BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Mười Điều Nguyện Lớn

Tác giả liangfulai on 2023-02-25 08:58:08
/Mười Điều Nguyện Lớn

Cái nguyện   này là nguyên tâm     . Cái tâm gốc ban đầu vốn có chính là nguyện. Nhân chi sơ, tánh bổn thiện. Trước khi chúng ta chưa lạc vào hậu thiên, chưa giáng thế nới nhân gian này, chúng ta chính là phân linh của Lão Mẫu.


Tất cả chúng ta đều là Phật, cho nên bổn tánh của chúng ta đều là phật tánh, đều là lương thiện, thuần thiện vô ác. Cho nên, dựa vào cái phật tánh lương thiện này mà nói thì việc duy trì cái thiện chính là bổn phận của chúng ta, chúng ta vốn dĩ là lương thiện, có phật tánh lương thiện, vậy nên duy trì cái thiện là bổn phận của chúng ta và gọi là nguyện. Bởi vì chúng ta lạc vào hậu thiên, đánh mất đi cái nguyên tâm thuần thiện vô ác này, cho nên mới có ác, có thiện. Làm chuyện tốt, chuyện đúng đắn thì là việc thiện, làm chuyện xấu, chuyện sai trái thì là việc ác. Chuyện xấu thì khiến chúng ta tạo tội. Mục đích tu hành chính của chúng ta chính là thành Phật. Cái mà chúng ta dựa vào để thành Phật chính là do chúng ta có Phật tánhkhôi phục lại cái bổn lai diện mục của Phật tánh, như thế thì là thành Phật. Bổn lai diện mục của chúng ta vốn là Phật. Cho nên, hôm nay bởi vì chúng ta mê muội đánh mất đi cái Phật tánh của mình, do đó mà mỗi lời nói, mỗi hành động của chúng ta thường là trong sự bất tri bất giác mà tạo ra những tội lỗi sai trái.

 

Hôm nay, chúng ta huệ căn bất diệt, lại còn có cái trí tuệ này để đi theo con đường tu hành, thật tốt mà khôi phục lại cái bổn lai diện mục của mình, cũng chính là lấy việc thành Phật làm mục tiêu, vậy thì đương nhiên mình phải tìm trở lại cái nguyên tâm của mình, cho nên mình phải đem những tội lỗi, sai trái, thói hư, tật xấu, tính nóng nảy, những vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vô minh dẹp bỏ đi, như vậy thì đã khôi phục lại nguyên tâm. Muốn khôi phục nguyên tâm thì phải phát ra cái tâm này, chính là phát ra cái nguyện này. Cho nên ở chỗ này, chúng ta nói nguyện là điều kiện quan trọng để thành Phật.

 

Người xưa nói : tu đạo nhập môn, phát tâm đi đầuTu hành việc gấp, lập nguyện đương tiên. Tâm phát thì chúng sinh có thể độ, nguyện lập thì Phật đạo sẽ thành. Cái này chính là nói : phát nguyện đối với người tu hành chúng ta là quan trọng nhất. Cho nên nói : tu đạo nhập môn, phát tâm đi đầu ( phát ra cái tâm từ bi của mình, phát ra cái nguyện Bồ Đề của mình. Tâm từ bi chính là Bồ Đề nguyện, cũng chính là cái tâm muốn thành Phật ). Phải phát ra cái tâm từ bi này; cái tâm từ bi này chính là cái mà chúng ta vốn dĩ có đầy đủ. Chúng ta vốn dĩ đều là Phật, cho nên cái nguyện này, chúng ta viết thành 2 chữ Nguyên + Tâm ( 原心) tổ hợp mà thành. Vậy  nên, nhất định phải phát ra cái tâm từ bi của mình, phát ra thiện niệm.Do đó, những người tu hành trong quá khứ, khi họ đi tu hành, Sư Phụ của họ cũng đều dạy họ phát tâm.

 

Phát tâm gì đây ? Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, pháp môn vô tận thệ nguyện học, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

 

 

 

 

Những người tu hành trong quá khứ phải phát nguyện. Những người tu hành hôm nay cũng phải phát nguyện. Tại sao vậy ? tại vì phải đem cái tâm từ bi của mình bộc lộ ra bên ngoài, đi cứu độ chúng sinh, cái này mới là cái nguyện chính, cứu chúng sinh rời khổ được vui. Vậy, mình có phát ra cái tâm này thì mới có cái động lực này đi cứu độ chúng sinhđương nhiên sẽ có thể thành tựu Phật đạo. Cho nên, nguyện lập thì Phật đạo sẽ thành. Có lập nguyện chính là động lực tu hành của mình thì mình đi làm công việc của Phật. Làm công việc của Phật thì đương nhiên mình có thể thành Phật. Cho nên, những người tu hành trong quá khứ phải phát tứ đại hoằng nguyện, người tu hành hôm nay chúng ta đây có phải phát nguyện không ? Đương nhiên cũng phải phát nguyện.

 

 

 

Chúng ta đã phát ra mười điều đại nguyện. Tầm quan trọng của nguyện là nó có thể đề cao tâm cảnh của chúng ta và có thể khiến chúng ta nhập vào biển pháp chân lý.

 

Chúng ta hôm nay tu hành chính là phải từ tâm cảnh của kẻ phàm phu nâng cao lên đến tâm cảnh của Phật. Nếu mình không muốn thành phật, không muốn phát ra cái thiện nguyện từ bi này, không muốn đi cứu độ chúng sinh, vậy thì cái tâm cảnh của mình mãi mãi chỉ ngừng ở chỗ tâm cảnh của phàm phu, vậy thì làm sao có thể đi vào biển pháp chân lý ? Cái biển pháp chân lý này chính là cái lục độ ba la mật bên trong nói đến : Bát nhã ba la mật, chính là cái trí tuệ khiến cho chúng ta đến được bờ bên kia. Bờ bên kia là đâu ? chính là Vô cực lý thiên. Vô Cực Lý Thiên nằm ngoài 33 tầng trời, chính là cái quê hương của linh tánh chúng ta. Người chưa có cầu đạo không cách nào cảm nhận được sự tồn tại của Vô cực lý thiên, chỉ có thể xem ở trong sách có những cõi trời nào, trời nào, nhưng không biết được là ngoài trời vẫn có trời.

 

Chúng ta hôm nay tu hành có phát ra cái nguyện này thì cái tâm cảnh của mình không phải là cái tâm cảnh của kẻ phàm phu, bởi vì mình phát ra cái nguyện thành PhậtMình phát cái nguyện thành phật này thì mình sẽ phát ra cái tâm từ bi.  Lúc này cái tâm của mình đã không còn là cái tư tâm nữa, mà là tâm phậtcông tâm, những gì mình làm đều lấy thiên tâm làm chủ, vậy thì cái trí tuệ của mình mới thật sự nâng cao, cái tâm của mình mới là thiên tâm phật, mới có thể đạt đến cái tâm cảnh người và trời hợp nhất. Cho nên, mình không có phát cái nguyện này thì tâm cảnh không có cách nào nâng cao, cũng không có cách nào khiến cho trí tuệ của mình đi vào thiên tâm để đạt đến tâm cảnh của người và trời hợp nhất.

 

Thầy Tế Công của chúng ta cũng từ bi khích lệ chúng ta :

 

“ người tu đạo vào thời mạt pháp phải phát tâm nguyện lớn để cho tâm của mình nâng cao giống như tâm của chư phật bồ tát thập phương; nếu không, sự liễu thoát của việc tự sinh, tự tư, tự độ không thể đi vào biển pháp chân lý. Khi con phát đại nguyện, lập đại chí, cùng cộng hưởng với tâm của phật bồ tát thì một niệm này có thể siêu tam thiên, trực xuất con đường sinh tửChúng sinh của thập phương cũng vì một niệm chân thành của con mà nhiếp thụ trong loại âm vang này  … vậy thì thật đáng vui mừng.  ”

 

Người tu đạo vào thời kỳ mạt pháp, phải phát tâm đại nguyện, để cho tâm của mình nâng cao đến giống như tâm của Chư Phật Bồ Tát ở thập phương, nếu không, chỉ biết mong muốn cho đời này kiếp này liễu thoát thì làm sao có thể đi vào biển pháp của chân lý ?

   

    Khi con phát đại nguyện, lập đại chí cùng cộng hưởng với tâm của Phật Bồ Tát thì một niệm có thể siêu tam thiên tính tướng, trực tiếp ra khỏi con đường sinh tử, chúng sinh thập phương cũng vì một niệm chân thành của con mà nhiếp thụ trong loại cộng hưởng này, đó thật sự là điều đáng để vui mừng.

 

Cái này là Thầy Tế Công từ bi của chúng ta từ bi huấn thị chúng ta, khích lệ người tu hành chúng ta. Chúng ta vào thời mạt pháp này chính là cơ hội mà đạo phổ độ lần cuối cùng duy nhất. Tiếp theo là một sự bắt đầu mới của trời và đất, cho nên vào lúc này chúng ra rất vinh hạnh đã cầu được cái Tiên Thiên Đại Đạo này. Chúng ta phải làm thế nào đây ?

 

Thầy nói : chúng ta phải phát tâm đại nguyện. Tâm đại nguyện phát ra rồi, lúc này cái tâm mình với tâm của Chư Phật thập phương là giống nhau. Nếu như mình không có phát ra cái tâm đại nguyện này, muốn cứu độ chúng sinh rời khổ được vui, nếu như sự liễu thoát của kiếp này chỉ là vì sự liễu thoát của bản thân, vậy thì làm sao có thể đi vào cái thật tướng Bát Nhã, cái trí tuệ thành Phật đây ? Cho nên thầy nói tầm quan trọng của việc phát nguyện : Mình phát ra cái tâm nguyện của Phật Bồ Tát thì cái tâm của mình y như cái tâm của Tiên Phật Bồ Tát vậy, cùng y chang tần suất với chư Phật thập phương. Lúc này cái tâm niệm của mình có thể vượt tam thiên, chính là siêu thoát khỏi sự sinh tử luân hồi. Trong cái tam thiên đại thiên, nếu cái nguyện, cái tâm niệm của mình chưa có nâng cao thì chúng ta vẫn còn luân hồi trong tam giới. Chúng sinh thập phương pháp giới trong cái tam thiên đại thiên này, khi mình phát ra cái thiện niệm muốn cứu độ chúng sinh, họ sẽ vì một niệm chân thành của mình, vì cái tâm niệm của mình mà bị thu nhiếp, họ sẽ có cơ hội được mình độ hóa, họ cũng có thể rời khổ được vui. Đó là tầm quan trọng của việc phát nguyện.

 

Dưới đây sẽ nói về tầm quan trọng của việc phát nguyện. Người có nguyện thì Phật mới độ. Phật có thuyết tam bất độ :

 

Không độ người vộ duyên

Không độ người vô tín

Không độ người vô nguyện

 

Phật muốn dẫn độ mình đi trên con đường thành Phật, nhất định phải xem mình có 3 điều kiện này hay không.

 

Thứ nhấtphải có duyên với Phật.

 

Nếu không có duyên với Phật thì không gặp được Phật, Phật muốn từ bi thành toàn mình thì cũng chẳng có cơ hội. Cho nên điều kiện thứ nhất để Phật độ hóa mình là phải có Phật duyên.

 

Phật nói :

“ Trời mưa tuy lớn nhưng không thấm nhuần cỏ không rễ,

   cửa Phật tuy rộng nhưng khó độ người vô duyên ”

 

“ Hữu duyên, gặp được Phật xuất thế

  Vô duyên, gặp phải Phật Niết Bàn ”

 

Thứ hailà mình phải tin tưởng Phật Pháp.

 

Người không tin thì không độ. Nếu mà mình không tin vào Phật Pháp mà Phật nói, Phật cũng không có cách nào độ mình, bởi vì mình không tin thì Phật làm sao độ mình được.

 

Có câu tục ngữ :

 

“ Đương diện bất thức Hàn Tương Tử,

   Quá hậu nan phùng Lữ-Động-Binh ”

 

Ý nghĩa :  Trước mặt mà lại không biết, qua rồi thì khó gặp lại được.

 

n  Kim Cang Kinh : Phật nói với Tu Bồ Đề : sau khi Như Lai diệt độ năm trăm năm về sau, từ tượng pháp cho đến mạt pháp, nếu có người tu phước trì giới đối với lời nói, văn tự kể trên được sanh lòng tin, cho đó là thật. Phải biết người ấy đã nghe lời nói văn tự này, cho đến được một niệm sanh khởi lòng tin trong sạch, là vì đã từng gieo trồng thiện căn nơi muôn ngàn vô lượng Phật, chứ chẳng phải gieo trồng thiện căn nơi một Phật, hoặc ba, bốn, năm Phật.

n  Đủ thấy mọi người lũy kiếp có tu, phật duyên thâm hậu nên mới có thể thuận lợi cầu đạo học đạo.

 

n  Lòng tin là mẹ công đức, có thể nuôi dưỡng chư thiện căn.

n  Lòng tin là suối nguồn của sức mạnh.

n  Lòng ta không tin là có thể làm được thì việc dù dễ như trở bàn tay bẻ cành cũng không có ngày mang lại kết quả tốt đẹp.

 

Thứ ba, người không có nguyện thì cũng không độ.

 

Tầm quan trọng của việc phát nguyện :

 

    Nguyện là điều kiện quan trọng để thành Phật :

  

Văn khuyên phát Tâm Bồ Đề của Tỉnh Am Đại Sư :  

   

    Nhập đạo yếu môn, phát tâm đi đầu,

    tu hành việc gấp, lập nguyện đứng đầu,

    Nguyện lập thì chúng sinh khả độ,

Tâm phát thì Phật Đạo khả thành,

 

    Nếu không phát tâm quảng đại, lập nguyện kiên cố, cho dù có trải qua vô số kiếp thì vẫn đang trong vòng luân hồi, tuy có tu hành nhưng vẫn là phí tâm hao sức,

   

     Do vậy Kinh Hoa Nghiêm viết :

“ Vọng thất Bồ Đề Tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp.”

 

n  Phật và Thánh đều dựa vào hồng thề đại nguyện để thực hành mà thành

n  Thầy Tế Công Hoạt Phật có 3 đại hồng nguyện


     1.  Độ tận chúng sinh trong thiên hạ đạt bổn hoàn nguyên.
     2. Cải thiện phong tục tập quán xưa, khôi phục những văn hóa tốt đẹp của người xưa.

     3.Hoàn thành lý tưởng thế giới Đại Đồng.

 

n  Lão Tổ Sư ( Phật Di Lặc ) đã phát ra 12 điều nguyện : Trong đó có một nguyện là :

 

   “ Phải đem Thiên Đường đến nhân gian, phải biến thế giới ta bà đau khổ thành cõi nước hoa sen ”

 

   Do vậy, người tu đạo ơi! Lập nguyện đứng đầu : Nguyện là :“ Cương lĩnh của tu Đạo, trợ lực để hành đạo, biển chỉ đường để Bàn Đạo, Chỗ dựa để thành Đạo ”

   

   Nếu không có nguyện thì “ gặp khảo mà sinh lòng lo sợ, gặp ma thì gục ngã, gặp nạn tất thối lui ”.

 

Nguyện lớn thì sức lớn, thành tựu cũng lớn

 

Phật có tam bất độ; cái thứ 3 Phật không có cách nào độ là vì người này không phát thiện nguyện. Nếu không phát thiện nguyện thì trí tuệ của người đó không cách nào nâng cao, vậy thì không cách nào thành Phật, cho nên không ở trong phạm vi độ của Phật. Không phải là Phật chẳng muốn độ, mà là Phật không có cách nào độ. Phật rất từ bi, xem chúng sinh đều là anh chị em ruột, sao lại có thể không độ mình ? Chẳng qua là vì mình không tình nguyện đưa tay ra để Phật kéo mình lên bờ, cho nên chúng ta cứ mãi trầm luân trong biển khổ luân hồi sinh tử, vĩnh viễn khó mà siêu sinhKinh Di Giáo của phật Thích Ca nói rằng : Như lai như vị lương y, biết bịnh mà chỉ thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của lương y ”, người bệnh có bệnh nhưng không nguyện uống thuốc, không nguyện chữa trị thì Bác sĩ giỏi cách mấy cũng chẳng thể cứu nổi. Cho nên, từ những cái mà chúng ta vừa đề cập ở trên thì có thể biết được tầm quan trọng của việc phát nguyện.

 

Trong kinh Pháp Hoa, Phât cũng từng nói : Sau Khi Như Lai diệt độ, nếu có thể phát ra tâm cứu độ chúng sinh, thì có thể được Pháp hoa thụ ký. Phật nói như thế trong kinh Pháp Hoa. Những chúng sinh mà sau khi Như Lai diệt độ, nghĩa là sau khi Phật nhập niết bàn giải thoát, nếu có thể phát ra tâm cứu độ chúng sinh - chính là cái nguyện mà hôm nay chúng ta nói đến, thì sẽ được Pháp Hoa thụ ký. Pháp Hoa thụ ký chính là thụ ký thành Phật, cũng chính là Minh Sư nhất chỉ của hôm nay. Chúng ta cầu đạo chính là cầu Minh Sư nhất chỉ điểm mở ra cái thông thiên khiếu của chúng ta. Nếu không phải là cái đạo mà mở ra thông thiên khiếu cho chúng ta, thì cái mà chúng ta cầu đều chẳng phải chánh đạo.

 

Chúng ta bái Minh Sư chính là để Minh Sư mở ra cho chúng ta cái thông thiên khiếu, vậy thì nhất định phải có Thiên Mệnh của Lão Mẫu. Đại biểu cho Thiên Mệnh của Lão Mẫu chính là tờ biểu văn lúc chúng ta cầu đạo – tờ Long Thiên Biểu. Chúng ta có thể tìm được tờ Long Thiên Biểu, bái Minh Sư cầu đạo thì chúng ta có thể đắc được chánh đạo, như vậy thì có thể đắc được Pháp Hoa Thụ ký. Bởi vì muốn cầu đạo thì nhất định phải ghi tên họ của mình trên tờ Long Thiên Biểu, do Thầy Tế Công của chúng ta và Sư Mẫu của chúng ta bẩm báo với Lão mẫu, khẩn cầu Lão Mẫu cho người cầu đạo này một con đường rõ ràng. Bởi vì phải dựa vào tờ Long Thiên Biểu này thì mình mới có thể được Pháp Hoa thụ kí, mới có thể cầu đạo. Cho nên, hôm nay chúng ta cầu đạo mới hiểu rõ cầu đạo không phải là dễ dàng. Hôm nay tuy chúng ta có một số người mơ mơ hồ hồ thì đến Phật đường cầu đạo, nhưng mà sau khi thông qua 2 ngày Pháp Hội và các lớp nghiên cứu tiến tu của Phật đường thì từ từ mới biết được thì ra là cầu đạo là không dễ dàng như thế, cũng đại biểu rằng chúng ta nhiều kiếp trước có tu.

 

Nếu không có tu qua ít nhất 3 kiếp là không cách nào cầu được đạo. Chúng ta lúc nãy nói đến những người tu hành trong quá khứ, khi họ tu hành cũng phải phát nguyện. Họ phát nguyện : chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, pháp môn vô lượng thệ nguyện học, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, phật đạo vô thượng thệ nguyện thànhSau khi họ phát ra cái tâm niệm này thì họ mới có thể nhập môn tu hành, nhưng mà tu hành không hẳn có thể cầu đạo, bởi vì đạo trong quá khứ không có phổ truyền. Người cầu được đạo đắc đạo rất ít. Cho nên trước đây người tu đạo nhiều như lông trâu, người thành đạo hiếm như sừng trâu. Bởi vì người đắc đạo ít cho nên người thành đạo cũng ít. Hôm nay thiên thời đã thay đổi. Quá khứ đơn truyền độc thụ thì ngày nay đã là đại đạo giáng thế, phổ độ Tam Tào cứu chúng sinhChỉ cần người có phật duyên này chịu phát thiện nguyện thì cũng đều có duyên để cầu được đại đạo.

 

 

Vậy chúng ta cầu đạo có phát nguyện không ? đương nhiên là có phát nguyện rồi, chẳng qua là phát nguyện lúc ấy, mình không có nghe rõ ràng. Thêm nữa, lúc giảng giải tam bảo, giảng sư cũng không có đề cập cho mình cái thập điều đại nguyện này, cho nên mình mới không biết lúc ấy mình cầu đạo là có phát ra 10 điều đại nguyện. Nếu mình không tham gia 2 ngày pháp hội thì mình càng không hiểu rõ cái gì gọi là thập điều đại nguyện. Cho nên sau khi chúng ta cầu đạo, chúng ta nhất định phải tham gia 2 ngày pháp hội, thì mới có thể hiểu rõ đạo lý.

 

Chúng ta cầu đạo, ơn trên dựa vào cái gì mà ban cho chúng ta cái đạo này để chúng ta Thiên Bảng ghi danh, địa phủ xóa tênchính là dựa vào thập điều đại nguyện mà mình đã phát trước khi cầu đạo. Bây giờ sẽ nói cho mọi người biết thập điều đại nguyện mà mình đã phát là những gì. Chúng ta hãy hồi tưởng lại xem, lúc chúng ta cầu đạo cũng đều có quỳ trước mặt của lão Mẫu, hạ chấp Lễ sẽ chỉ dẫn cho mình niệm 10 điều đại nguyện này. Hạ chấp Lễ nói với mình : xin mời đọc theo tôi, thì mình nhớ lại ồ, thì ra có cái quá trình này. Vậy thì niệm cái gì ? niệm cái thập điều đại nguyện này. Cái này là thập điều đại nguyện mà chúng ta đã lập lúc cầu đạo.

 

Đại đạo mà hôm nay chúng ta cầu với đạo mà Thánh Nhân Tiên Phật đã cầu trong quá khứ trước đây là y chang nhau, y chang với đạo mà Ngũ giáo Thánh Nhân đã đắc. vậy thì chúng ta dựa vào cái gì mà đắc được cái đạo tốt như thế này ? chính là dựa vào thập điều đại nguyện.  

 

Điều quan trọng nhất chính là sau khi chúng ta cầu đạo thì phải tuân thủ thập điều đại nguyện. Mười điều đại nguyện này chính là bậc thang để chúng ta hành Bồ Tát đạo, bước lên con đường Vô Thượng Bồ Đề đi đến thành Phật.

 

Điều 1 : Thành tâm bảo thủ

 

Thành tâm bảo thủ chính là phải lấy ra một cái chơn tâm của mình. Cầu đạo rồi biết được mình chính là Phật, phải thật tốt mà làm việc của Phật, tồn Phật tâm, nói lời tốt, làm việc tốt của Phật. Mỗi lời nói, mỗi hành động, chúng ta cũng không được thiên lệch khỏi cái phật tánh, thiên lệch khỏi cái đạo tâm này. Mỗi một phút một giây, mỗi một ngày một năm từ sau khi chúng ta cầu đạo cho đến khi chết, chúng ta đều không được gián đoạn, đều phải làm công việc của Phật. Khi mình làm được như thế thì là thành tâm bảo thủ. Chính là ôm lấy đạo mà phụng hành, tồn phật tâm, nói lời tốt, làm việc của Phật.

 

 

n  Thành tâm chính là vạn phần lòng thành để chân tu chân bàn. Dùng tâm chân thật không giả, ôm giữ Đạo mà làm theo, đến chết không thay đổi; dùng tâm vô vihành Đạo vô vi, tinh tiến không chểnh mảng, trước sau như một.

   

Tâm thành thì mới linh, linh thì mới cảm, cảm thì mới ứng. Lòng chân thành có thể cảm động người, lòng chí thành mới có thể cảm động trời.

 

n  Bảo thủ, chính là ôm giữ Đạo mà phụng hành ( làm theo ), giữ lấy thật kỹ cái Đạo tâm vốn có không để cho mất đi.

 

Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành.

giữ gìn lương tri lương năng của mình, không để cho mê muội mất đi.

 

n  Nhan Tử : “ Đắc nhất thiện tắc, quyền quyền phục ưng, nhi vật thất chi 

Ý nghĩa :    “ Đắc Đạo này không dám bỏ, một lòng một dạ phụng trì Đại Đạo, lúc nào cũng lo sợ bị mất đi. ”

 

 

Điều 2 : thật tâm sám hối.

 

Đây là nguyện lớn thứ 2 mà đạo thân càn đạo đã lậpCòn khôn đạo thì ( thật tâm tu luyện ). Sám hối và thật tâm tu luyện giống nhau rất nhiều. Nghiêm khắc mà nói thì là như nhau. Bởi vì có lỗi sai thì phải sám hối. Còn làm không tốt nên mới phải tu luyện. Cho nên ý nghĩa của sám hối và tu luyện là gần giống nhau.

 

Thật tâm sám hối : sau khi chúng ta cầu đạo, chúng ta bắt đầu làm lại con người mới, bắt đầu phải phản tỉnh bản thân mình, bởi vì sau khi mình cầu đạo, mình biết mình là Phật, mình từ cái tâm của phàm phu nâng cao đến tâm của phật. Cho nên bây giờ chúng ta dựa vào tiêu chuẩn của Phật, tiêu chuẩn của ơn trên để phản tỉnh bản thân mình, mình sẽ phát hiện trước đây mình có rất nhiều tội lỗi sai lầm. Những tội lỗi sai lầm mà quá khứ đã từng phạm, hôm nay chúng ta phải sám, phải hối và không bao giờ tái phạm nữa.

 

Sám chính là sự biểu lộ với ơn trên, với nội tâm, biểu lộ mình trước đây đã phạm qua những lỗi lầm gì.

 

Hối chính là hối cải, không tiếp tục phạm sai. Nếu mình thật sự làm được thật tâm sám hối thì cái này mới là sự sám hối thật sự, chứ không phải là hư giả. Chỉ dùng cái miệng nói sám hối, nhưng trên thực tế tâm không sám hối, sự sám hối hư giả đều không phải là thật tâm sám hối.

 

n  Tục ngữ : “ Nhân phi Thánh Hiền, thùy năng vô quá ”

Ý nghĩa : “ Người không phải là Thánh Hiền, ai mà không có lỗi. ” , “ Quá nhi năng cải, thiện mạc đại ư ”

 

Ý nghĩa :

 

Có lỗi biết sửa, vẫn là người tốt ”

Biết Sai mà có thể sửa, không gì tốt hơn như thế

 

 

n  Thánh Nhân Nhan Hồi không tái phạm cùng một lỗi lần thứ hai.

n  Hôm nay hiểu được sự tôn quý của Đạo, nhân sanh chân đế, thì nên hiệu pháp ( học hỏi làm theo ) Thánh Hiền, biết sai mà có thể sửa, không gì tốt hơn như thế, quá khứ của trước đây chẳng nên nghĩ đến nữa, con người chỉ cần sửa sai tự đổi mới thì có thể vượt qua số mệnh, số mệnh không thể trói buộc được.

 

n  Tu hành phải đòi hỏi tự bản thân, mở lời không bàn chuyện thị phi của người khác.

n  Chỗ đáng quý của Thánh Nhân không phải là hoàn thiện như ngọc không tì vết, mà ở chỗ biết sai có thể sửa. Phàm phu sở dĩ là phàm phu vì không biết lỗi, lại còn trang sức che đậy và  cũng không sửa lỗi.

 

Khôn đạo phải thật tâm tu luyện. Tục ngữ nói : kiếp trước tội nghiệp nặng, kiếp này làm thân nữ – “ Ngũ lậu chi thể ”. Quá khứ có một câu nói như thế. Kiếp trước tội nghiệp tương đối nặng, nên kiếp này chuyển kiếp làm thân nữ. Đó là cách nói trước đây. Khôn đạo từ xưa tu hành không dễ.

Bây giờ chúng ta không thể nói những cô gái chuyển kiếp làm khôn đạo - những phụ nữ tu hành thì chúng ta gọi họ là khôn đạo. Đạo thân khôn đạo nếu thành tâm tu bàn, thì không phải là người có tội nghiệp thâm trọng, bởi vì Lão Mẫu giáng cái đạo này xuống, phải đại khai phổ độ.

 

Dân Quốc năm thứ 19 Sư Tôn Sư Mẫu lãnh thiên mệnh, càn khôn tề độ.

 

Lúc cơ duyên mạt vận này, Lão Mẫu phái những Tiên Phật đã tu thành chánh quả vào thời thanh dương, hồng dương kỳ, tất cả đều xuống phàm trần để đả bang trợ đạo.  Tiên Phật Bồ Tát tại Lý Thiên đều giáng xuống phàm trần, phần đông là đội lớp nữ thân đầu thai làm người Những thần tiên khi đến nhân gian đều sợ đầu thai làm càn đạo ( làm nam giới ) vì càn đạo sẽ dễ dàng tạo tội. Cho nên họ đều phát nguyện chuyển kiếp làm khôn đạo, cho nên chúng ta hôm nay xem, trong số những đệ tử của Thiên đạo mà thành tâm, chúng ta phát hiện, đạo thân khôn đạo nhiều hơn so với đạo thân càn đạo. Ý nghĩa là đại bộ phận Tiên Phật vào thời điểm này chuyển kiếp làm khôn đạo.

 

Bất kể là Tiên Phật đến chuyển kiếp hoặc là tiền kiếp vì tội nghiệp nặng chuyển làm thân nữ, chúng ta vì cứu chúng sinh, vì về cố hương phật quốc, cho dù bạn là Tiên phật đầu thai giáng thế, nhưng bạn vẫn phải trở về quy vị, bạn đến mà chưa hoàn thành sứ mệnh thì vẫn không có cách để quy vị.

 

Cho nên chúng ta vẫn phải thật tâm tu luyệnChúng ta muốn dẫn độ chúng sinh thì bản thân chúng ta phải tu luyện tốt. Còn những người khác mà do tội nghiệp đến đầu thai, không phải là Tiên Phật thừa nguyện đến để đầu thai, những đạo thân khôn đạo này lại càng phải trân trọng mà tu luyện. Tu luyện chính là bỏ đi những tói hư tật xấu, tính nóng nảy. Đem cái tâm tính toán, tà tâm, tà niệm, cái tâm bất thiện, tất cả đều đem dẹp bỏ. Mình thật sự làm tới thì là tu luyện. Cho nên, trong thập điều đại nguyện, điều thứ hai chính là thật tâm sám hối, thật tâm tu luyện.

 

 

Điều  3 :  không được có hư tâm giả ý.

 

Chúng ta tu đạo không thể chỉ treo cái danh tôi đến cầu đạo, sau khi cầu đạo thì cái đạo này không quan hệ gì với tôi, sau đó nói với người ta rằng tôi đã cầu đạo rồi, tôi là người tu đạoCái này chính là hư tâm giả ý. Trên thực tế, bạn chưa thực sự chơn tâm tu luyện, cũng không có sám hối, chẳng qua chỉ là treo cái danh cầu qua đạo, nhưng không có chơn tâm tu đạo. Vậy thì làm sao chơn tâm tu đạo đây ? Người tu hành chúng ta tu hành phải dùng lấy chơn tâmChơn tâm tu hành, chơn tâm hành thiện, chơn tâm đi cứu độ chúng sinh thì mình mới có thể thành đạo, mới có thể thành Phật. Cho nên, tu hành không thể có hư tâm giả ý, đó là điều thứ 3 của thập điều đại nguyện.

 

Hư tâm chính là tâm có tình cảm giả, không chân thật.

Hình dung về hư tâm giả ý có :

 

    Khẩu thị tâm phi, nói một đằng, làm một nẻo, dương phụng âm vi ( bên ngoài giả bộ thành tâm, cung phụng, vâng lời, bên trong làm việc trái với đạo lý ), tự gạt mình và gạt người khác, đầu cọp đuôi rắn, dối trá lừa lọc, chẳng tí thành thật, mượn danh nghĩa của Đạo để được lợi ích ( danh lợi ) cho mình.

 

Tu Đạo phải chân tâm chân ý, không đạo đức giả, thật thà tu hành, nếu không thể thường thấy bổn tính, nhận biết được bổn tâm của mình thì không thể thường nảy sinh trí tuệ

 

Người mang hai bộ mặt, bề ngoài làm bộ thành tâm cung phụng, nhưng bên trong lòng thì ngược lại              

 

Tu Đạo giống như đối mặt với tấm gương

Thầy đã từng khích lệ chúng ta :

 

   Làm người xử thế phải dùng trái tim chân thành để đối mặt. Dựa vào trái tim thật lòng mới có thể cầu được thiên tâm.

 

Người Quân Tử thật sự : Tu Đạo phải thực tiễn ra sức mà làm, bỏ công thật sự mà thực hành việc thiện.

 

Quân Tử làm thế nào có thể thận độc ?

 

Làm chuyện xấu không thể nhìn thấy người trong bóng tối, mắt của Thần giống như tia chớp điện, những lời nói riêng tư của nhân gian trên trời nghe vang như sấm. Tiên Phật sẽ giám sát.

 

 

Điều  4 :  là không được thối rút bất tiền.

 

Tu đạo là một con đường không quay đầu, cho dù phía trước có rất nhiều những khó khăn trở ngại chông gai khảo nghiệm đi chăng nữa. Ví dụ những kẻ lưu manh làm điều xấu, thân tại giang hồ, thân bất do kỷ, họ không cách nào bỏ tà quy chánh, cho nên thường ví von mình chạy trên con đường không thể quay đầu, chạy trên con đường địa ngục. Hôm nay, những người cầu đạo chúng ta đây, tuy chúng ta dùng không quay đầu để ví von, nhưng cái không quay đầu của bọn lưu manh là chạy hướng theo đường địa ngục, còn đệ tử Thiên Đạo, người tu hành, cái không quay đầu của chúng ta là chạy hướng theo con đường thành PhậtCũng đều là không quay đầu, nhưng con đường chạy không giống nhau. Đệ tử Thiên đạo chúng ta là tu đạo thành phật không quay đầu, không phải là cái không quay đầu chạy hướng theo địa ngục. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. Trước khi chưa thành Phật, đương nhiên không thể từ bỏ, phải tiếp tục nỗ lực. chưa thành Phật thì tôi tuyệt đối không chịu buông bỏ, đó chính là mãi tiến về phía trước, không có thối rút bất tiền. Vậy sau khi chúng ta đã thành Phật, có phải chúng ta nói mình đã thành Phật rồi, không cần tiếp tục làm chuyện của Phật nữa ? mà là đời đời kiếp kiếp đều phải cứu độ chúng sinh. Đây là con đường không quay lại, mãi thẳng tiến về trước. Đời đời kiếp kiếp đều phải thành Phật, đều phải làm công việc của Phật. Nếu mình tu hành mà dùng cái tâm thế này thì mình mãi mãi tiến về phía trước.

 

·        Chí tu đạo kiên hằng, ban đầu siêng năng, cuối cùng chểnh mảng sẽ không thành. Nghịch lui thuận tiến, lúc làm lúc ngưng không phải là hiền năng kiệt xuất.

 

·        Tâm sanh thối chí, đều do nhận lý bất chân, lòng tin không vững, tự mình bị đắm mê quá nặng, gặp phải khó khăn hiểm trở thì không chiến đấu mà run sợ ( được duyên mà lại mất duyên ).

 

·        Liên lụy tới Tổ Tiên dưới quỷ môn quan mới là việc hệ trọng.

 

·        Tu đạo giống như là  “ Nghịch thủy hành châu ( Thuyền đi ngược dòng nước )

 

Chân Đạo chân khảo nghiệm chân tâm; hữu tình vô tình thử căn cơ, miếng ngọc đẹp phải thông qua giũa mài mới thành, lòng kiên định mới có thể bước lên thang leo tường pháo đài

 

Quá trình tu đạo phải có thể biến hoàn cảnh khó khăn, chướng ngại trước mắt thành bàn đạp tiến lên của chúng ta.

 

·        Mạnh Tử : Khi trời giáng trách nhiệm lớn cho một ai đó thì trước tiên tất sẽ làm khổ tâm trí của người đó…

 

·        Học tập và làm theo tinh thần của Thánh Hiền : nghìn lần mài luyện vẫn không thay lòng, gặp vạn khó khăn cũng không thối chí.

 

·        Viện trưởng sư huynh nói rằng :

“ Con đường Tây Thiên tuy xa, đi được một khoảng cách thì gần một khoảng. ”

 

·        Tiền nhân : “Đời người không có hoả diệm sơn nào mà không vượt qua được ”

 

·        Dụng tâm cố gắng tu bàn, khó khăn tự nhiên được giải quyết ổn thoả !

 

 

Điều  5 : không thể khi sư diệt tổ.

 

 

Sư ở đây là chỉ Sư Tôn, Sư Mẫu của chúng ta. Hôm nay, chúng ta có thê đắc cái đạo này là do có Thiên Mệnh Minh Sư. Hiện nay Thiên Mệnh Minh Sư chính là Tế Công Hoạt Phật và Nguyệt Tuệ Bồ Tát. Tế công Hoạt Phật là sư tôn của chúng ta. Nguyệt tuệ Bồ Tát là sư mẫu của chúng ta. Sau khi chúng ta đã cầu đạo, chúng ta đã đi vào đạo bàn của Thầy, đi vào cái đạo của thầy, chính là cái đạo của ơn trên, bởi vì Thầy là Thiên Mệnh Minh Sư, phụng mệnh của Lão Mẫu để cứu độ chúng sinh. Cho nên chúng ta đã vào cái đạo môn của Thầy rồi thì chúng ta không lại quy y những pháp môn tôn giáo khác.

 

Nếu lại quy y các tôn giáo khác thì chính là khi sư diệt tổ. Diệt Tổ chính là quên đi cái nguồn ( căn nguyên ) của mình. Cái gốc của chúng ta chính là một đường kim tuyến. Từ người cầu đạo là chúng ta hướng lên trên thì là Dẫn Bảo Sư của chúng ta, trên nữa chính là Điểm Truyền Sư thay mặt cho thầy Tế Công. Lên nữa là Tiền Nhân, Lão Tiền Nhân của chúng ta, trên nữa là Sư Tôn, Sư Mẫu, trên nữa là Di Lặc Tổ Sư, trên nữa là Vô Cực Lão Mẫu. Cái này chính là cái gốc của chúng ta, cái đường kim tuyến này, chúng ta không nên rời khỏi đường kim tuyến này. Rời khỏi đường kim tuyến này thì là khi sư diệt tổ, vong ân phụ nghĩa, quên đi cái căn nguyên ( gốc rễ ) của mình. Cái Đạo mà Lão Mẫu ban cho chúng ta là cái Đạo có thể thành tựu làm Phật mà chúng ta cũng không nguyện tu, vậy thì có thể về được không ? Cho nên khi sư diệt tổ chính là sau khi cầu đạo mà lại đi quy y những tôn giáo khác. Như vậy không nghi ngờ gì chính là rời khỏi Thiên Bàn, rời khỏi Thiên Bàn thì không thể về cố hương, về không được Vô Cực Lý Thiên để gặp lại Lão Mẫu. Về không được vô cực Lý Thiên thì thoát không khỏi vòng sinh tử.

 

·        Khi sư :    chính là lừa gạt Thầy, không tuân theo Phật quy, lời dạy của Thầy.

 

·        Diệt tổ :    là chỉ về việc không tôn kính Tổ Sư và Tổ Tiên, ngạo mạn vô lễ với Thầy, tự đại không giữ bổn phận, không làm theo Thầy mà lại tự ý làm bừa.  

 

Tu Đạo phải uống nước nhớ nguồn

Sư là người truyền “Đạo”, truyền dạy và giải hoặc ( xoá bỏ những thắc mắc )

Tri ân, cảm ân, báo ân

Phải hiểu được chí hướng của Thầy, chia sẻ cùng Thầy nỗi lo âu và giúp đỡ, phổ độ chúng sinh

Tiên Phật nói : 

Khi Sư diệt Tổ gan tày trời,

tôn Sư trọng Đạo là thuận thiên.

Nhất thế Sư sinh vạn vạn niên  , dù con công cao vô lượng biên, quên Sư tính mệnh khó bảo tồn.

 

   Những hành vi nên có của đệ tử :

   

Không quên ơn Thầy, hiểu được lòng Thầy, tôn trọng lời dạy của Thầy, làm theo Thầy, kế thừa chí hướng của thầy, hành Đạo của Thầy, liễu nguyện của Thầy, mãi mãi không quay lưng trở mặt.

 

Điều 6 : không miễu thị ( xem thường ) Tiền Nhân.

 

Tiền Nhân theo nghĩa hẹp chính là chỉ Tiền Nhân của đạo trường chúng ta.  

 

Ø Tiền nhân theo nghĩa rộng là ( Tiền Hiền ) rộng chỉ tất cả những người khai hoang xiển đạo, độ hoá thành toàn chúng ta, bao gồm Điểm Truyền Sư, Dẫn Bảo Sư và các bậc tiền bối tu đạo sớm hơn chúng ta. Những người cầu đạo trước chúng ta đều là Tiền Nhân, hoặc những người tu đạo tốt hơn chúng ta đều có thể gọi là Tiền Nhân. Đối với những Tiền Nhân trên đạo trường của chúng ta, tiền bối của chúng ta hoặc những tiền bối tu hành tốt hơn chúng ta, chúng ta có thể miễu thị ( xem thường ) họ không ? đương nhiên không thể miễu thị họ. Đặc biệt những Tiền Nhân trên đạo trường của chúng ta vì sinh mệnh của chúng ta, lại còn vì sinh mệnh của cửu huyền thất tổ chúng ta, mỗi ngày đều phải vì thành toàn mỗi một chúng sinh chúng ta mà rất là vất vả, vì đạo mà bôn ba, chúng ta làm sao có thể miễu thị Tiền Nhân của mình, miễu thị Điểm Truyền Sư, Dẫn Bảo Sư và những tiền bối trên đạo trường chúng ta, chúng ta đều không thể miễu thị họ được. “ Thảo mộc không rễ chẳng thể sinh.Người không được dẫn tiến thì đường khó đi ”. Ân của Tiền Nhân là không được quên. Con người là vạn vật chí linh, phải biết cảm ơn và báo đáp.

 

 

Điều  7 : phải tuân thủ Phật quy.

 

Phật quy là những tiêu chuẩn để thành Phật, những quy định của ơn trên, cũng là những quy củ, giới luật phải tuân thủ của người tu hành. Nếu chúng ta tu hành không tuân thủ phật quy, vậy làm sao có thể xem là người tu hành, làm sao mà có thể thành Phật ?

 

·        Quốc có Quốc Pháp, Gia có Gia quy

·        Phật quy là giới luật của Trời, các điều giới cấm của người tu đạo,  giữ kỹ mới có thể quay về cố hương.

 

·        Phật quy cũng là để thu nhiếp cái tâm đã buông thả về và hàng phục cái tâm cống cao ngã mạn, để cho thân, tâm, khẩu cũng đều được đoan chính.

 

·        Khởi tâm động niệm không hợp Trung Đạo chính là không tuân thủ Phật quy.

 

·        Tu Đạo giữ giới luật ( thân, khẩu, ý ) 3 nghiệp thanh tịnh mới có thể thoát khỏi sinh tử luân hồi.

·        Phật Đà thành Đạo khích lệ đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy.

·        Thầy Tế Công Hoạt Phật :  giữ ngũ giới

·        Lão Tiền nhân :                Tam thanh Tứ chánh

·        Lữ Pháp luật chủ :  Dĩ ngôn tải Đạo, dĩ thân thị Đạo.

·        “ Có giữ có hộ tị, không giữ chuyện nảy sinh”

·        Phật quy nghiêm nghị, xúc phạm Phật quy khó thành Đạo.

·        Tiên Phật nói

 

Tu đạo bất tương Phật quy thủ

bằng hà tu dưỡng đăng thiên thê

Phật quy nãi thị thiên giới luật

bất tuân yên năng cố gia quy.

 

Ý nghĩa :           Tu đạo chẳng gìn giữ Phật quy

                     Dựa gì tu dưỡng lên thang trời

                     Phật quy chính là luật thiên giới

                     Chẳng tuân sao có thể về trời

 

 

  • Nguồn gốc Phật quy

 


Do Sư Tôn định ra vào năm Dân Quốc 28.

   ( Tạm định Phật quy lễ tiết )

 

·        Các loại Phật quy

 

Tham giá, từ giá, hiến hương sáng tối

* Hiến cúng, mồng một, mười lăm

* Thỉnh đàn……

 

Ý nghĩa của việc khấu đầu lạy Phật

1.  Tôn kính đức hạnh của Tiên Phật

2.  Noi theo đạo nghĩa và phẩm hạnh của Tiên Phật.

3.  Đốn ngộ việc Phật ở nơi tự thânngoài thân vô Phật.

 

·        Phật đường hữu hình

                                      phải tuân thủ Phật quy

·        Phật đường vô hình ( Phật đường tự tánh )

càng không thể điên đảo thác loạn, nếu không tức là không giữ Phật quy.

 

Hàm nghĩa bên trong của Lễ

 

·        1. Sư Tôn

“ Tiên Vương chi đạo, dĩ chánh tâm tu thân vi bổn. Thánh Nhân chi giáodĩ lễ môn nghi lộ vi tiên. ”

 

Ý nghĩa :

Đạo của các bậc Tiên Vương là dựa vào chánh tâm tu thân làm gốc.

Giáo lý của Thánh Nhân là dựa vào đạo lễ nghi mà quân tử tuân theo.

 

·        2. Khổng Tử Bất học lễvô dĩ lập

 

Ý nghĩa : Không học lễ nghi thì chẳng có chỗ đứng trong xã hội.

 

 

  • Bạch Thủy Thánh Đế rằng 

 

 

o   Khiêm cung đối với bậc trưởng bối là bổn phận

o   Khiêm tốn đối với bậc ngang hàng là ( ôn ) hòa ( lương ) thiện

o   Không kiêu căng tự phụ đối với vãn bối thì là cao quý

o   Khiêm cung đối với tất cả mọi người thì an toàn.

 

 

Điều 8 : không được tiết lộ thiên cơ.

 

 

Tiết lộ Thiên cơ là chỉ mang cơ mật của ơn trên tùy ý mà tiết lộ. Tu Đạo phải cẩn ngôn thận hành, không tùy tiện nói về thiên cơ mật bảo.

 

Thiên cơ cũng có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp chính là cái tam Bảo mà Thầy Tế công truyền thụ lúc chúng ta cầu đạo.   Nay gặp thời điểm tốt, phổ độ Tam Tào, thiên cơ mật bảo bắt đầu giáng phàm. Xưa kia thì “ Đạo bất truyền lục nhĩ ” ( đạo không truyền cho người thứ 3 ) . Sự truyền thụ Tánh lý tâm pháp ( tam bảo tâm pháp ) từ xưa đến nay, đều là đơn truyền độc thụ, đồng thời là do Minh Sư có lãnh thụ thiên mệnh mới có thể truyền thụ, chúng ta không được tuỳ tiện tiết lộ, nếu không dễ dẫn dắt sai cho chúng sinh, và cứ thế sai lầm tiếp tục truyền xuống. Tùy ý tiết lộ thì dễ làm trở ngại nhân duyên cầu Đạo của người khác. Cơ chưa chín, duyên chưa mùi, không thể tùy tiện khai thị Đạo siêu sinh liễu tử. Do đó tam bảo tâm pháp là Thiên cơ mật bảo, không thể tiết lộ, tiết lộ thiên cơ, tất chịu thiên khiển ( trời trừng phạt )

 

Thiên cơ cũng có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp chính là cái Tam Bảo mà Thiên mệnh Minh Sư Tế Công Hoạt Phật đã truyền thụ lúc chúng ta cầu đạo. Nghĩa rộng là phàm những gì không thể nói cho họ biết, nói cho họ biết rồi nhưng đối với họ chẳng có giúp ích gì, ngược lại lại khảo rớt việc tu đạo của họ ( ví dụ như : những thị thi phi phi trên đạo trường ... ), những lời nói đó cũng được xem như là thiên cơ, thì không được nói với họ. Nói rồi thì khảo rớt họ, như vậy là mình có tội, bởi vậy nên không thể tiết lộ thiên cơ, Điều không thể nói với họ mà mình lại nói, chính là tiết lộ thiên cơ. Chúng ta phải lấy đạo làm tiêu chuẩn. Có thể làm tăng trưởng đạo tâm của người ta, khiến người ta có thể phát ra tâm bồ đề, có thể phát ra tâm tu hành tinh tiến. Cái nên nói thì chúng ta nói, cái mà sẽ khảo rớt người thì chúng ta không nên nói, bởi vì những lời nói này đối với người bị khảo chính là thiên cơ. Đó là thiên cơ theo nghĩa rộng.

 

 

Điều 9 :  Không được nặc đạo bất hiện.

 

Nặc đạo có nghĩa là che giấu đạoHiện có nghĩa là đem đạo hiện ra ngoài. Chúng ta hôm nay cầu đạo không dễ dàng. Ơn trên giáng đạo, trời đất không thể nói, chỉ có thể nhờ người có thể hoằng đạo. Hôm nay chúng ta cầu đạo, đạo có thể giúp con người liễu thoát sinh tử luân hồi. Chúng ta làm sao có thể đem cái đại đạo bảo quý như thế này che giấu. Cái gọi là che giấu chính là mình đã cầu đạo rồi mà không khuyên và dẫn độ người khác đến cầu đạo, cái này cũng ví như là mình đem cái đạo che giấu đi mất. Tuyệt đối không được đem đạo che giấu đi. Sau khi cầu đạo, chúng ta phải hiểu được sự bảo quý của đạo, tiếp tục mà đem cái đạo này đi khuyên độ người đến cầu đạo. Nếu có thể làm được như vậy thì là đã làm được 9 điều đại nguyện rồi, cũng có nghĩa là nói rằng chúng ta không có nặc đạo bất hiện.

 

n  Sau khi đắc Đạo không tuyên dương Đạo Nghĩatuy biết đại đạo quý báo mà không độ người khác, thậm chí sợ người ta biết tới, chỉ có vẹn toàn cho bản thân mình, không thể vẹn toàn cho  Thiên hạ thì gọi là Nặc Đạo bất hiện.

 

·        Tu Đạo phải có tâm từ bi, Nặc đạo bất hiện ngộ nguyên nhơn.

 

    Trời vốn dĩ không lời, cậy vào người mà khuyến hóa.

 

Người nếu không khuyến hóa thì làm sao có thể nghe Đạo.

    Bản thân có thể cầu Đạo, đều là Tiền nhân độ hóa.

 

·        Tự cổ thành Phật đều do độ thế.

·        “ Kỷ lập lập nhân, kỷ đạt đạt nhân Đạo đồng vấn ”. “ Thôi kỷ cập nhân ”

(  Bản thân phải tốt mới giúp cho người ta tốt, mình đạt được thì phải giúp cho người ta đạt được , tự thúc giục mình tu đạo thì cũng phải thúc giục người ta tu  đạo )

 

Người tu Đạo nên theo tinh thần “ Đồng thể đại bi, vô duyên đại từ ” , dựa vào việc độ người cầu Đạo, khuyên người hướng Đạo để xiển dương ý nghĩa thật sự của chân lý đại Đạo, không nên chỉ cầu cái tốt cho bản thân mình ( độc thiện kỳ thân ), hành động tự tư tự lợi.

 

Khi bạn gặp phải sự vật tốt đẹp thì việc làm đầu tiên mà phải làm là đem nó chia sẻ với những người xung quanh. Như vậy, sự vật tốt đẹp mới có thể phát tán rộng rãi tự do tự tại trên thế giới này.

 

 

 

Điều cuối cùng nhất trong thập điều đại nguyện là …

 

Càn đạo :   bất lượng lực nhi vi ( không lượng sức mà làm )

Khôn đạo : bất thành tâm tu luyện

 

n  Cái thói mà càn đạo tương đối dễ mắc phải chính là thói thích khoác lác, không lượng sức mà làm, sau đó đem lại cho bản thân mình rất nhiều những khảo nghiệm và phiền phức. Cho nên, Sư Tôn Sư Mẫu của chúng ta trong thập điều đại nguyện đã đem “ lượng sức mà làm ” liệt vào trong thập điều đại nguyện. Lượng sức mà làm có nghĩa là có bao nhiêu sức thì làm bấy nhiêu việc, cũng có  nghĩa là hành động theo vị trí mà mình đang đứng, tùy duyên tùy hóa. Chúng ta có thể gánh vác trọng trách bao nhiêu thì chúng ta gánh vác bấy nhiêu. Tu đạo nhất định phải lượng sức mà làm, nếu không, năng lực không đủ nhưng lại làm ra những hành vi vượt quá năng lực thì sẽ gặp phải khảo nghiệm. Khảo nghiệm tuy là đang thành tựu cho mình, nhưng những khảo nghiệm không cần thiết thì chúng ta không nên tự chuốc lấy. Ngoài ra, nếu bản thân mình có năng lực có thể gánh vác sứ mệnh, trách nhiệm, có thể làm nhưng lại không chịu làm, hoặc không tận hết sức mà làm, đấy cũng là không lượng sức mà làm.

 

n  Sách Trung Dung : “ Quân Tử giữ bổn vị của mình mà đi làm, không yêu cầu ngoài địa vị của mình, ở địa vị phú quý thì dùng tiền tài và thế lực để cứu tế bần khổ, ở địa vị bần tiện thì tự tu bản thân mình, với hoàn cảnh hoạn nạn cũng có thể chịu đựng được, nếu như vào nơi chưa được khai hóa, cũng có thể an nhàn qua cuộc sống ”.

 

n  Tu đạo phải lượng sức mình mà hành tam thí :

 

1. Tài thí        2. Pháp thí               3. Vô úy thí

 

n  Vì Sao lại không chịu lượng sức mà làm ?

Vì Không nhìn thấu được gông cùm tình yêu, xem tiền tài như mạng sống.

 

n  Kết quả của việc không lượng sức mà làm

Lỡ qua thời điểm, thời cơ tốt đẹp thì khó mà gặp lại.

 

Khôn đạo phải thành tâm tu luyện, phải chân thành tu luyện.

 

o   Bất thành tâm tu luyện chính là không dụng tâm nỗ lực tu tâm luyện tánh.

 

o   Bổn tánh của chúng ta là quang minh lỗi lạc, nhất trần bất nhiễm ( không nhiễm tí bụi ), nhưng do lưu lạc nơi hồng trần mới bị nhiễm thói hư tật xấu. Tu Đạo chính là phải lúc nào cũng cần mẫn lau chùi, rửa sạch tâm tánh và trừ bỏ tất cả những tạp niệm để lương tri lương năng hiện ra phía trước.

 

o   Mượn giả tu chơn, khôi phục Phật tính quang minh.

 

VD : Thay đổi thói hư, bỏ tính nóng nảy…

 

Khôn đạo trước đây chưa bao giờ được độ chung với càn đạo, Cho nên càng phải nắm bắt lấy kiếp này

 

Chúng ta lúc cầu Đạo, Điểm Truyền Sư lễ chúc nói rằng : “ Nếu như các vị nguyện mà không liễu thì khó mà phản hồi cố hương ”

 

Kiếp này chẳng hướng thân này độ

Đợi đến khi nào độ thân này ?

 

Ở trên là thập điều đại nguyện mà chúng ta đã phát lúc cầu đạo. Bởi vì mình có phát thập điều đại nguyện này, ơn trên Lão Mẫu mới để cho thầy Tế Công Hoạt Phật đem cái thiên cơ tam bảo này truyền thụ cho. Hôm nay, nếu chúng ta sau khi cầu đạo, không có dựa theo thập điều đại nguyện này mà làm thì sẽ chịu sự cộng giám của Thiên Nhân, chịu sự khiển trách của lương tâm.

 

Sư Tôn Sư Mẫu truyền thụ cho chúng ta cái đại đạo này, là hy vọng chúng ta có thể thành phật, cũng chính là hy vọng chúng ta đoạn nhân quả, chặt đứt những cái nhân ác xấu, liễu dứt những ác quả, cho nên bắt đầu lại làm một con người mới hoàn toàn, dạy chúng ta làm sao tu hành, chính là dựa vào thập điều đại nguyện này mà làm, vậy thì có thể tiêu tội nghiệpChỉ cần theo thập điều đại nguyện đi làm, nội tu phẩm đức, ngoại kiến lập công đức. Mình có công đức đương nhiên có thể trả sạch những món nợ oan nghiệt, trả sạch các tội nghiệp, cho nên sẽ không phải gánh chịu những nhân duyên quả báo, sẽ không có oan khuyến chủ nợ đến đòi nợ, không phải chết thảm ngoài ý muốn.

 

Có những người mắc một số bệnh quái dị, bác sĩ dù cho có y thuật cao minh đến đâu đi nữa cũng không có cách nào chữa trị, đó là bệnh gì ? bệnh nhân quả, oan khuyến chủ nợ đang đến đòi. Mọi người đều có oan khuyến chủ nợ.

 

Vậy chúng ta người tu hành hôm nay, những đệ tử cầu Thiên Đạo có các món nợ oan nghiệt không ? đương nhiên là có. Người không có cầu đạo có những món nợ oan nghiệt không ? đương nhiên vẫn có. Nhưng người cầu đạo biết hành công lập đức thì có thể tiêu được các món nợ oan nghiệt, bởi vì Sư Tôn đã chỉ dẫn cho chúng ta thập điều đại nguyện này. Thập điều đại nguyện này bảo với chúng ta chỉ cần tu thật tốt thì chúng ta không bị mắc vào những căn bệnh nhân quả. Cho nên, nếu mình không tình nguyện làm theo thập điều đại nguyện này, vẫn cứ thích sống giống như những kẻ phàm phu, vậy thì mình vẫn phải chịu những sự báo ứng nhân quả giống như những kẻ phàm phu vậy. Phàm phu tạo tội lỗi sai trái có phải chuốc lấy nhân quả hay không ? chuốc lấy nhân quả chính là chịu thiên khiển lôi chu.

 

Hôm nay Sư Tôn Sư Mẫu từ bi của chúng ta vì không muốn chúng ta chuốc lấy những nhân quả báo ứng không tốt này, vì không muốn chúng ta giống như những kẻ phàm phu chịu thiên khiển lôi chu, cho nên mới định xuống thập điều đại nguyện này, chính là mười điều thiện nguyện để khi chúng ta tu hành mà làm thật tốt, chúng ta tự nhiên có thể tránh xa thiên khiển lôi chu, tránh xa những nhân quả báo ứng này.

 

Nguyện thụ chính là tự mình cam nguyện chịu những nhân quả báo ứng này, bởi vì mình không muốn tu đạo. Nên nhớ rằng những người không có cầu đạo, không có lập xuống 10 điều nguyện lớn này thì làm sai tạo ác vẫn phải chịu sự trừng phạt của luật nhân quả báo ứng, cũng chính là sự trừng phạt của ơn trênPhàm phu không có cầu đạo, không biết dựa theo thập điều đại nguyện này mà làm thì lại càng phải chịu thiên khiển lôi chu nhiều hơn.

 

Sư Tôn Sư Mẫu rất từ bi, không muốn chúng ta giống như những kẻ phàm phu phải chịu những sự bức hại của nhân quả báo ứng, cho nên bảo với chúng ta rằng : chỉ cần chúng ta dựa theo thập điều đại nguyện này mà làm, thì sẽ không phải chịu thiên khiển lôi chu. Ý nghĩa chính là như vậy. Phải biết rằng chúng ta phát ra thập điều đại nguyện này không phải bảo mình phát lời thề độcmà là dạy chúng ta phát nguyện thật tốt mà tồn tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt, sau đó mình sẽ không phải giống như kẻ phàm phu phải chịu nhân quả báo ứng, sự khiển trách của ơn trên.

 

n  Cầu đạo quả thật rất tốt, nhưng cầu đạo, sau đó muốn thành đạo và chứng quả thì phải theo thập điều đại nguyện mà thực hành. Lập nguyện liễu nguyện, Thành đạo trên trời, danh lưu nhân gian.

 

Tóm lại, Thập điều đại nguyện là chuẩn tắc tu hành viên mãn vừa cụ thể vừa thiết thực. Dựa theo nguyện lực mà tu hành, kiếp này tu kiếp này cũng có thể thành Phật đạothù thắng vô cùng

Số lượt xem : 803