BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Pháp Hỷ giác chiếu ( Lời của Thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 20:59:15
/Pháp Hỷ giác chiếu ( Lời của Thầy )

Cái gì gọi là phiền não, các con đang phiền những gì ? não những gì ?


Phiền, là nội tâm chẳng được sự yên tịnh; não, là sản sinh ra sự chán ghét; phàm những kiến tư hoặc, trần lao hoặc, vô minh hoặc … có thể làm nhiễu loạn thân tâm chúng sanh, khiến cho họ tâm hoảng ý loạn thì đều gọi là phiền não; biết giác chiếu thì có cơ hội dẹp bỏ hết tất cả những khuyết điểm thói hư tật xấu, tâm linh sẽ chẳng có những cỏ dại mọc rậm rạp nữa, tất cả những điều thuận tâm, những lời nghịch tai khó nghe đều chẳng ảnh hưởng được đến con nữa, làm được đến mức biết và hành hợp nhất, biết đến đâu làm đến đó, nội điều tâm tánh, ngoại kính tha nhân ( kính trọng người khác ), sinh mệnh của con cũng sẽ không còn đau khổ, không có ánh sáng nữa.

 

 

Phản tỉnh không phải là cách nghĩ tiêu cực, mà là một loại triển hiện tràn đầy sinh cơ ( cơ hội, hy vọng sinh tồn, sức sống ), bởi vì biết phản tỉnh và sám hối thì sinh mệnh bèn bắt đầu lưu động tiến bộ. Đồ nhi ơi ! Thầy đây muốn các con kiếp này tu, kiếp này thành, do vậy phải kiên chí nhất quán, dùng những tiêu chuẩn cao nhất để yêu cầu đòi hỏi bản thân, dùng dũng khí lớn nhất để đối mặt với những khảo nghiệm, từng ải từng ải một đi qua thì có thể nhìn thấy cái gì là xứng đáng, hiểu không ?

 

 

Tâm chẳng sáng tỏ thì thắp đèn gì ? niệm bất bình thì tụng kinh gì ? Cái tâm niệm này rất quan trọng, người tu đạo phải quay ngược lại quán soi bản thân, không thể cứ qua những tháng ngày bình luận người khác, sau đó nói thành là đang giáo hóa dạy bảo người ta. Gian phòng tâm của con nếu mờ tối thì là do những ô cấu quá nhiều, ý niệm quá hỗn tạp, nghĩa là chẳng tỏ sự lí, cho nên mới phải từ trong việc tụng kinh, học kinh mà sanh phát ra cái tâm phản tỉnh kiểm điểm bản thân, cải biến bản thân.

 

 

Con người vào những lúc sân hận sẽ loạn mất nguyên thần, chuốc đến tai họa, cho nên thầy mới thường bảo đồ nhi rằng phải lấy sự sám hối và cảm ân làm chỉ nam tu hành, mượn nhờ vào hai pháp bảo này để đoạn trừ các ác duyên, hóa giải những hận thù, bất bình, có thể quán chiếu đến tầng này, làm sạch hết các trần duyên thì có thể trở về cực lạc.

 

 

Cái gì gọi là mê tín ? cái gì gọi là chánh tín ? mê tín chính là biết lỗi mà chẳng sửa, chánh tín chính là một luồng hạo nhiên chánh khí có ích cho nhân loại, có ích cho gia đình xã hội, có ích cho bản thân. Xả mình vì người khác, trong bận rộn dành thời gian để đi độ hóa chúng sanh, đấy chính là chánh giác, chánh tín.

 

 

Khi con chẳng có sự phiền nhiễu vướng mắc của những tà niệm, ác khẩu, thân chướng, cũng chẳng có những sự nhiễm cấu của phiền não thì là đã bước lên chánh đạo rồi, đồ nhi ơi ! Cuộc sống sinh hoạt mỗi ngày của con có bao nhiêu chướng ngại ? Những chướng ngại của con cái, chướng ngại của công việc, phải vậy không ? Miệng dễ dàng tích đức nhất, nói một lời tốt thì tích đức, nhưng lại cũng dễ tạo ác nhất, còn những niệm đầu không đúng đắn cứ liên tục chẳng dứt, thường hay tuần hoàn lặp đi lặp lại chẳng ngưng, như thế thì muốn tu cái đạo gì đây ? Cho nên nói, nếu có thể thanh tịnh thì bèn rời đạo chẳng xa.

 

Hãy tìm những ưu điểm của người khác thật nhiều vào,, bao dung nhiều, đem sự đối địch hóa thành hợp tác, để cho Người ta và mình đều có thể thành tựu, sáng tạo ra cục diện mọi người đều vô cùng hài lòng vui vẻ thì mới là người trí tuệ.

 

Gặp phải bất cứ sự việc gì đều phải nói rằng tất cả những thứ này đều là sự xếp đặt an bài tốt nhất của ông trời, bảo vệ gìn giữ tâm bình khí hòa, lạc quan cởi mở nhìn thấu những thị phi nhân gian, không bị những hỷ nộ ai lạc làm ảnh hưởng, trừ phi là bản thân mình đem sự việc làm đến mức quá đáng, tuyệt tình, nếu không thì “ trời chẳng tuyệt đường con người ” đâu đấy !

 

Con phải làm được tốt, phải ngẩng đầu nhìn trời đấy; con ngẫm nghĩ xem, con nghe âm thanh của trời nhiều, hay là nghe những âm thanh của con người nhiều, đều là nghe âm thanh của con người nhiều, phải không ? Do đó hãy rẽ một cái, quay ngược lại, thật tĩnh lặng mà nghe cái mà ông trời cho con là những âm thanh gì, lắng nghe từng mảng âm thanh chân thật trong tâm của chính bản thân con.

 

Trong những tháng ngày tu bàn, nếu như có thể lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, soi giác tự tánh, đấy chính là cơ hội để bản thân mình tinh tiến; những sai trái lỗi lầm của nội tâm phải nhanh chóng dọn dẹp tiêu trừ sạch sẽ; nội tâm nếu như có sự đối đãi rồi thì sẽ sản sanh cái tâm phân biệt; cái tâm phân biệt này chính là hạt giống của sự luân hồi, đồ nhi sao có thể không cẩn thận vậy ?

 

Tuổi đạo không đồng nghĩa với sự tu trì. Sự đổi thay nhân sự của đạo trường đều đến từ chỗ không biết phản tỉnh suy ngẫm, người chẳng biết phản quán soi ngược lại bản thân thì sẽ biến dạng mất; tu đạo lâu rồi nếu chẳng có một tí ti thành tích, đấy là do cứ mãi thích nhìn những cái không tốt của người khác, luận công và lỗi của người khác, chẳng có hạ công phu trên sự tu hành của bản thân, cho nên đến cuối cùng chỉ là khoác lác phóng đại, chẳng thể nào thành tựu.

 

Trên hành trình của đời người, thời thời khắc khắc đều có rất nhiều những việc xảy ra ngoài dự đoán, đồ nhi phải dùng ý chí và chơn tâm của con để đi tiếp nhận mỗi một khảo nghiệm, học tập làm bản thân mình thật sự, biết tiếp chiêu, việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh. Tu đạo càng lâu, càng phải nhắc nhở bản thân mình hồi quang phản chiếu, nghĩ nghĩ xem quá trình bản thân mình tiếp xúc qua lại, cư xử với người khác có phải là lời nói hành động thích hợp, có phải là từ bi, có phải là nên hay không, chớ có cứ hay nhìn tốt ở cái vẻ bề ngoài, nhưng nội tâm thì lại là rối loạn. Những bất an, khủng hoảng sợ hãi đều là những cái khiến cho sinh lí hoặc tâm lí chịu sự tổn hại, lúc tu đạo sẽ rất vất vả; nếu có thể thường tự thấy lỗi mình thì rời chánh đạo chẳng xa rồi, do đó dưỡng tánh cần phải tu thiện, an phận thân chẳng có thẹn nhục, mượn nhờ vào công phu hồi quang phản chiếu tất có thể thanh tâm tự tại.

 

Số lượt xem : 185