Trang nghiêm nội ngoại đạo trường ( Phật quy nội hàm )
Phật quy lễ tiết tuy là sự ràng buộc, nhưng lại là phật pháp thượng thừa chạm khắc, tạo tựu mỗi một con người, nhất định cần phải tuân thủ, cái gọi là “ thành ưu trung, hình ư ngoại ” ( nội tâm chân thành sẽ bộc lộ nơi lời nói, biểu hiện ) sẽ biểu hiện thích đáng, mới là sự hiển lộ và thực hành của đạo.
Các sự các vật đều có chuẩn tắc nhất định, hàng hải hàng không, mỗi cái đều có tuyến đường nhất định; nếu chẳng có đường tuyến thì khó mà đến được nơi muốn đến. Đạo là chủ tể của vạn vật, chí tôn chí quý. Hoàng Mẫu sớm đã định phật quy 15 điều để người tu đạo có khuôn phép chuẩn tắc quy củ, tránh trộn lẫn vào tả đạo bàng môn mà dẫn đến sự truỵ lạc luỹ kiếp; lại do hạo kiếp làm chìm đắm cõi đời, muốn hành đại đạo để phù nguy tế khốn, nhất định trước tiên cần phải hiểu biết rất rõ con đường sáng tỏ ấy, lấy phật quy làm trọng, phật quy nếu hiểu thì hành đạo dễ dàng, nếu không thì chưa biết chơn nghĩa của phật quy, sai một li đi một dặm, trên dưới sai lầm lẫn nhau, trước sau nứt gãy, sẽ làm chậm trễ trì hoãn vĩ nghiệp của Tam Tào, tự vứt bỏ tiền đồ, không thể không thận trọng đấy. Dưới đây sẽ truyền tải chơn nghĩa của 15 điều phật quy.
1. Tôn kính Tiên Phật
Học đạo nghe hiểu tánh lí nhất định cần phải cậy nhờ vào Minh Sư truyền thụ. Nếu chẳng có chơn Minh Sư, sao có thể thụ chơn truyền đây ? Tiên phật vốn dĩ là những bậc giác ngộ trước đứng ở vị trí bậc thầy, tu đạo nhất định cần phải nương cậy vào sự giúp đỡ phù hộ của tiên phật, sao có thể không thành tâm tôn kính tiên phật đây ? do vậy việc tôn kính tiên phật liệt vào bước thứ nhất của tu đạo, là trung tâm tư tưởng và lực lượng sức mạnh tín ngưỡng của người tu đạo.
Tôn kính Tiên Phật là tôn những đại hoằng nguyện yêu thương bảo hộ chúng sanh của các ngài, là kính phục cái tâm từ bi vô hạn của các ngài đối với tất cả sinh linh, chơn tâm thành ý tôn kính xuất phát từ nội tâm. Nên noi theo những dấu chân của tiên phật, nghe theo những lời khải thị của tiên phật mà đi làm.
Tôn kính Tiên Phật, cũng như Tiên Phật thường ở xung quanh mình, không thể làm trái lại thiên lí lương tâm, lúc nào cũng tồn sự cảnh giác thận trọng, chẳng dám khởi lên một chút tất cả những tà niệm bất chánh, lâu rồi tự nhiên thiên lí nguyên chất, tâm chánh thân tu. Tiên Phật được kính tâm chẳng vui, bị huỷ báng tâm chẳng có oán, là nhận lấy một chút cái tâm chân thành của chúng sanh mà thôi, chờ đợi cái tâm chân thành của chúng sanh, chắc chắn có thể tiến đến “ chí thành chẳng vọng ”, đấy là kết quả và ý nghĩa thật sự của tôn kính tiên phật.
Do đó trong chẳng rời tự tánh, ngoài chẳng rời phật hành, theo tất cả thiên lí mà hành mới hợp với tôn kính tiên phật thật sự.
2. Tuân Tiền Đề Hậu
Tuân thủ theo sự lãnh đạo của Tiền Hiền, chỉ dạy, đề bạt cho những nhân tài xuất chúng của tương lai, tu đạo chẳng có như vậy thì thầy trò đạo không có đời sau tiếp nối, do đó mà điều này liệt thành bước thứ hai cho việc đắc đạo tiến tu, thành tiên thành phật, tất viên tất dung.
Phận làm hậu học phải có thái độ khiêm tốn, tâm trạng bình hoà, không thể tự cao tự đại, khẩn cầu các Tiền Hiền chỉ đạo dẫn dắt cho, thành kính thụ giáo, ân cần hành trì, chẳng thể lơi lỏng, nên tự ngộ đến sự huyền diệu của đạo để báo đáp đại ân đại đức của thầy.
Phận làm Tiền Bối nhất định cần phải khoan dung khiêm cung, chỉ đạo hậu học, bậc tiên tri tiên giác giống như ngọn đèn biển, dẫn đạo các hậu học, học tập chánh lí, khéo léo dẫn dắt chỉ đạo từng bước, lấy thân mình làm tấm gương tốt, trên dưới nhất quán, dùng đại đức để cảm hoá giáo hoá đại chúng.
Những Tiền Hiền ở vị trí trên nên yêu thương bảo hộ các hậu học, không thể ức hiếp xem thường. Những hậu học ở vị trí bên dưới phải thành tâm học tập tu trì, chớ có dùng tình cảm lấy lòng Tiền Hiền để leo trèo lên cao, nịnh nọt bợ đỡ để giành được sự sủng ái tín nhiệm, được những vinh dự chẳng thiết với thực tế. Tiền Hiền Hậu Học đồng tâm đồng đức, thay trời hành đạo, mọi người dìu dắt nhau mà hành, tiền hậu hoà mục ( thân ái thuận hợp ), mọi người đồng tâm, miễn gặp ma khảo, việc Thánh dễ bàn.
3. Trai ( tề ) trang trung chánh
Lấy trai giới để quy phạm bản thân, trì chay giới sát, miễn tạo nhân quả, làm sạch thân tâm, nghiêm khắc phản tỉnh những hành vi của bản thân, vô dục vô tà, chẳng thiên chẳng lệch, chẳng có những việc đi ngược lại với luân thường thiên lí.
Người tu đạo cần phải nội tâm trai mà giới, bất loạn hoạn, ngoại hình trang nghiêm mà ngay chánh, “ thành ưu trung, hình ư ngoại ” ( nội tâm chân thành sẽ bộc lộ nơi lời nói, biểu hiện ), nhận rõ chân lí, kiên tâm định chí, đi làm một cách thiết thực, không thể chịu sự mê hoặc của thế tục, mê muội mất chơn tánh, truy cầu theo đuổi những công danh phú quý hư vọng, tuỳ tiện dễ dàng dao động tâm chí. Con người chẳng có trai giới thì chẳng thanh, con người chẳng đứng đắn nghiêm trang thì thân chẳng quý, con người chẳng trung dung thì hành thiên lệch, con người chẳng có chánh thì làm việc điên đảo, do đó mà trai trang trung chánh cũng có thể là cái gốc tu thân của người đời.
Thân làm người lãnh đạo, là những Tiền Hiền mà học thức phẩm đức có thể làm tấm gương để cho mọi người noi theo học tập thì nên cẩn thận, tâm tồn chánh lí, bản thân làm tốt sự tu dưỡng của việc lập thân xử thế thì cũng khiến cho người khác có thể làm tốt sự tu dưỡng của việc lập thân xử thế, dẫn đạo cho các hậu học có thể có những sự hành trì đúng đắn.
Thân là Tiền Hiền, là tấm gương noi theo của các hậu học, nếu bản thân chẳng thể tâm chánh thân tu, sao có thể chỉ đạo cho các hậu học, nếu như có sự sai lệch, các hậu học noi theo, một người đoạ xuống vạn người rơi theo, lẽ nào chẳng có tội quấn vướng lấy thân.
Do đó phàm người tu đạo thì tất cả tâm và hành tất chẳng rời cái trai trang trung chánh này, mới có thể bước vào cái nền của thánh đạo, nền tảng kiên cố thì tu đạo có phương hướng nhất định.
4. Tuần Quy Đạo Củ ( tuân theo quy củ )
Tuân theo quy củ, thiết thực mà hành, việc việc đều có thể hoàn thiện, quy củ cũng ví như con đường sáng tỏ, thiên luật, pháp luật, gia quy vậy; nếu chẳng có quy củ thì làm việc khó mà hoàn chỉnh.
Trời sanh dân chúng, có pháp tắc nhất định. Chúng sanh bỉnh thụ ( nắm giữ ) bổn tánh của thiên lí mà ra đời thì đã hàm có đức tánh tốt đẹp giống như thiên lí vậy, do đó mà tuân thuận theo pháp tắc và đức hạnh này là việc bổn phận của chúng sanh.
Vào những năm mạt kiếp này, nhân loại đã dìm mất chánh khí, đã đánh mất đi những nguyên tắc cơ bản của việc làm người. Hành đại đạo này cần phải giác ngộ một cách rõ ràng, phải tuân thủ các quy củ, trước tiên giữ lấy cái nguyên tắc làm người, không thể rời khỏi những phép tắc, phải ghi nhớ kĩ mãi, niệm niệm chẳng quên, lập sẵn đại chí xông thiên, sau đó hành đạo, mới có thể kiến lập công đức tự tánh, nếu không thì khó tránh khỏi bị tà mê làm nhiễm mà dẫn đến khiến cho những công lao vất vả gầy dựng trước đây toàn bộ đều phế bỏ.
Đại đạo hoá thế, nếu chẳng có những sự ràng buộc của quy củ, lâu ngày tự nhiên bèn có tình trạng tinh thần suy thoái uể oải biếng nhác phát sanh; làm trái ngược lại những quy củ này thì mặc cho con bố thí nhiều như số cát của sông hằng cũng chẳng có công đức có thể nói, do đó mà trong 15 điều phật quy, điều nào cũng đều không thể coi nhẹ sơ suất bỏ qua, mới có thể viên mãn thành đạo.
5. Trách nhiệm phụ khởi ( trách nhiệm gánh lên )
Chân lí Thiên Đạo, thất truyền đã lâu, những chúng sanh trầm luân nơi biển khổ đi đâu để tìm đây ? tình hình xã hội, lòng người, phong tục cũng đã đồi bại đến cực điểm, trách nhiệm cứu vãn những chúng sanh mê muội bèn ở trên thân của những người tu đạo lập chí hành đại đạo giúp đời.
Từ các Điểm Truyền Sư lãnh tụ, đàn chủ nhân tài cho đến các đạo thân, mỗi người đều có trách nhiệm của mỗi người, nên hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người, gầy dựng công đức để triêm thiên ân.
Người tu đạo nhất định phải nhận rõ mục tiêu, kiên lập tâm chí ( sự quyết tâm, cương quyết ) , thể hội lòng trời, tuyên lí độ chúng, dẫn mê nhập ngộ, khiến chúng sanh lên bờ giác, cứu vãn xoay chuyển những phong tục bại hoại, cứu rỗi cõi ta bà, thành tựu cõi nước phật. Phát dương tinh thần bất luận chịu phải biết bao nhiêu gian truân trở ngại đều chẳng rút lùi thì mới có thể tận được hết trách nhiệm tu hành, lấy thân mình làm tấm gương sáng, đoan chánh bản thân lại độ hoá người khác, mới có thể thành tựu chơn đạo trong cái diệu huyền.
Chúng ta giáng thế ở nhân gian nên biết trách nhiệm của mỗi người, không có trách nhiệm thì chẳng thành người, do đó những việc nên làm thì nhất định phải làm cho được viên mãn chẳng có khiếm khuyết mới là gánh vác trách nhiệm; Bạch Dương kì 3, Tiên Phật đảo trang hạ phàm làm người, mục đích ở chỗ phổ độ chúng sanh, là sanh ra ở cõi phàm có hình tướng, hình hình sắc sắc, bị cảnh làm cho xoay chuyển thì đã thoát li cái trách nhiệm tiên phật đảo trang rồi, nên nhanh chóng giác ngộ gánh vác lên trách nhiệm.
6. Trọng Thánh Khinh Phàm
Trọng thánh khinh phàm nghĩa là trọng lí nhẹ tình, lí là thiên lí, lưu thông ở nhân gian, là sự lưu hành của những nghĩa lí công chánh, là đại đạo trung dung chẳng thiên chẳng lệch của nho gia, nay gọi là trọng ( nặng ) thánh; nhẹ tình là xả bỏ đi những tư dục của phàm tình, là khắc kỉ phục lễ ( khắc chế những tư dục của bản thân, khiến cho lời nói hành động cử chỉ hợp với lễ tiết ) của nho gia, nay gọi là nhẹ phàm; “ nên trụ như thế này, nên hàng phục tâm như thế này ” của Thích gia cũng là đồng với nghĩa này, do đó nặng thánh nhẹ phàm là điều kiện quan trọng tất yếu cơ bản để tu viên mãn bổn tánh.
Việc thánh hay việc phàm có thể nói là sự phân ra của một cái tâm, bất luận ở trong tình cảnh nào, nhất tâm là lí tức trọng thánh nhẹ phàm, một lòng vì lợi tức nặng phàm nhẹ thánh.
Khi thánh phàm song hành, tu đạo nhất định cần phải hành nơi đạo giữa người với người, giữa sĩ nông công thương với nhau phải hành nơi đạo, giữa quốc gia xã hội phải hành nơi đạo, giữa gia đình phụ tử huynh đệ, chú bác phải hành nơi đạo, giữa vợ chồng, giữa bạn bè thân thích phải hành nơi đạo, đấy gọi là nặng thánh nhẹ phàm.
Vẻ ngoài tuy thánh, nhưng tâm bất chánh, trọng ở công quả, chẳng dứt bỏ những tham muốn vọng tưởng, tuy vẻ ngoài nặng nơi thánh, thì chẳng phải là thánh đâu; những gì đã hành đã làm, tuy chẳng phải bàn đạo, nhưng thật sự là những việc ích lợi cho quần chúng, nhất tâm là lí, những gì đã hành là đức, tuy trông bình phàm, nhưng thật sự là sự lưu hành của thiên lí, đấy chẳng phải là nặng thánh thì là cái gì ?
Nếu có việc thánh đợi con làm, chớ vì việc phàm vây đeo bám, thánh sự Tôi lớn nên nên trọng, việc phàm nên nhẹ vì nhỏ Tôi, nên phá hết thảy chướng đeo bám, vĩnh làm trụ cột lớn trong đạo, đấy cũng là nặng thánh nhẹ phàm.
7. Khiêm cung hoà ái
Khiêm cung là khiêm tốn bản thân, cung kính người khác; hoà ái là hoà mục ( thân ái thuận hợp ) với mọi người, hoà nhã thân thiết chớ chẳng tranh, khiêm tốn có thể đắc được sự kính trọng của người, cung kính có thể đắc được sự nể phục của người, đấy là cái gốc căn bản của việc lập thân xử thế.
Khiêm cung có thể đắc được sự chỉ dạy của người trên, cũng có thể đắc được sự cung kính của người dưới, hoà ái có thể đắc được sự xem trọng của người trên, cũng có thể đắc được sự kính ngưỡng của người dưới.
Bàn đạo phải khiến chúng sanh hiểu rõ triệt để chơn nghĩa, thành tâm cung kính một cách tự phát; nếu dùng sự nóng nảy, sân nộ đối với các hậu học, các hậu học dễ sanh niệm khác thường, hành đạo một khi đánh mất đi sự đoàn kết, tình cảm dung hợp giữa người với người, chỉ dựa vào một cây gỗ thì khó mà chống đỡ cả toà nhà cao lớn.
Dùng thần sắc, bầu không khí tâm trạng vui vẻ để nghênh đón mọi người, trên và dưới tự nhiên thân gần, dùng chánh đạo để khải phát, nhất đạo đồng phong thì cái tai hoạ chia bè kết phái, sự bất hoà trong đạo sẽ tiêu trừ ở trong vô hình.
8. Vật khí Thánh Huấn ( chớ dứt bỏ thánh huấn )
Vật khí thánh huấn là chớ có vứt bỏ đi những bài giáo huấn chân thành của Thánh Phật. Chân kinh chánh pháp tuy rằng chẳng ở sách vở văn tự, nhưng đại ý của nó nếu chẳng có sự lưu truyền của sách vở văn tự, chỉ dựa vào khẩu truyền thì đại đạo khó mà phổ truyền được, cần phải cậy dựa vào những sách của Thánh Hiền làm chiếc cầu nối, tiến đến ngộ, hành thực hiện, rồi sau đó có thể dựa vào khẩu truyền tâm ấn mà đạt đạo.
Quy giới này, ở sự lưu truyền của thánh ngôn, ý nghĩa của nó có hai :
a. Một là chỉ biết bảo vệ yêu quý trân trọng các sách thánh huấn, chẳng dám làm hư dơ, phá hoại, chẳng dám đặt chỗ tuỳ tiện, điều này tuy gọi là chẳng dứt bỏ thánh huấn, thế nhưng chẳng có ích đối với việc tu đạo.
b. Hai là ngoài việc bảo vệ trân trọng yêu quý các sách thánh huấn ra, đối với những lời huấn thị của thánh hiền tiên phật, có thể thành khẩn chân thành vui vẻ cung kính ghi nhớ kĩ trong lòng, theo đuổi noi theo bước chân của thánh hiền tiên phật, xiển dương thánh lí của cổ đạo, chân thành nơi thiên lí, thành thật nơi đạo làm người, chẳng gượng ép mà lại có thể làm được, chẳng cần suy ngẫm mà lại được, có thể phù hợp với trung đạo, với những nguyên tắc của ông trời một cách rất tự nhiên, đấy gọi là chẳng dứt bỏ thánh huấn.
Ngoài ra đối với các loan huấn thì cần phải có những nhận thức đúng đắn mới có thể đắc được lợi ích của nó. Loan huấn là cánh cửa của sơ cơ, không thể chuyên cậy nhờ loan huấn tu đạo, nếu không thì một ngày nào đó rời loan thì cái mùi vị của đạo tức đạm nhạt thiếu thốn chẳng có mùi vị, đấy là lúc bình thường chẳng biết quay về tâm để tìm đạo, mà chỉ hướng tâm ra ngoài quan sát những hình sắc mà đi tìm đạo, hễ một khi hướng ra ngoài chẳng có những sự hiển dị để có thể xem nữa, chẳng có tiên phật để có thể tiếp cận nữa thì mê mang chẳng có đường có thể đi rồi.
Do vậy mà phàm là những người thiện dụng loan huấn, nhất định phải chỉ dạy người quay trở về tự tánh để nhận biết vị tiên phật của ngôi nhà của chính mình ( chính bản thân mình ) , nhất định cần phải dẫn đạo người từ chánh tông để cùng đi về thần cảnh của chính bản thân mình; hễ một khi loan huấn chẳng còn nữa, chúng sanh vẫn có thể cậy nhờ tự lực quy y tự tánh mà tu đạo.
Phù loan huy huấn, sự chánh tà tâm linh của thiên tài, sự chánh tà của người chủ trì có tác dụng quyết định, nếu chánh thì cảm triệu những vị tiên phật chánh đạo, nếu tà thì cảm triệu những vị tà đạo, A Tu La phụ trách việc khảo đạo cũng thác sanh ( đầu thai ) ở nhân gian; cái mà họ bàn là tà đạo, cũng có thể huy loan, đương nhiên sẽ cảm triệu đồng loại, giả vô cực hoặc giả danh của tiên phật để trước huấn huy loan ra bài huấn văn ấy, chẳng nói chân lí, chẳng nghe ý của kinh điển, cứ mãi tìm người đề tầm sư bái tổ, những người trong thiên đạo mà chỉ biết thành tâm, chẳng biết chân lí, hoặc những kẻ có cái tâm quá ư nóng vội muốn thành đạo, ý chí chẳng kiên định, hoặc những người thất ý trong đạo ( thất ý : không được như ý, không đắc chí, ý kiến xung đột không hoà mục ) , tư tưởng quá ư cực đoan, hoặc những người tu đạo chấp trước hình tướng, cái tâm muốn nhìn thấy tổ sư quá ư là cấp thiết, toàn bộ những người trong phạm vi rộng này sẽ đem những công lao đã vất vả gầy dựng trước đây toàn bộ đều phế bỏ, tự đoạ vào A Tỳ đấy.
Thiên tài mà có thể trừng tâm tĩnh lự ( lắng tịnh cái tâm ), người chủ trì có thể thành tâm vì đạo, thì những bài huấn văn huy ra đều đang xiển phát kinh điển của ngũ giáo, chân lí của đại đạo, dẫn đạo chúng sanh sửa lỗi hướng thiện, thì là chánh văn, do đó mà xem huấn văn nhất định cần phải dùng trí tuệ đi phân tích, là lí thì tiến, phi lí thì lui, không thể nhất luật thảy đều tuân theo, để tránh gặp phải bị văn tự khảo nghiệm.
Do đó mà chẳng thể hoàn toàn dựa vào loan huấn để tu đạo, cần phải tự hỏi xem loan huấn đã mở ra cho con bao nhiêu trí tuệ, đã thể hội được bao nhiêu chân lí, có thể hay không chẳng dựa vào loan huấn, chẳng gặp được tiên phật vẫn có thể tự tu chẳng biếng nhác, tinh tiến chẳng ngừng. Nếu không thể, thì nên biết rằng bệnh này ở loan huấn, còn tâm thần thì hướng ra bên ngoài, nhất định cần phải thâu tâm trở về, và xin hãy ngộ rằng : “ đạo nơi linh đài, chẳng ở loan đài ! ”, có thể không vào con đường mê muội, chẳng phụ cái ý của ông trời khổ tâm thiết loan.
9. Mạc trước hình tướng ( chớ chấp hình tướng )
Sự chuyển vận của ông trời chẳng có âm thanh lại chẳng có mùi vị, có hình tướng gì có thể chấp trước đây. Con người từ nhỏ sinh ra trong cõi hình tướng, cái mà nhìn thấy chẳng phải là hình thì là tướng, do vậy mà lấy cái tướng ấy xem như là thật, chẳng biết rằng hình tướng này là giả, do vậy mà chấp trước ở cõi này, sanh sanh tử tử, chẳng thể siêu vượt ra cõi phàm này, luân chuyển chẳng ngưng, nhận giả cho là thật, do vậy mà người tu đạo đối với nhận thức về hữu hình vô hình cần phải ngộ và quét trừ.
Phàm phu chỉ biết vật chẳng biết lí, hiền nhơn chỉ biết lí mà chẳng đạt lí, Thánh nhân biết lí đạt lí, vật thì hữu hình, lí thì vô hình.
Cái gì gọi là trước tướng tu đạo, chính là tâm buông lung toạ thiền, nhận cái giả cho là thật, niệm xướng mà chẳng thành thật, thấy vật tuỳ duyên, nặng về ý niệm muốn thành đạo, nhiều ý niệm nghĩ về công đức, tâm ích kỉ lớn, đấy đều gọi là trước tướng tu đạo.
Thánh Hiền đảo trang mà mê nơi hình trước nơi tướng, cùng trầm luân là phàm; phàm phu gặp cảnh chẳng trước, gặp tướng chẳng chấp, chẳng bị cảnh làm cho mê, hợp cái đức ấy với thiên địa, hợp sự quang minh sáng tỏ ấy với nhật nguyệt, hợp mùa với bốn mùa, hợp sự hung cát lành dữ với quỷ thần, thì là bậc Thánh Hiền.
Người tu đạo biết cái tướng danh lợi của thế gian này, đã phá rồi, nhưng lại trước cái tướng của công đức tu đạo và cái tướng Nhân, Ngã, thì là phá tướng kia, trước tướng này.
Do vậy mà hình và tướng, là cảnh mê của nhân gian, trước nơi này thì là nhân gian, chẳng chấp nơi này thì là thiên đường, nếu đã chẳng trước tướng, lại chẳng ngoan không, vạn tượng như như, vô thanh vô xú ( chẳng âm thanh, chẳng mùi vị ), thì là sự chuyển vận của thiên địa.
10. Thủ tục tất thanh ( thủ tục nhất định cần phải rõ ràng )
Người tu đạo nhất định trước tiên cần phải thanh liêm cái nhân cách của bản thân, mới có thể tiến trước đến hành trình tu đạo.
Cái gì gọi là thủ tục nhất định cần phải rõ ràng thanh bạch ? đấy là chỉ một người đối với việc công mà qua tay mình làm, hoặc là việc của người khác, hoặc đối với những việc mà mình gánh vác phải làm thì phải làm được một cách rõ rõ ràng ràng, gọi là thủ tục tất thanh.
Người tu đạo nhất định cần phải là cảnh giới tu dưỡng vượt trội người đời, những hành vi việc làm của mình nên xuất phát từ thiên tánh, như thế thì nhất định có thể rõ ràng thanh bạch, thanh liêm công chánh chánh đạo. Nếu chẳng phát ra từ thiên tâm, tâm tồn tham vọng, hành vi chẳng quang minh lỗi lạc, chẳng minh bạch rõ ràng ( có những ẩn giấu riêng tư chẳng thể nói với người khác ) thì tức là làm trái đạo nghịch lí, là thủ tục chẳng rõ ràng, là ác quả đã gieo trồng xuống.
Người tu đạo xử sự nên chí công vô tư, tuyệt đối chớ có tham lấy những tiền tài bất nghĩa, cái nên được thì có thể được, cái chẳng nên thì chớ nhiễm. Nếu thủ tục chẳng rõ ràng thanh bạch, đều là tu đạo mà hạo nhiên chánh khí chẳng đủ, do đó mà động nơi tâm, chớ chẳng thể vì đạo, do vậy mà Mạnh Tử nói rằng : “ phú quý chẳng thể khiến anh ta dâm, chẳng thể làm tư tưởng của anh ta mê loạn, bần tiện nghèo túng chẳng thể thay đổi được phẩm đức hành vi đoan chánh của anh ta, uy thế vũ lực chẳng thể khuất phục nổi ý chí của anh ta, đó mới là đại trượng phu ”. Tu đạo chẳng thể trở thành đại trượng phu thì đã uổng sanh vào kì 3.
Phật quy bảo rõ rằng : “ nơi đạo thủ tục nhất định cần phải rõ ràng tường tận, đạo thân nếu giao nộp tiền công đức, một xu một đồng ghi chép rõ ràng, đến thanh đi bạch thủ tục rõ ràng. Nhà phật xem một đồng tiền này lớn tựa chúa núi Tu Di, càn ( xằng, tuỳ tiện ) dùng công khoản tội cực lớn, lạm dụng tiền công nhốt thiên lao, do vậy mà không cẩn thận cũng không được.
11. Xuất cáo phản diện ( đi thưa về trình )
Trời có thiên luật, người có quy củ, chẳng dựa theo quy củ thì không thể thành vuông, tròn. Xuân đi hè đến, hè tận thu đến, thu qua đông đến, đông đến xuân về, quy luật nhất định, do vậy mà con người sao có thể một đi chẳng thưa, về lại chẳng trình, do vậy mà ra cửa nhất định cần phải báo cáo với trưởng bối, trở về nhất định cần phải thưa trình với người trên mới có sự viên mãn, là quy luật của đời người, là bộ phận của lễ, do đó mà đi thưa về trình là một bộ phận không thể thiếu trên đại đạo nhân luân.
Đi thưa về trình giống như chữ “ hiếu ” vậy, phận làm con mà ra ngoài chẳng báo cáo với cha mẹ, quay về chẳng trình báo với cha mẹ, khiến cha mẹ lo lắng thì mất đi sự hiếu. Do đó tu đạo nên trọng lễ giữ quy củ, ra vào cửa nên báo cho nhau biết mới có thể được sự viên mãn. Ơn trên tạo ra vũ trụ tất có cái ý của ngài, ông trời sinh ra cơ thể người tất có trách nhiệm của nó; con người sanh hạ thế, các phật tử thừa nguyện hạ phàm nên làm công việc của phật, độ tận 96 ức nguyên thai phật tử quay trở về cố hương lạc quốc, sự đi có thưa, về tất có trình này mới là sự đi thưa về trình lớn nhất của các phật tử.
12. Bất loạn hệ thống
Chân lí độc nhất vô nhị, không thể theo đuổi những mục tiêu quá cao quá xa vời mà không thiết thức tế, tâm tham trước tướng dẫn đến việc rơi vào tả đạo bàng môn, hỗn loạn mất hệ thống, làm đứt mất đường kim tuyến đại đạo mà Sư Tôn Sư Mẫu đã truyền cho.
Giữ lấy thanh quy ( những quy phạm, giới luật mà người tu hành nên tuân thủ ) thì mới tránh được sự vấp ngã lầm lạc vào con đường tà. Nếu như chẳng giữ lấy thanh quy, tu đạo một cách tuỳ tiện theo ý riêng, cây cao chót vót dễ chuốc dẫn lấy gió, trèo được càng cao té càng đau. Nếu có thể dựa theo chân lí mà tiến từng bước thì sớm tối có thể bảo đảm được an nhiên.
Bảy mươi hai tổ sư giả, ba mươi sáu Cung Trường giả xuất hiện để khảo đạo, mỗi mỗi hiển bản lĩnh thần thông của cá nhân mỗi người, dùng giả để nhiễu loạn cái thật, lấy tà để nhiễu loạn cái chánh, người tu đạo cần phải phòng bị, chớ để cho tà ma xâm nhập, đặc biệt là các đàn chủ nhân tài, là mục tiêu rõ ràng nhất mà các tà ma để mắt đến, thừa lúc con không cẩn thận mà đến; nếu thấy người thuộc tả đạo bàng môn đến ghé thăm, hãy đóng cửa từ chối chớ có qua lại, chớ dao động vì những lời nói của họ, nếu không thì tuỳ tiện nghe những lời nói của họ, nhất nhất tuân theo, tự nhiên đã làm hoặc loạn hệ thống chánh thống của đại đạo, tự tuyệt đường kim tuyến, tánh mệnh khó mà bảo toàn, tự phế bỏ sự nghiệp vĩ đại của vạn bát niên, đoạ vào địa ngục.
Khảo đạo là đang tuyển Thánh chọn Hiền, lòng tin chưa định thì bèn vào lao sủng, nếu như nhận thức đạo một cách xác thật, tâm chí kiên định, thì có thể ngày ngày tinh tiến, đạt đến cảnh giới công mãn quả tựu.
13. Ái tích công vật ( yêu quý trân trọng những vật của công )
Con người lấy vật chất mà nói, do đó gọi là thế giới vật chất; vật chất thì những cái hiếm có thì là trân quý, những cái nhiều thì được cho là thừa thải, hình thành sự cao thượng và thấp hèn của thế gian, tất cả mọi sự tranh đấu phần lớn đều khởi đầu từ vật chất mà ra. Lão Tử nói rằng : “ không quý của hiếm để cho dân không trộm cướp, không phô bày cái gợi lòng ham muốn, để cho lòng dân không loạn ”, do đó có sự quý của mà khởi lên cái tâm yêu quý cái riêng tư, vứt bỏ cái của công, đấy đều chẳng phải là cái thiên tâm vốn có của con người, do vậy mà ái tích công vật là điều mục chẳng thể xem nhẹ trong quá trình tu đạo.
Làm người thì không thể ích kỷ thiếu mất đi cái tâm chú trọng đến lợi ích công chúng, huống chi là người tu đạo. Đối với sự yêu quý trân trọng đối với những đồ vật của công thì nên xem như mình có vậy, bảo dưỡng vẻ tốt đẹp của chúng mới là yêu thương trân trọng đồ vật của công. Nếu như tiêu diệt mất cái tâm chú trọng đến lợi ích công chúng, tuỳ ý phá hoại của công, chẳng thể được hoàn chỉnh, trân trọng yêu quý bảo vệ chúng, thì sao có thể đạt đến con đường tu hành chân thật, những người như thế là hành vi tự tư tự lợi, sao có thể nói đến tu đạo.
Cái đạo ái tích công vật vốn là đức hạnh đẹp của thiên tánh, nếu chẳng trân trọng yêu quý đối với vật công, bỏ công nặng tư, tuỳ ý khiến nó bị hư hoại, thì tích lỗi nhỏ thành lỗi lớn, tự đoạ vào vực sâu.
14. Hoạt bát ứng sự
Hoạt bát ứng sự là xử sự nhanh trí lanh lợi, chẳng để lại những khuyết điểm có ảnh hưởng tiêu cực về sau, cái này đều dựa vào sự bàn sự ngày càng tiến bộ của trí tuệ mà ra; những việc bàn đạo đều dựa vào điều này mới có thể viên dung mà chẳng sai sót.
Người tu đạo cần phải tập trung đầy đủ tinh thần, đã tiến bộ lại đòi hỏi càng tiến bộ hơn thêm, ứng phó với mọi việc một cách nhanh trí, tuyệt đối chẳng ứng phó qua loa cho xong chuyện, như trong quá trình tu đạo, nếu gặp phải những trắc trở hoặc những việc ma khảo, nên quán tập tinh thần, mưa gió chẳng ngại, ứng phó một cách hoạt bát, tuyệt đối chẳng dao động phân tâm, nên biết cái nên làm thì làm, mỗi người gánh lấy trách nhiệm của mình, làm được một cách tận thiện tận mĩ; nếu như gặp việc khốn khó tức ý chí tiêu trầm sa sút, tinh thần ủ rũ không hăng hái, không thể khắc phục những khốn khó, chẳng thể hoạt bát làm đến viên mãn, tức ứng sự vô phương, không thể gọi là hoạt bát ứng sự.
Hiện nay Bạch Dương tu đạo, người tu đạo tu hành tại gia công việc và phiền não cũng nhiều, nếu như chẳng có hoạt bát ứng phó, thì tu đạo tức chẳng thể viên dung đạt đến mục đích.
Cái đạo hoạt bát ứng sự vốn là trí tuệ phát ra từ tự tánh, chẳng thông qua sự tạo tác mà có thể hợp với cái đạo này thì mới là hoạt bát ứng sự thật sự.
Đạo tuỳ cơ mà ứng với vạn biến, bàn đạo cũng cần phải tuỳ cơ mà ứng biến vạn pháp thì mới hợp với sự lưu hành của thiên lí.
15. Cẩn ngôn thận hành
Cẩn ngôn là khẩu ngữ cẩn thận, nói khắp thiên hạ chẳng lỗi miệng; thận hành là chú ý phẩm đức, đi khắp thiên hạ chẳng oán ghét; người tu đạo miệng chẳng lựa lời, thân chẳng chọn lựa hành động thì còn ra tu đạo gì ?
Tu đạo đều biết rằng hoạ từ miệng ra, lời nhiều tất có lúc sai trái lỡ lời, do đó mà nên tâm, miệng thanh tịnh; những lời vô lí thì tuyệt đối chớ tuỳ tiện dễ dàng nói ra, những lời không tốt lành cũng không tuỳ tiện nói ra miệng, những lời gây chuốc tai hoạ cũng chớ có tuỳ tiện nói ra, những lời làm tổn hại đến người khác cũng tuyệt đối chớ nói ra, những lời không thật, thô ngữ ác khẩu, vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật, những lời ô uế tuyệt đối chẳng nói ra, chẳng bàn luận thiên cơ, chẳng nói đến những cơ mật quốc gia, xuất khẩu thành chương, lời nói ra là lí, thì là cẩn ngôn đấy.
Thời thời khắc khắc chú ý đến phẩm đức của chính mình, chẳng làm những việc phi lí, chẳng khởi những niệm phi lí, chẳng đến những nơi phi lí, phụng công hành sự, tuân thủ pháp lệnh ( làm việc giữ quy củ ) thì là thận hành đấy.
Tử Trương hỏi thế nào gọi là hành vi đúng, Khổng Tử nói : “ Lời nói phải trung thật thành tín, việc làm hành vi phải thành thật hậu đạo, cung kính mà cẩn thận, cho dù ở nơi xa xôi, sự nghiệp cũng sẽ thuận lợi; nếu không thì dù ở thành phố lớn, có thể thuận lợi chăng ? ” Do đó mà hành vi nhất định phải thành thật hậu đạo, cung kính mà cẩn thận thì mới có thể giành được sự tín nhiệm nơi người, do đó nói lời nói và hành động phải phù hợp tương xứng với nhau, tuyệt đối chớ xem nhẹ điều này, thì đạo tồn tại đấy.
Việc tu đạo, lời nói tốt lành đem lại ích lợi cho người khác, hợp với khẩu đức; lời nói không tốt lành hại người thì đánh mất đi khẩu đức. Hành nơi thiện lợi nơi người hợp với thân đức, hành vi bất thiện tổn hại cho người, thì đánh mất đi thân đức. Tuyệt đối không được huỷ báng đạo, hoặc phẩm hạnh không cẩn thận làm huỷ hoại đến danh dự của đại đạo, do vậy người tu đạo cần phải cẩn ngôn thận hành, tuyệt đối chớ có sao lãng sơ suất.
Số lượt xem : 440