Vì Sao Phải Kính Nể Thiên Mệnh Của Các Vị Điểm Truyền Sư ?
Vì Sao Phải Kính Nể
Thiên Mệnh Của Các Vị Điểm Truyền Sư ?
“Luận ngữ” viết: “Quân tử hữu tam úy: Úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn”, ý nói rằng,
Trong sách Luận Ngữ, đức Khổng Tử nói rằng : “Đấng quân tử có ba điều kính sợ: kính sợ Thiên Mệnh, kính sợ Đại nhân (người đức cao vọng trọng, người lớn tuổi ) kính sợ lời nói của Thánh nhân.”
Nói về kẻ tiểu nhân, Khổng Tử viết: “Tiểu nhân bất tri thiên mệnh nhi bất úy dã, hiệp đại nhân, vũ thánh nhân chi ngôn.”
Kẻ tiểu nhân không biết Thiên Mệnh nên không kính sợ, khinh thường Đại nhân, cười nhạo lời nói của Thánh nhân”.
Cái gọi là “úy” ở đây chính là tôn kính, kính trọng, kính nể·
Trong 3 điều sợ thì cái mà đầu tiên phải sợ chính là Thiên mệnh, chính là mệnh lệnh của Thượng Đế, ý chỉ của trời, quyền do trời trao.
Thánh chỉ là lệnh của vua chúa. Thuở xưa, khi thánh chỉ ban xuống, tức là quyền vua ban xuống thì tất cả mọi người đều phải tiếp chỉ tuân thủ.
Thiên mệnh là do Minh Minh Thượng Đế ( Đạo ) ban xuống, phó thác trên thân của Chư Phật Chư Tổ, tổ tổ tương truyền, một mạch truyền thừa tiếp nối chẳng dứt; chư thiên hộ pháp, vạn tiên bồ tát đều kính cẩn hộ trì nên càng phải tôn kính bảo hộ và tuân thủ. Đến thời kì Bạch Dương đại khai phổ độ, thiên mệnh phó thác trên thân của sư tôn, sư mẫu và sau khi sư tôn sư mẫu viên tịch rồi thì phó thác trên thân của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân rồi lại tiếp đến các vị Điểm Truyền Sư.
Nếu chẳng có thiên mệnh phó thác trên thân thì không ai có thể điểm đạo. Điểm Truyền Sư có thiên mệnh phó thác trên thân, có sự tiếp nối thiên mệnh chính thống từ tổ tổ tương truyền nên mới có thể điểm đạo, điểm phá sự luân hồi sinh tử của chúng sinh, hướng chúng sinh đến cái đạo của Thánh Phật. Vậy nên loại năng lực của “ Thiên mệnh Minh Sư ” này chẳng phải là đến từ bản thân của Điểm Truyền Sư, mà là đến từ sự truyền thừa thiên mệnh.
Thế nên lễ kính các vị Điểm Truyền Sư cũng tức là lễ kính thiên mệnh của Sư Tôn, Sư Mẫu do Minh Minh Thượng Đế ban xuống. Điểm Truyền Sư ở đâu thì đại diện cho thiên mệnh của Minh Minh Thượng Đế ( Lão Mẫu ) , Sư Tôn Sư Mẫu ở đó, chứ chẳng phải là đại diện cho bản thân cá nhân Điểm Truyền Sư , vậy nên cần phải đặc biệt kính cẩn và bảo hộ, hộ trì thiên mệnh của các vị Điểm Truyền Sư.
Điểm Truyền Sư có thể trẻ tuổi hơn mình rất nhiều, thế nhưng do bởi có lãnh thiên mệnh nên là đại diện cho sự hiện diện của Sư Tôn, Sư Mẫu nên mình vẫn phải đối đãi hết sức kính cẩn, lễ tiết phải hết sức chu đáo, quan tâm tỉ mỉ từng chút một vậy. Đấy gọi là tôn sư trọng đạo.
Chẳng hạn như :
Khi xưng hô với Điểm Truyền Sư thì mình gọi mình là hậu học, không tự xưng mình là anh, chị, em hoặc cô, chú, dì …
Khi nói lời cảm ơn Điểm Truyền Sư thì nói “ hậu học cảm ơn Điểm Truyền Sư từ bi ”. Vì Điểm Truyền Sư đại diện cho thiên mệnh của Sư Tôn, Sư Mẫu nên nhất định phải thêm hai chữ “ từ bi ”.
Lúc vào Phật đường thì sau khi tham giá với Tiên Phật, còn phải tham giá với Điểm Truyền Sư. Lúc rời khỏi Phật đường thì cũng phải từ giá với Điểm Truyền Sư. Khi Điểm Truyền Sư có việc cần rời khỏi phật đường trước thì phải tiễn giá với Điểm Truyền Sư.
Lúc dùng bữa thì cần phải kính cẩn thỉnh mời Điểm Truyền Sư dùng trước, luôn chuẩn bị sẵn trà nước và khăn lau tay cho các vị Điểm Truyền Sư .
Hoặc ngồi cùng xe với Điểm Truyền Sư đi bàn đạo thì phải mở cửa thỉnh mời Điểm Truyền Sư lên xe trước rồi mình mới lên sau.
Trước khi tiến hành thánh sự đều đến thỉnh mệnh và thỉnh thị Điểm Truyền Sư trước, rồi cảm ơn Điểm Truyền Sư từ bi, sau đó mới có thể bắt tay vào công việc mà mình đảm nhiệm phụ trách.
Từng lễ tiết nhỏ nhặt như thế … đều phải hết sức cẩn trọng và tỉ mỉ vậy.
Nếu lễ tiết chẳng được tỉ mỉ chu đáo, mặc dù các vị Điểm Truyền Sư từ bi chẳng chấp nhặt các lỗi ấy, thế nhưng trong vô hình mình đã bị hộ pháp, báo sự linh đồng ghi lỗi vậy, tức công đức chẳng được vẹn tròn.
Nếu đã chẳng kính nể thiên mệnh của các vị Điểm Truyền Sư, lại còn phỉ báng Điểm Truyền Sư, tức là không tôn sư trọng đạo, tức đang xa lìa đạo.
Số lượt xem : 1190