BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kinh Duy Ma Cật – phẩm Văn Thù Sư Lợi thăm bệnh

Tác giả liangfulai on 2023-04-28 10:50:53
/Kinh Duy Ma Cật  – phẩm Văn Thù Sư Lợi thăm bệnh

Phẩm này chẳng phải là biện luận giữa Cư Sĩ Duy Ma Cật đối với “ các đệ tử Thanh Văn ”, hoặc “ những vị bồ tát vẫn chưa hiểu rõ pháp Không ”, mà là đối với ngài Văn Thù Sư Lợi đã siêu vượt cả hai cái trên mà thuyết pháp. Ngài Văn Thù Sư Lợi tuy cho rằng Duy Ma Cật là bậc thượng nhơn khó bề đối đáp, nhưng vẫn vâng theo Thánh chỉ của Phật đến “ thăm bệnh ” ông.


Duy Ma Cật thì gặp phải đối thủ trước đây chưa từng có, chào đón với câu nói “Quí hóa thay! Ngài Văn Thù Sư Lợi mới đến! Tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy ( đến mà không có tướng đến. Thấy mà không có tướng thấy. ) ”, ngài Văn Thù Sư Lợi thì trả lời rằng : “Nếu đã đến thì càng là không đến, nếu đã đi thì càng là không đi ” để đối nhau, từ đấy tiến vào đề tài chính, hỏi thăm bệnh của Duy Ma Cật, “ Bệnh này của Cư sĩ do nhân nào mà phát khởi, bệnh sinh ra lâu chưa ? nên dứt trừ bằng cách nào ? ”. Duy Ma Cật đáp rằng : “Vì tất cả chúng sanh bệnh, nên tôi bệnh. Nếu tất cả chúng sanh được khỏi bệnh, thì bệnh tôi sẽ dứt. ” để mở ra màn đầu của “ Không chiến ”.

 

Ở giữa những lời đối thoại này ngụ ý liên quan đến sự phân biệt của sắc thân và pháp thân của chúng ta; Ở trong cả mười phương pháp giới, pháp thân của chúng ta, mười phương pháp giới đều có bổn thân đầy khắp vũ trụ; hạo nhiên chánh khí đầy khắp hư không; thả ra thì có thể đầy khắp trời đất bốn phương, khi quy nạp lại thì có thể cất giấu ở trong tâm ẩn mật. Do đó, thời gian không gian là huyễn hóa ra, cũng chẳng có đến đi, Tiên Phật giống như đã đến rồi, lại giống như đã đi rồi, nếu như có đến và đi, đấy là một trong các hiện tượng. Toàn bộ sắc thân đều là nhân duyên sanh diệt; giữa cái sắc thân đã khởi, sanh, lão, bệnh, tử đều là huyễn hóa, chịu sự hạn chế của thời gian, cái gọi là thiên đường và địa ngục cũng là một loại huyễn hóa, sự triển hiện của một loại nghiệp lực. Từ trong sắc thân, làm thế nào để chuyển biến pháp thân của bạn sang pháp thân thanh tịnh vô lượng vô biên, do vậy cái sắc thân của vô minh là có thủy có chung ( có bắt đầu và có sự kết thúc ); phật tánh của pháp thân là vô thủy vô chung ( không có sự bắt đầu và không có sự kết thúc ).

 

Cho nên, Phật Bồ Tát muốn chúng ta siêu vượt ra khỏi sanh lão bệnh tử, cũng chính là muốn chúng ta làm thế nào để học tập tâm lượng của Bồ Tát, lấy làm phương tiện bàn đạp trước khi còn chưa thành phật; lấy tấm lòng từ bi của Bồ Tát làm chuẩn tắc cơ bản của người tu đạo. Phàm phu do có sự vướng mắc của nghiệp lực, cho nên mọi việc chẳng thuận, còn bồ tát dựa vào nguyện lực để phổ độ chúng sinh. Bồ tát và chúng sanh trụ thế đều là đồng cam cộng khổ, cho nên nói bệnh của Bồ Tát đều là từ tâm đại bi mà khởi, như cha mẹ đối với con cái vậy, yêu thương bảo vệ chúng sanh giống như con ruột của mình vậy. Chúng sanh bệnh rồi thì bồ tát cũng mắc bệnh, cho nên ở trong biển khổ của sinh tử đi cứu độ chúng sinh, do vậy khiến chúng ta càng hiểu rằng tu hành chủ yếu là để giải thoát sanh tử, giải thoát những đau bệnh của sắc thân.

Trong vấn đề của sinh tử, làm thế nào để thoát khỏi, thân khẩu ý hành của bạn đạt đến Không tướng; đến cả vũ trụ đều là Không tướng, chẳng thật tế. Thanh Tịnh Kinh nói rằng : 「觀空亦空,空無所空,所空既無,無無亦無,無無既無,湛然常寂,寂無所寂,慾豈能生,慾既不生,即是真靜。」“ quán không diệc không, không vô sở không, sở không kí vô, vô vô diệc vô, vô vô kí vô, trạm nhiên thường tịch, tịch vô sở tịch, dục khải năng sinh, dục kí bất sinh, tức thị chơn tĩnh ”. Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai ( vốn dĩ chẳng một vật, nơi nào dính bụi trần ? ). Tất cả vạn pháp đều do tâm sanh, vạn pháp do tâm diệt. Phật tánh vốn dĩ là như như bất động, cái định của như như bất động. Tự bản thân nhìn thấy tất cả mọi nhân duyên chẳng có pháp tướng, cũng chẳng có không có pháp tướng, khéo hành phương tiện, tâm chẳng thoái chuyển. Do vậy chúng sanh cho dù bản thân mình chưa chứng “ quả vị bồ đề ”, phải dựa vào từ tâm bi nguyện của việc “ chưa thành phật đạo, trước độ chúng sanh ” , chứ không do nóng vội thành phật mà xả bỏ chúng sanh chẳng màng lo đến. Đấy là lí niệm của “ Đại Bồ Tát Đạo ”, đấy là chỗ khác biệt lớn nhất giữa Bồ Tát đạo và Thanh Văn Thừa. Họ không nóng vội chứng quả, thậm chí hoàn toàn chẳng muốn chứng Phật quả, cho dù là trầm luân nơi địa ngục, chỉ cần cùng ở chung với chúng sanh cũng chẳng oán trách chẳng hối hận. Từ tâm của Bồ Tát như thế, những thứ ở trên đều là đại bi nguyện hành của Bồ Tát. Cái mà phật pháp giảng là vấn đề của tâm tánh. Thức thứ 7 thông qua lục nhập đạt đến thức thứ 8 ( hàm tạng thức ), cho nên linh tánh của chúng ta tùy tâm nhập thức mà vào luân hồi, mà sản sanh sự vô minh của lũy kiếp. Vô minh phải dựa vào trí tuệ, hành công lập đức, phát nguyện bồ đề mới có thể giải thoát. Đạo là chân lý khai sáng, ngộ được ý nghĩa thật của tự tánh phật thì nên có thể thanh tịnh, từ tâm lượng của cá nhân mở rộng trải ra đến tam thiên đại thiên thế giới, cũng chính là vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, từ cái vô ngã bên ngoài, Nhẫn Ngã Pháp Không, tùy thuận nhân duyên, khẳng định buông xuống, thanh tịnh thảnh thơi, ấn chứng tâm tánh của chính mình, có thể giao thiệp nhân duyên với thập phương pháp giới mà trải nghiệm thực hành, đi đến bất cứ một đạo trường nào cũng đều sẽ trưởng thành. Do vậy chúng ta tu bàn đạo phải khai triển lĩnh vực của Bạn và Tôi. Sự giải thoát tâm cảnh của chính mình dựa vào việc nội quán bản thân, phản tỉnh bản thân, nghiên cứu đọc tụng tham ngộ kinh điển, chẳng khởi bất cứ tâm phân biệt nào; mượn nhờ vào lực lượng cùng tu để nâng cao tâm tánh của mình, dựa vào sự từ bi vi hoài, đồng thể đại bi sâu sắc thiết thực trong lòng để trải nghiệm và cải thiện bản thân; dùng tâm cảm ân, tâm sám hối để điều hòa những phiền não của chúng sanh, giống như cảnh giới của phật vậy, đến độ hóa chúng sanh, khiến cho những chúng sanh phiền não của tự tâm thề nguyện chặt đứt, đời đời kiếp kiếp nguyện có thể chấm dứt, nhất tâm thanh tịnh, dựa vào sức mạnh vô song thì có thể từ sinh lí của bạn chuyển đến tâm lí, thanh tịnh tất cả mọi thứ.

 

Thân thể của chúng ta là do Tứ đại giả hợp huyễn hóa mà thành, Vô minh cũng là huyễn hóa mà ra, thân tâm tạo thành bất an, ưu khổ thân tâm, lưu lạc sinh tử, thường trầm biển khổ, vĩnh mất chơn đạo, là tự gây khó khăn cho bản thân mình. Do vậy, Bồ Tát chẳng nên khởi tâm phân biệt, lấy cái tâm này làm “ chủ ” nhân của bản thân mình, tương đối giải thoát, niềm vui pháp tràn đầy, chẳng phải là sự hài lòng thỏa mãn nhờ vào những cái bên ngoài, mà là một loại siêu việt từ nội tâm. Cái gì gọi là “ trói buộc ” ? cái gì gọi là “ giải ” ? nếu Bồ Tát tham luyến niềm vui “ trong định ” là bồ tát đã chịu sự trói buộc, lại gọi tùy duyên, tùy nghi “ phương tiện ”, thị hiện đến bất cứ một thế giới nào, cứu độ chúng sanh, đấy mới có thể gọi là “ Bồ Tát ”. Nếu như chẳng có “ phương tiện ” ( chẳng thể ứng dụng quyền nghi – phương pháp thích hợp tạm thời, khéo hành tùy duyên cứu độ ) mà chỉ có trí tuệ thì vẫn là chịu sự trói buộc nhất định; nếu đã có phương tiện, cũng có trí tuệ thì là giải thoát; do vậy những vị Bồ Tát có bệnh tật phải làm thế nào để điều phục thân tâm đây ? Bồ tát nên đem tất cả mọi sự chấp trước của việc thành Phật ngộ đến “ Tánh Không ”, trong việc tu đạo phải giác tỉnh đến cái tâm nhất trần bất nhiễm ấy, làm thế nào đi thực hiện, đạt đến Không tướng; do vậy Bồ Tát chẳng vì điều phục hoặc không điều phục tâm phàm, ở trong biển khổ của sinh tử mà chẳng vì biển khổ sinh tử làm cho ô nhiễm, chẳng tạo các ác nghiệp, ở trong sự tịch diệt, chứ chẳng đi theo đuổi niềm vui của niết bàn, chẳng làm các trần duyên ô nhiễm thế gian, thanh tịnh vô vi, tuy nhiếp hộ tất cả mọi chúng sanh, nhưng chẳng khởi tâm chấp trước, tất cả mọi pháp thể thanh tịnh, bố thí khắp mọi thiện hành, tuy tu ngũ lực ( tín, tiến, niệm, định, tuệ ) nhưng có thể đạt được thập lực trên quả vị của Phật Như Lai, tuy tùy thuận vạn pháp, rốt cuộc thanh tịnh, nhưng có thể tùy các duyên cảnh mà thuyết pháp; tuy đã đắc Phật quả, chuyển đại pháp luân, vào cảnh giới của “ Niết bàn ” vĩnh hằng nhưng lại chẳng từ bỏ lời thề nguyện chúng sanh không độ tận thì thề không thành phật.

 

Khi nhân duyên của chúng ta hiện ra trước mắt, ý chí phải kiên cường. Khi chúng ta sanh bệnh mệt mỏi, chớ có chùn bước thụt lùi, phải dũng cảm mà bước ra mới có thể thể ngộ, có thể trong cảnh khốn khó mà trước sau như một, trong bất kì hoàn cảnh nào đều có thể ứng duyên bất biến mới có thể đạt đến mục tiêu cuối cùng của việc lập kỉ đạt nhân.

 

Số lượt xem : 926