Nhận Lí tu đạo và Mười điều chân thiện mĩ của Sinh Mệnh ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa những luân lí đạo đức căn bản,
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa sự phản tỉnh sám hối bản thân,
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa việc trừ bỏ những hư vinh mà quay trở về lại sự mộc mạc giản dị,
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa việc xem sự giàu nghèo với cái tâm bình đẳng,
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa việc mượn tướng rõ lí phá tướng,
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa đạo thống nghiên cứu rõ cội nguồn,
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa uống nước nhớ nguồn chớ quên ơn,
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa kinh điển của Thánh Nhân ngũ giáo,
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa việc lấy Thiên Tâm làm trung tâm,
Nhận lí tu đạo thì chẳng lìa việc cắt trừ những cảm xúc phàm tình để tồn thiên lí.
Mười điều chân thiện mĩ
của Sinh Mệnh
Giá trị của sinh mệnh chẳng phải ở chỗ được hưởng bao nhiêu phú quý danh lợi, mà ở chỗ có thể lợi mình lợi người khác hay không ?
Ý nghĩa của sinh mệnh chẳng ở chỗ có bao nhiêu kinh nghiệm xử sự, mà ở chỗ có thể chẳng oán chẳng phải ăn năn hối tiếc hay không ?
Sự phong phú của sinh mệnh chẳng ở chỗ có bao nhiêu trí thức tuyệt đỉnh, mà ở chỗ có đạo đức nhân nghĩa hay không ?
Sự quang minh của sinh mệnh chẳng ở chỗ hành thiện bố thí được bao nhiêu, mà ở chỗ có thể làm một cách vô vi hay không ?
Sự thanh tịnh của sinh mệnh chẳng ở chỗ tham thiền niệm xướng được bao nhiêu, mà ở chỗ có thể tồn dưỡng sự kiểm tra phản tỉnh bản thân hay không ?
Trí tuệ của sinh mệnh chẳng ở chỗ nghiên cứu được bao nhiêu kiến thức phật học, mà ở chỗ có thể biết lỗi mà sửa lỗi hay không ?
Sự lành mạnh của sinh mệnh chẳng ở chỗ tẩm bổ dinh dưỡng được bao nhiêu, mà ở chỗ có thể thiện dưỡng chánh khí hay không ?
Sự thành công của sinh mệnh chẳng ở chỗ giành được bao nhiêu tiếng vỗ tay, mà ở chỗ có thể để lại tiếng thơm muôn thuở hay không ?
Niềm vui của sinh mệnh chẳng ở chỗ ăn chơi được bao nhiêu, mà ở chỗ có thể siêu sanh liễu tử hay không ?
Niềm hạnh phúc của sinh mệnh chẳng ở chỗ hưởng thụ được bao nhiêu những sự vinh hoa, mà ở chỗ có thể tu đạo hành chứng hay không ?
Số lượt xem : 753