BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Những khuyết điểm mà các đàn chủ dễ phạm phải.

Tác giả liangfulai on 2023-07-05 08:47:50
/Những khuyết điểm mà các đàn chủ dễ phạm phải.

I. Lời nói đầu

1. Tục ngữ rằng : “ gia có gia quy, quốc pháp ”, tu bàn đạo đương nhiên cũng có giới luật phật quy, giới luật phật quy là sự tôn nghiêm của tất cả những người tu đạo học phật, cũng là uy củ giới luật chẳng thể thiếu để tu trì tinh tiến. Tu bàn đạo nếu chẳng có quy giới cũng như xe lửa chẳng có đường ray, chiếc thuyền chạy trên biển chẳng có chỉ kim la bàn, rất dễ phát sanh nguy hiểm, cũng khó đạt đến mục tiêu.


Giới luật phật quy chẳng phải là chướng ngại và sự trói buộc của việc tu đạo mà là quy giới để về trời, là bậc thang để thành phật, cũng có thể nói là con đường để thành phật.

Lúc bắt đầu tu đạo, e rằng định lực chẳng đủ, thói quen cũ khó sửa đổi, do đó lấy phật quy để làm quy phạm, quản thúc ràng buộc việc học phật tu bàn, chẳng chịu sự tuần hoàn của nhân quả ác nghiệp mới có thể chánh kỉ thành nhân, độ hoá chúng sanh, thành toàn đạo thân, đi hướng theo con đường thành Thánh thành Hiền.


2. Bạch Dương Tu Sĩ là nhân tài bàn sự của ơn trên, chỉ là thiên chức mà mỗi người đảm nhiệm là khác nhau, chức trách gánh vác cũng có chút khác nhau, nhưng nhiệm vụ và sứ mệnh sau cùng nhất là hoàn toàn nhất trí, lấy việc độ hóa 96 ức nguyên thai cùng trở về Lý Thiên làm sứ mệnh, để vãn hóa ( cứu vãn, thay đổi ) những phong tục bại hoại cảu xã hội, cũng tức là hóa thế giới sa bà thành Di Lặc tịnh độ.


3. Nhưng trong quá trình tu bàn, thường sẽ do tập tánh mà trong cái có ý hoặc vô ý khiến cho phạm phải những quy giới nên gìn giữ mà tự mình chẳng hay biết. Do vậy, Hoạt Phật Sư Tôn từ bi khai thị nói rằng tu đạo phải chẳng rời 3 thứ :


a .Chẳng rời phật đường
 

Đạo trường phật đường là chỗ để cho chúng ta rửa trừ sạch những bẩm khí, bồi dưỡng phẩm đức, hành công liễu nguyện, thường gìn giữ bảo vệ tâm phật.


b. Chẳng rời kinh điển ( Thánh Huấn )

 

Kinh điển thánh huấn có thể khải phát trí tuệ, rõ lý tu bàn, nhận rõ mục tiêu, chẳng dẫn đến bị khảo mà thoái đạo.

 

c. Chẳng rời Tiền Hiền ( đạo thân )

 

Tu đạo có bạn có thể được người bạn thầy tốt, tăng trưởng những điều nghe và thấy, giúp đỡ nhau mới không đi vào con đường sai trái. Bởi vì chúng ta đều là những “ linh tàn ”, “ uẩn tử ”, những nguyên linh đã luân hồi rất lâu mà vẫn chưa trở về trời, là những chúng sanh bị sự che lấp của ngũ uẩn. Do tiên thiên chẳng đủ, hậu thiên vẫn cần phải bồi dưỡng, bên trong phật đường trang nghiêm có kinh điển để nghiên cứu, cũng có thể có được người bạn đạo tốt, do đó phải chẳng rời 3 thứ.

 

4. Chư vị Tiền Hiền, chúng ta muốn là tài sản hay của nợ của đạo trường ? muốn là tài sản của đạo trường thì phải có thể tuân thủ dựa theo phật quy giới luật, làm mục tiêu phương hướng nỗ lực của xã hội, không muốn làm món nợ của đạo trường thì chớ có làm con ngựa hại bầy làm nguy hại, nhiễu loạn đạo trường.

 

II. Những khuyết điểm mà đàn chủ dễ phạm phải :


1. Đàn chủ là lãnh sứ mệnh của ơn trên, để hợp tác giúp đỡ trợ đạo, độ hóa chúng sanh. Sự kết duyên với đạo thân chẳng phải là ngẫu nhiên, cũng chẳng phải là đột nhiên, cho nên chức vị đàn chủ là thiên chức thần thánh nhất và cũng là quang vinh nhất. Có một câu nói rằng : “ một người trí thì vạn người thăng, một người ngu thì vạn người trụy ”. Do vậy, đàn chủ phải có trí tuệ, nhất định cần phải nhận rõ chức trách sứ mệnh, lãnh đạo đạo thân, đưa dẫn về Lý Thiên mới không hổ thẹn là thân gánh vác trách nhiệm mà ơn trên đã ban, trở thành ứng cử viên của 3600 Thánh, 48000 Hiền.


2. Bạch Thủy Lão Nhân rằng : “ con lãnh đạo một phương, dẫn dắt toàn bộ đạo thân của một phương lên thiên đường thì con chính là phật đầu, nếu làm không tốt, hại mọi người không thể thành đạo mà thành ma, vậy thì con là ma đầu

Đàn chủ là chủ lãnh đạo một phương, đi con đường chánh rồi thì thành phật đầu, đi con đường tà rồi thì thành một ma đầu, chẳng những ảnh hưởng đến sự thăng giáng của cửu huyền thất tổ của mình, còn ảnh hưởng đến sự thăng giáng của cửa huyền thất tổ của vô số đạo thân, không thể thành toàn người ta về trời thì cửu huyền thất tổ của họ sẽ đến tìm để tính sổ.

 

III. Vài điểm mà đàn chủ dễ sơ xuất không chú ý đến

 

a. Khai thiết phật đường mà chỉ tự mình lễ bái

Đàn chủ nhất định cần phải độ hóa những người có duyên sống ở phụ cận ( khu vực gần mình ) và những bạn bè thân thích của mình. Đã thiết lập pháp thuyền rồi thì phải chở khách, không thể chỉ lái chiếc thuyền trống, vậy thì quá ư là cô đơn vô vị rồi, sau khi về trời cũng khó mà ăn nói.


b. Buông mặc đạo thân chẳng thành toàn

Phật đường gia đình là chiếc pháp thuyền nhỏ, phật đường công cộng là chiếc pháp thuyền lớn. Đàn chủ phải thường đưa các đạo thân của phật đường nhỏ đến phật đường công cộng lớn để tham gia các lớp nghiên cứu đạo lý, để cho họ có thể rõ đạo lý mà sau đó tham dự vào các hàng ngũ tu bàn.


c. Dồn hết trách nhiệm giải thích đạo nghĩa và giảng thuật tam bảo cho giảng sư :
 

Đàn chủ ngoài việc tiếp dẫn chúng sanh lên pháp thuyền, đối với tất cả phật quy lễ tiết nhất định cần phải thuộc lòng, tốt nhất vẫn phải có thể giải thích đạo nghĩa, giảng thuật tam bảo, không thể đem trách nhiệm dồn hết cho giảng sư.

 

Đàn chủ có trách nhiệm dẫn dắt phát động các đạo thân hướng về phía trước mà hành, nếu đàn chủ chẳng thể hiểu rõ đạo nghĩa thì cực kì dẽ dàng bị những người bàng môn tả đạo lợi dụng, hồ đồ nghe theo thì sẽ tự loạn hệ thống, tự cắt đứt kim tuyến, vậy thì là vô cùng đáng tiếc rồi.

 

d. Đem những vật phẩm không cần thiết chất đống ở phật đường :

Phật đường nên lúc nào cũng gìn giữ sự trang nghiêm, sạch sẽ ngăn nắp, nếu chất thành đống quá nhiều vật phẩm thì sẽ có vẻ lộn xộn bừa bãi.


e. Tùy ý sửa đổi thời gian thắp nhang mỗi ngày.

 

Hiến hương buổi sáng nên vào giờ mão ( sáng 5 – 7 giờ ), hiến hương buổi tối vào giờ dậu ( 5- 7 giờ ), hãy lực chọn một thời gian cố định để thắp nhanh khấu đầu. Ví dụ như lựa chọn xác định là bưởi sáng 6g30, buổi tối 6g30. Nếu chẳng phải là ra khỏi nhà để lên lớp hoặc bàn đạo thì không thể thắp nhang sớm hơn hoặc hoãn lại sau.

 

Thầy từ bi nói rằng : “ chớ có tà tà dậy trễ, đừng có phải để cho Tiền Hiền đến yêu cầu con, tự mình phải yêu cầu bản thân mình, hiến cúng, thắp nhang đúng giờ, đấy cũng là một sự giữ đúng giờ giấc, giữ tín, huống hồ việc thắp nhang khấu đầu chẳng phải chỉ là người nhà của mình thôi đâu, mà còn có tiên phật trấn đàn và những chúng sanh vô hình. ”

 

f. Lúc thắp nhang khấu đầu mặc đồ tùy tiện.

 

Lúc thắp nhang khấu đầu không được mặc quần ngắn  (quần đùi), áo ngủ, áo không tay không cổ ( áo lót nam), có thể mặc áo trắng, quần đen ( nam ), váy màu lam,đen ( nữ ) là tốt nhất, đợi sau khi khấu xong mới đổi lại trang phục mặc thường ngày hoặc đồng phục đi làm.

 

g. Chẳng chỉ dạy phật quy lễ tiết

 

Có những đạo thân đến phật đường vẫn còn chưa biết lễ tham giá, phải thật tốt mà chỉ dạy cho họ, để cho họ hiểu được ý nghĩa của việc khấu đầu và công dụng của việc khấu đầu, thật tốt mà khiến cho các đạo thân vui vẻ và sẵng sàng học tập.


h. Xem phật đường thành nơi mưu đồ lợi ích

Mượn nhờ vào danh nghĩa của đạo trường để buôn bán thương phẩm cho các đạo thân, ví dụ như các hành vi buôn bán vật phẩm, làm phân phối trực tiếp, bán bảo hiểm … giữa các đạo thân với nhau tốt nhất đừng nên có sự qua lại tiền bạc.

 

g. Đem những tiền tài, vật phẩm hành công của đạo thân giữ xài riêng cho mình :

Đối với tiền tài hoặc vật phẩm của các đạo thân hành công thì phải ghi chép rõ ràng, và trình báo lên trên, không được giữ dùng riêng cho mình. Phải biết rằng một đồng tiền của nhà phật lớn tựa núi Tu Di, lạm dụng tiền của công thì tội cực lớn, sau này sẽ bị nhốt ở thiên lao, đừng để có một chút bất cẩn không chú ý, tiền đến và đi phải rõ ràng thì mới có thể giữ cho bản thân và gia đình an lạc cát tường.

 

i. Giả mượn nhu cầu của Tiền Hiền mà kêu đạo thân làm việc hoặc bố thí :

 

Mượn dùng danh nghĩa của Tiền Hiền, tùy ý sai khiến đạo thân nghe sự chỉ huy của mình; tu đạo phục vụ người khác là tự động tự nguyện, chỉ có nghĩa vụ chứ chẳng có bất kì quyền lợi nào.

 

IV. Báo sự linh đồng từ bi khai thị về những khiếm khuyết mà đàn chủ dễ phạm phải :

 

1. Y phục không chỉnh tề
 

Thích mặc những y phục màu mè hoặc để lộ lưng ra vào trong nhà. Cho dù là tham dự tiệc tùng lớn cũng không nên mặc như thế.


2.Phật đường không sạch sẽ


Những món đồ dùng hoặc đồ chơi mà trẻ con chơi qua : chẳng có lúc nào cũng thu dọn chỉnh lý hoặc quét dọn cho sạch sẽ ngăn nắp.

 

3. Những món đồ hiến lên cho Hoàng mẫu chẳng sạch sẽ

 

Những trái cây đã hư hoặc có dán nhãn trên đó chưa bóc xé xuống, hoặc tì vết chưa rửa sạch. Những trái cây mà tương đối nhiều nước thì hiến lên rồi chớ để quá nhiều ngày để tránh hư hỏng.

 

4. Chẳng có tiếp đãi đạo thân

 
Chỉ lo bận bịu với việc nhà của mình, không dâng khăn, bưng mời trà nước.

 

5. Lười biếng trong việc thành toàn đạo thân

 

Đem đùn đẩy trách nhiệm cho bàn sự nhân viên hoặc giảng sư, chẳng có chỉ dạy cho đạo thân những điều cần học tập, sau này họ sẽ không muốn đến phật đường nữa.  


6. Không học phật quy lễ tiết

 
Tưởng là có người biết chấp lễ thì được rồi, vậy thì ít đi cái cơ hội hành công liễu nguyện.


7. Khầu đầu không nghiêm túc, ứng phó cho xong

 
Động tác chẳng phải là quá nhanh thì là quá chậm, hoặc không đúng tiêu chuẩn, tùy tiện mà khấu, chẳng có tâm thành kính.

 

8. Loạn nói thị phi trong phật đường


Chúng ta chớ có nên làm người chế tạo ra rác, nên cẩn thận phòng ngừa tạo ra khẩu nghiệp.

 

9. Nhân viên đàn chủ đã có phật đường gia đình bèn khởi lên niệm đầu không muốn gánh vác thiên chức của phật đường công cộng nữa.

Chớ có oán trách phàn nàn công việc nhiều, phải cảm ân đã có cơ hội liễu nguyện, liễu nghiệp, liễu tội.


10. Thắp nhang chẳng đúng giờ giấc

Tùy ý thay đổi giờ giấc thắp nhang

Số lượt xem : 542