BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ấn Chứng của hiển hoá siêu bạt

Tác giả liangfulai on 2023-05-06 21:53:00
/Ấn Chứng của hiển hoá siêu bạt

Ngày 6 tháng 1 dân quốc năm thứ 97 ( 2008 ), tại Phật Viện Sùng Đức của tổ Phất Nhất Sùng Đức ở đài bắc đã tổ chức lễ hội lớn siêu bạt.

Người kiến chứng: Đàn Chủ Trịnh Huyền Trinh, có lãnh sứ mệnh ấn chứng đạo thật, lý thật, thiên mệnh thật. Bởi vì ông bà nội sắp được siêu bạt, Trịnh Đàn Chủ (Tiểu Trịnh Huynh) đến hiện trường chụp ảnh, và đem cảnh tượng đã nhìn thấy ghi chép lại.


Điều kiện của người siêu bạt, do đạo trường quy định:

1.   Cần độ 20 người trở lên.

2.   Tề gia (toàn bộ người nhà đều đã có cầu đạo)

3.   Bản thân người siêu bạt đã lập nguyện thanh khẩu trường chay.

4.   Công đức phí gấp 20 lần trở lên.

5.   Bế ban (lớp Chí Thiện) 5 năm lớp nghiên cứu.

6.   Thông qua được sự cho phép của Tiền Nhân.

 

 

Vong linh được siêu bạt chia làm 3 loại:

 

1.   Siêu bạt: siêu bạt trưởng bối (như cha mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại ở địa phủ hoặc địa ngục), (Điểm Truyền Sư mới có thể siêu bạt ông bà nội).

2.   Nghĩa bạt: Siêu bạt cấp ngang hàng (như vợ chồng, anh em, chị em ở địa phủ hay địa ngục).

3.   Ân bạt: Siêu bạt vãn bối (con cháu), ân bạt thì phải cần càng nhiều công đức hơn so với siêu bạt (như : con cái, cháu (con của anh chị em), cháu nội ngoại (của ông bà)).

Trần Điểm Truyền Sư phụng mệnh của Tiền Nhân Lão sắp xếp xử lí việc siêu bạt.

 

Sau khi bắt đầu thỉnh đàn:

Di Lặc Tổ Sư, Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát hiển tướng và hợp nhất với lại kim thân trên bàn Phật. Nhìn phía bên trên Phật đường giống như nóc nhà của ngôi chùa trong suốt. Bốn mặt tám phương trên không từ từ hiển hiện từng vị từng vị Tiên Phật Bồ Tát, đến vào những thời điểm khác nhau, có vị ngồi có vị đứng, ở trên một toà sen (giống với đạo trường Indonesia có vị đạo thân nhìn thấy cảnh tượng lúc pháp hội, đem những cảnh tượng mà mình đã nhìn thấy vẽ lại thành bức tranh cảnh tượng pháp hội thần thánh).

Điểm Truyền Sư giải thích nhân duyên thù thắng của việc siêu bạt và những điều cần chú ý. Do bởi siêu bạt là hội lớn do giữa Thiên, Nhân, Địa, tất cả Chư Thiên Tiên Phật cùng tổ chức, tất cả những người đến xem lễ đều phải im lặng, không thể đi qua đi lại, tốt nhất là đứng yên vị trí để tránh ảnh hưởng việc tiến hành siêu bạt bên trong Phật đường.

Kiểm tra đối chiếu biểu văn:

Người siêu bạt: càn, khôn phân ban; Điểm Truyền Sư đọc biểu, và kiểm tra đối chiếu tỉ mỉ, về họ tên và công đức phí của người siêu bạt và vong linh được siêu bạt. Sau khi chắc chắn không sai rồi thì bắt đầu đốt biểu (Điểm Truyền Sư nói: phải vào giờ tị hoàn thành nghi thức đốt biểu).

Người siêu bạt thuộc bên càn đạo có khoảng 70 vị, dựa theo thứ tự mà quỳ đợi điểm xăm (thẻ) . Vị Điểm Truyền Sư mà xướng xăm đứng ở phía bên trái cửa chính giữa bên trong Phật đường, mặt hướng ra bên ngoài phật đường mà xướng xăm: “vong linh … tuân mệnh theo chỉ đến Đàn, nghe điểm …”. Nếu nghe thấy tên huý của vong linh được siêu bạt, người siêu bạt đang quỳ bèn giơ tay phải lên (nếu siêu bạt hai vị vong linh trở lên thì dùng ngón tay để biểu thị). Các vị Điểm Truyền Sư khác thì tiếp lấy tờ xăm trong tay của vị Điểm Truyền Sư xướng xăm, trên ấy ghi tên huý của vong linh, tờ xăm rộng khoảng 2 cm, dài khoảng 10 cmNgười siêu bạt thì sau khi tiếp lấy tờ xăm trong tay của Điểm Truyền Sư thì dùng ngón tay cố định nó ở trên mặt.

 

 

 

Ngài Địa Tạng Cổ Phật đứng ở phía trên ngưỡng cửa trái của cửa chính giữa, cùng với vị Điểm Truyền Sư xướng xăm, chéo góc 30 độ (vong linh sẽ đi qua trước mặt của ngài Địa Tạng Cổ Phật), bên ngoài cửa đã có vong linh chờ đợi sẵn.

Tốc độ xướng xăm rất nhanh, vị vong linh thứ nhất tiến vào bên trong phật đường; vẻ ngoài của ông ấy có chút lưng gù, kinh hoảng sợ hãi mà ngó quanh, có thể là vì thấy Tiên Phật và người quá đông nhiều, hoặc là chưa từng nhìn qua thứ tình cảnh như vậy. Các vong linh khác thì từng vị một lần lượt tiến vào. Có vị thì dùng chân đi vào, khá nhiều có nhanh hoặc chậm, có vị vừa khóc vừa lau chùi nước mắt, hoặc thân thể lắc lư.

Các vong mà bò vào thì cúi khom mình tiến về phía trước, có thể là do lúc còn sống không tiện trong việc đi đứng hoặc do tai nạn giao thông, hoặc do ảnh hưởng của việc chịu hình phạt trong địa ngục. Có một số vong đầu tóc rối tung, ăn mặc khác nhau, tiến vào phật đường khấu đầu dữ dội.

Vong linh theo Điểm Truyền Sư đến quỳ phía sau lưng của người siêu bạt. Nếu khi có siêu bạt hai vị, thì vong linh xếp trái phải cạnh nhau phía sau người siêu bạt; nếu khi có 4 vị được siêu bạt, vong linh xếp song song ngang hàng.

Trong lúc tiến hành xướng xăm, đột nhiên có tiếng nói truyền đến: “bọn họ làm sao có thể được như thế? thật quá ư là bất công rồi …”. Tiểu Trịnh Huynh nghĩ đoán rằng có thể là tiếng nói do các oan thân trái chủ của vong linh được siêu bạt cảm thấy phẫn uất bực bội phát ra. Sau khi kết thúc việc xướng xăm, tất cả các vong linh đã đến vị trí mà mình đã được chỉ định, Địa Tạng Cổ Phật tay cầm vi xích trượng, tiến vào trong Phật đường, đứng nhìn xem ở phía sau các vong linh được siêu bạt.

 

Lúc bắt đầu điểm xăm:

 

Tiểu Trịnh Huynh nhìn thấy thầy Tế Công Hoạt Phật hoà hợp với hình thể của vị Trần Điểm Truyền Sư phụ trách điểm xăm; thế nhưng pháp tướng của thầy Tế Công Hoạt Phật thì chợt thoáng bên trái chợt thoáng bên phải, chợt thoáng ở trước, chợt thoáng ở sau, lúc có lúc không. Áo của Thầy là màu xanh lam đậm, dáng người không cao. Lúc điểm xăm thì bàn tay phải của Thầy ấy và các vị Điểm Truyền Sư dường như là chồng lấp lên nhau.

Độ cao mà mỗi vị vong linh đang quỳ giống với độ cao của những người siêu bạt. Sau khi vong linh được điểm xăm, thì chỗ trán bèn phát ra một điểm sáng màu vàng ròng.

Nếu như khi có hai vị trở lên, thì vong linh sẽ tự động đổi cho nhau. Vong linh sau khi được điểm xăm, sau khi có điểm ánh sáng vàng ròng thì hình dạng đã chuyển biến lớn khác với hình dạng, trang phục, đầu tóc, … ban đầu, lập tức trở nên sáng tươi đẹp đẽ.

Trần Điểm Truyền Sư mỗi lần điểm xong cho một vị vong linh, thì Tế Công Hoạt Phật bèn dùng cây quạt phất phất phía sau đầu của vong linh. (Tại lớp nghiên cứu, Tế Công Hoạt Phật có lúc sẽ dùng cây quạt vỗ vỗ phía sau đầu của các đồ nhi trong lúc lên lớp).

Mỗi vị vong linh sau khi được điểm xăm, sẽ tự động khấu đầu tạ ân trước, còn khôn đạo thì lần lượt do kích động mà bật khóc. Sau khi hoàn thành điểm xăm cho toàn bộ vong linh, do Tiên Phật làm Thượng Hạ chấp lễ, vong linh được siêu bạt nghe lệnh khấu đầu, sẽ khấu đầu sớm hơn trước so với người siêu bạt.

Người siêu bạt, cả khôn đạo và càn đạo lúc khấu đầu thì Thượng Hạ Chấp Lễ của càn đạo và khôn đạo khi niệm đến “Đông Ngục Đại Đế ” thì đột nhiên đều có xảy ra tình trạng quên từ tạm dừng, và nói sai lời.

Sau khi kết thúc việc siêu bạt, có Đàn Chủ và Giảng Sư bảo với Tiểu Trịnh Huynh rằng trong lúc tiến hành siêu bạt có ngửi thấy mùi thối của xác chết, hoặc là toàn thân nóng nóng hay lành lạnh. Thế nhưng sau khi hoàn thành xong việc điểm xăm, tất cả các hiện tượng kì lạ đều đã biến mất.

 

Tiên Phật từ bi ấn chứng:

 

Tu đạo, bàn đạo, hành công lập đức trong Đạo trường, tề gia (cả nhà tu Bàn đạo), thì có thể siêu bạt vong linh của cha mẹ và quyến thuộc. Thông qua nghi thức siêu bạt, vong linh được siêu bạt sẽ trở về đến Vô Cực Lí Thiên, Thiên Phật Viện Tự Tu Đường. Trải qua trăm ngày tu luyện, sau khi khôi phục lại thể thuần dương, thì Lão Mẫu từ bi sắc lệnh Tam Quan Đại Đế án công định quả. Thế nhưng quả vị ấy dựa vào sự tu hành lúc còn sống, và công đức tu hành tại thế của con cháu đời sau làm tiêu chuẩn.

 

Ấn Chứng:

 

Sau khi ông bà nội được siêu bạt, Tiểu Trịnh Huynh lại ấn chứng sự tôn quý của đạo. Mỗi năm vào các dịp lễ, lúc tế Tổ tại phòng thờ, xung quanh bàn thờ đều sẽ có Tổ Tiên các đời vây quanh. Dân quốc năm thứ 97 (năm 2008) , vào ngày mồng một tháng giêng, lúc tế tổ trong nhà, Tiểu Trịnh Huynh nhìn thấy vong linh của ông bà nội, mẹ, bác trai … hiển hiện ở trước bàn thờ. Ông bà nội (đã được siêu bạt) từ bên ngoài đi vào trong phòng thờ; cách ăn mặc và kiểu tóc của bà nội giống với các vị Đạo Cô; cách ăn mặc của ông nội giống với các vị Viên Ngoại thời cổ đại, đầu đội mũ, giống với mũ mà các vị quan chức đời Tống đã đội. Ở bên ngoài cửa sổ, hai bên tả hữu mỗi mỗi đều có một vị Thiên Tướng đứng bên cạnh, mình mặc chiến bào, tay cầm gậy kim cang, đợi chờ ở bên ngoài; khoảng 5 phút sau thì dẫn ông bà nội trở về Lí Thiên, Thiên Phật Viện Tự Tu Đường. Cùng năm đó, âm lịch ngày 23 tháng 2, khi tảo mộ tế bái ông bà nội và người mẹ đã qua đời, Tiểu Trịnh Huynh thoáng một cái thì nhận ra ngay ông bà nội đã xuất hiện tại hiện trường, bởi vì trang phục trang sức đều khác với tổ tiên của những người khác. Khi dùng bữa thì tất cả các vong linh mỗi mỗi tự hưởng dụng các tế phẩm. Cảnh tượng này khoảng 15 phút thì biến mất rồi.

 

Số lượt xem : 984