Công Đức Hiến Đất Xây Dựng Phật Đường Tiên Thiên Thời Kì Bạch Dương
Hiến đất để xây dựng Phật đường Tiên Thiên chính là sự lựa chọn trí tuệ nhất của người muốn gieo trồng “ruộng phước, công đức, đạo quả” thời kì Bạch Dương này.
Một miếng đất nếu chỉ để dành vào việc mua rồi bán lại, hoặc xây nhà ở gia đình, trồng cây hoặc rau củ quả để thu hoạch kiếm về doanh thu thì người chủ sở hữu chỉ có thể hưởng phước ngắn tạm nhất thời; sau khi chết đi rồi thì miếng đất ấy lại sang tên thuộc quyền sở hữu của người khác, các phước hưởng được từ miếng đất ấy đã trở thành thuộc về người khác. Chết rồi thì ai cũng phải ra đi với bàn tay trắng, chẳng thể mang theo miếng đất ấy đi được, cùng lắm chỉ được một khoảng trống nhỏ dưới miếng đất ấy dành để chôn thân. Theo năm tháng thoi đưa, người đời hoặc thậm chí là con cháu cũng chẳng mấy ai nhớ đến người trước kia đã từng là chủ sở hữu của miếng đất ấy nữa.
Thế nhưng cùng là miếng đất ấy mà dành vào việc hiến ra để xây dựng Phật đường Tiên Thiên, đại đạo trường Bạch Dương, thì chủ sở hữu chẳng những đang gieo trồng “ruộng phước vô hình“ mà phần quả lành thu hoạch sẽ nhận lại được từ những nguồn thu nhập khác, phước lớn đến nỗi có thể che chở và để lại rất nhiều quả báo tốt đẹp cho con cháu sau này, lại còn có thể không ngớt tạo ra “công đức trợ đạo” giúp ơn trên thuận lợi có phương tiện nơi chốn để lập pháp thuyền bàn đạo cứu độ chúng sinh, làm nơi đạo tào bồi dưỡng nhân tài thay trời tuyên hóa xiển đạo, hộ trì thiên mệnh Minh Sư phổ độ Tam Tào, hộ trì cho nguyện lực “ hóa thế giới này thành cõi tịnh độ nhân gian “ của đức Di Lặc Tổ Sư ( vị Phật sẽ án công định quả trong Long Hoa Tam Hội ) .
Phật đường là nơi giới thiệu về Thiên đường cực lạc,
là nơi làm việc của Tam Tào ( Thiên, Địa, Nhân ),
là nơi để học Phật, tu luyện thành đạo,
là “trạm xăng” của công đức tây phương,
là trạm cứu tế linh tánh của chúng sinh,
là trường đại học bồi dưỡng phẩm đức,
là phước địa tránh kiếp tị nạn,
là nơi Tiên Phật ưa thích đến,
là chốn thanh tịnh để xả niệm, gột rửa bụi phiền não.
Phật đường Tiên Thiên có thiên mệnh của Vô Sanh Phật Mẫu, có vạn Tiên Thánh Chúng, Chư Phật Bồ Tát hộ trì trợ đạo, có công năng truyền đạo và giáo hóa, tịnh hóa nhân tâm, cứu độ linh tánh siêu sanh liễu tử, có vai trò thù thắng lớn lao như vậy. Một miếng đất hiến ra để lập phật đường công cộng lớn có thể giúp thành toàn biết bao người có ước nguyện làm Đàn chủ, Phó Đàn Chủ mà chưa đủ điều kiện nhân duyên thuận lợi để thiết lập Phật đường gia đình để Cửu Huyền Thất Tổ được triêm quang.
Hiến đất để xây dựng đại đạo trường, Phật đường công cộng to lớn chính là sự đầu tư trí tuệ nhất, vừa có thể gieo trồng “ ruộng phước ”, vừa có thể gieo trồng “ công đức ” , đem lại lợi lạc vô cùng cho bản thân, gia đình và vô số chúng sinh hữu hình lẫn vô hình, tạo nên giá trị tinh thần, phước đức to lớn trường tồn với thời gian. Các thế hệ hậu học về sau cũng sẽ mãi luôn ghi nhớ tên và công đức của người đã hiến đất xây dựng đại đạo trường Phật đường làm nơi để họ học tu giảng bàn hành cho đến thành đạo. Tổ Tiên cũng vì con cháu làm công đức hiến ra miếng đất để xây dựng đại đạo trường, Phật đường công cộng mà được triêm quang công đức rất lớn, không ngừng thăng tiến, được vô số cửu huyền thất tổ của các vị đạo thân tri ân, tán thán, duyên lành rộng kết, nên trong vô hình cũng nhận được nhiều sự ưu đãi, phước báo lợi lạc, cho dù là vẫn còn nơi cõi âm hay đã đầu thai chuyển kiếp rồi đi chăng nữa.
Nói tóm lại, một miếng đất nếu chỉ mua để chăn nuôi gia súc bán mạng lấy lời thì chỉ mỗi tiêu phước thêm tội.
Một miếng đất nếu chỉ mua để dành đó chưa dùng tới, thì chỉ e rằng vô thường không chờ đợi, rồi cũng lại thành trắng tay thôi.
Một miếng đất nếu chỉ để dùng vào việc gieo trồng rau củ quả, thì sự thu hoạch về cũng chỉ là rau củ quả, hoặc có thể quy ra tiền, sự hưởng là hồng phước nhân gian.
Một miếng đất nếu để hiến ra xây dựng đại đạo trường Bạch Dương, Phật đường Tiên Thiên thì vừa là gieo trồng “ruộng phước“, “ruộng công đức”, gieo trồng các “hạt giống bồ đề“ trong mẫu ruộng tâm của các chúng sinh, đợi khi thời duyên chín muồi thì sẽ kết ra vô số “quả phước“, “quả công đức“, “đạo quả“, thì sự hưởng không chỉ là “ hồng phước “ nơi cõi nhân gian, mà còn có cả“ thanh phước “ an vui tự tại giải thoát nơi miền cực lạc, ấy gọi là “một vốn muôn lợi”, “có xả có đắc“, xả đất cõi phiền não trần ai để được đất thanh tịnh an vui không phiền não vậy.
Trong thời đại đầy biến động của thị trường bất động sản với giá đất có xu hướng không ngừng tăng vọt khiến cho việc mua đất để xây dựng Phật đường công cộng lớn ngày càng khó khăn nặng nề về mặt kinh tế, người chủ sở hữu đất có thể hiến ra mảnh đất lớn để xây dựng Tiên Thiên Phật đường công cộng, đạo trường Bạch Dương to lớn để phục vụ công tác phổ độ chúng sinh Tam Tào, trợ đạo và hộ trì cho nguyện lực hóa thế giới Ta Bà thành cõi tịnh độ nhân gian thì chẳng những là sự cúng dường rất lớn đối với Chư Phật Bồ Tát thập phương quá hiện vị lai, Tổ Sư các đời trong đạo mạch truyền thừa, với Cửu huyền thất tổ của bản thân và các vị đạo thân, có thể tận đại đại hiếu với Mẫu sanh thiên sanh địa sanh muôn vật, cho đến phụ mẫu lũy kiếp, lại còn có thể triển hiện ra tâm đạo, tâm lượng rộng lớn, nguyện lực to lớn cũng như đức dày như đại địa sẵn lòng gánh tải muôn chúng, khiến cho muôn chúng đều được lợi lạc. Nếu địa chủ hiến đất có thể tồn tâm vô vi, ngay đến cả các tướng phước đức, công đức cũng chẳng tồn, chẳng nghĩ tham cầu gì, duy chỉ tồn tâm từ bi hỷ xả nguyện hy sinh phụng hiến chẳng hề hối tiếc thì càng là phước báo, công đức vô lượng, nhất định sẽ thành tựu đạo quả to lớn, danh lưu muôn thuở.
Ví như đạo vụ trung tâm Quang Tuệ ( đạo vụ trung tâm toàn cầu thuộc tổ Phát Nhất Sùng Đức, là Tổng Đàn của Thế giới và là Thánh Địa Tôn Giáo mang tính quốc tế hóa, vào năm 1989 cả gia đình Tằng Đồng Cơ Đàn Chủ (曾桐基壇主) thuộc Minh Đạo Đàn tại Thảo Đồn đã hiến ra miếng đất lớn dưới núi Hổ Sơn thuộc thị trấn Thảo Đồn, huyện Nam Đầu, diện tích trên 3 hecta, là nơi có địa lý cực tuyệt vời. Tiền Nhân Trần Đại Cô bèn thế đã xây dựng đạo vụ trung tâm Phát Nhất Sùng Đức, được các đạo thân tiền hiền trong ngoài nước ra tiền ra sức chủ động hộ trì, và thế là ngày 25 tháng 2 năm 1998 Phật Viện Sùng Đức đã được an tọa, đến ngày 21 tháng 3 năm 1999 thì trụ sở Văn Giáo Quang Tuệ khánh thành chính thức bắt đầu sử dụng. Tại phía sau của Quang Tuệ Kỉ Niệm Quán nơi đạo vụ trung tâm có bia khắc ghi danh thơm của người hiến đất và các vị đại đức thiện chúng đã quyên trợ đóng góp bố thí xây dựng. Đó chẳng phải là danh lưu muôn thuở đó sao ? Rất nhiều các đạo vụ trung tâm, Phật đường công cộng to lớn khác cũng đều tương tự như thế.
Số lượt xem : 1507