BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Siêu sanh liễu tử

Tác giả liangfulai on 2023-07-07 09:31:35
/Siêu sanh liễu tử

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc cầu đạo đối với đời người của chúng ta là ở chỗ “ siêu sanh liễu tử ”, thông qua nghi thức này thì sự sinh tử luân hồi như trước kia đã bị chặt đứt rồi, những nghiệp lực lôi kéo ước thúc chúng ta đoạ lạc cũng theo đó mà bị chặt đứt, từ đây chúng ta chẳng lại luân hồi nơi biển khổ.


 Do vậy “ Siêu sanh liễu tử ” là chỗ thù thắng nhất của Tiên Thiên Đại Đạo, cũng là do đại nguyện từ bi rộng lớn của Di Lặc Tổ Sư, thế nhưng điều này chẳng biểu thị rằng các đệ tử của Tiên Thiên Đại Đạo có đặc quyền, có thể tạo ác mà chẳng phải chịu báo. Những người đã cầu đạo siêu sanh liễu tử mà tạo nghiệp thì vẫn là phải thọ báo. Do vậy mà cầu đạo đắc đạo rồi sau đó vẫn phải tu đạo, gọi là đắc trước tu sau.

 

 

 

 

“ Minh Sư một chỉ siêu sanh liễu tử ” đấy là chỗ đáng quý nhất của Tiên Thiên Đại Đạo, nhưng lại cũng là chỗ khó tin nhất. Nếu có thể tin tưởng trọn vẹn, thì con đường tu đạo có thể nói là nhất chỉ trực siêu, ngay lúc ấy khế nhập Vô Cực Lí Thiên, là một loại pháp môn tu hành nhanh chóng giản tiện nhất.

 

Có người hỏi rằng : Minh Sư một chỉ siêu sanh liễu tử, còn những người tu hành của Ngũ Giáo khổ tu cả đời thì lại chưa chắc có thể siêu sanh liễu tử, lẽ nào các đệ tử Tiên Thiên Đại Đạo có đặc quyền hay sao ?

 

Người bình thường nhìn thấy các đệ tử Tiên Thiên Đại Đạo tu một cách nhẹ nhàng thanh thản chẳng cần phải xuất gia, chẳng cần phải khổ tu, thậm chí cầu đạo chẳng tu đạo bèn đã bảo đảm siêu sanh liễu tử, bởi thế mà cảm thấy có chỗ bất bình. Trên thực tế thì một người có thể đắc thụ một chỉ của Thiên Mệnh Minh Sư chẳng phải là vô duyên vô cớ đâu, mà là do nhân lành mà họ đã gieo trồng trong luỹ kiếp đến nay cuối cùng đã kết quả.

 

Rất nhiều người không tin rằng Minh Sư một chỉ siêu sanh liễu tử, bởi vì rất nhiều những người đến cầu đạo vốn chẳng phải là những người mà có đạo đức hơn người, vả lại còn có một số người cầu đạo rồi mà chẳng tin cũng chẳng tu, thói xấu đầy người, lẽ nào như vậy thì bèn có thể siêu sanh liễu tử ?

 

Trước tiên chúng ta phải biết rằng siêu sanh liễu tử chỉ là đoạn dứt sinh tử luân hồi, chẳng thoái chuyển, chớ không phải là thành Phật. Một người siêu sanh liễu tử chẳng phải là không cần tu hành nữa rồi, mà là phải hướng tiến đến việc thành Phật, tu vẫn phải tu đấy. Mặt khác, chúng ta cân nhắc một người phải chăng có đủ các nhân duyên thiện căn phước đức, phải chăng đủ tư cách để siêu sanh liễu tử ? không thể từ những hành vi việc làm của trước mắt hoặc kiếp này để làm sự phán đoán được.

 

Những quả báo của thiện ác thì có rất nhiều cái vốn chẳng phải là kiếp này hiện báo, ví dụ như có một số người bất hiếu với cha mẹ nhưng lại cứ sinh dưỡng ra một số những đứa con hiếu thảo, vốn chẳng phải là không có thiên lí, cũng chẳng phải là thiện ác chẳng báo, mà là ác quả vẫn chưa chín muồi. Cũng thế, chúng ta nhìn thấy một số những người mà đức hạnh không hoàn mĩ đến cầu đạo, trong lòng nghĩ những người như thế mà cũng siêu sanh liễu tử thì khó tránh quá lời cho họ rồi đó sao ? Thế nhưng những gì mà chúng ta nhìn thấy là rất nhiều những điều bất thiện mà anh ta đã làm kiếp này, chớ chưa nhìn thấy được anh ta luỹ kiếp đến nay bố thí, hành thiện tích đủ thứ âm đức.

 

Lấy ví dụ : Đề-bà-đạt-đa là anh em họ của Phật Thích Ca Mâu Ni, từ nhỏ thì đã đố kị Phật Đà. Sau khi Phật Đà thành Phật rồi, ông ta lại lập đủ thứ ác kế để sát hại Phật, và còn tu các phép tà để gia hại đệ tử của Phật Đà, hiển hiện đủ thức các ác tích , ông ta quả thật là kẻ tội lớn cực ác, chẳng thể dung thứ. Thế nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni thì lại vì ông mà thọ kí ( điểm đạo ) trong hội pháp hoa, ấn khả ông siêu sanh liễu tử, vị lai chắc chắn nhất định thành Phật, vả lại còn kể rằng Đề-bà-đạt-đa trong tiền kiếp đã từng giúp đỡ Phật Đà viên mãn lục độ ba la mật, vì công đức này mà kiếp này có thể được Phật thọ kí ( Phẩm 'Ðề-Bà-Ðạt-Ða' Thứ Mười Hai ).

 

Cũng như vậy, mỗi một đệ tử Tiên Thiên Đại Đạo đều đã từng hành đủ thứ thiện đạo trong luỹ kiếp quá khứ, và còn cung kính lễ bái Di Lặc Tổ Sư, đã kết xuống cái duyên cực sâu mà có thể thụ một chỉ của Minh Sư trong kiếp này. Do đó Minh Sư một chỉ chẳng phải là đặc quyền, mà là điều vô cùng công bằng công chánh đấy. Một người chỉ cần tiến vào được phật đường, chỉ cần có thể thuận lợi cầu đạo, thì biểu thị các thiện nghiệp mà luỹ kiếp đã tạo đã đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên. Do vậy có thể siêu sanh liễu tử chỉ là thiện nhân kết thiện quả, chớ chẳng phải là đặc quyền gì.

 

Nếu là người chẳng hội đủ ba điều kiện này, tự nhiên trong phật đường có hộ pháp khiến cho anh ta chẳng vào được phật đường, chẳng cầu đạo được, trong đạo trường cũng không thiếu loại ví dụ này.

 

Có người hỏi rằng : nếu như cầu đạo có thể siêu sanh liễu tử, vì sao mà rất nhiều người cầu đạo rồi nhưng lại chẳng tin ?

Nếu như lấy con đường đạo để hình dung, tu hành có “ đường khó đi ”, “ đường dễ đi ”, cũng giống như đường có đường lớn, đường nhỏ, đường nhựa, đường đá cuội, có những con đường rất dễ đi, có những con đường rất khó đi. Nhất Quán Đạo thuộc “ đường dễ đi ”, chính là con đường rất dễ tu. Bởi vì quá dễ dàng cho nên rất khó tin.

 

Dễ tu khó tin

 

“ Một chỉ của Minh Sư ” chính là “ được Phật thọ kí ”. Chúng ta cầu đạo chính là Di Lặc Phật vì chúng ta thọ kí.

Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni trong hội pháp hoa vì chúng sinh thọ kí, có 5000 người gồm các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cận sự nam, cận sự nữ không tin mà đứng dậy, lễ Phật rồi ra về. Phật ngồi lặng thinh, không ngăn cản, đủ thấy rằng cầu đạo – cái pháp môn vô thượng này là cần phải rất có thiện căn mới có thể tín nhập, kinh pháp hoa cũng nói đi nói lại rằng : “ pháp đó rất sâu mầu, ít có người tin được ”.

 

 

Chẳng những thế, Phật Đà sau khi vì Đề-bà-đạt-đa thọ kí rồi lại nói : Trong đời vị lai, nếu có kẻ thiện-nam, người thiện-nữ nghe kinh Diệu-Pháp Liên-hoa phẩm Ðề-Bà-Ðạt-Ða mà có thể sinh lòng trong-sạch kính tin chẳng sinh nghi lầm, thời chẳng đọa địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sinh, được vãng sinh ở trước các đức Phật trong mười-phương, chỗ miền đất người đó sinh ra cũng thường được nghe kinh này. Nếu sinh vào cõi nhân thiên thời hưởng sự vui thắng diệu, nếu sinh ở trước Phật thờì từ hoa sen ”.

 

Vì sao mà chỉ cần tin tưởng vào một phẩm kinh Pháp Hoa này thì có phước báo lớn như vậy ?

 

Bởi vì Đề-bà-đạt-đa là một người mà muốn giết Phật Đà, là người mà chẳng có cái ác nào không làm, người như thế này mà Phật Đà còn vì ông ta điểm đạo, để cho ông ta siêu sanh liễu tử được bất thoái chuyển.

Điều này thì giống với việc đại đạo phổ truyền hiện nay. Rất nhiều những người nghiệp nặng cũng đều bởi vì trong kiếp quá khứ đã từng gieo trồng qua thiện duyên mà đắc đạo như nhau, người bình thường rất khó tin rằng kẻ ác cầu đạo được điểm một cái thì siêu sanh liễu tử rồi, thì có thể vãng sanh Di Lặc tịnh độ rồi.

Do vậy Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng nếu người có thể tin mà chẳng sanh nghi hoặc, thì chẳng những không đoạ vào 3 đường ác, vả lại còn bất luận là vãng sanh cõi nước Phật nào thì cũng đều có thể được Phật khai triển pháp hoa thọ kí, cũng có nghĩa là nói nếu có thể tin rằng Minh Sư một chỉ siêu sanh liễu tử thì đời đời kiếp kiếp bất luận là vãng sanh ở chỗ nào cũng đều có thể đắc đạo.

 

Long Nữ bỗng chốc thành Phật

 

 

 

 

Nhất Quán Đạo, chỉ cần có thể tin, thì đã tu thành một nửa rồi.

Trong kinh Pháp Hoa có một thí dụ về Long Nữ bỗng chốc thành Phật quả :

 

Có đứa con gái của vua rồng Ta-Kiệt-La mới tám tuổi mà căn tính lanh lẹ, có trí tuệ, có đủ các nhân duyên căn lành, trong khoảnh sát-na phát tâm bồ đề được bậc bất-thối-chuyển ( ý chỉ điểm huyền ) , biện tài vô ngại, từ bi thương nhớ chúng sanh như con đỏ, công đức đầy đủ, lòng nghĩ miệng nói pháp nhiệm mầu rộng lớn, từ-bi nhân đức khiêm-nhường, ý-chí hòa nhã, nàng ấy có thể đến Bồ-Ðề.

 

Ngài Xá-Lợi-Phất muốn trắc thử xem Long Nữ phải chăng lòng tin kiên định, bèn nói với Long Nữ rằng : Ngươi nói không bao lâu sẽ chứng được đạo vô-thượng, việc đó rất khó tin. Vì sao? Vì thân gái nhơ-uế chẳng phải là pháp-khí, làm thế nào có thể được thành vô - thượng chánh-giác ? Phật Đạo xa rộng phải trải qua vô-lượng kiếp cần khổ chứa nhóm công-hạnh, tu đủ các độ, vậy sau mới thành được. Lại thân người nữ còn có năm điều chướng: một, chẳng được làm Phạm-Thiên-Vương; hai, chẳng được làm Ðế-Thích; ba, chẳng được làm Ma-vương; bốn, chẳng được làm Chuyển-luân Thánh-vương; năm, chẳng được làm Phật. Làm sao mà thân gái được thành Phật mau như vậy ? ".

 

Lúc đó, Long-nữ có một hột châu báu, giá-trị bằng cõi tam-thiên đại-thiên đem dâng đức Phật. Phật liền nhận lấy. Long-nữ nói với Trí-Tích Bồ-Tát cùng tôn-giả Xá-LợI-Phất rằng: " Tôi hiến châu báu, đức Thế-Tôn tu nhận, việc đó có mau chăng ? ". Hai vị Tôn Giả liền nói : “ rất mau ”. Long Nữ lại nói : “ Hãy lấy sức thần của các ông xem tôi thành Phật có mau hơn việc đó không ? ".

 

Dứt lời, cả chúng-hội đều thấy Long-nữ thoạt nhiên biến thành nam-tử, đủ hạnh Bồ-tát, liền bay qua cõi Vô-Cấu ở phương Nam, ngồi tòa sen báu thành bậc Chánh đẳng-chánh giác, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, khắp vì tất cả chúng-sinh trong mười-phương mà diễn nói pháp mầu.

 

Căn cơ khác nhau mà nhanh chậm có khác

 

Minh Sư một chỉ tức là “ Pháp Hoa thọ kí ”, đấy là một đại pháp mà sâu nhất khó tin nhất từ xưa đến nay, tin thì giống như Long Nữ bỗng chốc thành Phật quả, chẳng tin thì là luỹ kiếp từ từ tu từ từ chứng.

 

Từ xưa đến nay những người đã cầu đạo rồi mà chẳng tin chẳng tu thì rất nhiều, khắp nơi đều vậy. Ngay dưới bảo toà Phật Thích Ca Mâu Ni thời ngài còn tại thế còn có rất nhiều những người chẳng tin chẳng tu nữa, huống hồ là những chúng sanh mạt thế phần lớn đều là căn cơ nhỏ chậm lụt. Vả lại, sau khi cầu đạo rồi dựa theo căn cơ cá nhân khác nhau mà sự nhanh chậm của tin và tu cũng có chỗ khác biệt. Có một số người kiếp này chỉ có cái duyên cầu đạo chớ chẳng có cái duyên tu bàn đạo, do vậy mà chẳng cách nào thành toàn được, mà cũng có một số người sau khi cầu đạo lúc ban đầu cũng chẳng tin, thế nhưng sau đó do những nhân duyên khác đã chín muồi nên lại tin.

 

Pháp Hoa thọ kí ( tức Minh Sư một chỉ ) vốn dĩ là pháp tối thượng thừa Nhất-Phật-Thừa cực kì khó tin. Trong số các đạo thân, những người mà cầu đạo rồi lập tức tin vào thì phần lớn là những người mà thừa nguyện lại đến. Trong kinh Kim Cang, Phật cũng nói rõ : “ Đức Như Lai vì những người phát tâm Đại thừa mà nói, vì những người phát tâm Tối thượng thừa mà nói. Như có người nào hay thọ trì đọc tụng, giảng nói rộng ra cho người khác nghe, thời đức Như Lai đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành tựu công đức không thể lường được, không thể cân được, không có ngằn mé, không thể nghĩ bàn được. Những người như thế chính là người gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của đức Như Lai. Bởi vì sao? Nầy Tu-bồ-đề ! Vì nếu người nào ham ưa thích pháp tiểu-thừa tức chấp trước tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thời ở nơi kinh này không thể nghe nhận, thọ trì, đọc tụng và giảng nói cho người khác nghe được. ”

 

Tuy vậy, cầu đạo rồi mà vẫn chẳng tin thì cũng không sao, bởi vì một hạt giống phật này đã gieo trồng xuống trong sinh mệnh của họ, hôm nay chẳng nảy mầm, ngày mai rồi cũng sẽ nảy mầm.

 

Thiên mệnh của Nhất Quán Đạo là ở chỗ “ phổ độ ”, phải rộng độ những người hữu duyên đắc đạo, còn về việc sau khi đắc đạo rồi không tin cũng chẳng sao, chỉ cần một người đã đắc đạo, không phản đạo bại đức thì có thể đoạn dứt luân hồi, được bất thoái chuyển, cho dù là có đi chậm chăng nữa, cuối cùng rồi cũng sẽ có một ngày sẽ đến được đích đến cuối cùng. 

 

 

Số lượt xem : 632