BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đức Tín Và Nguyện Hành

Tác giả liangfulai on 2022-03-23 22:45:59
/Đức Tín Và Nguyện Hành

Trong ngũ thường, tín trước tiên

Đứng đầu “tứ đoan”, kiêm muôn thiện

“Nhân lễ nghĩa trí” từ nơi tín 

Là mẹ của công đức vô lượng.


Chư Phật ba đời từ nơi tín

Mà phát bao điều nguyện rộng sâu

Lập nguyện liễu nguyện y theo nguyện

Hành đạo, chứng đạo quả vô thượng.

 

Lòng tin là bước đầu vào đạo

Nuôi lớn tất cả các căn lành

Thành tựu quả bồ đề của Phật

Chẳng thể thiếu xuyên suốt đường tu.

 

Nương tín mà người phát đại nguyện

Trước Lão Mẫu Chư Phật mười phương

“ Lời ra, bốn ngựa đuổi không kịp ”

Trước sau như một chẳng thể rút.                                      

 

Quân tử lời nói tựa vàng ngọc

Cũng nhờ giữ tín khi xuất ngôn

Chậm rãi nơi lời nói lựa chọn

Nhanh chóng hành động khi lời buông.

 

Người chỉ có tài ăn nói suông

Chẳng có sự thành tín luôn luôn

Sẽ do chính tài ấy chuốc họa

Mất lòng người tín, tự khinh thường.

 

Ngôn hành hợp nhất, lời mới trọng

Bất luận thế nào, chẳng thối tâm

Như lời Chư Phật không vọng ngữ

Nên thành tựu tín nguyện hạnh thâm.

 

Như xưa đã từng có một kiếp

Đức Phật từng là vua Nguyệt Quang

Lao Độ Sai xin ngài bố thí

Biếu đầu, ngài y lời sẵn sàng.

 

Quá khứ lại từng có một kiếp

Ngài là vị Nhẫn Nhục Tiên Ông

Tứ chi bị Ca Lợi Vương chặt

Chẳng khởi chút sân hận trong lòng.

 

Ngài lại còn phát nguyện hứa hẹn

“ Khi nào thành Phật sẽ độ ông,

Ông sẽ người đầu tiên tôi độ

Cho thành đạo nghiệp thoát tử sinh ”

 

Do bởi ngài rất có đức tin

Nên sau khi Phật đạo đã thành

Độ Tôn Giả Kiều Trần Như trước

Tức là vua Ca Lợi-tiền thân.

 

Chư Phật tu đạo trong lũy kiếp

Đều luôn luôn trọng hứa giữ tín

Nguyện phát rồi hành không thối chuyển

Nương công đức ấy đạo quả thành.

 

Nguyện tuy nhất thời nhưng phải liễu

Đầu cuối nhất quán suốt trọn đời

Mãi chẳng thối lui, không ngừng nghỉ

Cho đến vô lượng kiếp chẳng thôi.

 

Nguyện là mục tiêu là phương hướng

Thành tựu chúng sinh quả vô thượng

Phương hướng mục tiêu tuy có sẵn

Chẳng hành tất đạo quả không thành !

 

Thế gian thời mạt pháp chúng sinh

Thất tín bội nguyện chẳng y hành

Sao khả thành tựu vô thượng quả

Khi đến lời nói cũng “ dối dòng ” ?

 

Mười điều đại nguyện có nhớ chăng ?

Hay chỉ miệng suông chẳng ghi lòng ?

Chẳng y nguyện hành, sao thành tựu

Đạo quả bồ đề thoát tử sanh ?

 

Lập nguyện nếu chẳng y theo hành

Vô số tội nghiệp sáu vạn năm

Một kiếp này sao khả tiêu sạch ?

Chẳng công chẳng đức, đạo sao thành ?

 

Lập nguyện trước Phật, tín trước tiên

Giữ tín, y hành, gọi “ liễu nguyện ”

Nếu nguyện lập rồi chẳng y liễu

Thầy rằng : “ khó mà về cố hương ! ”

 

Bởi nguyện “ phàm trần ” mãi vấn vương

Nghiệp phàm lưu luyến chẳng thể buông

Nghiệp dẫn luân hồi y nguyện cũ

Nên lại trần thế “ liễu nguyện Trường ” !

 

Nghe nói tại hướng nam của sông Tể có một vị thương gia giàu có, ông ấy thường xuyên phải đi thuyền ra ngoài bàn chuyện làm ăn. Có một lần lúc ông ấy đi thuyền thì đột nhiên chiếc thuyền va vào đá ngầm rồi chìm nghỉm, còn ông ấy thì chìm nổi trong biển lớn và gào to “ cứu tôi với ! cứu tôi với ! ”. Vừa đúng lúc ấy có một người đàn ông đánh cá nghe thấy tiếng kêu gào cứu mạng của ông ấy thì liền vội vàng chèo thuyền qua bên đó cứu lấy ông thương gia giàu có. Khi thuyền vẫn còn chưa đến chỗ của ông ấy, vị thương gia giàu có đã rất nóng lòng thốt lên rằng : “ê, ê, này, này, mau đến cứu tôi với, tôi là thương gia giàu của có ở sông Tể. Nếu ông cứu tôi lên thì tôi sẽ thưởng ông một trăm lượng bạc làm tiền thù lao.” Vị ngư phu đã nhanh chóng cứu ông ấy lên. Sau khi lên bờ, vị thương gia giàu có này nào ngờ đâu chỉ đưa cho ngư phu có mười lượng bạc, vị ngư phu bèn nói : “Ông khi nãy rõ ràng nhận lời cho tôi một trăm lượng bạc làm tiền thù lao kia mà, cớ sao bây giờ chỉ được có mười lượng thôi vậy ? ”. Vị ngư phu bèn trả lời rằng : “Ông chỉ là một người đánh cá, mỗi ngày cùng lắm chỉ có thể kiếm vài lượng bạc, nay tôi cho ông mười lượng, ông còn chê không đủ, ông thật là người hoang tưởng ! ” . Vị ngư phu chẳng còn cách nào khác liền rời đi một cách thất vọng. Sau đó, vị thương nhân này lại một lần đi thuyền, chiếc thuyền lại va vào đá ngầm rồi chìm nghỉm, vị thương gia giàu có lại chìm nổi trong biển lớn, và gào to “ cứu tôi với ! cứu tôi với ! ”, cũng vừa đúng lúc ấy, vị ngư phu đã cứu ông ấy lần trước cũng đang ở gần đó. Vị ngư phu biết lại là vị thương nhân giàu có ở sông Tể này, thì bèn nói với các ngư phu khác rằng : “ Hắn ta chính là cái ông thương gia giàu có mà không giữ tín lần trước đó, hắn ta bảo rằng sau khi cứu hắn ta lên thì sẽ thưởng cho một trăm lượng bạc làm thù lao, thế nhưng mà kết quả hắn ta chỉ cho tôi có mười lượng, hắn quả thật là người không giữ tín, cho dẫu hắn ta lần này chết chìm thì tôi cũng sẽ không cứu hắn nữa đâu. ” Vậy nên các ngư phu đều chỉ khoanh tay đứng nhìn ! Cuối cùng, vị thương nhân này bèn cứ như thế, do bởi không có người đi cứu hắn nên kết cục đã bị chết đuối rồi ! Vị thương nhân này do nói mà chẳng giữ lời, kết quả thì ngay cả đến tính mạng của bản thân cũng đều chẳng còn ! Vậy nên làm người thì nhất định phải giữ tín, và cũng từ đây có thể thấy rằng “đức tín” là rất quan trọng đấy.

Ý nghĩa của “ Tín ” là giữ tín, thành tín, đáng tin, lòng tin. Phạm vi của tín rất rộng, bao hàm rất nhiều loại đức. Chúng ta làm người xử thế phải giữ tín, xử sự phải thành tín, lời nói hành động đều phải có sự thành tín, làm người phải đáng tin. Đối với đạo, đối với Tiên Phật đều phải có lòng tin. Vậy nên làm người nhất định phải có đức tín.

Ý nghĩa của “đức” là hành vi hoàn mĩ của tự tánh bộc lộ tự nhiên. Trong sách Luận Ngữ, Khổng Lão Phu Tử cũng có nói : “ tự cổ giai hữu tử, dân vô tín bất lập ”, ý nghĩa chính là từ xưa đến nay, con người có sống thì nhất định sẽ có chết. Nếu như chúng ta chẳng có đức tín, thì khó mà đứng giữa trời đất. Vậy nên chúng ta làm người xử sự, nhất định phải giữ chữ tín, có sự thành tín. Tục ngữ nói rằng nếu hợp với đạo hợp với đức, nói ra được thì phải làm được. Nếu không thì không thể đắc được sự tín nhiệm trọng dụng của người khác.

Dưới đây đưa ra vài điểm để cùng mọi người cùng nhau khích lệ, chính là tầm quan trọng của đức tín đối với con người.

 

1.Một là được người tín nhiệm :

Một người có thể có sự đáng tin, sự thành tín thì tự nhiên có thể được người ta tín nhiệm.

Ví dụ như có một vị đạo thân nọ, trước kia là làm tài xế, mỗi lần đổ xăng đầy bình thì đều là 60 đồng. Anh ta cứ báo với công ty con số thực là 60 đồng. Thế nhưng những tài xế khác thì lại khác, rõ ràng là đổ xăng đầy bình thì 60 đồng, nhưng họ lại báo với công ty con số 100 đồng. Trải qua một thời gian, ông chủ công ty bèn cảm thấy rất kì lạ, cớ sao mà vị tài xế này phí đổ xăng lại ít tiền như vậy, còn những tài xế khác thì phí đổ xăng lại nhiều tiền như vậy ! Sau đó thì ông chủ liền biết chuyện, vị tài xế đạo thân này là người thật thà, thành thật đáng tin, sẽ không lừa dối ông chủ, thế nên đã thăng chức cho anh ta, cứ mãi từng bước lên cao, lại còn lên đến chức giám đốc nữa. Do bởi vị tài xế này có đức tín nên anh ta mới có thể đắc được sự đánh giá cao của ông chủ. Vậy nên người đáng tin thì là sẽ được người ta tín nhiệm.

Lại ví như : nếu như chúng ta muốn mua thuốc, thông thường đều sẽ chọn những nhà thuốc có Logo thập tự giá (十), bởi vì mọi người đều biết rằng những nhà thuốc có Logo chữ thập là đại biểu cho sự có uy tín, có đức tín, sẽ không bán thuốc giả. Thế nhưng ngược lại, ở những nhà thuốc không có logo chữ thập thì sẽ không mua, bởi vì không có lòng tin đối với họ, vả lại không có sự bảo đảm. Thế nên cho dẫu là giá rẻ đi nữa, thông thường đều sẽ không lui tới mua.

Ví dụ : Chúng ta đến chợ mua rau, chúng ta thông thường đều sẽ chọn những tiệm rau mà có khá nhiều người lui tới, bởi vì những tiệm bán rau này có sự đáng tin cậy, sẽ không cân dối gian, còn những tiệm rau mà ít người lui tới thì do bởi cân gian dối cho nên dần dần ít người lui tới. Nếu là những tiệm rau cân đủ thì có thể có được sự tín nhiệm của người ta, việc làm ăn sẽ càng lúc càng phát đạt đắt khách.

Có một vị khôn đạo nọ, trước kia làm công nhân may mặc; các công nhân thông thường đều phải đem những bộ đồ đã làm xong giao cho tổ trưởng kiểm tra xem coi có đạt yêu cầu chất lượng hay không. Còn vị khôn đạo này lúc bình thường làm việc đều rất tận tâm và tận trách nhiệm, tổ trưởng rất có lòng tin đối với cô ấy, thế nên thường thì đều không cần phải kiểm tra thành phẩm của cô ấy. Vậy nên làm việc nếu như tận tâm tận sức thì là một người có sự thành tín, có thể được người ta tín nhiệm.

Chương Vệ Linh Công trong Luận Ngữ có nói : Có lần kia, Tử Trương hỏi thầy về việc đi lại. Đức Khổng nói: “Ngôn trung tín, hạnh đốc kính, tuy Man Mạch chi bang, hành hỹ. Ngôn bất trung tín, hạnh bất đốc kính, tuy châu lý, hành hồ tai? Lập, tắc kiến kỳ tham ư tiền dã. Tại dư, tắc kiến kỳ ỷ ư hành dã. Phù, nhiên hậu hành” . Tử Trương hỏi Đức Khổng Tử : con người phải làm thế nào mới có thể đi đến đâu cũng đều đi được một cách thông thuận đây ? Khổng Tử bèn nói với Tử Trương rằng lời nói phải trung tín, hành động phải dốc lòng thành thật kính cẩn, thì dù là đi đến những nơi mọi rợ cũng đều có thể đi được một cách thông thuận. Trái lại, nếu như nói lời không trung thành chẳng đáng tin, làm việc không dốc lòng kính cẩn thành thật, thì cho dù ở nơi quê hương mình, e rằng cũng đều không đi lại được một cách thông thuận. Vậy nên một con người lúc nào cũng phải ghi nhớ đến sự trung tín và dốc lòng thành thật kính cẩn. Tử Trương nghe lời dạy bảo của Đức Khổng Phu Tử rồi thì bèn đem lời ấy viết trên dải áo của mình để tiện lúc nào cũng đều chú ý và nhắc nhở bản thân.

Nghe nói là vào thời Bắc Nguỵ, có một người tên gọi là Triệu Nhu, từ nhỏ đã có đức hạnh cao thượng và tài năng học vấn phong phú. Có lần nọ, Triệu Nhu trên đường đi nhìn thấy một người đi đường đánh rơi một xâu tràng hạt bằng vàng, bèn lập tức gọi người đi đường ấy và đem xâu hạt tràng bằng vàng ấy giao trả lại cho chủ của nó. Anh ta hoàn toàn không vì tài của bất nghĩa mà động tâm. Lại có một lần nọ, có người đã gửi vài trăm cái xẻng cho Triệu Nhu nhờ bán giùm, anh ta và con anh ta cùng nhau đem xẻng đến chợ, có người muốn mua xẻng này, thế nhưng chỉ có thể trả giá thấp, con trai của Triệu Nhu cảm thấy quá rẻ bèn không muốn bán. Thế nhưng Triệu Nhu bảo với con rằng : chúng ta là người làm ăn, nhận lời người ta thì nên thực hiện lời hứa, không thể vì bán rẻ mà không muốn bán, như vậy thì lẽ nào chẳng phải là đã đánh mất đi sự đáng tin cậy đó sao, vậy nên bèn chiếu theo giá gốc ban đầu mà bán cho người ấy. Sau này, người đó sau khi đã biết chuyện này rồi thì đều ca ngợi Triệu Nhu có sự thành tín, là người đáng tín nhiệm.

“ Thành tín” là sự quảng cáo tốt nhất của các thương nhân, thương hiệu là tài sản vô hình của thương nhân, mà thương hiệu thì là do sự thành tín gầy dựng nên. Người có đức tín thì ngoài việc có thể đắc được sự tín nhiệm của người khác ra, còn có điểm thứ hai chính là lương tâm an vui.

 

2.Lương tâm an vui

Nếu như chúng ta có thể giữ tín, thì lương tâm bèn sẽ an vui. Một người mà có giữ tín, thì lời nói ra nhất định sẽ làm, nhất định giữ lấy lời hứa. Những việc mà chúng ta đã hứa thì phải nhất định làm được, vậy lương tâm mới có thể an vui, vốn là sự biểu hiện của đức hạnh chúng ta. Trái lại, nếu như những việc mà chúng ta đã hứa hẹn mà tự bản thân làm không được thì lương tâm sẽ không thoải mái, không an vui, ngủ không được …

Nghe nói có một vị đạo thân, có một lần nhận lời rằng mồng một sẽ đem đồ đến phật đường, thế nhưng đến mồng một rồi, do anh ta cảm thấy không khoẻ trong người, bèn nói với các vị tiền bối xin nghỉ ngơi không đến phật đường, đợi đến hôm mười lăm mới đem đồ đến phật đường. Sau đó đến hôm mười lăm, anh ta vẫn chưa khỏi bệnh, thế nên bèn không muốn về phật đường. Thế nhưng do bởi anh ta cảm thấy mồng một đã không mang đồ đến phật đường rồi, trong lòng đã rất không an vui, thế nên anh ta cảm thấy rằng bất luận không khoẻ thế nào đi nữa, lần này đều nhất định phải về Phật đường. Sau khi anh ta về đến Phật đường, mọi người đều biết anh ta không khoẻ, các đạo thân đều hỏi han, có một số đạo thân còn nhắc nhở anh ta phải uống thuốc đúng giờ, vị đạo thân này bèn trả lời rằng : “ tôi không cần uống thuốc nữa rồi, bởi vì tôi bây giờ cảm thấy rất vui và được an ủi, không cảm thấy không khoẻ trong người nữa. ” Vậy nên có đức tín thì là tốt thế đấy, đến cả bệnh cũng đều có thể giảm thiểu.

Hậu học còn nhớ bản thân mình lúc vừa mới cầu đạo rất ít khi về phật đường, không giống như mọi người có trí tuệ thường quay về phật đường nghe đạo rõ lý. Có một lần, lúc tôi sắp rời phật đường để về nhà, Tiền bối rất từ bi nói với tôi rằng mồng một lần sau nhớ về phật đường, tôi lúc ấy đã tuỳ miệng nhận lời. Thế nhưng khi đến mồng một, hậu học vốn dĩ không có nghĩ đến việc về phật đường, nhưng không biết sao trong lòng cảm thấy rất không an vui, bởi vì tôi đã nhận lời Tiền Bối rằng sẽ về phật đường, là không được thất tín đâu. Vậy là hậu học chỉ còn cách quay về phật đường, và đến phật đường rồi thì tôi cảm thấy rất vui, bởi vì có thể giữ đức tín, nên lương tâm cảm thấy rất an vui.

Lại nghe kể có vị càn đạo trước kia là làm bên tóc thẩm mĩ, mọi người đều biết là nghề này đến cuối năm là rất bận đấy. Lúc ấy, có một vị khách đã chọn loại thuốc uốn tóc 400 đồng để uốn tóc, thế nhưng vừa đúng lúc ấy thì loại thuốc uốn tóc 400 đồng ấy đang thiếu hàng. Vậy là vị càn đạo ấy bèn bảo với vị khách hàng rằng loại thuốc uốn tóc 400 đồng vừa hết hàng, để anh ta chọn loại thuốc uốn tóc khác đắt hơn chút hoặc rẻ hơn chút thay thế. Vị càn đạo này thà rằng mất khách, cũng không muốn dối gạt khách hàng, bởi vì muốn lương tâm được an vui. Sau đó thì việc làm ăn của vị càn đạo này còn dần dần tốt lên. Trái lại, một viện thẩm mĩ tóc khác thì không vậy, dù là khách hàng chọn loại thuốc uốn tóc giá gì thì thật ra cũng đều là một loại thuốc như nhau. Sau đó bị khách hàng biết rằng anh ta làm ăn không thành tín, cho nên anh ta không chỉ không có khách hàng hay lui tới, lại còn bị người ta bêu xấu khiến cho khắp đầu đường cuối phố đều biết, lương tâm của bản thân cũng không được an vui. Chúng ta kết giao qua lại với bạn bè phải nói mà giữ tín.

Luận Ngữ Hữu tử viết:" Tín cận ư nghĩa, ngôn khả phục giã. Cung cận ư lễ, viễn sỉ nhục giã. Nhân bất thất kỳ thân, diệc khả tông giã". Ông Hữu tử nói rằng: " Mình hứa với ai điều gì mà hợp nghĩa thì mình nên giữ lời hứa ấy. Đối với người mình giữ được sự cung kính hợp lễ thì mình tránh khỏi sự xấu hổ nhục nhã. Đức tín phải hợp nghĩa, chúng ta trước hết có thể giữ tín, nếu như là lời hứa không hợp nghĩa thì không giữ tốt cái tín này. Ví dụ như người nào đó có việc gấp cần mượn tiền của bạn, bạn đã nhận lời anh ta rồi, thế nhưng sau đó mới biết là anh ta dùng để cờ bạc hoặc gái gú, thì cái lời hứa này bèn không giữ được rồi, bởi vì bạn cho anh ta mượn tiền thì trái lại đã làm hại anh ta, vả lại lương tâm của mình cũng sẽ không an vui. Người có đức tín thì ngoài việc lương tâm có thể an vui ra, còn có thể tu đạo tất thành.

 

3. Tu đạo tất thành

Chúng ta đối với đạo phải có sự thành tín, thì có thể tu đạo tất thành. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng ; “ lòng tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của tất cả các công đức. Lòng tin hay nuôi lớn tất cả các căn lành. Lòng tin hay tựu quả Bồ Đề của Phật. ” ý là nói lòng tin là cái nhân chính giúp chúng ta tu đạo và hành công lập đức. Lòng tin cũng có thể giúp chúng ta nuôi lớn mọi căn lành. Trong nhân, nghĩa, lễ, trí nhất định phải có tín. Tín là trung ương mậu kỉ thổ, cũng là phương thốn bảo địa của chúng ta, cũng là nơi sở tại của linh tánh. Tín là ở chỗ một điểm chính giữa của chữ thập, mà có thể thống trị khống chế nhân, nghĩa, lễ, trí tứ đoan, lại còn có thể kiêm đủ muôn thiện.

Chúng ta tu đạo lập nguyện, lập nguyện thì là phải giữ tín, lời hứa đối với Tiên Phật đã hứa rồi thì chúng ta phải giữ tín, gọi là lập nguyện phải liễu nguyện, thì tu đạo mới có thể thành công. Ơn trên giáng đạo là vì chúng sanh thế giới ta bà mà giáng đấy. Thiên Nhiên Cổ Phật rằng : “ các con một chút tư tâm thiên kiến đều chẳng thể xả, một chút cái tâm thất tình lục dục đều chẳng thể dứt bỏ, một chút lòng từ bi bi thiên mẫn nhân đều chẳng đem ra được, một chút khổ nạn thì liền không có lòng tin đối với đạo, các con ngay đến cái nguyện của bản thân đều chẳng thể liễu, thì lại làm sao có thể kế thừa chí của thầy, cứu thế độ nhân liễu cái nguyện của thầy ? ” bởi vì Phật nói rằng lòng tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của mọi công đức; đối với đạo có lòng tin thì mới hành công liễu nguyện, mới trưởng dưỡng mọi căn lành. Chúng ta tin cái đạo này, tin chân lý, thì tu đạo mới thành công. Chỉ cần chúng ta có lòng tin đối với đạo, chịu tu đạo, bàn đạo thì tương lai nhất định có thể tu đạo tất thành. Người tu đạo thành công thì nhất định chắc chắn sẽ trung với lời hứa của bản thân, tu kỉ độ nhân, sẽ không “độc thiện kì thân” mà phải “ kiêm thiện thiên hạ”. Một người mà xem trọng lời hứa của bản thân, mọi người nói xem, người ấy sẽ tu đạo thành công hay không ? Cũng giống như ngài Quán Thế Âm Bồ Tát đã từng phát đại nguyện tầm thanh cứu khổ, giữ tốt đức tín, nên ngài tuỳ duyên cứu độ khắp các chúng sanh, cứu bạt những nỗi khổ của chúng sanh, do dó ngài Quán Âm có đức tín, tu đạo tất thành.

Đức tín nếu đã có thể khiến chúng ta tu đạo thành công, lương tâm an vui, xử thế lại được người khác tín nhiệm, vậy thì chúng ta nên bồi dưỡng đức tín như thế nào đây ?

Thứ nhất là, ngôn hành hợp nhất. Chúng ta nói được thì phải làm được, tuyệt đối chớ có ăn quàng nói bậy lung tung, phải lời nói và việc làm nhất trí với nhau. Chúng ta làm người lập thân xử thế, chớ có mà tuỳ tiện nói suông, đã nhận lời người ta rồi thì nhất định phải làm được, không thể thay đổi. Tam Tự Kinh cũng có nói :

“Phàm xuất ngôn,Tín vi tiên.
Trá dữ vọng, Hề khả yên.
Thoại thuyết đa, Bất như thiểu.
Duy kỳ thị, Vật nịnh xảo.
Gian xảo ngữ, Uế ô từ.
Thị tỉnh khí, Thiết giới chi.

Nghĩa là :

Làm người phải trọng xuất ngôn
Xuất ngôn chữ tín luôn luôn làm đầu
Điêu sai dối trá còn lâu
Làm người thất tín lấy đâu làm người
Nói ít còn hơn nhiều lời
Nói điều đúng phải đừng chơi khéo sàm
Lời bậy bạ, tiếng gian thâm
Đầu đường xó chợ chớ ham nói bừa…

Chúng ta mở miệng nói năng, trước hết phải lấy sự thành tín đi đầu. Nếu như đã nhận lời người ta thì nhất định phải tuân giữ lời hứa. Nếu là những việc làm không tới thì chúng ta tuyệt đối chớ có tuỳ tiện nhận lời, tuyệt đối chớ có dùng thủ đoạn lừa dối, và chớ có dùng những lời ngon tiếng ngọt. Nói nhiều chi bằng nói ít, nói ít chi bằng nói lời tốt, nói lời phải vừa ích lợi, lời nên nói thì nói, không nên nói thì không nói. Chúng ta lập thân xử thế cần phải cẩn thận lời nói hành động.

Trong sách Luận Ngữ, Khổng Phu Tử cũng có nói rằng : “ Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành. ” ( Người Quân tử chậm rãi ở lời nói, nhanh chóng ở hành động ). Quân tử khi nói lời thì là rất cẩn thận, thế nhưng kiểu cách nói chuyện thì có vẻ như là rất chậm rãi, lời nói không tuỳ tiện dễ dàng thốt ra miệng, thế nhưng khi làm việc thì rất nhanh chóng, thực hiện một cách rất lanh lợi, xưa nay đều không cẩu thả lơ đễnh, bởi vì nói ra được thì phải làm được.

Nghe nói thời Tống Thái Tông, có người tên là Lữ Mông Chánh. Khi ông vừa mới được điều vào triều đình làm quan, có người nói rằng loại người như Lữ Mông Chánh cũng có thể vào cung tham gia hoạt động chính trị hay sao ? Những lời này bèn truyền đến chỗ bạn bè của Lữ Mông Chánh. Họ đi điều tra rõ xem coi rốt cuộc là ai đã nói lời này. Lữ Mông Chánh sau khi biết chuyện thì bèn khuyên bảo bạn của ông ấy rằng : “ Các ông không cần điều tra đâu, cho dù là biết tên của hắn thì sẽ chỉ vĩnh viễn ghét hắn mà thôi, vẫn là không biết sẽ tốt hơn. ”

Có một lần, Hoàng Đế muốn phái người đại diện ngoại giao tới phương bắc, do đó bèn hỏi ý kiến của Lữ Mông Chánh. Lữ Mông Chánh bèn tiến cử một người nọ, nhưng Hoàng Đế thì rất không vui, và hỏi ông ấy thêm hai lần, kết quả Lữ Mông Chánh cũng là tiến cử người đó. Sau đó Hoàng Đế bèn hỏi : “ cớ sao ngươi nhất định muốn tiến cử người này ? ”. Lữ Mông Chánh bèn đáp : “ Tôi không hy vọng dùng cách nịnh hót để chiều theo tâm ý của Hoàng Thượng, cho nên không thể tuỳ tiện thuận tùng theo ý của Hoàng Thượng, bởi vì như vậy thì là sẽ nguy hại cho đại sự của quốc gia ”. Do bởi Hoàng Thượng trước giờ vẫn rất kính trọng độ lượng của Lữ Mông Chánh, vậy nên bèn đồng ý với sự tiến cử của ông ta, còn người mà Lữ Mông Chánh đã tiến cử quả nhiên cũng không phụ lòng mong mỏi của mọi người, đã đạt thành nhiệm vụ một cách rất viên mãn. Tống Thái Tông vì sao phải tín nhiệm Lữ Mông Chánh vậy ? Nếu như Lữ Mông Chánh bình thường ngôn hành không hợp nhất, thì Hoàng Đế lại làm sao có thể tiếp nạp sự kiến nghị của ông ấy được ! Vậy nên cái mà thật sự khiến cho người ta tin tưởng là sự thành tín, chớ không phải tài ăn nói. Người chỉ có tài ăn nói mà chẳng có sự thành tín, thì sau này sẽ do bởi chính tài ăn nói mà chuộc hoạ vào thân, vậy nên chúng ta nói lời thì phải ngôn hành hợp nhất, có đức tín.

 

Ví dụ như chúng ta đã nhận lời quay về phật đường giúp đỡ, thì chúng ta phải ngôn hành hợp nhất, bất luận là mưa gió đi chăng nữa thì đều phải quay về phật đường giúp đỡ, hoặc tiết mục truyền hình hôm này là đại kết cục của bộ phim, thì thà rằng trở về phật đường giúp đỡ cũng không xem phần đại kết cục của bộ phim ấy, do bởi mọi người đều có thể giữ tín, tu đạo mà ngôn hành hợp nhất là điều giúp chúng ta thành đạo.

Phật Đà trong kiếp quá khứ đã từng có một kiếp là vị Nhẫn Nhục Tiên Ông, bị Ca Lợi Vương chặt đứt tứ chi mà trong lòng ngài ấy hoàn toàn không khởi tâm sân hận, lại còn hứa hẹn nói với vua Ca Lợi rằng : “Đến khi nào tôi thành Phật, thì ông sẽ là người đầu tiên tôi độ cho thành đạo nghiệp. ” Do bởi Đức Thích Ca rất có đức tín, nói ra được thì phải làm được, vậy nên sau khi Đức Thích Ca thành Phật thì Ngài đến vườn Lộc Uyển của xứ Ba la Nại để độ đầu tiên cho tôn giả Kiều Trần Như tức là vua Ca Lợi trong kiếp xa xưa.

Lại từng có một kiếp, Đức Phật Thích Ca từng là vua Nguyệt Quang, thường làm hạnh bố thí, ai muốn xin gì cũng cho. Lúc ấy có một người dòng Bà La môn tên là Lao Độ Sai đến gặp vua Nguyệt Quang muốn xin đầu của vua. Vua Nguyệt Quang nói : “ Ngài muốn dùng gì xin cứ nói, dầu khó khăn đến đâu, nếu có thể tôi xin biếu ngài ! ”

Lao Độ Sai nói : “ Ngài bố thí tiền, của, thức ăn, cho đến mọi vật, tuy có phúc báo nhưng chưa lớn bằng phúc bố thí vật trong thân mình. Vậy tôi chỉ xin cái đầu của nhà vua, có thể được xin cho biết ? ”.

Nhà vua nói : “Dạ ! xin vui lòng biếu Ngài một cách thành thực.”

-“Ngài cho tôi bây giờ, hay ngày nào ?”

-“Dạ, xin khất Đại Đức bảy ngày nữa.”

Sau đó nhà vua sai các quan cỡi voi đi tám ngàn dặm báo cáo cho trong nước mọi người biết tin vua muốn thực hành bố thí. Mặc cho một vạn quan đại thần ra sức can ngăn, mặc cho hai muôn bà phu nhân và năm trăm thái tử gieo mình xuống đất khóc lóc xin vua miễn bỏ việc bố thí đầu, nhưng ngài vẫn không thay đổi quyết định bố thí đầu, và khi Lao Độ Sai múa dao chém ngang cổ vua một nhát rất mạnh, đầu rơi vào tay vua, nhà vua kính cẩn dâng lên biếu Lao Độ Sai.

Do bởi Đức Thích Ca ngài ấy có thể ngôn hành hợp nhất, có đức tín, nên kết quả tu thành chánh quả.

Muốn hành trì đức tín, thì ngoài việc phải ngôn hành hợp nhất ra, còn có điểm thứ hai chính là “ trọng hứa giữ tín ”.

Thứ hai, “Trọng hứa giữ tín” : tức là lời nói phải cẩn thận, không tuỳ tiện đưa ra lời hứa, nói ra được thì phải làm được, tuyệt đối chớ có mà nói năng tuỳ tiện. Chẳng hạn như nếu mình đã quyết định rằng 5 giờ sáng mai thức dậy tập thể dục, có quyết định này rồi thì ngày mai vào thời gian này nhất định không được tham ngủ, phải thức dậy tập thể dục, đấy chính là giữ tín, giữ lấy lời hứa của bản thân, vậy nên chúng ta chớ có xem nhẹ lời hứa.

Lại ví như ngày mai mình muốn đi thăm bạn, thế nhưng đến ngày thứ hai thì có thể đột nhiên sẽ thay đổi ý định không muốn đi, như vậy đều là đánh mất đi chữ tín của bản thân. Lại hoặc là trong lòng nghĩ mình hôm nay nhất định phải làm tốt công tác, hoặc phải học bài học đến thuộc lòng, trả bài được lưu loát mới có thể đi ngủ. Lúc chúng ta nghĩ đến thì có thể tâm vô cùng kiên quyết, nhưng sau đó công việc lại chưa làm tốt, học bài lại chưa thuộc, bởi vì cảm thấy rất mệt mỏi, lại thêm buổi tối ngủ không ngon giấc, đến lúc ấy bèn sẽ thay đổi quyết định của mình, như vậy thì sẽ đánh mất đi tín niệm của bản thân. Do vậy nhất định phải dùng những hành vi thái độ thường ngày của bản thân để đi làm mục tiêu mà điều phục, từ cạn vào sâu, từ từ tự nhiên bèn sẽ làm được tốt, nhất định có thể sản sinh tính quyết đoán kiên cố vững chắc. Chúng ta phải làm được là người có định tính. Nếu như nhận được những lời hoặc những món đồ mà bạn bè uỷ thác nhờ vả, hễ một khi đã nhận lời rồi thì phải y theo lời hứa mà làm, tuy rằng là chuyện nhỏ cũng chớ có xao nhãng biếng nhácChúng ta làm bất cứ việc gì cũng đều phải có tín. Đối với những việc mà mình đã hứa hẹn với người ta, hoặc đối với những lời mà mình đã nói, hoặc ngay cả đối với những lời mà mình đã nói đã hứa với bản thân cũng đều phải trọng hứa giữ tín.

Chẳng hạn như đã nhận lời với Điểm Truyền Sư rằng hôm nay về phật đường nấu ăn, ai dè có bạn hẹn đi uống trà, thế là bèn gọi điện về phật đường, thông báo với Điểm Truyền Sư từ bi rằng : “ Hậu học hôm nay có việc, phải xin nghỉ phép ”. Thế là do bởi nhà bếp đã thiếu đi một người, trở nên rất bận, ai cũng bận làm đến đầu tắt mặt tối. Vậy nên chúng ta phải trọng hứa giữ tín, phải có đức tín.

Lại ví như có một vị đạo thân đã nhận lời với Tiền Bối về phật đường nấu ăn, ai dè đến hôm lại có chút không khoẻ trong người, vốn dĩ không muốn về phật đường, sau đó trong lòng nghĩ nếu mình đã hứa với Tiền Bối rồi thì dù là mình không khoẻ, có chút vất vả đi nữa cũng phải trọng hứa giữ tín trở về phật đường nấu ăn. Vị đạo thân này thật là rất có đức tín. Thật ra thì ngoài việc ở phật đường phải trọng hứa giữ tín ra, chúng ta ở trong xã hội và trong gia đình cũng đều phải trọng hứa giữ tín.

Có vị đạo thân nọ đã hẹn bạn bè đi uống trà lúc 10 giờ sáng, ai dè lúc 11 giờ rồi mà bạn của cậu ta vẫn chưa đến, thế là vị đạo thân này bèn gọi điện thoại cho bạn cậu ta. Thì ra là bạn của cậu ta vẫn còn đang ngủ nướng trong nhà, bạn của cậu ta lại còn nói : “ tôi chỉ là nói đùa với cậu thôi ”. Hãy thử nghĩ xem, lần sau còn có người dám hẹn với cậu ta nữa không ? Chúng ta tuyệt đối chớ có giống như người bạn của vị đạo thân này.

Tử viết: “Quân tử bất trọng tắc bất uy, học tắc bất cố; chủ trung tín, vô hữu bất như kỉ giả, quá tắc vật đạn cải”.

Khổng tử nói: “Người quân tử không trang trọng thì không uy nghi, học tất không vững (không đạt lí); Quân tử lấy chữ trung và chữ tín làm chính, không kết bạn với người không (trung tín) như mình; có lỗi thì chớ ngại sửa đổi”. Vậy nên bất luận chúng ta làm người xử sự đều nhất định cần phải lấy sự trung thành đáng tin làm chính, kết giao bạn bè phải cẩn thận, nếu như đã có lỗi lầm thì tuyệt đối chớ có sợ khó sợ sửa đổi, nhất định phải sửa lỗi. Chẳng hạn như chúng ta đã nhận lời hứa hẹn với bạn 10 giờ đi uống trà thì 10 giờ chúng ta bèn phải có mặt, tuyệt đối chớ có để người ta đợi, chúng ta phải trọng hứa giữ tín.

Nghe nói có một vị càn đạo nọ, anh ta mang 10 vạn đến Thâm Quyến đi tiếp nhận một vụ làm ăn “ lát gạch ”. Sau khi anh ta đã kí kết hợp đồng xong rồi, ông chủ bên đối tác của thành phố Sán Đầu xem thấy hợp đồng này không những không kiếm được tiền, vả lại còn phải chịu thiệt. Do đó ông chủ này bèn giao trách nhiệm cho vị giám đốc công trình của ông ấy nhất định phải thật tốt mà giám sát vị càn đạo này, bởi vì cậu ta tiếp nhận công trình này là thiệt thòi đấy, anh ta có thể sẽ gian lận trong khâu vật liệu. Sau đó khi công trình này đã hoàn thành và chẳng có phát hiện bất cứ việc gian lận gì trong khâu vật liệu, ông chủ này bèn nói với vị càn đạo ấy rằng : “ anh tiếp nhận công trình này có kiếm được tiền lời không ? ”. Vị càn đạo này trả lời rằng “ không có ! ”. Ông chủ lại bèn hỏi tiếp rằng “ anh làm xong công trình này rồi mới biết là kiếm không được tiền hay là sau khi đã kí hợp đồng rồi mới biết là kiếm không được tiền vậy ? ”. Vị càn đạo này bèn trả lời rằng “ kí hợp đồng xong rồi tôi đã biết là kiếm không được tiền đâu ”. Ông chủ bèn cảm thấy rất kì lạ, rằng “ anh nếu như đã sớm biết là kiếm không được tiền, cớ sao anh vẫn làm tốt công trình này vậy ? ”. Vị càn đạo này đáp rằng “ bởi vì tôi đã kí kết hợp đồng, vậy nên nhất định phải trọng hứa giữ tín, phải làm tốt công trình này. ” Ông chủ bèn hỏi anh ấy rằng : “ anh đã thiệt mất bao nhiêu tiền ? ” “ Giá thành của tôi cần 10 vạn, thảy đều phải chịu thiệt. ” Ông chủ bèn nói với anh ta rằng : “ tối nay tôi mời anh đi dùng cơm. ” Tối hôm ấy ông chủ này đã hẹn tất cả các vị chủ quản của các công ty phân nhánh khác cùng đến dùng bữa, và nói với họ rằng : “ sau này tất cả các công trình lát gạch của chúng ta toàn bộ thảy đều giao cho anh này làm, chớ có tìm những công ty khác. ” Do vị càn đạo này có sự thành tín, trọng hứa giữ tín, có đức tín, do đó sự nghiệp của anh ta bèn dần dần hưng vượng phát đạt, bây giờ vẫn còn phát triển rất tốt. Thế nên làm ăn thì chúng ta phải kiên trì giữ tín, trọng hứa giữ tín. Khi sự tín dụng này càng lúc càng kiên cố vững chắc thì sự nghiệp bèn nhất định có thể thành công. Thế nhưng con người ta thường vẫn cứ hay nóng vội mưu cầu lợi, hy vọng có thể sớm ngày kiếm nhiều tiền. Do bởi bị dục vọng này chế ngự nên thường sẽ làm ra những chuyện phạm pháp. Vậy nên có rất nhiều kết cục của các xí nghiệp đều là phải chịu nỗi khổ của lao ngục chính là do bởi đã đánh mất đi chữ tín. Thế nên chúng ta hễ hành chánh đạo thì chúng ta phải có lòng tin đối với đạo đức, tuân theo những lời dạy bảo của các bậc Thánh Hiền mà đi làm người, trọng hứa giữ tín, có đức tín thì cái phước sau này tự nhiên sẽ vô cùng tận.

Phải gầy dựng đức tín, ngoài việc giữ lời hứa đối với người khác và xử sự có thành tín ra, tu đạo càng phải bồi dưỡng có lòng tin đối với đạo đối với Tiên Phật. Nếu như chúng ta chẳng có lòng tin đối với Đạo, “ Thiên Đạo phải chăng có thể siêu sanh liễu tử ? ”, thì cho dẫu là có sự chứng thực của mùa đông xác không cứng, mùa hè xác chẳng thối đi chăng nữa, họ cũng đều sẽ không tin. Tiên Phật liệu có thật sự là có hay không ? Trước giờ đã có rất nhiều những sự tích linh nghiệm như thế phát sinh, họ vẫn cứ không tin ! Nhân quả có thật sự có hay không ? Chân lý có thật sự có hay không ? Vẫn cứ nghi ngờ này nọ đối với việc tu đạo ! Nếu như chúng ta không phá trừ loại tâm thái này, thì tu đạo nhất định không thể nào tiến bộ, bởi vì chúng ta tu đạo kiểu này nhất định sẽ không thể nào tham dự sâu vào, không chịu hy sinh phụng hiến vì đạo trường.

Đức Phật Thích Ca nói rằng : “ lòng tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của tất cả mọi công đức, trưởng dưỡng tất cả mọi căn lành ”. Chúng ta tu đạo không tin Phật, thì chúng ta sẽ không dựa nhờ vào Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu thương xót chúng ta, cứu giúp chúng ta. Chúng ta không tin nhân quả thì chúng ta sẽ không hành thiện bồi đức, sửa đổi bản thân, trở về làm lại một con người tốt. Vậy nên tin tưởng vào Tiên Phật, tin sâu vào nhân quả là lí niệm tu đạo mà người tu đạo nhất định phải xác lập. Vậy thì niềm tin tu đạo đúng đắn lại xác lập như thế nào đây ? Chúng ta ở đạo trường nên làm như thế nào đây ? Trước tiên, chính là phải dứt nghi sanh tín.

1.”Dứt nghi sanh tín” : Lòng tin là mẹ của mọi công đức. Chư Phật Bồ Tát từ lúc ban đầu tu đạo cho đến lúc chứng đạo đều là bắt tay vào từ một chữ tín. Sư Tôn từ bi nói rằng : “ Thầy muốn tặng các con hai chữ, hai chữ này chính là dứt nghi, những mối nghi hoặc trong lòng của các con đã dứt rồi thì mới có thể sinh ra lòng tin; nếu như không dứt nghi thì sao lại có lòng tin đây ? ”

Nghe nói có một vị Điểm Truyền sư lúc ông ấy còn trẻ tuổi đã phát tâm muốn khai hoang bàn đạo. Có một lần, ông ấy đi ra ngoài bàn đạo xong, trên đường về nhà thì gặp phải tai nạn khiến cho một cái chân của ông đã bị đụng gãy xương. Vị Điểm Truyền Sư này chẳng những không có oán trời trách người, mà còn rất cảm tạ Thiên Ân Sư Đức từ bi gia bị phù hộ khiến cho ông ấy đã thoát chết, đã qua được một kiếp nạn lớn không chết đi, và rồi cuối cùng chân của ông ấy đã hoàn toàn hồi phục. Còn vợ của ông ấy vốn dĩ là rất phát tâm đi tu đạo, thế nhưng do bởi vụ tai nạn giao thông lần này của chồng cô ấy đã khiến cho cô ấy không chịu trở về đạo trường phật đường tu đạo nữa. Tuy rằng cô ấy đã trải qua sự dẫn dắt chỉ dạy nhiều mặt, thế nhưng khi đối mặt với hiện thực thì cô ấy vẫn cứ là trách ơn trên cớ sao không từ bi, khiến cho chồng cô ấy có vụ tai nạn giao thông lần này. Gặp đúng có lần mở lớp nọ, Thầy Tế Công Hoạt Phật lâm đàn từ bi khai thị cho cô ấy : “ con có biết vì sao mà chồng của con thành tâm bàn đạo như vậy cũng vẫn gặp tai nạn giao thông hay không ? ”. Vị khôn đạo này trả lời rằng không biết. Thầy lại từ bi khai thị rằng : “ Khi ông ngoại của con qua đời, bà ngoại của con có phải đã 30 tuổi ? Khi cha của con qua đời, mẹ của con có phải cũng đã tuổi 30 ? Con năm nay có phải cũng đã tuổi 30 rồi không ? , “đúng thế”, “ vậy năm nay đến lượt con thủ quả (ở goá ) rồi ! ”. Hoạt Phật Lão Sư liên tục nói không ngớt lời nhân quả trong đó rằng : thì ra cô và mẹ, bà ngoại cô 3 người kiếp trước đã liên thủ giết hại một người đàn ông, mà cô vợ của

người đàn ông này năm đó đúng vào tuổi 30, ở góa đến mức vô cùng gian khổ, suốt ngày nước mắt rửa mặt, cuối cùng kìm nén không nổi nữa mà tự sát thân vong. Từ đấy vợ chồng hai người oán khí xông thiên, âm hồn chẳng tán, quyết tâm muốn phục thù, muốn 3 người họ đều nếm phải mùi vị ở góa vào tuổi 30, do đó mà báo ứng một đời một đời phát sanh, từ bà ngoại của cô đến mẹ của cô đều là 30 tuổi ở góa, thê thảm khổ cả đời.

Vào lúc này, vị khôn đạo đã tỉnh ngộ. Tiên Phật lại từ bi nói rằng : “ con thà rằng ở goá, hay là cùng chồng con thành tâm về phật đường tu đạo, bàn đạo, hành công liễu nghiệt, lấy công chuộc tội, có câu nói là có công có thể đỡ tội lỗi ngàn năm, có đức có thể tiêu oán của luỹ kiếp. Vốn dĩ chồng con trong vụ tai nạn xe lần này định sẵn là sẽ phải chết, đều là do Thiên Ân Sư Đức từ bi gia bị nên mới gãy chân thay đầu, như thế con có vừa lòng không ? ”

Vị khôn đạo này sau khi nghe xong lời từ bi khai thị của Thầy thì cảm động và vô cùng hổ thẹn khóc nức nở, những nghi hoặc đối với đạo trước kia đều đã quét sạch hết, tức khắc khấu đầu tạ ân, sau đó bèn rất phát tâm tu đạo. Do đó điều kiện thứ nhất để học đạo chính là có nghi thì nhất định phải hỏi. Sách Trung Dung cũng có nói : “Bác học chi, thẩm vấn chi, thận tư chi, minh biện chi, đốc hành chi” nghĩa là học cho rộng, xét hỏi sâu xa, suy tư thận trọng, biện luận sáng tỏ, chuyên nhất thi hành. ”

Bác học chi, nghĩa là chúng ta học đạo, tức là học lý, chúng ta cần phải học tập một cách rộng rãi, học rộng nghe nhiều. Chẳng hạn như quay về phật đường lắng nghe đạo, có những chỗ không hiểu thì phải khiêm tốn mà thỉnh giáo người khác. Phận là tiền bối hoặc là Sư Huynh, Sư tỉ chớ có khăng khăng bảo thủ, chẳng cầu tiến bộ, chớ có tự mãn, mà phải dùng một cái tinh thần khiêm tốn để quay về học đạo, xem nhiều các kinh điển và tứ thư ngũ kinh của Thánh Nhân Tam Giáo. Có thời gian thì có thể nghe băng đĩa về đạo. Khi chúng ta ngồi xe hoặc đi bộ thì có thể đọc tụng kinh thầm, đi học tập từ nhiều phương diện để trau dồi làm phong phú bản thân, bởi vì tu đạo giống như thuyền đi ngược dòng, chẳng tiến thì lui. Ngoài việc học rộng ra, kế đến còn phải xét hỏi sâu xa.

Thẩm vấn chi, nghĩa là chúng ta học đạo có chỗ không hiểu rõ đối với chân lý, có nghi thì phải hỏi. Thỉnh giáo nhiều nơi các Tiền Bối và các sư huynh sư tỉ của Phật đường.

Nghe nói trước kia có một vị càn đạo, vừa mới cầu đạo chưa được bao lâu thì có một lần nọ quay về Phật đường, trong phòng dành cho càn đạo đột nhiên nhìn thấy một hộp chứa rượu. Anh ta tưởng rằng bên trong là rượu, bèn thế là có chỗ hoài nghi đối với đạo trường. Phật đường hay khuyên người ta giới rượu, cớ sao lại có hộp rượu ở đây ? Điều này khiến cho vị càn đạo ấy rất hoài nghi ! Rốt cuộc là cái đạo này là thật hay giả đây ? Cũng may là vị càn đạo này đều rất có trí tuệ, biết đi hỏi, hỏi ra mới biết bên trong không phải là rượu, mà là để rất nhiều cây bút bi đựng ở trong ấy. Vị càn đạo này nghĩ may là có hỏi rõ ràng, nếu không thì có thể do bởi thế mà không về phật đường nữa ! Thế nên Ân Sư từ bi nói rằng : có nghi thì nhất định cần phải hỏi cho rõ. Đạo chính là chân lý, nếu như chẳng thể hiểu rõ chân lý, thì lại làm sao mà đi tu đạo đây ? Do đó Sư Tôn từ bi nói rằng “ Chẳng rõ lý, sao tu đạo ? ”. Vậy nên nếu như chúng ta có chỗ nghi vấn, thì phải thỉnh giáo nhiều nơi các tiền bối hoặc các sư huynh, sư tỉ, có câu là khi hỏi được sâu thì ngộ được chân. Sau khi hỏi rồi, thì kế đến chúng ta phải suy tư thận trọng.

Thận tư chi, nghĩa là chúng ta phải suy ngẫm một cách thận trọng, chẳng hạn như chúng ta suy ngẫm đạo nghĩa, học đạo lý, có chỗ không hiểu thì phải đi thỉnh giáo, thỉnh giáo xong rồi thì chúng ta phải đi suy ngẫm sâu sắc, gọi là tham ngộ. Sau khi tham ngộ tỉ mỉ sâu sắc rồi thì đắc được đáp án, kế đến chúng ta phải biện luận sáng tỏ.

Minh biện chi, nghĩa là sau khi chúng ta hiểu rõ rồi, thì có thể phân biện thị phi đúng sai, trắng đen, tà chánh, rồi lại còn phải đi thực hành một cách thiết thực, kế đến chúng ta phải dốc lòng kiên trì chuyên nhất thi hành.

Đốc hành chi, nghĩa là phải “ tri hành hợp nhất ” ( biết và làm phải hợp thành một ) , phải nỗ lực thực hành, đích thân thể nghiệm một cách thiết thực. Chúng ta sau khi trải qua sự học rộng, xét hỏi sâu xa, suy tư thận trọng, phân biện sáng tỏ, thì kế đến là đi dốc lòng kiên trì chuyên nhất thi hành. Chúng ta hiểu rõ sự quý báu của đạo rồi thì phải đi hành trì ra bên ngoài. Thật đáng tiếc là người thời nay phần lớn cho rằng việc hướng người khác thỉnh giáo là một việc đáng hổ thẹn, do đó đều không chịu đi thỉnh giáo người khác, do vậy mà nghi vấn chỉ có càng lúc càng nhiều, sự mê hoặc cũng càng lúc càng sâu. Hễ một khi mê mà chẳng biết tỉnh ngộ thì tự nhiên lìa đạo càng xa, vậy nên chúng ta có nghi thì nhất định phải hỏi. Sau khi hỏi rồi, đã giải mở những khối nghi lớn trong lòng chúng ta thì có thể sanh lòng tin.

Hậu học còn nhớ lúc vừa mới cầu đạo, nghe nói có tam bảo, chỉ cần chúng ta cầu đạo rồi, ăn chay tu đạo, không làm việc ác, nguyện làm các điều lành thì sau này trăm tuổi về già bèn có thể trở về Lí Thiên, có sự chứng minh của thân xác mùa đông không cứng, mùa hè không thối. Lúc ấy trong lòng hậu học có sự hoài nghi, không biết có phải là thật hay không ? Trong lòng hậu học nghĩ, có dễ dàng như thế không ? Hậu học cầu đạo chưa được bao lâu thì có một bà cụ quy không. Hậu học bèn đi tế bái cụ ấy, bèn nhân tiện đi ấn chứng xem thân thể của bà cụ có phải là mềm hay không, mềm thì đại biểu là có thể trở về Lí Thiên. Hậu học di động cánh tay của bà, quả nhiên thật sự là mềm ! Cứ như thế, hậu học cũng đã đích thân ấn chứng vài vị đạo thân sau khi qua đời rồi thì thân thể đều mềm mại. Mẹ của hậu học qua đời đã 3 năm. Lúc mẹ của hậu học qua đời thì hậu học cũng đã ấn chứng qua. Còn nhớ là mẹ đã được đông lạnh hai tuần ở phòng đông lạnh xác. Khi hậu học đi lãnh nhận thi thể thì lúc nhân viên y tế kéo thi thể của bà ra, hậu học lập tức rờ xem cánh tay của mẹ quả thật là mềm mại. Cái đạo này thật là rất quý báu, cho nên chúng ta đối với đạo phải dứt nghi sanh tín. Nếu như chúng ta đối với đạo trường có sự hoài nghi thì nhất định phải hỏi rõ, khi hỏi sâu thì ngộ được chân. Nếu như đối với nhân quả mà có chỗ hoài nghi thì chúng ta có thể xem nhiều những sách chuyện về nhân quả. Quan sát mọi thứ của thế gian mà xem, có phải là đều thoát không ra khỏi định luật nhân quả của thiện ác không ? Nếu phải thì càng phải tăng thêm niềm tin hướng thiện vì đạo của chúng ta. Sau khi có niềm tin đối với đạo rồi, lại làm thế nào để có thể nuôi lớn căn lành của chúng ta, bồi dưỡng cái đức có lòng tin của chúng ta đối với đạo đây ? Chính là phải làm được việc lập nguyện liễu nguyện.

2. Lập nguyện liễu nguyện : nguyện chính là cái tâm ban đầu, không chỉ có những cái mà mình đã lập ở phật đường mới gọi là nguyện, mà chúng ta có cái tâm nguyện này, mang cái tâm từ bi đi học đại đạo vô thượng, chánh pháp vô thượng, chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác, ngôn hành hợp nhất, chính là nguyện. Biết mà không hành thì uổng phí biết, do vậy phải biết phải hành, cái bên trong thể hiện ra bên ngoài, có thể chí thành chẳng ngưng, thì mới có thể giúp vào việc hoá dục của trời đất, thì có thể hiểu rõ, thông thấu suốt mọi nguyên cớ trong thiên hạ, triệt ngộ chỉ là sự nội chứng của tự tâm, chẳng phải là đắc được ở trên thân người khác. Nếu như cái tâm của chúng ta hướng ngoài đi tìm cầu, thì muốn đắc được vô thượng chánh đẳng chánh giác là điều không thể nào đâu, cũng giống như đi tìm sừng trên mình con thỏ vậy, tìm lông trên mai rùa vậy. Nếu như chúng ta chẳng có chiếu theo nguyện hành, vô số những tội nghiệt mà chúng ta đã tạo trong suốt sáu vạn năm lại làm sao có thể tiêu sạch ? Vậy nên lập nguyện rồi nhất định phải liễu nguyện. Trong lời điểm đạo cũng có nói : “nếu nguyện chẳng thể liễu, khó mà về cố hương”. Điểm Truyền Sư trước khi điểm cửa chính của chúng ta, bảo chúng ta phát nguyện, chính là bảo chúng ta phát cái tâm ban đầu, lương tri lương năng, cho nên mới có mười điều đại nguyện. Lập nguyện không phải là lời thề độc, cũng chẳng phải là vì Điểm Truyền Sư hay vì Dẫn Sư mà phát, mà là vì bản thân mà phát nguyện. Chúng ta có nguyện lớn thì mới có sức mạnh. Lúc chúng ta cầu đạo, chúng ta đã lập mười điều đại nguyện ở trước Phật. Có người thì lập nguyện thanh khẩu, nguyện đàn chủ, giảng sư, bàn sự nhân viên, thanh tu, khai hoang xiển đạo, xả thân bàn đạo … khi ở các lớp khác. Nếu như chúng ta đã lập nguyện ở trước Phật rồi, thì chúng ta phải giữ chữ tín, tuyệt đối chớ có thất tín, đối với Tiên Phật chớ có mất đi chữ tín. Chúng ta giữ tín, lập nguyện, liễu nguyện, đấy chính là đức tín. Chúng ta phải đi thực tiễn cái đức tín. Lập nguyện chẳng phải là qua loa lập nguyện cho xong rồi thì xong đâu, mà là chúng ta lập nguyện rồi nhất định phải liễu nguyện.

Tại Vân Nam có một người tên là Lí Bộ Vân, anh ta sống ở Quảng Châu, hoàn cảnh trong nhà cũng không phải là tốt lắm. Sau đó thông qua sự giới thiệu của bạn bè thì đã cầu đạo, thế nhưng rất ít quay về phật đường. Không bao lâu sau thì anh ta sinh bệnh, lại còn nhập viện. Do bởi bệnh tình càng lúc càng nghiêm trọng, bác sĩ cũng chẳng còn cách nào khác, sau đó lại còn nghiêm trọng đến mức thần trí chẳng rõ, bác sĩ cũng tưởng rằng anh ta đã chết rồi, bèn đem anh ta cho vào phòng liệm xác. Thế nhưng vào lúc ấy, tuy rằng Lí Bộ Vân chẳng thể mở mắt nổi, nhưng trong lòng vẫn còn có tri giác, trong lòng nghĩ rằng “ mình đã bệnh nghiêm trọng đến mức này rồi, chắc chắn nhất định sẽ chết. ” Thế là trong lòng anh ta bèn cầu xin Hoàng Mẫu từ bi khai ân, rằng nếu như lần này mà con có thể không chết thì đợi sau khi con khỏi bệnh rồi nhất định sẽ lập nguyện thanh khẩu như tố, xả thân bàn đạo, hành công liễu nghiệt. Sau khi anh ta cầu khai ân không bao lâu sau, điều rất kì lạ là anh ta đã đột nhiên thần trí tỉnh táo, thế là bác sĩ bèn đưa anh ta trở vào phòng bệnh. Trải qua hai, ba ngày trị liệu dưỡng bệnh thì anh ta quả nhiên đã khỏi bệnh và có thể xuất viện. Về đến nhà rồi thì việc đầu tiên của anh ta chính là muốn lập tức về phật đường, khẩn cầu Tiền Bối cho anh ta sám hối tại phật đường, và lập nguyện thanh khẩu trường chay, xả thân bàn đạo, từ nay trở đi sẽ về phật đường nhiều, có thể nghe đạo rõ lý, thế là không cần đến mười ngày mà bệnh của anh ta quả nhiên đã hoàn toàn khỏi. Chân đạo thì tất có chân khảo, khảo chính là khảo nghiệm, khảo xem cái tâm của chúng ta có phải là thật lòng, có thể giữ nguyện giữ tín hay không. Cái khảo thứ nhất chính là vợ của anh ấy. Cô ấy rất phản đối việc anh ta ăn chay, bảo rằng ăn chay chẳng đủ dinh dưỡng, mỗi ngày đều tranh cãi với anh ấy, nhất định muốn anh ta khai trai phá giới, lại còn đem canh gà, canh bò cho anh ta uống, anh ta không chịu uống, vợ anh ta bèn bỏ mặc anh ta, và khoá cửa nhà bếp lại không cho anh ta ăn cơm, bức ép anh ta rất khổ sở. Anh ta quay trở về Phật đường tâm sự với đạo thân, bảo rằng vợ anh ta bức ép anh ta khai trai phá giới. Vị đạo thân này bèn an ủi anh ta, bảo anh ta về phật đường dùng bữa. Tự bản thân anh ta bèn nói “ bất luận là vợ tôi bức ép tôi thế nào đi chăng nữa, tôi đều nhất định sẽ không khai trai phá giới. Cho dù là có bức chết tôi thì tôi cũng thà ăn chay mà chết, cũng không chịu vì khai trai mà sống. ” Sau đó cách bốn, năm ngày sau thì thân thích của Lí Bộ Vân đến gặp ngài Chung Nam Lão Hủ, thỉnh cầu ngài Chung Nam Lão Hủ cho Lí Bộ Vân ở trước Phật dâng trình biểu văn khai trai. Ngài Chung Nam Lão Hủ bèn nói : “ Tôi chỉ là thành toàn điều thiện của người, chớ không thành toàn tội lỗi của người. Nếu như ông mời tôi chủ trì việc lập nguyện ăn chay thì được, còn nếu như ông muốn tôi dâng sớ giúp ông việc khai trai phá giới trái ngược với đạo thì là tôi sẽ không làm đâu.” Lại cách bốn, năm ngày sau cũng không thấy Lí Bộ Vân quay về phật đường. Sau đó hỏi ra mới biết thì ra là anh ta đã bị người nhà thuyết phục khai trai phá giới rồi. Từ sau khi Lí Bộ Vân khai trai phá giới, chưa đến mười hôm thì bệnh cũ tái phát trở lại và đã nhập viện, ba ngày sau đó thì đã qua đời.

Việc này quả thật là rất đáng tiếc ! Vậy nên chúng ta lập nguyện rồi thì phải liễu nguyện, phải giữ lấy đức tín. Người xưa nói  Quân tử nhất ngôn cửu đỉnh, ý là lời nói hết sức có trọng lượng, một lời hứa của quân tử đáng giá nghìn vàng. Phải xem trọng lời hứa của bản thân, một lời hứa đáng nghìn vàng, tức là một lời hứa còn quý trọng hơn so với nghìn vàng. Các bậc quân tử xưa kia, những người tu hành xưa kia hễ đã hứa qua chuyện gì rồi, hoặc đã phát ra điều nguyện gì rồi thì họ mãi đến chết cũng không thay đổi, thà rằng giữ nguyện mà chết chớ không chịu vì phá giới mà sống. Cho dẫu là chịu phải sự khảo nghiệm thì chúng ta cũng đều phải giữ tín, kiên trì mãi đến cùng.

Lại nghe nói có một vị khôn đạo, cô ấy rất có lòng thành kính đối với đạo, rất đáng tin, cho dù là chịu phải sự khảo của người nhà cũng đều sẽ không đánh mất đi lòng tin đối với đạo. Có một lần nọ, cô ấy về phật đường lúc tan ca làm việc. Về đến nhà thì ngờ đâu chồng cô ấy đã khoá cửa, không cho cô ấy về nhà, vả lại còn nói rất nhiều những lời nói rất khó nghe, “ cô mà còn về phật đường nữa thì tôi sẽ không cho cô ăn cơm, không cho cô về nhà ”, khi ấy đã khiến cho vị khôn đạo này rất khổ sở; tuy rằng là vậy, nhưng cô ấy vẫn không vì sự phản đối của chồng mà không quay về phật đường, bởi vì cô ấy vô cùng có lòng tin đối với đạo, huống hồ cô ấy đã lập nguyện phải liễu nguyện, sao có thể vì sự phản đối của chồng cô ấy về việc cô ấy quay về phật đường mà đánh mất chữ tín với Tiên Phật được ! Huống hồ là chồng cô ấy thật ra đều là xuất phát từ sự quan tâm đến mình, yêu thương mình, bởi vì chồng cô ấy sợ cô ấy bị người ta lừa gạt, cho nên mới lo lắng như thế. Vì vậy nên cô ấy trái lại còn thêm nỗ lực tu tốt bản thân, tuy rằng là vất vả khổ cực cũng đều phải làm được đến thánh phàm kiêm tu, giúp chồng nuôi dạy con, tận trách nhiệm của vợ hiền mẹ tốt. Sau đó thì chồng cô ấy cũng cảm thấy là sau khi cô ấy về phật đường thì càng lúc càng hiển ra cái hiền đức của người vợ, do vậy mà không còn phản đối việc cô ấy về phật đường nữa; vị khôn đạo này lại có thể liễu nguyện của mình, giữ được đức tín của mình.

Chúng ta đã lập nguyện rồi thì phải liễu nguyện, phải giữ đức tín, phải có thể chiếu theo nguyện của mình mà đi thực hành, chí kiên định chẳng đổi dời, noi theo ngài Nam Hải Cổ Phật không độ tận chúng sanh trong thiên hạ thì thề không thành Phật. Chúng ta phải noi theo ngài Địa Tạng Cổ Phật, địa ngục không trống thề không thành Phật. Chúng ta phải có thứ tinh thần và nghị lực liễu nguyện này, chẳng sợ gian khổ và sự mài giũa khảo nghiệm cũng vẫn có thể y theo nguyện tuỳ duyên mà hành. Kiếp này nếu nguyện chẳng thể liễu thì đều nguyện đời đời kiếp kiếp đảo trang giáng thế hạ phàm, trợ đạo cứu độ chúng sanh. Cái mà ơn trên cần chính là cần sự thật lòng lập nguyện liễu nguyện như thế nào của mỗi người chúng ta. Chỉ cần chúng ta tận tâm sức mà đi làm, ơn trên sẽ giám sát được đấy. Vậy nên chúng ta tu đạo thì phải noi theo tinh thần cứu thế của Tiên Phật, lập nguyện liễu nguyện thì có thể thành tựu đức tin.

Tín thống lãnh tứ đoan chính là nhân, lễ, nghĩa, trí, còn tín thì ở ngay chính giữ. Chỉ cần chúng ta có thể có đức tín, thì muôn thiện bèn có thể lập được tốt. Con người nếu như chẳng có đức tín, thì sẽ đánh mất đạo căn, vậy nên đối với đức tín thì chúng ta một khắc cũng đều không được rời khỏi. Chỉ cần chúng ta có thể giữ tín, có sự đáng tin cậy, ngôn hành hợp nhất, thì sẽ được người ta tín nhiệm, vả lại còn lương tâm an vui. Chúng ta có thể về Phật đường học đạo, Sư Tôn nói “ chẳng rõ lí, sao tu đạo ? ”, có nghi thì phải hỏi, hiểu rõ chân lý rồi thì sẽ dứt nghi sanh tín, kế đến đi lập nguyện liễu nguyện, giữ đức tín, thì tương lai bèn có thể tu đạo tất thành.

 

Tín thống tứ đoan lập muôn thiện

Người chẳng đức tín mất đạo căn

Cái gốc xử thế toàn dựa tín

Chữ tín chẳng thể rời lát giây.

 

Số lượt xem : 1080