Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Truyền hương sám hối đệ ngũ a )
Truyền hương sám hối đệ ngũ ( a )
“ vô tướng tam quy y giới ”
Con đường tu hành thành Phật, trước hết phải thụ tam quy y giới. Tự tánh tam quy y, phải quy y “ tam bảo tự tánh ”.
“ Tam quy y ” cũng gọi là “ tam bảo ”. Tam bảo có “ tam bảo trụ trì ” : Phật – Pháp – Tăng. “ Tam bảo tự tánh ” : giác – chánh – tịnh.
Mục đích của “ trụ trì tam bảo ” là nhắc nhở chúng ta quy y tam bảo tự tánh.
“ Phật ” là “ giác ”. Mục đích của quy y Phật chính là đang nhắc nhở chúng ta phải quy y bổn giác của tự tánh.
“ Pháp ” là “ chánh ” . Pháp mà Phật nói đều chánh tri chánh kiến, mục đích của quy y “ pháp ” chính là nhắc nhở chúng ta quy y chánh tri chánh giác của tự tánh, quang minh chánh đại.
“ Tăng ” là “ tịnh ”. Mục đích của quy y tăng là nhắc nhở chúng ta quy y tâm tự tánh thanh tịnh.
Thiện tri thức “ quy y giác ”, chính là quy y bổn giác của tự tánh. Có thể quy y bổn giác của tự tánh thì “ phúc và huệ ” cũng viên mãn thành tựu, như thế là tôn quý nhất.
“ quy y chánh ”, chính là chánh tri chánh kiến, quang minh chánh đại, chúng ta đãi người tiếp vật đều có thể quang minh chánh đại. “ Ly dục tôn ”, bởi vì có dục thì không chánh, có dục thì có tư tâm, nhất định phải quy y chánh, mới có thể rời khỏi dục vọng, là tôn quý nhất.
“ Quy y tịnh ”, tịnh là cái gì ? chính là lục căn thanh tịnh, chỉ có lục căn thanh tịnh, nhất trần bất nhiễm, vậy mới là tôn quý nhất trong đại chúng.
Từ hôm nay trở đi, lấy bổn giác của tự tánh làm thầy, càng không quy y tà ma ngoại đạo.
Chúng ta không nên tưởng rằng một tôn giáo nào đó, hoặc một pháp môn nào đó là tà ma ngoại đạo; cái mà gọi là “ ngoại đạo ” chính là “ tâm ngoại cầu pháp ”. Do vậy. tuyệt đối không nên hướng ngoại mà cầu pháp, phải hướng vào nội tâm cầu, hạ công phu trên tự tánh.
“ Nhất chỉ trung ương hội ” là trực tiếp khởi phát tự tánh của chúng ta, chính là pháp môn đốn giáo mà Lục Tổ truyền cho.
Lấy tam bảo tự tánh thường tự chứng minh; tam bảo không ở bên ngoài, chính là ở trong tự tánh.
Khuyên thiện tri thức quy y tam bảo tự tánh :
“ Phật ” là giác, Phật là người giác ngộ chân lý nhân sanh vũ trụ.
Muốn giác ngộ nhất định phải ly tướng, “ rời khỏi tất cả tướng thì gọi là chư Phật ”. Minh Sư nhất chỉ điểm, tâm từ đèn mẫu thu nhiếp về, rời khỏi tất cả tướng, chính là cái gọi là “ chỉ khai huyền quan kiến chơn phật ” – thấy phật tự tánh.
Cho nên, bảo thứ nhất “ huyền quan khiếu ”, chính là diệu khiếu quy y phật, chẳng phải quy y Phật khác, mà là quy y Phật của tự tánh, quy y bổn giác của tự tánh.
“ Pháp ” là chánh, Pháp mà Như Lai nói, là bộc lộ ra ngoài từ chánh giác, tuyệt đối là chánh tri chánh kiến, quang minh chánh đại.
Bảo thứ hai “ khẩu quyết ”, ngũ tự chân ngôn, hiển thị sự bộc lộ của tự tánh. Chữ thứ nhất đại biểu vô cực, cũng đại biểu tự tánh; chữ thứ hai đại biểu tâm, chữ thứ ba đại biểu thân; “ tánh, tâm, thân 3 cái nhất quán ” chính là ý suất tánh.
Bất biến tùy duyên – Di : tùy duyên bất biến; Lặc : toàn là tri kiến Như Lai.
“ Tăng ” là tịnh, cái Tăng này nghĩa là Tịnh, cũng chính là lục căn thanh tịnh.
Bảo thứ 3 : “ hợp đồng ”, chính là bảo chúng ta phải khôi phục xích tử chi tâm ( tâm hài nhi ), tâm được thanh tịnh, cũng chính là khôi phục bổn lai diện mục thanh tịnh.
Chúng ta lại xem cái tam bảo “ Phật Pháp Tăng ” này. Hiện nay tuy Phật không ở đây, nhưng nhìn thấy tượng Phật phải giống như nhìn thấy Phật vậy. Nhìn thấy tượng Phật thì phải gọi lên cái bổn giác của tự tánh, nhìn thấy kinh pháp thì phải nâng cao chánh niệm, quang minh chánh đại; “ Tăng ” đại biểu cho tịnh, cho nên nhìn thấy người xuất gia thì phải hồi quang phản chiếu, lục căn phải thanh tịnh. Về việc người xuất gia có giữ giới hay không, không quan tâm đến họ. Như vậy mới có thể có được lợi ích của Tam bảo.
Tự tâm nếu như có thể quy y bổn giác của tự tánh, tà mê bèn chẳng sanh. “ Tà ” chính là tri kiến bất chánh. “ Mê ” chính là chấp nơi ngoại cảnh : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
“ thiểu dục tri túc ”, duy chỉ có “ thiểu dục ” ( ít tham muốn ) mới có thể rời khỏi sắc, có thể rời khỏi sắc mới có thể bộc lộ ra trí tuệ vô lượng. “ tri túc ” là đối với tiền tài mà nói, đối với tiền tài có thể biết mãn nguyện với cái mình đang có thì có phúc rồi.
“ ly sắc ” thì là huệ, “ ly tài ” thì là phúc, do vậy mà hai thứ phúc, huệ đều viên mãn đầy đủ, là tôn quý nhất.
Tự tâm có thể quy y chánh giác của tự tánh thì có thể quang minh chánh đại, niệm niệm không có tà kiến, bởi vì mỗi một niệm đều do tự tánh bộc lộ ra ngoài, đương nhiên không có tà kiến. Bởi vì chẳng có tà kiến, cho nên chẳng có nhân ngã cống cao tham ái chấp chước, như vậy chính là rời khỏi dục vọng, là tôn quý.
Tự tâm có thể quy y tự tánh bổn tịnh. Tự tánh vốn dĩ là thanh thanh tịnh tịnh, bởi vì có chỗ chấp chước nên mới mất đi bổn lai diện mục thanh tịnh.
Tự tâm có thể quy y cái bổn tịnh của tự tánh, tự tánh vốn dĩ là thanh thanh tịnh tịnh, bởi vì có chỗ chấp chước nên mới mất đi bổn lai diện mục thanh tịnh.
Nếu có thể hồi quang phản chiếu, tất cả cảnh giới trần lao ái dục, cũng vì thế mà “ ly tướng vô trụ ”, tự tánh giữ gìn được thanh tịnh không nhiễm chấp, như vậy chính là tôn quý nhất trong đại chúng.
Nếu tu tam quy y, là tự tánh quy y tam bảo tự tánh, đó là tự quy y. Cho nên nói, không phải hướng ngoại quy y, nếu hướng ngoại thì giải sai ý nghĩa của tam quy y rồi. Phàm phu không hiểu được đạo lý của tam quy y, từ sáng đến tối, thụ tam quy y.
Tiếp theo Lục Tổ sửa lại quan niệm sai lầm của nhiều người : nếu bảo quy y Phật là quy y Phật bên ngoài, xin hỏi Phật ở đâu ? Nếu không gặp Phật, vậy dựa vào cái gì mà quy y Phật ? Cho nên nói là đang vọng ngữ.
Thiện tri thức ! Mỗi người tự mình quán sát ! đừng nên dùng tâm sai ! Trong kinh văn nói rõ “ tự mình quy y tự tánh Phật ”, không có bảo “ quy y Phật bên ngoài ”, tự tánh Phật của mình mà mình không quy y, vậy thì không có chỗ để quy y đâu.
“ Quy ” chính là quay đầu, “ y ” chính là dựa vào, quay đầu dựa vào tự tánh phật, nếu không quy y tự tánh Phật, vậy thì mình phải dựa vào ai đây ?
Quy y Phật khác vốn dĩ không cách nào tự giác được, cho nên nhất định phải quy y tự tánh Phật mới có thể kêu dậy bổn giác của tự tánh. Bổn giác của tự tánh mới có thể phá trừ được ngu mê.
Bây giờ mọi người đã giác ngộ rồi, mỗi người nên quy y tam bảo tự tâm ! Tâm của chúng ta chính là Phật, do vậy mà hướng vào trong điều chỉnh lèo lái tâm tánh của mình, điều chỉnh cái mê thành chánh giác, điều chỉnh cái tà thành cái chánh, điều chỉnh cái nhiễm thành cái tịnh, và ngoài phải kính trọng người khác, cũng chính là cái “ lễ kính chư Phật ” mà trong Phổ Hiền hạnh nguyện phẩm nói đến.
Chư Phật là ai thế ? Chư Phật bao quát tất cả người, việc, vật. Cho nên nói triệt để hơn, tình và vô tình đều là Phật. Do vậy, “ lễ kính Chư Phật ” có thể nói là kính người, kính việc, kính vật, không chỗ nào bất kính. Đương nhiên nếu có thể kính người, kính việc, kính vật, tất nhiên kính bản thân, bởi vì tôn kính người khác chính là tôn kính bản thân.
Có thể “ nội điều tâm tánh ” chính là nội tâm khiêm hạ; “ ngoài kính tha nhân ” chính là bên ngoài hành lễ, tức lễ kính Chư Phật, như thế chính là tự quy y.
“ Nhất thể tam thân tự tánh Phật ” đó là cảnh giới của Như Lai quả địa.
Mọi người hãy niệm theo : “ trong sắc thân của mình, quy y thanh tịnh pháp thân Phật, trong sắc thân của mình, quy y thiên bách ức hóa thân Phật, trong sắc thân của mình, quy y viên mãn báo thân Phật. ”
Lục Tổ ở trước mỗi câu đều thêm “ trong sắc thân của mình ”, điều này chỉ rõ, tam thân Phật này là chúng ta vốn dĩ có, tuyệt đối không nên hướng ra ngoài mà truy cầu.
Cái sắc thân này giống như một ngôi nhà vậy, cho nên không thể nói quy y cái sắc thân này, cái mà quy hướng về là tam thân Phật này : pháp thân, báo thân, hóa thân. Tam thân Phật này ở đâu đây ? Ở trong tự tánh, người trên toàn thế giới đều có.
Câu nói này rất quan trọng, chúng ta nên đặc biệt chú ý. Học Phật trước hết phải có lòng tin “ lòng tin là mẹ của đạo nguồn công đức ”. Tin cái gì đây ? Chính là câu nói này : “ thế nhân đều có ”, tin chúng ta đều có Phật tánh, tin chúng ta có thể thành Phật. Sau khi có lòng tin này rồi, mới có thể đạt thành mục đích.
Có người nghe đến “ chúng ta vốn dĩ là Phật ” thì cảm thấy rất mắc cười, họ cho rằng Phật là Phật, chúng sanh là chúng sanh. Như thế là chẳng có lòng tin, không có cái lòng tin tự mình “ vốn dĩ là Phật ”, tuyệt đối không thể thành Phật. Bởi vì họ sẽ không hạ công phu “ khôi phục bổn lai diện mục ”, thành tựu vô thượng Bồ Đề.
Cho nên, lòng tin là mẹ của đạo nguồn công đức ”, không phải là tin Phật ở bên ngoài, mà là tin mình bản thân vốn dĩ là Phật, tin bản thân mình có thể thành Phật. Càng quan trọng nữa là phải tin bản thân mình kiếp này có thể thành tựu, nhất định phải phát nguyện trong kiếp này thì phải thành tựu, tu hành như thế mới hạ công phu.
Bởi vì tự tâm của thế nhân đã mê rồi, tự tâm mê ở đâu ? mê ở cảnh giới ngoại trần, chấp ở nơi cảnh, bị cảnh giới lay chuyển, do vậy không cách nào thấy được tự tánh nội tại. Hướng ra bên ngoài tìm tam thân Như Lai, thì không nhìn thấy được trong tự thân có tự tánh tam thân Phật !
Các vị phải chuyên tâm lắng nghe ta nói ! để cho các vị đều có thể ở trong thân mình, chứng đắc tam thân phật mà tự tánh vốn có. Tam thân phật này phải từ tự tánh mà đi thành tựu, không phải từ bên ngoài mà có thể tìm thấy được.
Vô lượng vô biên Phật tìm thấy được bên ngoài đều không liên quan gì đến mình hết. Nhất định phải hướng vào bên trong mà tìm, khẳng định bản thân mình là Phật, tự mình vốn dĩ có tam thân Phật, chỉ là chúng ta hiện tại không thể hiển hiện ra ngoài.
Số lượt xem : 597