Vì Sao Phải Trân Quý Mỗi Tiết Học Của Lớp Nghiên Cứu Tiến Tu ?
Trong bài huấn về “ Phòng chống dịch ”, Thầy Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng :
“徒兒入班否珍惜?每堂課都是得來不易,
Đồ nhi vào lớp có trân quý ? Mỗi tiết có được chẳng dễ dàng
若徒能夠把握此刻
Nếu có thể nắm bắt lúc này
進修充實好時光,有志者事竟成!
Thời điểm tốt trau dồi tiến tu, người có chí ắt sẽ thành tựu!
徒心中目標確立,好好實修!
Lòng đồ nhi xác lập mục tiêu, hãy thật tốt thật tốt mà tu ! ”
Thầy từ bi hỏi các đồ nhi vào lớp liệu có trân quý cơ hội được học tập nghe giảng giải đạo lý ? Bởi mỗi tiết giảng có được từ khâu quy hoạch thời gian, giảng sư, đề tài cho đến các khâu chuẩn bị tư liệu giảng giải thật không dễ dàng tí nào, phải tốn mất rất nhiều thời gian tâm sức của nhiều người. Dưới đây là một bài viết hậu học xin chia sẻ để làm rõ hơn về vấn đề này.
Vì Sao Phải Trân Quý Mỗi Tiết Học
Của Lớp Nghiên Cứu Tiến Tu ?
Để có được mỗi bữa ăn ngon
Với món ăn phong phú đa dạng
Tốn rất nhiều thời gian công sức
Tâm huyết của người đầu bếp làm.
Từ khâu đi chợ chọn nguyên liệu
Tươi ngon bổ dưỡng vừa túi tiền
Đến khâu sơ chế rửa, thái, gọt…
Vất vả biết bao thời gian làm.
Tiếp theo lại xào, chiên, hầm, nướng...
Đòi hỏi kĩ thuật với kinh nghiệm
Nêm nếm gia vị sao vừa vặn
Hài hòa thành “ khúc nhạc du dương ” .
Mỗi một bài pháp cũng như vậy
Vì chúng sinh lập, chẳng dễ dàng
Mất rất nhiều thời gian tâm sức
Từ khâu “ đi chợ ” đến giảng tuyên.
Khâu “ đi chợ ”, tìm chọn Thánh Huấn
Trích dẫn lời Phật, Bồ Tát, Tiên
Tìm khắp kinh điển nội dung hợp
Với chủ đề giảng, khéo phương tiện.
Kế đến là sơ chế cắt, tỉa …
Khắc tạo hình dáng muôn sắc màu
Khiến người ấn tượng thêm sâu đậm
Một lần “ thưởng thức ” mãi không quên.
Tiếp theo lại xào, chiên, hầm, nướng …
Tùy “ món ” mà thời gian giảm, thêm
Nêm gia vị chua, cay, mặn, ngọt …
Hài hòa thành “ khúc nhạc du dương ”.
Mỗi một bài pháp Phật thuyết giảng
Đúc kết từ thời gian, tâm thành
Bao khốn khó từ nhiều kiếp lại
Của muôn Phật Bồ Tát tu thành.
Mỗi một bài Giảng Sư chia sẻ
Chọn lọc từ kinh điển trích văn
Cũng tốn nhiều thời gian tìm đọc
Suy ngẫm chọn lọc phải dụng tâm.
Mỗi tiết học lớp viên nghe giảng
Đánh đổi nhiều thời gian Giảng Sư
Tiết kiệm thời gian lớp viên học
Sớm nâng cao cảnh giới tiến tu.
Mỗi tiết học lớp viên nghe giảng
Đánh đổi nhiều thời gian Giảng Sư
Xả thời gian nghỉ kiếm tiền bạc
Dành thời gian giúp lớp học tu.
Mỗi một lớp nghiên cứu nghe giảng
Có Phật Bồ Tát hộ Pháp Đàn
Nghe lớp khả tiêu oan giải nghiệt
Huyền Tổ khả cùng đến triêm quang.
Bởi thế khi nghe, phải dụng tâm
Chuyên chú nghe với cảm ân lòng
Mỗi tiết tiêu hai trăm tiểu kiếp
Năm năm bằng sáu trăm năm tu.
Vô thượng thậm thâm pháp nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Chẳng đúng người, thời đâu dễ gặp
Gặp mà chẳng quý, hối ngàn thu !
Thế nên kiếp này thân người được
Lại được nghe pháp tối nhiệm mầu
Chẳng quý nắm bắt từng cơ hội
Lỡ qua khó mà được lại đâu !
Nơi đường ác, thân người còn khó
Nói gì Phật pháp được thấy nghe
Dẫu được thấy nghe, dễ gì ngộ ?
Khi ngay cả người còn chấp mê !
Kiếp này chẳng nghe pháp tu đạo
Hễ mất thân người, khổ muôn bề
Được thân người, sanh nơi biên địa
Khó gặp Thiện Tri Thức, Pháp nghe.
Thân người khó được, nay đã được
Phật pháp khó nghe, nay được nghe
Kiếp này chẳng quý, thân này độ
Muôn ức kiếp hối tiếc đã trễ.
Mỗi một bài pháp được thấy nghe
Tùy duyên chúng sinh, có khen chê
Món ăn tùy miền mà khẩu vị
Có khác biệt, người thích kẻ chê.
Chẳng phải đầu bếp, món ăn lỗi
Mà lỗi nơi người chấp kẻ chê
Đầu bếp đã tận tâm, tài nghệ
Chế món hợp “ thị trường ” hướng về.
Ví như người ăn phung phí của
Chấp bỏ thức ăn bởi tâm chê
Tiêu phước báo, gieo nghiệp nghèo đói
Khinh chê pháp, biên địa tất về.
Dụng tâm khiêm nhường cung kính nghe
Tâm tham học hỏi sẽ thêm tuệ
Khởi tâm cao ngạo khinh chê pháp
Muôn kiếp ắt sẽ chẳng còn nghe !
Chú thích :
BIÊN ĐỊA
Biên: Thiên lệch qua một bên, ở nơi ranh giới. Địa: đất, cảnh giới, địa vị.
Biên Địa là cảnh giới, địa vị một bên, chớ không được ở nơi trung tâm, chỗ chánh đáng. Đối nghĩa:Trung quốc.
Như đối với người ở trung ương, được gần vua chúa, gần người văn vật, gặp được thầy hay bạn giỏi, người ở biên địa, nơi ven đất nước, thường hay chịu nhiều sự rủi ro, như thú dữ, giặc, cướp, cho nên khó bề tu học. Vì chịu những cảnh ngộ ấy, nên trong kinh thường gọi biên địa hạ tiện là chỉ những kẻ ở nơi ranh giới tánh tình đê hạ, không hay bố thí, không ưa tu học. Biên địa tà kiến ấy là những kẻ ở nơi ranh giới, ở miền biển giả, rừng, sác hay có ý kiến tà vạy, chỗ thấy chẳng được chánh đáng, không ngưỡng mộ đạo lý.
Số lượt xem : 2087