Chướng ngại lớn nhất của người tu hành : Sở Tri Chướng
Sở Tri Chướng hại người cực nặng
Sở Tri Chướng là chỉ : lấy tri thức và những sự vật mà mình đã biết làm tiêu chuẩn tham chiếu, hình thành một loại kiểu mẫu tư tưởng cố định, làm chướng ngại việc tiếp nhận những sự vật và tri thức mà mình chưa biết.
Lấy ví dụ, một số những người tu hành sau khi biết hoặc tu hành một pháp nào đó và nhận được sự ích lợi từ trong đó thì cho rằng như là gặt hái được pháp bảo, chấp trước pháp ấy, khó mà buông xuống. Khi lại tiếp xúc với các pháp khác thì lấy pháp mà mình đã học trước đó làm tiêu chuẩn tham chiếu, chỉ cần là có chỗ khác với pháp mà mình đã học trước đó thì thảy đều không thể tiếp nhận.
Cùng lúc chấp trước vào một pháp thì cũng đồng thời lại bài xích một pháp khác, đấy chính là thiên tri thiên kiến ( tri kiến thiên lệch ) ; thế nhưng họ chẳng biết rằng một là các pháp đều bình đẳng, các loại pháp môn đều chẳng có mâu thuẫn, đều là quan hệ bổ sung cho nhau; hai là tuy rằng các pháp bình đẳng, thế nhưng mà ở trong những tầng thứ cấp độ tu hành khác nhau thì phải dùng các pháp khác nhau.
Cũng giống như qua sông nhỏ thì chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, vượt qua biển lớn thì nhất định cần phải đi thuyền lớn. Nếu như bạn đi thuyền nhỏ để vượt qua biển lớn thì tất nhiên bị sóng lớn lật thuyền, chẳng những qua không nổi, mà còn sẽ chôn thân trong biển lớn.
Lại ví như lúc học tiểu học thì học ngữ văn, số học; đến trung học, đại học vẫn phải học ngữ văn, số học, thế nhưng mà nội dung và tầng thứ cấp độ đã học thì lại có chỗ khác. Nếu như bạn bị những nội dung của tiểu học làm chướng ngại thì không thể nào nâng cao cấp độ nữa rồi.
Tu hành học pháp cũng như thế. Có một số những người tu hành nghe qua vị pháp sư nào đó giảng pháp rồi, khi lại nghe những pháp sư khác giảng pháp, nếu như có chỗ khác nhau thì nghe không lọt nữa rồi, cũng có thể chính bởi vì thế mà đã làm chướng ngại việc họ đắc được những thứ của tầng thứ cấp độ cao hơn. Ví dụ như phần lớn những người tu hành đều biết rằng “ thời kì mạt pháp thì các thầy tà thuyết pháp nhiều như số cát sông hằng ”, kết quả là chẳng dám tiếp xúc với bất cứ ai nữa rồi, thường hay lại bởi thế mà đã để lỡ mất vị Minh Sư và Thiện Tri Thức thật sự.
Người tu hành đều là đang tu “ thiện ”, vả lại có một số những người tu hành còn đặc biệt chấp trước cái thiện. Khi bảo với họ rằng trong bổn tánh vũ trụ chẳng có thiện, chẳng có ác thì họ bèn không dễ dàng tiếp nhận. Đấy là bởi vì họ lúc mới bắt đầu thì đã có sự sai lệch đối với sự hiểu về cái “ thiện ” rồi, đã đem cái “ thiện ” hiểu thành cái thiện của thiện ác. Thật ra thì chữ “ thiện ” mà cổ nhân đã biên tạo chẳng phải là cái thiện của thiện ác, mà là cái thiện tiếp cận với bổn tánh. Như “ nhân chi sơ, tánh bổn thiện ” là chỉ lúc vừa mới có nhân loại thì tâm lí tư tưởng của con người rất đơn thuần, tập khí tương đối ít, rất tiếp cận với bổn tánh, cho nên gọi là “ tánh bổn thiện ”. Nếu như trên con đường tu hành chấp trước việc tu thiện, mặt khác thì lại đang tạo ác, đấy chính là do không hiểu được sự vô thiện vô ác bên trong bổn tánh. Bước đầu để cho bạn tu thiện là để bạn trước tiên tu đến tiêu chuẩn của nhân thiên ( người trời ) , bước thứ hai lại để bạn buông xuống cái thiện, là để cho bạn tu tiêu chuẩn của Phật Đạo; nếu như vẫn chấp trước ở trên cái thiện không buông xuống được, vậy thì bèn đã tạo thành sở tri chướng, chấp trước vào sự tu thiện trái lại lại bị cái thiện làm chướng ngại.
Năm xưa lúc Phật tại thế, rất nhiều những người tu phật pháp tiểu thừa bởi vì sở tri chướng mà chẳng thể tiếp nhận phật pháp đại thừa, khi Phật giảng nói phật pháp đại thừa ( Kinh Pháp Hoa thọ ký ) thì trong số một vạn hai ngàn người đến nghe kinh đã có 5000 người gồm các Tỷ Kheo, Tỷ Kheo Ni, cận sự nam, cận sự nữ đứng dậy, lễ Phật rồi lui ra về. Những người này đều là bị sở tri chướng làm chướng ngại; và sự chỉ điểm của vị Chơn Phật ngay trước mặt mà vạn kiếp khó gặp bèn như thế mà bị sở tri kiến của bản thân làm lỡ qua mất cơ hội một cách uổng phí.
Trong số những người tu hành thời nay, những người bị sở tri chướng làm chướng ngại cũng vô cùng nhiều; cái tâm tu hành của họ đều vô cùng chân thành, thế nhưng chính bởi vì không buông được sở tri chướng cho nên cứ mãi đang đi những con đường ngoằn ngoèo hoặc cứ đình trệ chẳng tiến. Đấy cũng là lí do mà rất nhiều người đang tu học phật pháp chỉ bởi chấp pháp mà lỡ mất đi cơ hội tốt đẹp của việc cầu đạo để được Phật khai quang thọ kí mà siêu sanh liễu tử, tỏ ngộ Chân Tánh ( Bổn Tánh ), vậy nên cuối cùng rồi vẫn mãi cứ là “ chẳng biết bổn tâm, học pháp vô ích ”, vẫn cứ mãi tiếp tục xoay vần loanh quanh trong sự chấp trước phân biệt các pháp, thiện ác đối đãi, chẳng cách nào siêu sanh liễu tử, chẳng thể nào minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật.
Số lượt xem : 2852