BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tiêu Nghiệp Chướng thành tựu Vô Thượng Bồ Đề ( Lợi ích của việc thụ Minh Sư một chỉ, đắc được Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 09:51:28
/Tiêu Nghiệp Chướng  thành tựu Vô Thượng Bồ Đề  ( Lợi ích của việc thụ Minh Sư một chỉ, đắc được Tam Bảo )

“ Kim Cang Kinh, phần thứ 16 ” nói rằng : “ Như có trang nam-tử, thiện nữ-nhân nào, thọ-trì, đọc-tụng, kinh nầy, lại bị người khinh-tiện; thì những tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, người ấy đáng lẽ sẽ phải đọa vào ác-đạo, nhưng bởi trong đời nay, bị người khinh-tiện, nên tội-nghiệp đã gây ra trong đời trước đó, liền được tiêu-diệt, người ấy sẽ đặng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác ”.


Ý nghĩa chủ yếu nhất của đoạn kinh văn này là ở chỗ “ thọ-trì, đọc-tụng kinh nầy, người ấy sẽ đặng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác ”. “ Vô thượng chánh đẳng chánh giác ” còn gọi là “ vô thượng bồ đề ” – Phật.

Nói một cách thẳng thừng : “ thọ trì, đọc tụng kim cang kinh thì sẽ đặng thành phật ”.

 

Kinh văn lại nói rằng : “ Phật-pháp nói đó chính chẳng phải là Phật-pháp. ” ( gọi là Phật-pháp, tức chẳng phải Phật-pháp ) thì tức là văn tự chẳng phải là văn tự. Văn tự là “ Chỉ ” ( ngón tay ) , mục đích ở chỗ giải thích nói rõ mục tiêu và phương pháp. Điều quan trọng là phải có thể từ văn tự nâng khởi sự quán chiếu, mục tiêu cuối cùng nhất là phải chứng đắc được “ Thật Tướng ” – Trăng. Do vậy, đọc tụng thì nên có thể " phản văn văn tự tánh " (  xoay trở lại nghe nơi tự tánh,  là quay cái nghe lại, nghe tự tánh mình niệm ), tiến đến chứng đắc tự tánh kim cang kinh.

 

Chúng ta đắc thụ một chỉ của Minh Sư, tức là chỉ thụ chỉ điểm dạy cho ) diệu pháp phản văn chứng tánh.

 

Thế nhưng, theo “ Kim Cang Kinh – phần thứ 16 ” đã nói, tuy thọ trì đọc tụng kinh này, trong quá trình tu hành, “ lại bị người khinh-tiện; thì những tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, người ấy đáng lẽ sẽ phải đọa vào ác-đạo, nhưng bởi trong đời nay, bị người khinh-tiện, nên tội-nghiệp đã gây ra trong đời trước đó, liền được tiêu-diệt, người ấy sẽ đặng đạo Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác ”.

 

Như lúc đạo thân cầu đạo, đều có sự dẫn tiến của Dẫn Sư chứng minh người ấy thân gia thanh bạch, phẩm hạnh đoan chánh. Còn các Tiền Hiền cũng bảo với chúng ta rằng có thể đắc được một chỉ điểm của Minh Sư đều là những người luỹ kiếp đã có tu, thiện căn sâu dày, rộng gieo phước đức.

 

Điều khiến cho người ta không hiểu chính là khi mở pháp hội thì lại vẫn còn có việc các oan nghiệt mượn khiếu để đòi nợ xảy ra. Chẳng phải là căn cơ tốt thì mới có thể cầu đạo hay sao ? Vì sao lại còn có các oan nghiệt hiện ra trước mắt vậy ?

 

Nếu như hiểu rõ về luật nhân quả, thì sẽ không khó hiểu duyên cố bên trong đó. Luật nhân quả là Những nhân duyên nào chín muồi trước thì sẽ thọ báo trước; những nghiệp lực, niệm lực nào mạnh thì chắc chắn sẽ chín muồi trước.

 

Chúng ta có thể đắc thụ chỉ điểm của Minh Sư, là do cái nhân thiện tốt lành đã gieo trồng xuống trong kiếp quá khứ, kiếp này thiện duyên chín muồi mà đắc thụ Minh Sư chỉ điểm. Vấn đề là tuy đã đắc thụ Minh Sư chỉ điểm rồi, vì sao vẫn còn bị người khinh tiện vậy ? Bởi vì những cái nhân xấu ác cũng liên tục lần lượt đang chín muồi hiển hiện ra trước mắt rồi.

 

Khi chúng hiển hiện ra trước mắt, chính là đang cảnh cáo, nhắc nhở chúng ta phải hết sức mau chóng cẩn thận tâm niệm, phản văn văn tự tánh, “ suốt ngày luyện thần quang ”. Nếu những cái nhân xấu ác dần dần chín muồi hiển hiện ra trước mắt, lại có cái tâm tam độc làm sự trợ duyên, vậy thì hậu quả bèn sẽ khó lường rồi ( tệ đến cực điểm ) , sao có thể không cẩn thận tâm niệm đây ?

 

Tu đạo có thể thay đổi vận mệnh, đấy là sự thật vô cùng xác thật. Thế nhưng nguyên lý thay đổi vận mệnh thì nhất định phải hiểu, nếu không thì tuy rằng tam thí ( tài thí, pháp thí, vô uý thí ) song tiến mà vẫn cứ mọi việc chẳng thuận, cái tâm oán trách khởi lên, lẽ nào chẳng phải bi thảm lắm sao ?

 

Thông thường nói “ nhân quả ”, thật ra là sự nói tắt của “ nhân duyên quả báo ”. Nếu như dựa vào nhân quả ba đời để nói, “ Nhân ” ở trong kiếp quá khứ đã gieo trồng xuống, là chẳng cách nào thay đổi, nhưng mà từ nhân cho đến kết thành quả thì nhất định cần phải cậy nhờ vào tác động của các trợ duyên mà gặp ( bị ) thọ báo.

 

Ví dụ như một hạt giống ( nhân ), nếu như chẳng có các sự trợ duyên như thổ nhưỡng, nước, ánh sáng mặt trời, không khí, thì vĩnh viễn chỉ là một hạt giống. Nếu như nhân duyên đầy đủ, chắc chắn có thể mọc rễ, nảy mầm, sinh cành, nở hoa, kết quả. Nếu lại cộng thêm sự khéo giỏi trong việc trồng trọt vun bồi, sự trợ duyên càng mạnh thì tất nhiên trái ngọt xum xuê. Nếu chẳng giỏi khéo việc vun trồng, chẳng siêng việc bón phân, để cho những cỏ dại mọc um tùm ( ác duyên ) , lại mong đợi quả trái xum xuê thì cũng chỉ là sự không tưởng mà thôi !

 

 Do vậy, có thể thay đổi vận mệnh hay không, sự quyết định là ở “ duyên ”. Trợ duyên quan trọng nhất chính là tâm niệm, thiện hành, hoàn cảnh môi trường, trong số đó thì đặc biệt lấy tâm niệm là thứ quan trọng nhất. Nếu đã có thể tồn thiện niệm, tất nhiên sẽ có những thiện hành, những người như vậy thì còn phải lo lắng họ sẽ đi đến những nơi không tốt sao ?

 

Từ đây có thể biết rằng, có thể thường tiếp cận phật đường ( môi trường ) , học tập liễu nguyện, nội ( tâm niệm ) ngoại thiện hành ) công song tiến, vận mệnh làm sao mà lại không thay đổi được ? Nếu có thể tinh tiến không ngừng, thì nào chỉ có thay đổi vận mệnh không thôi đâu ? chắc chắn nhất định có thể thành phật đạo.

 

 

 

 

Các tu sĩ Bạch Dương có duyên đắc thụ Minh Sư một chỉ,

một hạt giống thành phật,

gieo trồng ở bên trong mẫu ruộng thức thứ 8

Những đệ tử Bạch Dương thật tu,

tưới loại nước thành tâm cung kính,

bón loại phân cảm ân, tri túc ( biết đủ, biết hài lòng thoả mãn với những gì đang có )

lại dùng loại xẻng nhiệt tình tận tuỵ hết lòng

trừ nhổ sạch hết những nhân tâm lạnh lùng vô cảm,

tinh tấn siêng năng bắt bỏ những sâu bệnh của tam độc

nhẹ nhè rửa đi những ô uế bẩn thỉu của sáu trần

để những đoá hoa bồ đề nở muôn sắc màu sặc sở tươi rói

ở trong mẫu ruộng tâm của pháp giới

kết ra những phật quả thanh tịnh trang nghiêm.

 

 

Tiết thứ 4 : Đời người hạnh phúc mĩ mãn

 

Nói đến việc siêu sanh liễu tử, tránh kiếp tị nạn, thậm chí thành tựu vô thượng bồ đề, có lẽ có người cho rằng chẳng thiết thực tế, những chuyện của vị lai, chúng ta bèn tạm thời chẳng bàn đến, bây giờ nói về những cái khá là thực tế hơn.

 

Có thể thụ Minh Sư một chỉ, cầu đắc được Tam Bảo, thật sự có thể dựa theo tam bảo tâm pháp để tu trì, trì giữ giới luật, dùng thái độ nghiêm khắc để giới hạn, chế ngự bản thân, chẳng vi phạm làm trái ngược với thiên lí lương tâm, không phạm giới, nội tâm tự nhiên sẽ điềm tĩnh, tự tại, giải thoát.

 

Có thể dựa theo pháp tu trì, thì những vọng tưởng, chấp trước chắc chắn sẽ mỗi ngày dần dần tiêu vong mất đi, đối với đủ thứ các kiểu tình thái, sự việc của thế gian cũng có thể dùng thái độ điềm nhiên bình tĩnh mà đối mặt xử lí, những niệm được mất đều chẳng tồn nơi tâm, giũ rơi sạch những tục khí hồng trần của toàn thân, tuy ở trong cõi trần nhưng cản giới lục trần chẳng nhiễm chẳng tạp, đấy là sự thanh thản tự tại biết bao nhiêu !

 

Có thể dựa theo pháp mà tu trì, tâm tồn những niệm từ bi, chỗ nào cũng nghĩ nhớ vì chúng sanh, noi theo tâm nguyện của Bồ Tát “ chỉ nguyện chúng sanh được rời khổ, chẳng vì bản thân cầu an vui ”, kết quả là “ mình đã vì người, mình càng có, mình đã cho ( giúp ) người , mình càng nhiều ”, người mà có thể rộng bố lòng yêu thương thì đắc được sự hồi báo của tình yêu thương càng nhiều. Người mà thường hay quan tâm đến người khác thì sự quan tâm mà mình nhận lại được sẽ càng nhiều hơn cái mà mình đã bỏ ra.

 

Sự thành tựu của hợp đồng ( tề tâm hiệp lực, tương đồng ) nhất định cần phải có đức hạnh của sự khiêm tốn, khiêm hạ, bao dung. Có thể khiêm tốn mới có thể bao dung tiếp nhận tất cả, có thể khiêm hạ mới có thể được người kính mến bội phục, cáo thể bao dung mới có thể nhận được sự yêu thương và tôn kính.

 

Có thể đem tam bảo ứng dụng vào trong cuộc sống thường ngày thì chắc chắn có thể xử sự viên dung, quan hệ nhân sự hài hoà, cả nhà cực kì vui vẻ hoà thuận, đời người như thế làm sao mà không hạnh phúc mĩ mãn đây ?

 

Số lượt xem : 266