như đá ”, thuyền có thể chở đá không ? Có thể, chỉ cần không quá nặng. Hôm nay các con cầu đạo đã lập mười điều đại nguyện, nếu như thuyền có thể chứa chở 1000 cân, con đem 1000 cân sỏi đá để ở trên thuyền, có phải là vừa vặn không ? Nếu như quá tải, có phải là thuyền phải chìm không ? Vậy nên các Hiền Sĩ hãy cẩn thận ! Hôm nay nghiệp lực có thể được nguyện lực chuyên chở, các con phải lập nguyện liễu nguyện, làm thế nào đoạn dứt nhân quả với chúng sanh, thanh khẩu như tố, giới sát phóng sanh, như vậy có hiểu không ? Mọi người đều có vợ chồng con cái, còn gà dê bò chó cũng có thân thích họ hàng, đều phải có cha mẹ để sinh dục. Nếu như con chia rẽ tách rời gia đình của người ta, khiến cho chúng tâm sanh sự bất bình, cốt nhục chia lìa, dưới luật nhân quả thì cũng sẽ chịu nhân quả, cũng giống như con mua chịu mỗi một ngày nợ 10 đồng, sau một trăm ngày thì nợ bao nhiêu ? một nghìn đồng, có phải là chủ nợ phải đòi nợ ở con ? từ nhỏ tích lớn, nước chảy đá mòn.

Hiền Sĩ phải thật tốt mà nắm bắt hiện tại; đời người là biển khổ. Cái thân hữu dụng có bao nhiêu năm để xài ? Chớ có tưởng rằng vẫn còn có ngày mai. Con hy vọng ở ngày mai, thế nhưng tay của con hôm nay vẫn cứ là trống không. Cái mà con phải nắm bắt là hiện tại, đạo lý làm người xử sự thì ai cũng đều hiểu, thế nhưng có thực hành hay không ?

 

 

Ta đi câu cá ở sông Vị, và lưỡi câu lại thẳng tắp và không có cần câu, ta chẳng câu cá, mà đang câu Vương Hầu, ta muốn câu Văn Vương, vì sao vậy ? Bởi vì thiên mệnh sai khiến, kim tuyến kế thừa nối tiếp nhau, Văn Vương nếu chẳng dùng lễ để đối đãi bậc Hiền Sĩ, tôn kính những người hiền đức, thì làm sao mà có thể thành đại sự; nếu như chẳng có lòng độ lượng to lớn thì sao có thể trở thành vua của một nước, phải không ? Hôm nay Hiền Sĩ hãy nhìn xem cái phật đường này, nhìn xem hai vị Điểm Truyền Sư, có phải là họ có lòng độ lượng to lớn ? Lòng yêu thương của họ quan tâm chăm lo đến các con, có không ? ( có ) . Nếu như họ chẳng có bỏ ra lòng yêu thương, quan tâm, các con có tin tưởng ở họ không ? Cầu đạo chẳng phải là tặng món đồ cho các con, mà là bảo các con nộp biển lớn công đứcHãy đem dành ra thời gian để nghe đạo lý. Nếu như chẳng có sự giáo dục cảm hoá của ơn trên, nếu như chẳng có sự phù hộ của thiên mệnh đại đức, thì các con làm sao mà có thể ngồi yên ở nơi này ?

Con có sát sanh không ? Con người nếu như chẳng có sát sanh, thì là có tâm từ bi, thế nhưng có tâm từ bi vẫn chưa đủ, còn phải có trí tuệ. Hiện nay đạo bàn hỗn loạn, mỗi người đều cảm thấy nguy hiểm, bất an; có một số người tưởng rằng tam bảo đã tiết lộ, nhất định cần phải truyền lại tam bảo, các con có lòng tin hay không ?

Chân kinh chẳng ở trên giấy, nếu như có thể viết chân kinh ở trên giấy, vậy thì không gọi là chân kinh, gọi là kinh có chữ. Vô Tự Chân Kinh chẳng phải là có thể viết trên giấy, và tam bảo của trên báo xuất bản vốn chẳng có sự ấn chứng của thiên mệnh. Nếu như trong số các con có người biết tam bảo mà huyền quan chưa mở, vậy thì vẫn là chưa được cứu cánh rốt ráo. Hiền Sĩ đã từng nghe qua Tam Quan Cửu Khẩu, vì sao phải đi qua đó ?

Hiền Sĩ từ bên ngoài tiến vào phật đường, có lau rửa tay sạch sẽ, chỉnh lý trang phục vẻ ngoài, lễ bái Phật Tổ hay không ? Sau đó an đốn thân tâm, trình tự từng bước một này, cũng giống như người thế gian muốn triều bái Hoàng Mẫu, từ cõi phàm đến Lí Thiên, có phải là nghiệm thân chánh trước ? Những người thân cùng một nhà của các con, các con có nhận biết không ? Nhất định phải nhận biết đấy ! Thế nhưng có những người lạ xông vào thì sẽ như thế nào ? Có phải là sẽ xem anh ta như là kẻ trộm, trừ phi anh ta là bạn bè thân thích của con. Hôm nay những người cầu đạo cũng giống như người một nhà; những người tu Ngũ giáo thì giống như bạn bè thân thíchNgười của ngũ giáo nếu có thể chân tu thật luyện, thì tất nhiên có thể đắc được một chỉ rốt ráo. Vậy nên, chớ có xem thường những người của Ngũ giáo, chớ có xem thường những người lớn tuổi và người trẻ tuổi, bởi vì vạn pháp bình đẳng, chúng sanh bình đẳng.

Hôm nay con lễ bái ta, ta vẫn cần phải Quán tự tại, đấy là vì người người phải gặp Như Lai, Như Lai ở trên thân của chúng ta; lễ bái Phật Tổ cũng giống như lễ bái bản thân vậy, thân tâm càng được thanh tịnh an ninh thì giống như tâm cảnh của Tiên Phật vậy, phải không ? Vậy nên chớ có khởi cái tâm bất bình. Tổ Sư các đời có rất nhiều vị đều không biết chữ, như ngài Lục Tổ, danh tiếng nổi nhất, nhưng cũng khuyến hoá người đời; tuy là những người không biết chữ, tuy là những người ở vùng xa xôi, tuy là những người miệng lưỡi chậm lụt, tuy là những người ăn mặc giản dị, mọi người thảy đều vẫn có chơn phật tánh của Như Lai. Hiền Sĩ chớ ngại mà về nhà xem xem, người nhà của con, cánh tay tả hữu của con, có phải là đều cũng giống như con có tư tưởng, trí tuệ, và đều có thể tồn tâm tốt, làm việc tốt, sau này nên kính nhau như khách, già trẻ có tôn ti trật tự, phụ từ tử hiếu, phu phụ hữu biệt, bằng hữu hữu tín, quân thần hữu nghĩa, phải không ? Mọi chuyện mọi việc đều nhất định phải hợp với cương thường luân lý; con kính người ta 3 phần, người ta cũng kính con 3 phần; giữa người với người có một chiếc cầu nối vô hình, nó là cái gì ? đấy là tâm niệm của các con, các con có hiểu không ? Cũng giống như các con hiểu rõ nỗi khổ tâm của Điểm Truyền Sư đối với các con, cũng giống như các con đối trước thần tượng, cầu Phật bái Tổ phù hộ bình an, các con nói chuyện với pho tượng Phật bằng gỗ, có thể được linh nghiệm không ? Vì sao có thể được linh nghiệm vậy ? có phải là dùng tâm ấn tâmTâm của Tiên Phật vô cùng bình tĩnh, cho nên chúng sanh có cầu thì nhất định có thể đắc được sự cảm ứng, như vậy có hiểu không ?

Các con nếu đã là Phật Tổ Tiên Thiên, thì chớ có mà lưu luyến cõi trần thế. Tuy rằng mỗi người hình tướng khác nhau, thân thể khác nhau, thế nhưng tu sớm hay tu muộn thì đều phải tu đến minh tâm kiến tánh mà thôi, chẳng phải là tu đến vài chục năm công lực rất cao thâm, mà là phải vào giữa cái sát na ( khoảnh khắc cực ngắn - một niệm, khoảng 0,018 giây ) mà buông xuống vạn duyên. Hiền Sĩ phải chăng thân tâm rõ ràng, đều có thể buông xuống ? Thời kì thanh dương phong thiên tước 1500 năm, thời kì hồng dương phong thiên tước 3000 năm, vậy nên con hãy xem các vị thần cõi khí thiên trong cái thời kì hồng dương này quả vị cũng sẽ không vượt quá 3000 năm. Trời có 33 tầng trời, tầng tầng cảnh giới khác nhau. Nếu như các con có thể nhảy vượt qua 33 tầng trời, thì sẽ không rơi vào nhân quả luân hồi. Như thế có hiểu không ? Các vị Thần của cõi khí thiên tu trì tam cang ngũ thường, tứ duy bát đức, ôm giữ cái tâm tiết liệt, có thể trở thành hiếu tử, liệt nữ tiết phụ, cũng có thể trở thành các trung thần, nghĩa sĩ, đời đời nhận hương khói của người đời. Hiền Sĩ có yêu tiếc sinh mệnh không ? Bảo các con vào lúc vì để bảo toàn danh tiết, hy sinh tánh mệnh, con có xả được không ? nhất định xả không được, bởi lòng phàm chưa dứt, không thể khảng khái hiến thân vì chánh nghĩa; nay ta muốn các Hiền Sĩ vạn duyên buông xuống.

Xưa kia có bà lão nọ, mỗi ngày niệm Phật rất thành tâm cung kính. Có một hôm bà nói với Phật Tổ rằng : “ ngài lúc nào đến đưa con đi thì con bèn sẽ đi lúc ấy ”, và như thế bà đã niệm rất lâu, bị một đứa bé trai nghịch ngợm nghe thấy, đứa bé ấy chọc ghẹo bà, núp ở phía sau lưng tượng phật nói một câu, câu gì vậy ? “ Ta bây giờ bèn đưa con đi vậy ”; kết quả có phải là đã hù chết bà ấy không ? Vậy nên thân tâm phải buông xuống, như vậy có hiểu không ? chớ có niệm khẩu đầu thiền, nếu không chỉ là uổng tu đại đạo. Hãy yêu thương quý trọng chúng sanh, chớ dựa chấp vào hình tướng; hình tướng của chúng sanh có lớn có nhỏ, bất kể là thiện hay ác, chỉ cần đối đãi công bằng, như vậy thì có thể làm lặng oán khí địa phủ; nếu như Hiền Sĩ tu trì được thành chánh quả, thì mới có sự tiêu dao của vạn bát niên.

Ta không chiếm thời gian nhiều, chỉ mong Hiền Sĩ ghi nhớ kĩ trong lòng, phàm việc gì cũng tuỳ duyên chớ có cưỡng cầu; Minh Sư mà con bái trước mắt phải ngày đêm theo sát, chớ có qua được thì qua ( chẳng có đại chí, chẳng có sự tính toán lâu xa ). Hoạ phước khó lường của con người chẳng ở trong tay của các con, các con chẳng thể biết được, phải mỗi ngày đều tu trì, ngày ngày sanh ngày ngày tử, sanh một ngày chết một ngày, ngày ngày là ngày sinh, ngày ngày là ngày tử; con cứ coi hôm nay thì phải chết, con dám chẳng tu sao ? ( không dám ), phải đốc thúc cái tâm biếng nhác mỏi lười của bản thân; nhất định phải ghi nhớ “ ngày ngày là ngày chết ”con ngày ngày đều có khả năng phải chết, làm việc thì phải nắm bắt tranh thủ từng phút giây, phải học tập ai đây ? phải học trời đất, học Thánh Hiền Tiên Phật.

Cơ duyên đến đây nghe đạo không dễ, bởi vì người có tam tâm tứ tướng, thất tình lục dục, dễ dàng bị cuốn trôi dạt theo dòng. Các con nếu như bị cuốn trôi dạt theo dòng, bị nước làm trôi dạt đi, thì không ngồi ở đây rồi. Vậy nên phải trân trọng cái duyên lành này, ở đây tốt không ? ( tốt ). Sau này các còn càng phải nên tinh tấn thêm, dẫn độ càng nhiều những người hữu duyên. Ở trước Phật chẳng có những lời nói đùa; nơi này khí thế đạo vụ chắc chắn hồng triển, các Nguyên Nhơn của Tam Tào trợ đạo hiển hoá sẽ nối tiếp nhau mà đến. Nhân duyên sáu vạn năm của các con chín muồi, các con phải nên liễu đạo, cơ hội đã cho các con rồi, chớ có mà chẳng nắm bắt lấy. Chỉ cần tồn tâm làm việc, việc việc Sư Ân Mẫu đức ghi nhớ trong lòng, vậy thì con độ người thuận lợi, thành toàn người khác, cái gì cũng biết làm; ông trời có thể để cho con cậy nhờ, thế nhưng các con phải tín nhiệm ông trời, tín nhiệm đại đạo chẳng phải là muốn các con cầu cái hữu hình, mà là dùng chơn tâm để khế hợp; đại đạo là không thể dùng ngôn ngữ để nói toạc đâu. Sự kết duyên ở đây, Thái Công hạ phàm chẳng dễ, người có duyên được gặp cũng là 3 kiếp có tu và có kết duyên với ta. Hy vọng các Hiền Sĩ từ nay về sau, bất luận đạo trường và nhân sĩ các giáo, chớ có mà bài xích, huỷ báng lẫn nhau, như vậy hiểu không ? Các con thấy thiện thấy ác không được khởi phân biệt; ta luỹ kiếp hạ phàm đảo trang, đã không gọi là Khương Thái Công nữa, thế nhưng tuy rằng danh xưng và ngoại hình đã thay đổi, nhưng nội dung thực tế ( Phật tánh, bổn lai diện mục ) vẫn như cũ. Nay Hiền Sĩ luỹ kiếp tu trì, thành Phật làm tổ có ngày có thể thành, cũng là do luỹ kiếp tu trì mà có được, hy vọng hãy thật tốt mà tự trân trọng, phàm việc gì cũng trọng thánh khinh phàm, chẳng uổng một tấm lòng khổ tâm của ơn trên, được không ? Vậy thì bèn tới đây thôi khấu bái Mẫu giá, Chư vị Hiền Sĩ đắc được bình an; nguyện Chư Vị Hiền Sĩ đạo thành trên trời, danh lưu nhân gian. ( lui )

 

Chú thích :

Trong Thời Kỳ Mạt Pháp, giáo phái rất nhiều, chỉ cần quy y tu hành là được, cần gì phải cầu Đạo?

Trong thời kỳ mạt kiếp, vạn giáo tề pháp, có đến 3600 tả đạo. 72 loại bàng môn, 96 loại ngoại đan pháp, mỗi một môn phái đều tự cho rằng có Minh Sư, có Thiên Mệnh, quả thật là bể Đạo mênh mông, chân giả khó phân. Nếu không có căn cơ thăm hậu, tổ ơn cao dày thì khó gặp chân Đạo mà uổng công tu hành. Giáo phái tuy nhiều nhưng không ngoài Thuật, Lưu, Động, Tĩnh, gọi tắt là : tứ quả bàng môn ( bàng là bênh cạnh, môn là cửa, có nghĩa là cửa hông mà không phải là cửa chánh ).

+ Thuật: là pháp thuật, như vẽ bùa niệm chú, gọi gió cầu mưa, cỡi mây độn thổ, rắc đậu thành binh...

+ Lưu: Vân du thiên hạ, nay đây mai đó, thay người xem thiên văn địa lý, chiêm bốc coi tướng, chữa bệnh..

+ Động: Hái thuốc luyện đơn, luyện tập quyền cước cho thân vững chắc, có sức mạnh ngàn cân, đao thương bất nhập...

+ Tĩnh: Ngồi thiền quán tâm, lấy càn khôn làm đỉnh lư, can phế làm long hổ, dùng phương pháp thổ nạp vận châu thiên...

 

Thơ viết:

Đạo pháp ba ngàn sáu trăm môn

mỗi người nắm giữ một diệu căn,

Duy có một điểm huyền quan khiếu,

chẳng ở ba ngàn sáu trăm môn.

 

Đạo là đốn pháp thượng thừa, ở ngoài 3600 pháp môn. Do Đạo của Thượng Đế phi thời bất giáng, phi nhân bất truyền. Nay đương thời phổ độ, Minh Sư ứng vận truyền Đạo, nếu cố chấp lấy kỷ kiến, một khi thời vận qua rồi, thuyền đã rời bến, chẳng tiếc lắm sao!!!

 

Số lượt xem : 2218