BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ý nghĩa của Nghi thức cầu đạo

Tác giả liangfulai on 2023-02-17 20:16:50
/Ý nghĩa của Nghi thức cầu đạo

Phật giáo và Ấn Độ giáo cho rằng ánh sáng là bổn thể của vũ trụ tuyệt đối “ vũ trụ có bí mật vô hạn thì ánh sáng là thứ nhất ”.

Kinh Sáng Thế Ký rằng :

1 Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. 2 Ðất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.


3 Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng. 4 Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. 5 Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.

Thiên chúa sáng tạo ra ánh sáng trước, do vậy ánh sáng là “ nguồn gốc của sinh mệnh ”

Đèn mẫu ( còn gọi là đèn vô cực ) : là nguồn của sinh mệnh, nguồn gốc của linh tánh, ánh sáng của Thượng Đế Lí Thiên, phật quang phật tánh, bổn lai diện mục. Vị trí của nó ở bên trên nhất, phía bên trong nhất của bàn thờ Phật, đại biểu cho linh tánh này ẩn giấu ngay bên trong huyền quan của một chỉ của Minh Sư.

 

Đèn Lưỡng Nghi (日月燈Nhật Nguyệt Đăng ) : có ánh sáng (光) thì có sự sáng tỏ (明). Nhật (日), Nguyệt (月)hợp thành 明 ( sự sáng tỏ ), đại biểu cho cái dụng của Đạo; âm dương lưu hành, sinh sôi chẳng ngừng, như hai con mắt ở người.

 

  月 Nguyệt                       日 Nhật

 

* Hàm ý thù thắng của điểm mở đầu của đèn – bộc lộ ra thông tin rõ ràng mà Chư thiên tiên phật bồ tát gửi đến cho sinh mệnh của chúng sanh, cũng là ý định ban đầu vốn có của chư phật bồ tát truyền đạo – thắp sáng một ngọn đèn của tâm đầu – một ngọn đèn thường sáng tỏ ngày đêm thiên cổ bất diệt

 

* Đại đạo từ xưa đến nay chính là “ bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền ”. Nếu chẳng phải là sự truyền thụ dặn dò của Thiên Mệnh Minh Sư là chẳng cách nào đăng đường nhập thất ( đạt đến cảnh giới cao sâu ), hiểu rõ rốt ráo được. Chỉ Nguyệt Lục quyển 4 có ghi chép việc Đạt Ma Tổ Sư truyền đạo cho Thần Quang Nhị Tổ rằng : “ Khi xưa đức Như Lai dùng chánh pháp nhãn tạng phó chúc cho Ca Diếp Đại Sĩtriển chuyển ( nối tiếp nhau chuyển dời truyền đạt  nhiều lần ) phó chúc mà đến chỗ ta, ta nay phó chúc cho ông, ông nên hộ trì lấy ”. Cùng trong quyển sách đó, cũng có một đoạn ghi chép của việc Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền đạo cho Lục Tổ Huệ Năng : “ nhưng dùng chánh pháp nhãn tạng viên minh chơn thật bí mật vi diệu vô thượng phó chúc cho thượng thủ Đại Ca Diếp Tôn Giả, triển chuyển truyền thụ 28 đời, cho đến Đạt Ma đến mảnh đất này, được Khả Đại Sư kế thừa, mãi cho đến nay  ta dùng pháp bảo và cà sa đã truyền phó chúc cho ông, hãy thật khéo mà tự bảo hộ chớ có để cho bị đoạn tuyệt ”

* Đàn Kinh : “ canh ba thọ pháp, mọi người đều chẳng ai hay biết, Ngũ Tổ bèn truyền thụ cho pháp đốn giáo và y bát, nói rằng : Ngươi là Tổ thứ sáu, khéo tự hộ niệm, độ khắp hữu tình, phổ biến lưu truyền cho đời sau, đừng để đoạn dứt.

 

Trên đều là chứng minh của việc truyền thụ đại đạo mặc truyền dặn dò của Thiên Mệnh Minh Sư từ xưa đến nay.

 

 * Nghi thức Nhất Quán là sự tiếp dẫn khéo léo của Di lặc Tổ Sư, sự thúc đẩy của Sư Tôn Sư Mẫu từ bi , từ cái tâm tán loạn, cái tâm hoài nghi của người cầu đạo mà từng bước một từ từ thúc đẩy đưa họ đến quê hương xưa của Vô Cực.

 

* Việc đại khai phổ độ của Thiên Đạo là ứng với nhân duyên của thời đại này mà đến : đạo giáng hỏa trạch ( nhà người dân bá tánh )  bước vào thế kỉ thứ 21, khoa học kĩ thuật văn minh phát triển cao độ, đem lại cho chúng ta sự thoải mái và hưởng thụ trong cuộc sống sinh hoạt. Theo lí mà nói thì cuộc sống của người hiện đại nên đầy đủ phong phú và vui vẻ hơn so với trước đây, thế nhưng sự thật lại trái ngược với nguyện vọng mong muốn. Căn cứ theo phân tích thì chỉ số đau khổ của người hiện đại không ngừng cao lên. Những sự hưởng thụ trên vật chất chưa thể giảm nhẹ tí ti những áp lực và nỗi khiếp sợ của người hiện đại. Sự cạnh tranh giữa người với người đã tăng sâu thêm cái cảm giác thờ ơ lãnh đạm giữa những người hiện đại quá mức theo đuổi sự hưởng thụ vật chất, càng tạo thành sự hư không trống vắng lẻ loi của nội tâm. Do vậy, người hiện đại thường hỏi rằng : “ rốt cuộc là thiếu mất cái gì ? ” Khi chúng ta đã có được tất cả những thứ mà chúng ta theo đuổi, vì sao mà nội tâm vẫn chẳng có cảm nhận của sinh mệnh chơn thật bên trong ?

 

Sự thù thắng của Thiên đạo, muốn cho mỗi một vị có may mắn cầu đạo, đắc đạo mở ra bảo tàng của tự tánh , khiến cho cuộc sống của chúng ta có cảm giác bảo đảm chắc chắn, vả lại từ sự mở ra của giác tánh đi cảm nhận niềm vui chơn thật và sinh mệnh chơn thật. Diệu lí vô cùng mà Thiên Đạo bao hàm là thù thắng tôn quý biết bao. ( Như người uống nước, nóng lạnh tự biết ) Nghĩa lí mà Thiên Đạo bao hàm là vô cùng vô tận. Dưới đây, hậu học sẽ từ sự thù thắng của việc tiếp dẫn của Thiên Đạo để đi sâu vào nghiên cứu : vì sao nói đến sự thù thắng của việc tiếp dẫn ? bởi vì loại tiếp xúc đầu tiên của chúng sanh đại địa và Thiên Đạo. Thiên Đạo dùng nghi thức truyền đạo trang nghiêm để tiếp dẫn tất cả những chúng sanh của đại địa. Toàn bộ nghi thức Nhất Quán là đem quá trình tu đạo dài vô tận của Thiền môn ( cửa thiền ) làm cô đọng lại trong vài chục phút, khiến cho người mới đến cầu đạo từ cái tâm tán loạn đi đến chuyên tâm, từ chuyên tâm đến nhất tâm, nhất tâm lại xuống thẳng vô tâm.

 

1. Thiên chân thâu viên quải thánh hiệu

 

 Cầu đạo là trị tâm bệnh. Phật là đại y vương ( vua bác sĩ )  kê đúng thuốc ( pháp dược ) trị đúng bệnh, dùng đủ các phương tiện tiếp dẫn. Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng : “ chúng sanh đều có phật tánh ” . Linh tánh của chúng sanh muốn được cứu thì cũng cần phải đến “ Bệnh viện thiên đường của Tiên thiên phật đường ” khẩn cầu Sư Tôn Sư Mẫu chỉ điểm cho chúng ta phương pháp viên minh giác tánh trói buộc thân tâm, để khôi phục lại bổn lai diện mục thanh tịnh trong sáng chẳng có tà niệm. Do vậy việc đăng kí ghi danh ( quải hiệu ) là linh của chúng sanh được “ thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên ”. Quá trình ghi danh hoàn chỉnh bao gồm việc điền phiếu ghi danh, công đức phí, Long Thiên Biểu …cho đến việc đốt biểu hoàn thành việc thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên.

 

2. Cung kính thắp Phật đèn, hiến cúng : quy căn nhận mẫu

 

 Điểm bắt đầu của 3 ngọn Phật đèn : Đèn mẫu, Đèn nhật, Đèn nguyệt chẳng rời tự tánh, tức là ánh sáng. Ánh sáng tức là đèn. Ánh sáng đại biểu cho trí tuệ soi sáng bóng đêm đen tối. Đời người của phàm phu tục tử, cuộc đời của ái bi khổ não, một ngọn đèn quang minh xán lạn có thể phá sự u tối của nghìn năm; một trí tuệ có thể trừ sự ngu muội của vạn năm.

 

Hiến cúng biểu đạt sự thành kính đối với Lão Mẫu và Tiên Phật. Điều càng quan trọng là nhờ vào nghi lễ của hiến cúng để hàng phục cái tâm vọng tưởng của chúng ta, bởi vì nhân tố đến cầu đạo không giống nhau. Có người là phụng mệnh của cha mẹ, có người là do quan hệ tình cảm con người …

 

Hiến cúng dâng kính trà thượng thanh hạ trược cho Lão Mẫu vô hình vô tượng mà sanh vạn vật. Trên cầu Phật quả ( 5 đĩa trái cây dâng cúng đại biểu cho ngũ thường chi đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để lễ kính Lão Mẫu, lễ kính Tiên Phật ) .

 

Bái đệm : trong biển khổ của thế giới sa bà nổi ra đài sen. ( tượng thiên ).

 

3. Thỉnh đàn – cung thỉnh Lão Mẫu lâm đàn; lễ thỉnh Long thần hộ pháp chư thiên tiên phật hộ pháp đàn  :

 

“ Bát quái lò trung khởi tường yên, dục hóa Thánh Mẫu giáng lâm đàn, Quan Đế cư tả, Thuần Dương hữu, nhị thập bát tinh tú hộ pháp đàn …Lão Mẫu chí đàn, chư thần nghiễm nhiên ”, giống như Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn khi đem y bát truyền cho Lục Tổ thì dùng cà sa che lại không để cho người khác thấy, để nói Kim Cang Kinh.

 

Có một quyển sách do loan đàn phê, trong sách nhắc đến việc có một vị Thiên Quan dẫn theo vị Loan sinh họ Trang ( gọi tắt là Trang Sinh ) đi du cõi trời. Trang Sinh từ cõi trời nhìn xuống nhân gian nhìn thấy một ngôi nhà của dân phát sáng lấp lánh, bất giác khiến anh ta kinh ngạc vô cùng. Do đó anh ta bèn hỏi vị Thiên Quan : “ cái ngôi nhà dân này sao lại lấp lánh sáng rực ? ” . Vị Thiên Quan trả lời rằng “ hiện tại là Bạch Dương kì, Tế Công Hoạt Phật lãnh mệnh đại khai phổ độ tam tào, ngôi nhà dân này có thiết lập Tiên Thiên Phật Đường, Tế Công Hoạt Phật hiện đang truyền đạo. ” . Trang sinh bèn hiếu kì hỏi rằng : “ chúng ta có thể đến gần một chút để xem cho rõ có được không ? ”. Vị Thiên Quan trả lời rất khẳng định rằng : “ không thể được, bởi vì lúc bàn đạo sẽ thỉnh đàn cung thỉnh Chư Thiên Tiên Phật, Vạn Tiên Bồ Tát hộ đàn, ngươi càng đến gần thì ánh sáng sẽ càng mạnh, sẽ chiếu đến nỗi mắt của con chẳng thể mở ra được, vốn dĩ chẳng cách nào tiếp cận được ”.

 

4. Quỳ đọc thân thỉnh :

Mạt hậu nhất trước tích vị ngôn, minh nhân tại thử tố nhất phiên, ngu phu thức đắc hoàn hương đạo, sanh lai tử khứ kiến đương tiền.

 

Mạt hậu nhất trước tích vị ngôn : toàn bộ quá trình bàn đạo giống như lúc ấy Phật Thích Ca Mâu Ni đang diễn thuyết kinh Pháp Hoa vậy, cái mà truyền cho là chỉ có Nhất Phật Thừa, cũng có nghĩa là Mạt hậu nhất trướcTích vị ngôn : chính là Chư Phật Bồ Tát trước đây chưa từng nói qua. Lúc bấy giờ khi Phật Thích Ca giảng kinh Pháp Hoa, 500 đệ tử ( phát tâm lớn ) có mặt tại lúc đó đắc được thọ kí nhất định đều thành Phật, nhưng cũng chẳng cách nào giống như chúng ta – những lão bá tánh cũng có thể biết được con đường trở về cố hương. Chúng ta chẳng có công chẳng có đức nhưng lại đều có thể cầu đạo thì quả thật là phải cảm tạ Thiên Ân Sư Đức. “ Đắc trước tu sau ” cho nên làm một sự tuyên bố lớn, Minh nhân tại thử tố nhất phiên : ( Minh Sư : người rõ phật tâm tông, hành giải tương ứng ”. Minh nhân là người hiểu rõ chân lý, cũng chính là Sư Tôn, Sư Mẫu của chúng ta, tại đây vì chúng ta mà nói cho nghe một lần. ( Phương tiện lớn, hiển hóa lớn từ bi tiếp dẫn ).

 

Ngu phu thức đắc hoàn hương đạo : Ngu chẳng phải là ngu đần. Đạo thân của chúng ta có Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, Giáo Sư, lại còn đủ thứ nhân tài ưu tú, làm sao lại ngu đần được ? Cái gọi là ngu chính là những người chấp có chấp không. Hoàn hương đạo là khiến cho chúng ta có thể thoát li lục đạo, vĩnh thoát nỗi khổ của luân hồi. Do đó Minh Sư truyền cho chúng ta hoàn hương chi đạo ( con đường trở về Lí Thiên ), pháp môn siêu thoát sự lang thang sanh tử. Cho nên Lão Sư mới nói : “ cá cá giai đắc hoàn hương đạo, bảo nễ vô dạng vạn bát niên. ”

 

Sanh lai tử khứ kiến đương tiền : Sau khi đắc thụ hoàn hương chi đạo ( con đường trở về Lí Thiên ) mới có thể sanh lai tử khứ kiến đương tiền ( sanh đến, chết đi nhìn thấy ngay ở trước mắt ). Sanh tử chuyện lớn ( sanh đến chết đi chẳng cần đợi hai mắt nhắm mới thấy, cũng chẳng cần niệm phật hiệu vãng sanh đến quốc độ nào, lại đi xem có thể thấy phật nghe pháp hay không; sanh đến chết đi yêu cầu bạn ngay lập tức bèn thấy; nếu thấy thì ngay lập tức bèn thấy, nếu không thấy thì đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không thấy ), ngay lúc ấy lập tức có thể liễu liễu phân minh, rõ rõ ràng ràng.

 

5. Biểu văn trình tấu – Long Thiên Biểu ( Thang Vũ hồng ân, Nghiêu Thuấn đại đức đàn tiền ).

 

Dẫn Bảo Sư, Phật đường, Người cầu đạo, Công đức phí, ngày tháng cầu đạo, thời điểm, từng cái một đều ghi chép lại, do Sư Tôn Sư Mẫu trình tấu lên ơn trên.

 

上帝(三官大帝)哂納案下,神祇俱庇今有(眾生等)突破塵緣醒悟迷津懇祈上帝大賜明路 兒等別無可陳惟獻清供素疏以達上聞質能不滅↓質能互換。

Biểu văn đổi thành một loại phương thức khác : đốt biểu là thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên. ( biểu tấu ơn trên ) pháp giới chuyển dời ( học tịch, hộ tịch, linh tịch đăng kí ở Lí Thiên ).

 

Có một vị điểm truyền sư họ Thạch, thường đến Malaysia bàn đạo; có một lần tận mắt nhìn thấy một hiện tượng linh dị ấn chứng cho sự tôn quý của Thiên Đạo : một vị Đàn chủ đã độ một vị Mao Sơn Đạo Sĩ đến cầu đạo. Vị Đạo Sĩ này có mắt âm dương. Khi Đạo sĩ bước vào phật đường thì nói là chẳng chịu cầu đạo, nhưng yêu cầu được tham quan nghi thức bàn đạo. Thạch Điểm Truyền Sư chỉ có thể nhận lời, mời bàn sự nhân viên đưa đến bên ngoài phật đường hướng vào trong mà tham quan để tránh tiết lộ thiên cơ.

 

Sau khi vị Đạo Sĩ này từ xa nhìn thấy bàn xong thánh sự rồi bèn muốn cầu đạo. Sau khi việc truyền đạo kết thúc, mọi người bèn hỏi vị Đạo Sĩ vì sao lúc mới đến phật đường lại chẳng muốn cầu đạo, đợi sau khi tham quan xong nghi thức bàn đạo rồi bèn muốn cầu đạo ? Vị Đạo Sĩ này đáp rằng : “ Khi tôi tiến vào Phật đường thì nhìn thấy phật đường đầy khắp linh quang, thế nhưng linh quang có chánh có tà, tôi vẫn chưa phân biện ra được. Đợi sau khi thỉnh đàn, tôi dùng linh nhãn nhìn thấy vô số vị Phật, Bồ tát từng vị từng vị giáng lâm, mới biết rằng toàn bộ là chánh thần. khi đốt biểu, có 3 vị Tiên Phật ( Tam Quan Đại Đế ) tiếp lấy tờ biểu văn mang đi. Điều càng thần kì là khi Điểm Truyền Sư điểm huyền quan, từ phật đèn phóng ra một luồng sáng mạnh, phóng thẳng đến huyền quan, có sự thật tôn quý như vậy, cho nên tôi muốn cầu đạo ”

 

6. Dẫn Bảo Sư đương nguyện

 

Dẫn Bảo Sư là một chiếc cầu nối giữa người và thiên đường, dựa vào sự chân thành của sinh mệnh làm Dẫn Bảo ( dẫn dắt, bảo đảm ) thỉnh mời Điểm truyền sư chuyển lên vị trí điểm đạo. Minh Sư ( Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát ) lên tòa sư tử, chuẩn bị tái hiện Hội Linh Sơn. Dẫn Bảo Sư đối với trời : Dẫn sư là dẫn chứng chúng ta thân gia thanh bạch, phẩm hạnh đoan chánh. Bảo sư là bảo chứng đối với người cầu đạo rằng : đạo thật, lý thật, thiên mệnh thật.

 

7. Thỉnh mời Điểm Truyền Sư truyền hợp đồng

 

Tam bảo là Quan, Quyết, Ấn. Trước tiên truyền hợp đồng cho biết lạy như thế nào và hợp đồng tâm với mọi người mới có thể thanh tịnh. Trong quá trình truyền đạo lại là truyền cho hợp đồng trước, sau đó điểm mở huyền quan, cuối cùng truyền cho khẩu quyết. Từ xưa đến nay việc điểm mở huyền quan là không thay đổi, đều là ngôn ngữ đạo đoạn ( ý nghĩa thâm ảo vi diệu chẳng cách nào dùng ngôn từ biểu đạt được ), còn khẩu quyết và hợp đồng là tùy nhân duyên của thời đại và Tổ Sư ứng vận mà khác nhau.

 

 

 

Hợp đồng = hợp với thiên tâm, đồng với Thánh đức. Thiên tâm là toàn thủy toàn chung ( có sự khởi đầu tốt đẹp và sự kết thúc viên mãn, có đầu có đuôi ) ( chính là tâm của thượng đế. Thượng Đế là đấng toàn năng toàn thủy toàn chung )

 

 

 

Tí hợi : một đầu một đuôi trong 12 địa chi, toàn thủy toàn chung. Tu hành là sự đầu nhập ( tâm ý chuyên chú ) lâu dài của toàn sinh mệnh, thậm chí là từ quá khứ đến vị lai. Hợp đồng là một lời nói, một hành động đều phải phù hợp với chân lí của tự tánh. Chỉ cần lời nói hành động có thể hòa hợp với chân lý tự tánh thì có thể hợp với Lão Mẫu, đồng với Lão Mẫu, và hợp với Tiên Phật, đồng với Tiên Phật, hợp với chúng sanh, đồng với chúng sanh. Đấy chỉ là phần cuối mà thôi, hòa hợp với chân lý tự tánh mới là gốc.

 

 

 

Tí (子) hợi(亥) hợp thành Hài (孩) – đứa bé, trở về xích tử chi tâm ( tâm của một đứa trẻ sơ sinh ). Bạn muốn trở về gặp Thượng Đế thì tay phải ôm lấy một đứa bé không biết khóc. Người sinh ra nhục thể của chúng ta là cha mẹ. Người sinh ra linh tánh của chúng ta là Dục Hóa Thánh Mẫu ( Vô Cực Lão Mẫu, Minh Minh Thượng Đế ).

 

Hợp đồng cũng là dùng để lễ bái. Di Lặc Chân Kinh rằng : “ Yếu tưởng thành Phật cần lễ bái ” ( nếu muốn thành Phật thì phải siêng năng lễ bái ). Lễ bái có thể hàng phục cái tâm vọng tưởng của chúng ta. Lễ là tôn kính tự tánh, lễ kính chư phật. Bởi vì người người đều là phật. do vậy trước hết phải tôn kính tự tánh phật của bản thân chúng ta, như thế mới có thể hiễu rõ chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như Lai, tất cả đều là bình đẳng. Phật là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Bái là làm khuất phục vô minh, làm khuất phục sự vô minh của bản thân.

 

8. Mười điều nguyện lớn đã lập khi cầu đạo :

 

Sau khi đắc đạo thì “ thành tâm bảo thủ, thật tâm sám hối ( thật tâm tu luyện ). Nếu có hư tâm giả ý, thối súc bất tiền, khi sư diệt tổ, miễu thị tiền nhân, bất tuân phật quy, tiết lộ thiên cơ, nặc đạo bất hiện, bất lượng lực nhi vi giả ( bất thành tâm tu luyện giả ) nguyện thụ thiên nhân cộng giám. ”

 

Nếu chẳng có lập nguyện, cho dù tay cầm bạc tỉ cũng chẳng thể được Minh Sư chỉ điểm cho con đường sáng tỏ rõ ràng. Đấy chẳng phải là Thiên Đạo mới có ; chẳng hạn như các tín đồ phật giáo khi trở thành Tì kheo, Tì kheo ni phải thọ cụ túc giới cũng phát tứ đại hoằng nguyện rằng : “ Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, pháp môn vô tận thệ nguyện học, phật đạo vô thượng thệ nguyện thành ” . Khi Đạt Ma Sơ Tổ độ Huệ Khả nhị tổ, nhị tổ lập nguyện rằng : “  Đệ tử nếu vẫn có hai ý, khi sư diệt tổ thì vĩnh đọa địa ngục, chẳng được siêu sanh ”. Khi Tổng Thống Mĩ nhậm chức cần phải một tay ấn lên Kinh Thánh, tuyên thệ với Thượng Đế và nhân dân, quyết tâm tuân thủ hiến pháp, phục vụ quốc gia. Nếu không, nguyện chịu sự trừng phạt khắc khe. Khi Tổng thống và quan chức Đài Loan nhậm chức cũng đều phải tuyên thệ tuân thủ pháp luật. dốc hết sức trung thành, kiên giữ cương vị ; nếu đi ngược lại với lời thề, nguyện chịu sự chế tài nghiêm khắc nhất. Còn nguyện mà chúng ta đã lập đều là những nguyện tốt, lại là nguyện của lương tâm. Việc lập nguyện này cũng có ý nghĩa quan trọng chính là khiến chúng ta phát tâm lớn, bởi vì cầu đạo là “ Di Lặc thọ kí ” : trên kinh Pháp Hoa, Thế Tôn vì Tứ đại tôn giả và 500 đệ tử thọ kí, dự báo tương lai nhất định thành phật. Điều kiện : chứng đắc vô sanh pháp nhẫn ( an nhẫn ) an vị ở bên trong chơn tâm tự tánh bất sanh bất diệt. Những đệ tử phát tâm lớn ( tâm, nguyện bồ tát ).

 

9. Điểm huyền quan :

 

Trước khi điểm huyền quan nhất định cần phải có sự lập nguyện chơn thật. Điểm huyền quan là ở chơn truyền chơn thụ của Minh Sư, thế nhưng vẫn đòi hỏi sự thực hành thật sự của chúng ta, biến thành có sức mạnh của Phật, có sức mạnh của chúng sanh. Có phật lực, có tự lực mới là viên mãn. Điểm huyền quan chỉ điểm thế nào đây ?

 

Khi làm nghi thức điểm huyền quan phải có một khoảng trầm mặc, im lặng không lời. Khoảng im lặng này chẳng phải là cố ý, mà là cách thức vô cùng ảo diệu hoàn hảo nằm trong nghi thức Nhất Quán của Sư Tôn Sư Mẫu truyền đạo, sự chỉ dẫn chẳng có lời nói, trống rỗng.

 

Khi người cầu đạo quỳ xuống bình tâm tĩnh khí nhìn lên ngọn phật đèn ( theo khẩu lệnh của Thượng chấp lễ ) ; quỳ nghe lễ chúc lúc này là dùng sự tiếp dẫn của âm thanh lời nói, nhưng có lúc người cầu đạo tâm tán loạn không nhất định chuyên tâm nhìn phật đèn ( hoặc nghe chẳng hiểu ) thì sự tĩnh mặc rất lâu lúc ấy khiến cho người cầu đạo mới hoàn thành được yêu cầu tối thiểu nhất, “ bình tâm tĩnh khí mắt nhìn ngọn phật đèn ” lúc này tự nhiên toàn bộ những cửa lớn của lục căn bất tri  bất giác ở trên đèn Mẫu ( từ chuyên tâm biến thành nhất tâm ) , cái chơn thật vào cái sát na ( khoảng thời gian chớp nhoáng rất ngắn ngủi ) ấy thật sự thực hiện ra ngoài ( lục căn đều bị thâu nhiếp trói buộc ở một ngọn đèn sáng ). Minh Sư cầm truyền nhang ( cây nhang điểm đạo ) , thực hiện động tác dùng truyền hương tiếp dẫn điểm đạo và khẩu tuyên rằng :

 

Càn : 當前即是真陽關,真水真火已俱全,余今指你一條路。 (心念觀照)燈光照耀在眼前,二目瞳神來發現,洒洒沱沱大路坦,西天雖遠頃刻到,混含長生不老天,今得此一著,跳出苦海淵,飛身來上岸,即得登雲船。

 

Đương tiền tức thị chơn dương quan, chơn thủy chơn hỏa dĩ câu toàn, dư kim chỉ nễ nhất điều lộ. ( Tâm niệm quán chiếu ) . Đăng quang chiếu diệu tại nhãn tiền, nhị mục đồng thần lai phát hiện, sái sái đà đà đại lộ thản, tây thiên tuy viễn khoảnh khắc đáo, hỗn hàm trường sanh bất lão thiên, kim đắc thử nhất trước, khiêu suất khổ hải uyên, phi thân lai thượng ngạn, tức đắc đăng vân thuyền.

 

Từ của Lễ Chúc nói rằng đương tiền tức thị chơn dương quangChơn dương quang ở trước mắt chính là con đường lớn quang minh sáng ngời thông đến Lí Thiên. Thiên mệnh minh sư mượn một chỉ của ánh sáng đèn Vô Cực, hãy dùng đồng tử của hai mắt để phát hiện con đường lớn thông thiên tự tại giải thoát hiện ở trước mắt, và chẳng có con đường nào khác có thể thông đến Lí Thiên, cho nên Thiên Ẩn Thiền Sư nói rằng : 道在目前無別法Đạo tại mục tiền vô biệt pháp Đạo ngay trước mắt chẳng có biệt pháp )

 

Vào lúc mắt nhìn ngọn phật đèn là bổn lai diện mục chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác, vô nhân vô ngã ( chẳng có người, chẳng có ta ). Lúc này là dương quan đại đạo thông đến lí thiên chơn thật bất biến. Chơn dương quan tức là huyền quan khiếu là cánh cửa ra vào của tự tánh. Huyền quan tức là tự tánh của người ở bên trong cơ thể con người. Tánh là hợp thể của hai khí âm dương. Mọi người đều có tánh, cho nên mới nói là chơn thủy chơn hỏa đã đầy đủ. Thủy hỏa tức hai khí có thể trung hòa thành một trở thành cái đạo trung hòa. Do tánh rơi vào bên trong cơ thể người của hậu thiên, do việc đi ngược lại với lẽ thường ( quy luật, đạo lý chung ) của khí số nhân dục mà bị khóa kín chẳng cách nào trở về trời, nay dùng một chỉ đã mở khóa ra ! Chỉ cần bạn tu cái hạnh đi ngược lại dục vọng tham muốn của con người, tức có thể thuận hành chẳng có trở ngại, nhìn thấy sự quang minh sáng ngời soi sáng trước mắt. Ánh sáng này chẳng phải là nhục nhãn có thể nhìn thấy được. Cần phải dùng đồng tử của hai mắt mới có thể nhìn thấy.

 

Chơn thủy chơn hỏa đã đầy đủ nói rõ rằng chơn trí tuệ, chơn bổn tâm, chơn bổn tánh đã đầy đủ, vốn tự có đầy đủ, chẳng cần phải cầu ở bên ngoài, chẳng hạn như muốn đi ở ngồi nằm, ăn uống, đại tiểu tiện đều tự mình, chẳng cần nhờ người khác. Sau đó Điểm Truyền Sư mượn ánh sáng đèn Vô Cực thắp sáng sự quang minh bên trong của chúng sanh. Đấy là một ngọn tâm đăng quang minh xán lạn tròn trịa chói lọi sáng mãi bất diệt, chính là con đường lớn huyền quan sáng ngời, đấy là sự điểm truyền mà Chư Phật Bồ tát cùng hộ trì, với “ nên không có chỗ trụ mà sanh tâm ấy ” đạo lý là như nhau ( vẽ một cái vòng tròn trước mắt đại biểu cho sự khế nhập chơn không, đấy là “ không có chỗ trụ ”, lại điểm một điểm, đại biểu cho sự hiển lộ đức hạnh thiện mĩ, đấy là “ mà sanh tâm ấy ”

 

Ánh sáng của đèn soi sáng trước mắt chúng ta. Phật đèn đại biểu cho bổn tâm tự tánh của chúng ta ( ý là muốn khiến chung ta hồi quang phản chiếu, chiếu soi bổn lai diện mục ), cho nên lúc này hai mắt đối diện với ánh sáng đèn, tâm là đèn, đèn là tâm, tâm đèn nhất thể vật ngã lưỡng vọng ( quên cả vật và ta ) , thể của nội tại là vượt xa hình thể ! mà nhìn thấy ánh sáng quang minh ở trước mắt.

 

Nếu có thể nhìn thấy con đường lớn thẳng bằng phẳng vô tư lự là nguyên thể nội thánh của bạn đã dưỡng dục trưởng thành, cho nên Tây thiên tuy xa mà trong một khoảnh khắc cực ngắn thì đến.

 

Hỗn hàm trường sanh bất lão thiên là nói âm dương hai khí hỗn tạp dung hợp thành cái khí của trung đạo, tức thành cái đạo sinh sôi nảy nở không ngừng. Thể của đạo này hoặc gọi là mạt hậu nhất trước. Nay bạn được pháp này thì có thể nhảy ra khỏi vực thẳm biển khổ mà phi thân đạt đến bến bờ bên kia cưỡi mây về trời. Một chỉ của Điểm truyền sư là dẫn chỉ kiến nguyệt ( dùng ngón tay chỉ dẫn cho nhìn thấy mặt trăng ) , đem lục căn nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý toàn bộ vẽ vào vòng tròn vô cực, lại điểm tuệ mục bảo địa chính giữa (中央慧目寶地) . Đấy tức là lục căn trở lại bổn thể vô cực thanh tịnh vô nhiễm. Đắc được thiên mệnh chơn truyền chơn thật bất hư của Sư Tôn nhất định có thể siêu sanh liễu tử, rời tất cả mọi thứ khổ, là đốn pháp tối thượng thượng thừa minh tâm kiến tánh.

 

( Văn tự nói rõ về việc điểm đạo ) : Nhất chỉ trung ương hội, vạn bát đắc siêu nhiên ( điểm rõ ).

 

Khi một chỉ của Điểm truyền sư mở ra cái khóa của huyền quan thì âm dương nhị số tiếp xúc nhau mà tuần hoàn vô tận, cộng thêm trung hòa thì hợp hội ở trung ương ( ngay chính giữa ) ngưng thành thể của đạo. Sau khi Thánh thể đã dưỡng dục thành, vào lúc tam thiên đại thiên thế giới kết thúc thành hỗn độn, chẳng những có thể siêu nhiên ( siêu thoát ) vượt qua cái nỗi khổ của vạn bát niên, vả lại có thể siêu sanh liễu tử rời tất cả mọi thứ khổ và có sự tiêu dao của 10800 năm.

 

Khôn : Nhị mục diệu hồi quang, nhất điểm chơn thái dương, nhãn tiền quán tức thị, đăng hạ khán huy hoàng, giá thị chơn minh lộ ( tâm niệm quán chiếu ) , liễu kết hoàn cố hương, nễ kim đắc nhất chỉ, phiêu phiêu tại thiên đường, vô hữu sinh hòa tử, chung nhật luyện thần quang.

二目耀迴光,一點真太陽,眼前觀即是,燈下看輝煌,這是真明路。(心念觀照)了結還故鄉,你今得一指,飄飄在天堂,無有生和死,終日煉神光。

 

Tạm dịch : hai mắt soi sáng ngược, một điểm mặt trời thật, trước mắt quán ( nhìn ) tức thấy, đấy là đường tỏ thật ( tâm niệm quán chiếu ) , liễu kết về cố hương, nay con được một chỉ, phiêu phiêu nơi thiên đường, chẳng có sanh và tử, cả ngày luyện thần quang ).

(文字訴說點道)林中受一點,知主保無恙。(明點)

( Văn tự nói rõ về việc điểm đạo ) : Lâm trung thụ nhất điểm, tri chủ bảo vô dạng ( điểm rõ )

( Tạm dịch : trong rừng nhận một điểm, biết chủ bảo bình an. )

 

Ý ở đây là hai mắt phải hồi quang, là yếu lĩnh dạy người tu đạo phản quán tự tánh, dùng đồng tử của hai mắt nhìn về phía trước. Phía trước của hai mắt có thể nhìn thấy tượng của tự tánh. Trong tượng tánh có thể nhìn thấy một ngôi sao sáng rõ tức là một điểm chơn thái dương. Nhưng một điểm chơn thái dương rốt cuộc là như thế nào ? trước mắt quán ( nhìn ) tức thấy. Cái mà nhìn thấy được giống như ánh sáng huy hoàng của đèn Lưỡng Nghi. Đấy là pháp kiến tánh cũng là con đường tỏ rõ chơn thật để thành đạo trở về cố hương. Người tu đạo phải kiến tánh rõ đạo mới có thể liễu kiếp trở về cố hương.

 

Nễ kim đắc nhất chỉ, phiêu phiêu tại thiên đường, vô hữu sinh hòa tử, chung nhật luyện thần quang.

你今得一指,飄飄在天堂,無有生和死,終日煉神光。

 

Phần trước nói “ đắc nhất trước ” là thiên đạo của hỗn hàm trường sanh bất lão, tức là thể của Nội Thánh. Ở đây nói đắc một chỉ là nói sau một chỉ của Minh Sư. Hai khí bèn phiêu phiêu nơi thiên đường vận chuyển. Thiên đường này chẳng phải là chỉ thiên đường của thiên đạo, mà là chỉ bên trong thể của Nội Thánh. Lúc này là sự mới hình thành của tánh, vẫn cần phải tiếp tục làm đầy và dưỡng dục thì ánh sáng của tánh mới có thể quang đại ( hiện ra to lớn ). Cho nên “ chung nhật luyện thần quang ” ( cả ngày luyện thần quang ) tức là cái công phu không ngừng nỗ lực, vĩnh viễn không mệt mỏi sao lãng biếng nhác.

 

林中受一點,知主保無恙。Lâm trung thụ nhất điểm, tri chủ bảo vô dạng :  là nói rõ ý của “ tử trúc lâm trung quán tự tại ”, cái ý của trung đạo mà Minh Sư đã chỉ thị. Có cái trung đạo này ở trong tâm, biết chính giữa là chủ của thân thể. Chấp giữ trung đạo mới có thể bảo tồn cái tánh của trung đạo bình an chẳng bệnh tật tai họa, cuối cùng thì trở về cố hương.

 

Lúc này nhất tâm thanh tịnh, tâm bình khí hòa chẳng có người chẳng có ta, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, vọng niệm ngưng diệt. Kim Cang Kinh rằng : “ nên không có chỗ trụ ” tức là cái thời khắc hiện tại ngay trước mắt này ngay lập tức ngưng niệm dứt tưởng, ngay lập tức thể ngộ. Ngưng niệm dứt tưởng là then chốt của sự khai ngộ. Đàn Kinh rằng : “ hễ lọt vào suy lường thì chẳng dùng được. Người kiến tánh vừa nghe phải liền thấy. ”

 

Cho nên nói : 「當前 đương tiềnngay trước mắt ) chính là dương quan đại đạo thông đến Lí Thiên.

 

Chơn thủy chơn hỏa bên trong bổn tánh của mọi người tức là chơn trí tuệ, chơn bổn tâm đã có đầy đủ, ngay lập tức thể ngộ Như Lai ngay lúc ấy. 

 

Sự Tôn Sư Mẫu bây giờ chỉ điểm cho chúng ta một con đường siêu sanh liễu tử thông đến Vô Cực Lí Thiên.

 

Chú ý nhìn ánh sáng của ngọn đèn Mẫu Vô Cực soi sáng ngay trước mắt chúng ta. Trước khi mắt người vẫn chưa động, Phật đèn đại biểu cho bổn tâm tự tánh của chúng ta ( ý nghĩa là muốn khiến chúng ta hồi quang phản chiếu, soi thấy bổn lai diện mục ) , cho nên lúc này hai mắt và ánh sáng đèn đối diện nhau, tâm là đèn, đèn là tâm, tâm đèn một thể, vật ngã lưỡng vọng, do đồng tử của hai mắt ( chơn chủ tể - vị chủ thể có khả năng chi phối sự vật ) phát hiện con đường thông thiên tự tại siêu thoát ( con đường lớn kim tuyến quang minh bằng phẳng thản nhiên không có trở ngại, trực tiếp trở về Lý Thiên ) .

 

Vào lúc người cầu đạo mắt nhìn lên ngọn phật đèn thì Điểm Truyền Sư dùng ngón tay chính giữa chỉ hướng huyền quan, mượn ánh sáng của Vô Cực điểm phá “ khiếu sanh tử ” của chúng ta, trực chỉ quy căn nhận mẫu, thắp sáng ngọn tâm đăng vĩnh hằng. Lúc này, ánh sáng đèn phản chiếu tự thân, thì ra mỗi một người chúng ta đều có một ngọn tâm đăng vô tận ( ngọn đèn sáng ngày đêm chẳng tắt ), có ngọn tâm đăng này nhưng lại là thường ngày dùng mà chẳng biết cái dụng của nó, mê muội mất cái chơn mà theo đuổi cái hư vọng. Lúc này, thiên mệnh minh sư của Tam Tào dùng truyền hương từ đèn Mẫu thắp dẫn lửa đèn chỉ hướng đến người cầu đạo mà niệm rằng : :「余今指你一條路」“ dư kim chỉ nễ nhất điều lộ ” ( nay chỉ cho con một con đường ) , chỉ ra rằng chúng ta là từ một con đường khởi nguồn từ Vô Cực mà đến, là phân linh của Lão Mẫu, từ Lí Thiên mà đến, nay Minh Sư từ đèn Mẫu dẫn xuống một đường kim tuyến, điểm mở ra cánh cửa sinh tử, mượn ánh sáng đèn Vô Cực để thắp sáng tâm đăng của tự tánh, lương tâm bổn tánh.

 

Chúng ta có ngọn tâm đăng vô tận này mới có thể tìm thấy vị chơn chủ tể của chúng ta. Sau đó Minh Sư điểm truyền cho người cầu đạo từng người từng người một. Khi nhận một chỉ của Minh Sư, người cầu đạo khế nhập trực hạ vô tâm, đốn ngộ bổn lai. Đấy là pháp tối thượng thừa, cũng là đốn pháp cứu cánh rốt ráo viên mãn nhất. Điểm truyền sư tuyên nói rằng : “ nhất chỉ trung ương hội, vạn bát đắc siêu nhiên ”. Sư Tôn từ bi nói rằng : :「靜氣平心田一點指妙玄, 當前真陽關,混含不老天,觸意即邪偏,落入第二見,生死轉,枉費明師心法傳」“ tịnh khí bình tâm điền, nhất điểm chỉ diệu huyền, đương tiền chơn dương quan, hỗn hàm bất lão thiên, xúc ý tức tà thiên, lạc nhập đệ nhị kiến, sanh tử chuyển, uổng phí Minh Sư tâm pháp truyền ”, cho nên Minh Sư dặn dò rằng : “ cả ngày luyện thần quang ”, nghĩa là muốn chúng ta trói buộc lục căn, đem nhãn nhĩ tị thiệt thân ý hoàn trả lại về bổn thể vô cực thanh tịnh vô nhiễm. Sau này khởi tâm động niệm, đi ở ngồi nằm lấy lương tâm làm chủ, không dựa vào thức thần dụng sự nữa. Ở tất cả mọi nơi đều quán chiếu tự tánh, tinh tiến tu trì, tri hành hợp nhất, thể dụng như một, trí tuệ tất nhiên khai thông, bổn tánh đại phóng quang minh bộc lộ từ bi hỷ xả. Ngay lúc ấy bạn chính là Bồ Tát sống, là Phật sống. ( Siêu nhiên đăng phật địa ) cho nên mới nói vạn bát đắc siêu nhiên : “ 10800 năm liên hoa bang ( thế giới tịnh độ ), 10 vạn 8000 dặm vĩnh viễn ( vô số lượng ) ”

 

10. Truyền khẩu quyết :

 

Truyền cho hợp đồng trước, rồi điểm huyền quan, sau đó Minh Sư chỉ thụ cho thông thiên chú.

 

Thượng chấp lễ hô : mời Điểm Truyền Sư truyền khẩu quyết. Vì sao truyền khẩu quyết vậy ? đem những lí luận mênh mông vô số của thiên kinh vạn điển cô đọng thành khẩu quyết : quyết có nghĩa là đem cái phức tạp khó khăn chuyển biến thành đơn giản dễ dàng, khiến cho thiên kinh vạn điển quy về một câu, từ ngũ tự ( 5 từ ) hóa thành vô tự ( chẳng có từ ), do vậy gọi là vô tự chơn kinh. Chú ( tổng tất cả mọi pháp , trì vô lượng nghĩa ). Ý nghĩa của khẩu quyết là chỉ rõ rằng tu đạo phải rời tất cả mọi hình tượng ngôn ngữ, phải tự chứng tự ngộ, khiến cho 3 cực Lí Khí Tượng nhất quán, ở trong cái thể dụng như một, không được chấp trước tướng, phải hành ngoại công trở về lại sự tự nhiên của nó, noi dựa theo dung mạo từ bi của Di Lặc Tổ Sư tu đạo bàn đạo, tâm địa quang minh hào hiệp cao thượng, miệng cười thường mở, tâm cảnh viên dung vô ngại, thanh tịnh viên minh, giải thoát tự tại, cũng chính là chúng ta chỉ cần vẫn còn một hơi thở thì chúng ta phải làm sự nghiệp của Di Lặc, nói lời nói của Di Lặc, đi vào tâm từ bi của Di Lặc, hành sự hành trì của Di Lặc. Ngay lúc ấy ở trong này bèn đã đem ngũ tự chơn kinh hóa thành vô tự chơn kinh, thể hiện ở trong sinh mệnh của chúng ta.

 

Thiên đạo từ “ một ” bắt đầu, hợp với thiên tâm và đồng với thánh đức, bạn mới có thể lãnh thụ cái chỉ điểm dĩ tâm ấn tấm này. Sau khi dĩ tâm ấn tâm, làm thế nào thành tựu cái phần tâm tự giác này ? Vậy thì tất nhiên cần phải mở ra tịnh độ ngay lúc ấy của sinh mệnh chúng ta. Cuối cùng người cầu đạo cảm tạ ân khai đạo của Lão Mẫu tam khấu, và Chư Thiên Thần Thánh, Di Lặc Tổ Sư …nhất khấu, thậm chí bao gồm Dẫn Bảo Sư, Tiền Nhân Đại Chúng. Đấy chính là đem sinh mệnh dẫn vào sự cảm ân, đem sinh mệnh dẫn vào niệm niệm tái tạo của ứng dụng sinh hoạt hằng ngày, khiến chúng ta niệm niệm nơi phật, niệm niệm nơi Thánh, niệm niệm nơi chúng sanh. Đấy chính là từ sau khi cầu đạo Minh sư chỉ điểm truyền tam bảo, đem tam bảo của chúng ta dẫn vào trong ứng dụng luân thường cuộc sống hằng ngày, cũng chính là hóa cái sát na ( khoảnh khắc thời gian chớp nhoáng ) thành vĩnh hằng. Sau đó thì lễ cầu đạo xong, tất cả mọi người đều chúc mừng chúng ta, chúc mừng cái gì ? chúc mừng “ hạnh thọ chơn truyền ” ( may mắn nhận được chơn truyền ).

Số lượt xem : 639