BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Quang Minh Trí Tuệ

Tác giả liangfulai on 2022-03-25 09:06:06
/Quang Minh Trí Tuệ

Từ Nhất Đạo quán thông tất cả

Kinh điển ngũ giáo từ Nhất ra

Một điểm tự tánh muôn diệu dụng

Muôn pháp cũng sanh từ Nhất mà.


 

 

 

 

 

Đạo là lương tâm giữa đời thường

Cuộc sống hằng ngày rộng tình thương

Từ bi hỷ xả, vô vi ngã

Lời nói, hành động thị hiện luôn.

 

Thiên lý lương tâm, Tự Tánh Phật

Bình đẳng chẳng thiên lệch mà hành

Lương tri lương năng Tự Phật chủ

Dẫn dắt tâm niệm, lời nói, hành.

 

Mỗi cá nhân tận với chức trách

Làm tròn bổn phận vai diễn mình

Từng thời khắc dốc tận tâm lực

Chính là đạo đang thị hiện thân.

 

Đốn củi, gánh nước và nấu cơm

Trước khi đắc đạo, lăng xăng thường

Ngộ đắc đạo rồi, tâm an định

Nơi đốn củi, gánh nước, nấu cơm.

 

Đạo trong bình thường, từng thời khắc

Nhất cử nhất động đều là thiền

Trùm mọi nơi, muôn vật có đạo

Chẳng ngộ, nào ai thấu tỏ tường.

 

Đạo là lý dẫn tiến tu hành

Định phương hướng, mục tiêu tiến nhanh

Là con đường rõ ràng chính xác

Thoát biển khổ luân hồi, đạo thành.

 

Cư xử hài hòa, hành hợp lý

Tùy cơ ứng, uyển chuyển linh động

Pháp vô định pháp, tùy duyên chọn

Theo thời-địa điểm- người vận hành.

 

Tu đạo trước yêu cầu tự mình

Thường phản tỉnh, trách phạt tự thân

Sám hối sửa sai, về thanh tịnh

Chẳng thấy lỗi người, duy lỗi mình.

 

Tu đạo phải lấy thân hiển đạo

Ngôn ngữ diễn đạt, phi chơn đạo

Chỉ là phương tiện lĩnh hội nghĩa

Tâm chân chánh hành mới là Đạo.

 

Đạo vô hình tướng, cần tự ngộ

Thiết thực hành theo lý lương tâm

Chẳng phải miệng suông lời môi lưỡi

Lời suông há có thể đạo thành.

 

Tu đạo là tìm về chân lý

Tìm về chính mình nơi tự thân

Chân thật thường hằng không sanh diệt

Thiên tánh hồn nhiên không tà ngụy.

 

Có “ chân ” cư xử mới hài hòa

Có “ lý ” khả đi khắp thiên hạ

Có “ đạo ” phải hành, không mê muội

Thảy đều sẵn có nơi tự Ta.

 

Tu đạo chẳng giới hạn giai cấp

Môi trường, phương thức hay thời gian

Tiên Phật thuyết pháp đâu cũng có

Song đâu đâu cũng không có pháp.

 

Đâu đâu cũng đều có phật đường

Phật đường chơn thật chẳng nơi tướng

Phật đường trong tâm, đèn thắp rọi

Phật đường tự tánh mới là chơn.

 

Mỗi người đều có một Phật đường

Pháp thuyền lớn trên thân vô tướng

Ngày ngày phải lau chùi quét dọn

Luyện kim đan cứu đời cứu chúng.

 

Mỗi người đều có một Phật đường

Pháp thuyền lớn trên thân vô tướng

Ngày ngày phải lau chùi quét dọn

Luyện kim đan cứu đời cứu chúng.

 

Phàm hễ có tướng đều là vọng

Tiên Phật mượn tướng phê huấn văn

Nhưng không biểu thị Đạo nơi ấy

Mà nơi mình cảm nhận trong lòng.

       

Quay đầu soi ngược thấy bổn tâm

Bổn lai diện mục thiện lương tâm

Như quét nhà để nền nhà sạch

Hay muốn được người khen siêng năng ?

 

Tu đạo chính là mọi thời khắc

Thường phát huy lương tri lương năng

Là bổn tâm mà bề trên phú

Tìm chân thiện mĩ trên đức hạnh.

 

Bảo trì tâm như trẻ sơ sinh

Việc thiện dốc tận tâm sức mình

Thuận theo tự nhiên, không chấp trước

Gìn lòng từ bi, Phật, Thiên tâm.

 

Cưỡng cầu, chấp hình tướng : phi đạo

Bị nhân tâm tác động, chi phối

Tư tâm thiên lệch phân đối đãi

Cũng chẳng là đạo, lìa tánh chơn.

 

Đạo chẳng thể dùng tiền để mua

Do lũy kiếp tu đức truyền thừa

Tổ Tiên và tự thân có đức

Nay mới được đắc rồi lại tu.

 

Làm sao biết thiên mệnh thật giả?

Không thật sao có thể phổ truyền ?

Vượt muôn khảo tồn tại đứng vững

Phổ độ Tam Tào khắp thế gian.

 

“Tu đạo tu tâm” tu tâm gì ?

Chính là tâm thanh tịnh, vô vi

Thiên tâm trung chánh hợp trung đạo

Trừ nhân tâm thiên lệch hữu vi.

 

Tu thân dưỡng tánh(1), quét vọng tưởng(2)

Quét “tam tâm” “tứ tướng”(3), tự nhiên(4)

Nhất tâm thanh tịnh(5), không nghi hoặc(6)

Chân thành cung kính(7) – bảy trọng yếu.

 

Hành đạo gồm hành công lập đức(1)

Hy sinh bản thân(2), cứu giúp người(3)

Soi sáng người khác(4), Chúng sinh độ(5)

Chánh kỉ thành nhân(6), mình gương sáng(7).

 

Khởi tâm động niệm phải chú ý

Niệm sai, tâm lệch, đường sẽ lệch

Chớ cho rằng người khác chẳng rõ

Trời đất sẽ mang thông tin truyền.

 

Tự Tánh nếu bị “bụi” che lấp

Sẽ khó thấu tỏ “ Ta ” chân thật

Muốn tìm về Bổn Lai Chơn Diện

Duy tâm thường thanh tịnh, vô trụ.

 

Muôn sự biến hóa đều do tâm

Tùy theo tâm mà cảnh diệt sanh

Thiên đường địa ngục tùy tâm hiện

Nên phải thường tự kiểm niệm tâm.

 

Tu đạo là ở ngay hiện giờ

Khởi tâm động niệm giác tỉnh nhanh

Tốt thì thật nhanh chóng nắm bắt

Xấu lập tức giác tỉnh dừng nhanh.

 

Người tại hậu thiên tư duy nhiều

Thuận hướng ra ngoài, nghịch hướng trong

Thuận cảnh là Quỷ, nghịch là Thánh

Muốn ngừng luân hồi phải “ hồi tâm ”.

 

Tu đạo giữ vững tâm niệm mình

Thu nhiếp tâm mới khả tu tâm

Tu tâm mới khiến tâm trong sáng

Tâm sáng chính là hợp Thiên tâm.

 

Chớ đem tâm đặt sai vị trí

Sai một li, sẽ cực trầm trọng

Nay tu học điều chỉnh lệch lạc

Nhờ nỗ lực tự tìm tự thân.

 

Tâm phàm tục nhất thiết loại bỏ

Khí chất phàm tục phải dứt trừ

Nếu tu không tốt, miệng đời nói

Có tu đâu khác gì không tu.

 

“Tâm vượn ý ngựa” phải tìm về

Chớ tìm Thần Tài tâm mãi mê

Chớ dùng lý giải của tri thức

Bởi có lúc sai lầm, dẫn mê.

 

Phàm làm việc gì cũng quay về

Tìm cầu chính mình, chớ chấp mê

Chớ hướng ngoại yêu cầu người khác

Cần diệt chủ kiến tự nhận định.

 

Hãy dâng hiến cái tâm chân thật

Lòng thành kính tận hiếu Ơn Trên

Bởi mọi thứ hiện đang thừa hưởng

Thảy đều do Ơn Trên ban cho

 

Ngay đến linh tánh chẳng tự có

Không khí để thở, Ơn Trên cho

Bao gồm trời đất muôn vạn vật

Đều do Ơn Trên vận hành, cho.

 

Tu đạo phải thành tâm nghiêm cẩn

Lấy Giác làm thầy, bạn là Tuệ

Thường phản tỉnh tự thân nhắc nhở

Chớ để ngoại vật dẫn dụ mê.

       

Niệm khởi, càng nghĩ tâm càng loạn

Nếu dùng niệm khác để áp chế

Nó sẽ tạm thời bị tiêu diệt

Ngược lại càng thêm rối vấn đề.

 

Nhiều vấn đề cần mình đối mặt

Với chính mình, tỉnh thức chẳng mê

Giác ngộ chính là sự thức tỉnh

Chuyển tâm phiền não hóa Bồ Đề.

 

Thời khắc tìm lương tri trở về

Sẽ có cảm giác Đạo hiện hữu

Ở trong lời nói, việc, hành động

Cùng với Tiên Phật đang giao lưu.

 

Người nếu thường tồn giữ chánh niệm

Từ trường với Tiên Phật hợp tương

Dần dần tương thông với Tiên Phật

Tâm tâm tương ấn tâm lý niệm.

 

Tu đạo phải khiến tâm quy Không

Có thể về Không mới bao trùm

Khắp vũ trụ, đến đi tự tại

Bởi tâm lượng rộng lớn, Thiên tâm.

 

Thiên tâm tức chí công vô tư

Là rất tự nhiên, rất vô vi

Rất công bình, không thiên chẳng lệch

Vô trụ, không dính mắc chấp nhiễm.

       

Tu đạo quan trọng nhất : buông xuống

Buông tâm giả dối, tâm chấp trước

Dùng tâm chân thật, buông tâm vọng

Tâm sẽ định khi người khả buông.

 

Khả buông tâm xuống tức thành Phật

Không thể buông xuống thì là người

Phiền não vọng tưởng đều không thật

Mãi chấp không buông, mãi luân hồi.

 

Làm người nếu không có chí hướng

Sẽ tựa như thuyền không bánh lái

Sẽ ngã nghiêng theo sóng từng đợt

Vĩnh không an định, vật vờ trôi.

       

Thế nên phải làm chủ bản thân

Phải có phương hướng cho đời mình

Để viên mãn kiếp người ngắn ngủi

Chẳng phí thời gian, chẳng hối hận.

 

Muốn tìm được niềm vui thanh tịnh

Học Thánh Phật buông xả hết mình

Đập tan phiền não, buông mọi chấp

Tâm tình hòa vũ trụ vô hình.

 

Muốn học tu đạo phải nắm chắc

Công phu nội tâm đạo tâm mình

Nền tảng không chắc rễ sâu bám

Gió lớn liền ngã đổ theo nhanh.

 

Hình thức bên ngoài tuy quan trọng

Nhưng quan trọng nhất : chắc nội tâm

Tâm là gốc, hình thức cành lá

Đảo điên, đạo sao khả tựu thành ?

 

Chấp thiện ác, sanh tâm thiện ác

Chấp ta, người, sanh tâm ta người

Chấp được mất sanh tâm được mất

Chấp sanh diệt, sanh tâm diệt sanh.

 

Hãy dâng hiến cái tâm chân thật

Lòng thành kính tận hiếu Ơn Trên

Bởi mọi thứ hiện đang thừa hưởng

Thảy đều do Ơn Trên ban cho

 

Ngay đến linh tánh chẳng tự có

Không khí để thở, Ơn Trên cho

Bao gồm trời đất muôn vạn vật

Đều do Ơn Trên vận hành, cho.

 

Tu đạo phải thành tâm nghiêm cẩn

Lấy Giác làm thầy, bạn là Tuệ

Thường phản tỉnh tự thân nhắc nhở

Chớ để ngoại vật dẫn dụ mê.

 

Niệm khởi, càng nghĩ tâm càng loạn

Nếu dùng niệm khác để áp chế

Nó sẽ tạm thời bị tiêu diệt

Ngược lại càng thêm rối vấn đề.

 

Nhiều vấn đề cần mình đối mặt

Với chính mình, tỉnh thức chẳng mê

Giác ngộ chính là sự thức tỉnh

Chuyển tâm phiền não hóa Bồ Đề.

 

Thời khắc tìm lương tri trở về

Sẽ có cảm giác Đạo hiện hữu

Ở trong lời nói, việc, hành động

Cùng với Tiên Phật đang giao lưu.

 

Người nếu thường tồn giữ chánh niệm

Từ trường với Tiên Phật hợp tương

Dần dần tương thông với Tiên Phật

Tâm tâm tương ấn tâm lý niệm.

 

Tu đạo phải khiến tâm quy Không

Có thể về Không mới bao trùm

Khắp vũ trụ, đến đi tự tại

Bởi tâm lượng rộng lớn, Thiên tâm.

 

Thiên tâm tức chí công vô tư

Là rất tự nhiên, rất vô vi

Rất công bình, không thiên chẳng lệch

Vô trụ, không dính mắc chấp nhiễm.

 

Tu đạo quan trọng nhất : buông xuống

Buông tâm giả dối, tâm chấp trước

Dùng tâm chân thật, buông tâm vọng

Tâm sẽ định khi người khả buông.

       

Khả buông tâm xuống tức thành Phật

Không thể buông xuống thì là người

Phiền não vọng tưởng đều không thật

Mãi chấp không buông, mãi luân hồi.

 

Làm người nếu không có chí hướng

Sẽ tựa như thuyền không bánh lái

Sẽ ngã nghiêng theo sóng từng đợt

Vĩnh không an định, vật vờ trôi.

 

Thế nên phải làm chủ bản thân

Phải có phương hướng cho đời mình

Để viên mãn kiếp người ngắn ngủi

Chẳng phí thời gian, chẳng hối hận.

 

Muốn tìm được niềm vui thanh tịnh

Học Thánh Phật buông xả hết mình

Đập tan phiền não, buông mọi chấp

Tâm tình hòa vũ trụ vô hình.

 

Muốn học tu đạo phải nắm chắc

Công phu nội tâm đạo tâm mình

Nền tảng không chắc rễ sâu bám

Gió lớn liền ngã đổ theo nhanh.

 

Hình thức bên ngoài tuy quan trọng

Nhưng quan trọng nhất : chắc nội tâm

Tâm là gốc, hình thức cành lá

Đảo điên, đạo sao khả tựu thành ?

 

Chấp thiện ác, sanh tâm thiện ác

Chấp ta, người, sanh tâm ta người

Chấp được mất sanh tâm được mất

Chấp sanh diệt, sanh tâm diệt sanh.

 

Sanh tâm nào sẽ chấp tâm đó

Sanh tâm lành, chấp trước tâm lành

Chấp lành, làm lành, phi chơn thiện

Thường dụng chẳng chấp mới chơn lành.

 

Bởi mê muội tâm thường chấp trước

Do chấp hoài nên mãi chúng sinh

Không còn chấp trước, tâm vô trụ

Thanh tịnh vô nhiễm Phật sẽ thành.

 

Khổ vui đều do tâm tạo thành

Thiên đường địa ngục do tâm sanh

Tùy theo tâm niệm, cảnh tương ứng

Đột phá cảnh giới duy nhờ tâm.

 

Tu bàn đạo, lý phải nhận rõ

Nhận lý thật tu chẳng dựa người

Thành khẩn thêm vào tâm trí tuệ

Ấy là thành tâm, khác “ngu thành”.

 

“Ngu thành” tuy có lòng thành khẩn

Song dựa ý thức chủ quan mình

Sùng bái, nhận thức tầm nhìn hẹp

Mù quáng theo người dẫu sai lầm.

 

Khi mình đối mặt với chấp trước

Tự phản tỉnh là cách trên hết

Khách quan xem xét bản thân mình

Nhìn việc rõ ràng, sẽ không chấp.

 

Người đến nghe pháp, cảm nhận tốt

Chỉ dừng tại hiểu, không thực hành

Chẳng sửa thói xấu,”bụi tâm” gột

Chẳng tu thì đạo sao khả thành ?

 

Tu đạo phải phân rõ thiện ác

Lại còn một thể dung hợp thành

Tâm vô thiện vô ác, thuần tịnh

Không còn đối đãi nội tại tâm.

 

“Lâm chung nhất niệm”, hiện giờ trọng

Đâu đợi lúc sắp chết đạt thành

Mỗi niệm hiện giờ cần lưu ý

Vượt qua hiện tại, phải cẩn trọng.

 

Mỗi người phải tự độ tâm mình

Đến cảnh giới như như bất động

Không còn dao động, tâm an định

Mới gọi là “ vãng sinh Tây Phương ”.

 

Tu bàn đạo cần ngộ và hành

Phải thường gìn giữ sơ phát tâm

Tâm vững vàng bước chân mới vững

Đường phía trước mới có hy vọng.

 

Người muốn cống hiến cho đạo trường

Phải hiểu thấu đạo lý trước tiên

Dứt nghi sanh tín-nguồn động lực

Cơ sở tu đạo, khai sáng mệnh.

 

Lòng tin là mẹ, nguồn công đức

Khiến thuận lợi trước mọi khó khăn

Bất luận tốt xấu hay thành bại

Đều dũng cảm đột phá, nguyện hành.

 

Mỗi lời nói cử chỉ, hành động

Mọi việc trong cuộc sống đời thường

Đều cần thể ngộ được “thấy tánh”

Tâm sáng “ thấy tánh ”, phải “ hiện tánh ”.

 

Thấy tánh tức hiện diệu trí tuệ

Muốn thấy tánh tâm phải sáng trong

Tâm có tạp niệm tức chưa sáng

Tâm không sáng sao khả thấy tánh ?

 

Tâm mê, tụng kinh bị kinh chuyển

Tâm ngộ, tụng kinh khả chuyển kinh

Tụng kinh muốn ngộ thấu kinh nghĩa

Phải dùng tự tánh để ấn chứng.

 

Làm việc gì cũng phải phù hợp

Đạo vận hành trời đất, Trung Dung

Đường đường chính chính có quy củ

Chớ phụ bản thân, tự hại mình.

       

Chớ dùng mắt hoài nhìn đúng sai

Tốt xấu thảy tùy tâm niệm thôi

Nghĩ mặt tốt, mắt nhìn mặt tốt

Nghĩ mặt xấu, nhìn khía cạnh tồi.

 

Có “ tánh nhãn ” xem tâm người tốt

Mới biết tồn thiện làm người hiền

Làm người tốt xấu tùy người chọn

Tùy tâm “ tánh nhãn ” xem mặt nào.

 

Cầu đạo là chỉ rõ Tự Phật

Hãy tìm về tâm Phật của mình

Theo thiên lý lương tâm hành xử

Chí công vô tư, tâm “ Xích Tử ”.

 

Tu đạo thường tự xét chiếu soi

Thường tĩnh lặng suy ngẫm tự lỗi

Thường đón “ bạn từ phương xa đến ”

Thu tâm trở về từ xa xôi.

 

Phật Tổ trong tâm có đang ngồi ?

Chủ nhân ở nhà có đi chơi ?

Hay thường vắng nhà, khách lại chiếm

Khi dục vọng của người lên ngôi ?

 

Huyền quan khiếu, cánh cửa sinh tử

Nhật nguyệt hợp đức, giao âm dương

Chí linh chí thiện, nhiều người hiểu

Nhưng bước vào nhà được bao nhiêu ?

       

Muốn vào, phải chân công thật thiện

Hành công lập đức phải vững vàng

Từng bước chân tu luyện chân thật

Có đầu cuối đến nơi đến chốn.

 

Xem kinh huấn chớ chấp văn tự

Chớ chấp Thầy cho một điểm này

Đạo tại tự tâm, cầu hướng nội

Tìm về Thiên tâm tự nhiên thành.

 

Hai mắt thủ huyền nơi diệu khiếu

Khép nhắm tám phần, mở hai phần

Chuyên chú nhìn nơi Minh Sư chỉ

Không nghĩ thiện ác, Chân Nhân tọa.

 

Đi đứng nằm ngồi đều giữ chặt

Chân nhân từng thời khắc chẳng rời

Không lìa bổn tánh, tâm an định

Tự nhiên diệu tuệ sẽ sinh thôi.

 

Thói hư tật xấu, tâm ô uế

Xua tan tâm trong sáng, thuộc âm

Trong sáng vốn có muốn tìm lại

Chỉ cần diệt trừ những thứ âm.

 

Có “Tôi” sẽ trở nên nhỏ bé

Không “Tôi ” sẽ trở nên vĩ đại

Tùy có hay không mà phân biệt

Sẽ là bậc Thánh hay phàm phu.

 

Tu đạo chớ có “ Tôi ” ích kỉ

Cái Tôi chấp trước, tham, sân, si

Cái Tôi bất bình, hay nghi mạn

Học Phật Vô Ngã chẳng Tôi gì.

 

Dục vọng khiến con người mê muội

Trăm phương nghìn kế thỏa mãn “mình”

Muốn diệt dục vọng, phải biết đủ

Tri túc thường lạc điều tâm mình.

 

Tâm ô uế, làm sao gột rửa ?

Dùng tâm sám hối, nước trí tuệ

Dùng nước công đức ngày ngày gột

Từng thời khắc Tự Tánh không rời.

 

Loại hết “cặn bã” trong suy nghĩ

Mới thật sự tiếp cận Phật tánh

Tu đạo tâm thuần thiện giữ chặt

Thật tốt đối người : tâm,lời,hành.

 

Danh, lợi, ái dục chướng ngại lớn

Đường tu đạo tâm dễ thối lui

Người tu đạo có thể xem nhẹ

Mới cao siêu xuất chúng trên người.

 

Tu lâu chớ chỉ thấy người khác

Mà quên bước chân mình đúng sai

Tận tâm, tốc độ phải chú ý

Lúc nào nên tăng, giảm, vừa phải.

 

Tuy rằng người đối với danh lợi

Ngoài Phật đường chẳng chấp, chẳng tranh

Song ở trong Phật đường cũng chớ

Tham chấp đạo danh, lợi tranh giành.

 

Càng chẳng mong cầu, càng khiêm tốn

Bề trên sẽ cho lại càng nhiều

Càng muốn chiếm hữu, càng được ít

Sẽ rất nhỏ bé, chẳng bao nhiêu.

 

Khi tâm trở về con số Không

Tâm lượng sẽ lớn vô biên hạn

Tâm không chấp trước thì vô ngại

Hư không tải vật nhiều vô ngần.

 

Nếu người không bị giường “ trói buộc ”

Ngủ dưới đất giường sẽ to hơn

Cùng trời đất dung hòa làm một

Nên tâm càng lớn, được càng thêm.

 

Tu đạo chớ chểnh mảng buông lỏng

Từng thời khắc chú ý tự tâm

Nội tâm chân thành, ngoài biểu hiện

Không tạo tác, hàng phục tự tâm.

 

Nhận thức, hiểu rõ về bản thân

Nhận định về sứ mệnh của mình

Nhận định về đường hướng sinh mệnh

Là điều cần khắc cốt ghi tâm.

 

Sứ mệnh cuộc đời của bản thân

Là phải phổ độ, cứu chúng sinh

Chúng sinh trong tâm thảy đều độ

Trì tâm Bồ Tát vững, vĩnh hằng.

 

Phẩm cách, công đức và lễ tiết

Hỏa hầu, là bốn môn tu đạo

Cần nỗ lực công phu cầu tiến

Mới khả tu thành Thánh Phật Tiên.

 

Đức hạnh phải rèn qua năm tháng

Tu hành dần dần mới có được

Người phải tu, lập đức, lập hạnh

Đức cao thượng mới được kính trọng.

 

Làm người phải có lòng trắc ẩn

Thương người y như thể thương thân

Nhìn chúng sinh khổ như mình khổ

Cùng chúng sinh một thể không khác.

 

Tu đạo phải khéo giữ mồm miệng

Nơi người chớ luận bàn thị phi

Chớ đơm đặt, dựng chuyện, thêm muối …

Gót Thánh Hiền Tiên Phật phải noi.

 

Thiết thực tu hành khiến đức tính

Hoàn mỹ thánh khiết tỏa sáng ngời

Dâng hiến chúng sinh, làm gương sáng

Chơn diện mục, đức tính phục hồi.

 

Từng thời khắc tự thân phản tỉnh

Thói hư tật xấu tu sửa dần

Nhân lúc thói xấu chưa bùng phát

Liền khắc chế chẳng rối tâm thần.

 

Nếu thói hư tật xấu quá nhiều

Sẽ bị khuấy rối tâm không yên

Làm tổn thương nguy hại Tự Tánh

Sáu nẻo luân hồi mãi luân chuyển.

 

Lời lẽ cá nhân ở nhân gian

Trời nghe như tiếng sấm rền vang

Âm càng khó nghe càng vang rõ

Thế nên phải cẩn thận lưu ý.

 

Nhất cử nhất động của bản thân

Cho dẫu hữu hình hay vô hình

Người khác nhìn thấy hay chẳng thấy

Cũng đều phải lưu ý lưu tâm.

 

Làm người nói chuyện phải giữ tín

Thất tín tổn hại danh tự thân

Với người, tự thân đều phải giữ

Thất tín ở đời không chỗ đứng.

 

Mình giữ tín, người có lòng tin

Trong vô hình cũng kiến lập dần

Phẩm cách nơi mình, người kính trọng

Quan hệ người-người dựa lòng tin.

 

Cùng là anh chị em một nhà

Phải thường hỗ tương cùng khích lệ

Tu đạo cần phải có bạn đạo

Phải rộng mở lòng, biết lắng nghe.

 

Lời khuyên khó nghe, thuốc giã tật

Sự thật nói ra hay mất lòng

Bạn bè thật sự mới dám nói

Khuyết điểm nơi ta, phải xem trọng.

       

Mỗi người ưu khuyết điểm tự rõ

Càng phơi bày tự thú càng hay

Càng tiếp cận con đường Hiền Thánh

Chứng tâm tỏa sáng, càng tốt tu.

 

Tu đạo cần nhận sai về mình

Thường hồi quang phản chiếu tự thân

Nhận sai càng nhiều, lỗi càng ít

Càng không nhận sai, lỗi thêm nhiều.

 

Đồng thời cũng cần khen tự thân

Đối với bản thân có lòng tin

Phải khẳng định tự thân sinh mệnh

Tự hướng đời mình tới quang minh.

 

Biết sai không sửa thì thêm lỗi

Tiếp tục tái phạm thì thêm tội

Chơn sám hối : một lần duy nhất

Lần hai chẳng phải sám hối rồi.

 

Nếu sám rồi lại mãi tái phạm

Thì thành từ ngữ thoái thác thôi

Nếu thế, tu bàn công uổng phí

Cuộc sống cũng không được thoải mái.

 

Sám hối phải thành tâm thành ý

Chớ nên chỉ ngoài cửa miệng thôi

Vừa sám xong, lại quên, lại phạm

Dễ dãi lâu ngày trụy lạc đời.

 

Muốn khiến tự thân không trụy lạc

Phải biết trói buộc bản thân thôi

Tự thân cổ vũ chớ buông lỏng

Thường đọc Thánh huấn mượn gương soi.

 

Giới, ngăn tính nóng, thói tật xấu

Định, khảo hủy báng bất động tâm

Tuệ, chân trí sinh do tâm đã định

Tam vô lậu công phu tu hành.

 

Học biết nhiều càng phải khiêm tốn

Bởi khiêm tốn nên học biết nhiều

Đấy chính là có sự dung nạp

Như biển lớn nạp nghìn sông suối.

 

 Biển chịu mình thấp hơn sông suối

Nhưng nào ai phủ nhận thâm sâu

Nước ở càng sâu thì càng tĩnh

Người càng hiểu biết càng khiêm nhường.

 

Khí chất từ nội tâm khởi phát

Không giả tạo, hết sức tự nhiên

Từ lương tri lương năng bổn tánh

Lấy thân hiển đạo trong đời thường.

 

Lòng chân thành giúp đỡ người khác

Ban ân huệ chẳng chấp ân ban

Vô vi, chẳng trụ, tâm bình đẳng

Thanh tịnh, chánh giác, chơn công đức

 

Công đức thảy đều từ chơn tâm

Cam tâm tình nguyện vì chúng sinh

Từ bi hỷ xả tứ vô lượng

Vô niệm, vô tướng, vô trụ tâm.

 

Đạo trường còn mặt nào thiếu sót

Liền nỗ lực thực hiện bổ sung

Chẳng màng đến công đức lớn nhỏ

Gì cũng làm, chẳng chấp tướng hình.

 

Thành toàn chúng sinh kinh nghiệm sẻ

Đấy là một phương thức thành toàn

Là nghĩa vụ, cũng là công đức

Nhưng nếu chấp trước sẽ chẳng còn !

 

Công đức thảy đều từ chơn tâm

Cam tâm tình nguyện vì chúng sinh

Từ bi hỷ xả tứ vô lượng

Vô niệm, vô tướng, vô trụ tâm.

 

Đạo trường còn mặt nào thiếu sót

Liền nỗ lực thực hiện bổ sung

Chẳng màng đến công đức lớn nhỏ

Gì cũng làm, chẳng chấp tướng hình.

 

Thành toàn chúng sinh kinh nghiệm sẻ

Đấy là một phương thức thành toàn

Là nghĩa vụ, cũng là công đức

Nhưng nếu chấp trước sẽ chẳng còn !

 

Tinh thần phấn chấn, tâm đoàn kết

Trong vô hình làm đạo khí thịnh

Mọi người đều tốt đều an vui

Đấy gọi là tùy hỷ công đức.

 

Mỗi người hễ khởi tâm động niệm

Không phải là công thì là tội

Chẳng là thiên đường, thì địa ngục

Thế nên phải thận trọng tâm niệm

 

Phải nâng cao tâm cảnh của mình

Khiến tâm thanh tịnh sẽ có công

Không nhất định cần làm bao thiện

Tự tánh viên mãn là chơn công.

 

Làm việc nếu thường hay phẫn nộ

Sẽ chẳng có đức cũng chẳng công

Công đức đến từ tâm bình ổn

Sẽ được nhiều việc hơn bạt mạng.

 

Việc người không làm, mình gánh vác

Thực hiện rồi chớ oán trách người

Bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ

Người khác chẳng làm, mặc người không.

 

Thân, khẩu, ý có thể tích đức

Từ nhãn thần, nét mặt, nụ cười…

Đức này mọi nơi khả hiện hữu

Như đạo không nơi nào không hiện.

 

Tu đạo thực hiện từ làm người

Lo toan ổn thỏa việc nhà thôi

Ảnh hưởng tốt gia đình, xã hội

Đem đạo áp dụng ngay thường đời.

 

Tài thí chưa hẳn có công đức

Khi đóng góp lòng mãi mong cầu

Trái lại người thí tiền tuy ít

Chân thành vô vi là đức công.

 

Hành tài thí xây dựng Phật đường

Trang nghiêm đạo trường độ chúng sinh

Tuy là công đức nhưng chú ý

Trọng nhất lòng thành, lượng sức mình.

 

Thân thí làm việc tốt lợi Chúng

Tâm thí lòng thành kính yêu thương

Ngôn thí lời nói hợp chân lý

Diện thí tiếp người luôn hoan hỷ.

 

Chúng ta đến Phật đường học lễ

Học hồi phục Lý của đạo lý

Từ Lễ hữu hình thể hội cách

Từ hữu hình đạt Lý vô vi ( vô hình ).

 

Xã hội càng không tuân quy củ

Giới luật vì lẽ đó càng nhiều

Môi trường khác, quy luật có khác

Phải thích ứng với từng môi trường.

 

Mọi người đều tự có bản ngã

Tự cho mình đúng, tự cao đại

Tu đạo tối kị là kiêu ngạo

Nên tu đạo phải khiêm hạ mình.

 

Bởi lẽ cũng giống như ca hát

Sẽ có khi hát sai nhạc điệu

Tu đạo chớ tu đến biến dạng

Cần tuân giới luật giữ quy củ.

 

Hỏa hậu là công phu định lực

Thấy cảnh ô nhiễm tâm bất động

Khảo nghiệm thuận nghịch đều không thối

Tám gió thổi chẳng động đạo tâm.

( Tám gió : được-mất, khen-chê, danh thơm-tiếng xấu và khổ-vui.)

 

Hỏa hậu chẳng đủ phải luyện tiếp

Trong lửa nhẫn nhịn để luyện vàng

Ngọc sáng long lanh nhờ mài giũa

Thường cảm ân dụng ý Bề Trên.

 

Mỗi người đều có tính nóng nảy

Thói tật xấu hiển lộ hoặc không

Tu đạo phải sửa bỏ, tịnh nghiệp

Cảm ân, sám hối, chuyển niệm tâm.

 

Nội tâm muốn học Tiên Phật nào

Phải dụng tâm quan sát thể hội

Thuận theo tự nhiên, dần thuần thục

Thì tác phong mô phạm không khác.

Số lượt xem : 2078