BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nhận Biết Đối Với Điểm Truyền Sư

Tác giả liangfulai on 2022-03-24 17:10:32
/Nhận Biết Đối Với Điểm Truyền Sư

Điểm Truyền Sư là phụng mệnh của thầy, có nhiệm vụ trọng đại đại biểu cho Minh Sư truyền đạo. Minh Sư là vị Hoạt Phật, Bồ Tát sống phụng thiên mệnh mà đảo trang giáng thế, đến rộng cứu độ người đời. Điểm Truyền Sư là phụng Sư Mệnh của tổ sư đời thứ 18, đi khắp nơi khai hoang độ người, đương nhiên cũng có thiên mệnh trên mình.


Điểm Truyền Sư nghĩa là gì ? Điểm tức là điểm phá sự mê muội của chúng sanh luỹ kiếp đến nayTruyền là truyền thụ tâm ấn đại pháp của Chư Phật Bồ Tát, chỉ thẳng con đường đại đạo quang minh sáng ngời siêu sanh liễu tử.  là người truyền đạo lãnh thụ “ thiên mệnh ”, có thể đại biểu cho Sư Tôn, Sư Mẫu truyền đạo, do đó gọi là Điểm Truyền Sư. Đạo mà chúng ta đã đắc là tâm pháp mà các đời tổ sư đã truyền thừa xuống. Vị tổ sư đạo thống đời thứ 18 là Sư Tôn, Sư Mẫu, là phụng thiên mệnh của Vô Cực Hoàng Mẫu, đảm nhiệm trách nhiệm trọng đại phổ độ Tam Tào đến cứu độ vô số chúng sanh trong thiên hạ cùng trở về lại Vô Cực Lí Thiên. Do bởi Sư Tôn, Sư Mẫu chẳng cách nào phân thân để độ hoá mỗi chúng sanh ở mọi ngóc ngách trong thiên hạ, vậy nên tuyển chọn những nhân tài có đức hạnh, có học vấn, có nguyện lực sâu rộng, có thể đơn độc phụ trách nhiệm vụ trọng đại, giao phó thiên mệnh đại biểu cho Sư Tôn, Sư Mẫu truyền đạo, gọi là Điểm Truyền Sư hoặc gọi là Đại Biểu Sư. Nếu như Sư Tôn, Sư Mẫu phụng thiên mệnh truyền đạo, thì Điểm Truyền Sư lại là phụng thiên mệnh của Sư Tôn, Sư Mẫu bàn đạo, đi khắp nơi khai hoang cứu người, đương nhiên cũng có thiên mệnh trên thân, vậy nên chúng ta tôn kính Điểm Truyền Sư cũng giống như tôn kính Sư Tôn, Sư Mẫu vậy, Thế nhưng cái mà chúng ta tôn kính không phải là nhục thể hay là quyền lực, địa vị của Điểm Truyền Sư, mà là tôn kính thiên mệnh đã giao phó gánh vác.

Đức Khổng Tử nói rằng : “ quân tử hữu tam uý, uý thiên mệnh, uý đại nhân, uý thánh nhân chi ngôn ”, cũng có nghĩa là nói một người quân tử có tu dưỡng, có đạo đức thì có 3 thứ phải kính sợ. 

Thứ nhất là kính nể thiên mệnh của thượng thiên, cũng chính là thiên mệnh của Minh Minh Thượng Đế thượng thiên, hay cũng có thể nói là lương tâm, phật tánh mà thượng thiên ban cho chúng ta, chẳng dám làm việc trái với thiên lý lương tâm. 

Thứ hai là kính nể bậc đại nhân, cũng có nghĩa là kính nể bậc quân tử có đạo đức, có tu dưỡng, đức cao vọng trọng.

Thứ ba là kính nể lời của các bậc Thánh Nhân, lời của thánh nhân đại biểu cho lời của thượng thiên, tuyệt đối không thể làm trái, hoặc những lời cách ngôn ( lời răn dạy ) về cách làm người xử sự mà thánh nhân đã để lại, hoặc các kinh điển mà thánh nhân để lại, thảy đều phải kính nể mà phụng hành. 

Thiên mệnh là ý chỉ của thượng thiên, có tính tuyệt đối và tính tôn nghiêm vô thượng, vì vậy nên tôn kính, và còn phải tín thụ phụng hành. Do vậy thiên mệnh tuyệt đối không thể làm trái lại; làm trái lại thiên mệnh thì tội lỗi giống như làm trái với trời vậy, vậy nên chúng ta phải cẩn thận lời nói, hành động, việc gì cũng phải tôn sư trọng đạo, tuyệt đối không thể vi phạm thiên mệnh mà rước lấy tội lỗi sai trái.

Tuy rằng là Điểm Truyền Sư khôn đạo, hoặc là tài năng không bằng mình, tiền tài giàu sang, học vấn, địa vị đều không bằng mình, thế nhưng đều không thể xem thường mà khinh miệt. Có khi Điểm Truyền Sư có những yêu cầu vô lý, phận làm hậu học phải nghĩ rằng đấy là Tiền Hiền đang khảo nghiệm hậu học, vì vậy không thể nói lời cự cãi lại. Phải biết rằng ông trời có lúc cũng sẽ nổi cơn tam bành, chẳng hạn như bão chớp, hay sét đánh. Người trên thế gian gặp phải bão chớp, sét đánh thì đều sẽ né tránh, vì thế khi gặp phải sự trách móc của Tiền Hiền hoặc Điểm Truyền Sư, hoặc những yêu cầu vô lý, thì phận là hậu học nhất định phải nhẫn nại, không thể mạo phạm đắc tội, dẫn đến tổn thương hoà khí; phải chờ đợi Tiền Hiền hoặc Điểm Truyền Sư sau khi đã tâm bình khí hoà rồi mới đi giải thích, hoặc khéo lời khuyên bảo, như thế mới được xem là tôn sư trọng đạo. Người xưa nói rằng : “thiên hạ chẳng có phụ mẫu không đúng”, thiên hạ cũng chẳng có Sư Tôn, Sư Mẫu, hay Điểm Truyền Sư, Tiền Hiền không phải; chớ có bởi vì cha mẹ nói mình vài câu thì mình bèn không nhận cha mẹ thân sinh nữa, lại đi nhận người khác làm cha mẹ; cũng không thể bởi vì Điểm Truyền Sư nói mình vài câu thì mình bèn lại nhận Tiền Hiền hoặc Điểm Truyền Sư của tổ tuyến khác làm thầy. Cái gọi là trung, chính là tận tâm tận sức, cả đời trung với một chủ. Điểm Truyền Sư vì cứu độ chúng sanh mà phải bôn tẩu bận rộn vất vả khắp nơi, đi sớm về khuya, thậm chí là hy sinh tánh mệnh, gia sản cũng không tiếc rẻ, Điểm Truyền Sư vẫn mang cái tâm thay trời tuyên hoá, độ hoá chúng sanh, phụng thiên mệnh hiệp trợ trời phổ độ bàn việc thâu viên, cầu mong các Nguyên Nhơn sớm nghe đạo tu đạo, sớm ngày về cội nhận Mẫu. Tinh thần hy sinh phụng hiến ấy rất đáng để chúng ta học tập noi theo. Vậy nên chúng ta phải tôn kính. Lúc Điểm Truyền Sư đến thì phải tiếp giá, lúc đi thì phải tiễn giá, để biểu thị sự sùng kính đối với thiên mệnh. Điểm Truyền Sư nói chuyện thì mình phải đứng trang nghiêm cung kính, thái độ sắc mặt vui vẻ ôn hoà. Có việc quan trọng thì phải báo cáo Điểm Truyền Sư, thỉnh thị Điểm Truyền Sư xử lý. Có chỗ không hiểu thì phải thỉnh thị Điểm Truyền Sư từ bi khai thị. Những việc lớn nhỏ trong đạo đều phải cung thỉnh Điểm Truyền Sư quyết định. Chẳng phải là Điểm Truyền Sư vạn năng đâu, mà bởi vì Điểm Truyền Sư là phụng thiên mệnh đại biểu Sư Tôn, Sư Mẫu bàn đạo, chúng ta gọi là vị Minh Sư đại biểu, khả năng chuyên môn sâu, kinh nghiệm phong phú, vậy nên phận là hậu học thì nhất định phải dùng sự lễ phép để tôn kính lẫn nhau, bất luận là bưng trà nước, dâng khăn, lời nói, cử chỉ hành động, đều phải cung cung kính kính, như thế mới gọi là tôn sư trọng đạo, trên dưới nhất thể, đạo vụ mới có thể hồng triển.

Số lượt xem : 2778