BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích Lục Những lời từ bi của Thầy - Phần 5 ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

Tác giả liangfulai on 2023-07-10 10:13:08
/Trích Lục Những lời từ bi của Thầy -  Phần 5  ( Từ Huấn của Tế Công Hoạt Phật )

198. Lúc nhiều người, hãy quản lấy cái miệng ! Lời nhiều, sai nhiều, thị phi nhiều, tự tìm phiền phức.

Lúc người ít, hãy quản lấy cái tâm ! Vọng niệm, vọng tương, đau khổ nhiều, tự tìm phiền não.


199. Tu đạo rất khó ư ?

Chỉ giữa một niệm, đạo chẳng xa người, đạo ở trong cuộc sống sinh hoạt ngày thường, chúng ta tu đạo chính là đang học làm người.

 

200. Tu đạo chẳng sợ chậm, chỉ sợ đứng yên tại chỗ bất động; chẳng sợ ngu, chỉ sợ chấp mê bất ngộ.

 

201. Trời giúp cho những người tự giúp mình, người có nguyện lành thì trời ắt sẽ phù trợ. Tiền đề của cái nguyện này là chẳng có bất cứ tâm riêng tư ích kỉ, tâm tham, tâm vọng tưởng. Nguyện lành từ bi thanh tịnh thì sự trợ sức của ông trời mới là vô cùng thật sự.

 

202. Chúng ta không chỉ là phải làm quý nhân của người khác, càng phải làm quý nhân của bản thân.

Giúp đỡ bản thân đi trên một con đường phát dương đạo đức.

Giúp đỡ bản thân đi trên một con đường yên ổn lương tâm.

Giúp đỡ bản thân đi trên một con đường phát quang phát nhiệt.

 

203. Hạnh phúc chẳng ở xa, dụng tâm biết đủ, cảm ân ngay lúc ấy thì sẽ phát hiện; thật ra hạnh phúc vẫn cứ ở bên cạnh chúng ta, chưa từng rời xa.

 

204. Tướng từ tâm sanh, mệnh từ tâm đổi, cảnh từ tâm chuyển. Buồn rầu cũng là một ngày, vui vẻ cũng là một ngày, sao lại chẳng qua ngày một cách vui vui vẻ vẻ ?

 

205. Làm thế nào có thể lìa khổ được vui đây ? Vạn pháp duy tâm tạo.

Tâm nếu thay đổi, thái độ bèn thay đổi theo;

Thái độ thay đổi, thói quen bèn thay đổi theo;

Thói quen thay đổi, tính cách bèn thay đổi theo;

Tính cách thay đổi rồi, vận mệnh cũng bèn chuyển biến.

 

206. Niềm vui thật sự, sự tự do thật sự, sự tự tại thật sự của đời người là có thể khống chế kiểm soát những tâm trạng cảm xúc của bản thân, có thể nắm bắt ý chí của bản thân, có thể sửa ngay đúng những hành động của bản thân, đấy mới là một người thật sự có sức mạnh.

 

Thế nào gọi là người có sức mạnh ? Không chỉ có thể giúp cho bản thân trưởng thành, còn có thể ảnh hưởng những người khác, phật tánh phát huy tác dụng, sống ra đạo đức sống tốt đẹp.

 

207. Hãy dùng tâm vui vẻ để thưởng thức trí tuệ của sinh mệnh;

Hãy dùng tâm nhẫn nại để đi bao dung mọi cái của thế gian;

Hãy dùng tâm từ bi đi tiếp dẫn những chúng sanh mê muội;

Hãy dùng tâm chân thành đi gánh vác sứ mệnh thù thắng;

Hãy dùng tâm kiên cường đi đối mặt với bất cứ mọi khảo nghiệm;

Hãy dùng tâm bình tĩnh đi đối mặt với đời người nhiều biến hoá đổi thay;

Hãy dùng tâm cảm ân đi cho xong hành trình của một đời người.

 

208. Hãy tu tâm đi ! Phải nên quay trở về bản thân, an đốn chính mình, sống ra một mùa xuân của sinh mệnh, chớ chẳng phải là đem bản thân mình, đem sinh mệnh quậy đến mức giống như mưa gió bão bùng, chẳng được an ninh. Hãy làm chủ nhân của sinh mệnh bản thân.

 

209. Thấy mình chẳng phải, là cánh cửa của vạn thiện;

Thấy người không phải, thì là gốc của mọi cái ác.

 

210. Cái đạo của hạnh phúc chẳng có gì khác, là tu đạo tu tâm, bàn đạo tận tâm mà thôi ! Đơn giản mà nói :

Tận trách nhiệm, giữ trọn bổn phận trong suốt cả một ngày;

Sửa lỗi hướng thiện trong suốt cả một ngày;

Rộng kết thiện duyên suốt cả một ngày;

Chẳng sanh giận dữ trong suốt cả một ngày;

Chẳng nói lời ác trong suốt cả một ngày;

Hỷ xả cảm ân trong suốt cả một ngày;

Dưỡng tánh tu thân trong suốt cả một ngày.

Như vậy thì trí tuệ, sức khoẻ, hạnh phúc, niềm vui, sự thanh tịnh, sự cát tường hài hoà, phước khí, quý nhân chẳng mời mà tự đến.

 

211. Dùng thiện tâm đi nhìn người, người người đều đáng yêu;

Dùng thiện tâm đi nhìn xem sự việc, sự việc sẽ rất tốt;

Có thể dùng thiện tâm để làm người xử sự, thì có thể diệt bớt một phần tội ác.

 

212. Tháng ngày từng ngày từng ngày trôi qua, giận dữ phẫn nộ cũng là một ngày, vui vẻ cũng là một ngày; sao chẳng mở rộng tấm lòng, vui vẻ tích cực mà sống qua ngày ?

Hãy cảm tạ những trắc trở, khiến cho chúng ta càng biết phản tỉnh và kiểm thảo.

Hãy cảm tạ những thất bại, khiến cho tâm trí của chúng ta càng thêm trưởng thành chính chắn;

Hãy cảm tạ những khổ nạn, khiến cho chúng ta càng có cái tâm đồng cảm đi giúp đỡ những người khác;

Hãy cảm tạ những người đã từng đả kích làm tổn thương gây hại đến mình, bởi vì người ta đã khiến cho chúng ta kích phát tiềm lực vô cùng của nội tại.

 

213. Có rất nhiều việc mà điều quan trọng không nhất định là kết quả mà là trong quá trình đó không ngớt thúc giục khích lệ bản thân, sửa cho ngay lại bản thân, điều chỉnh bản thân, nhận thức bản thân.

 

214. Tâm tồn sự phẫn nộ oán hận bất bình thì sẽ chỉ khiến cho sự việc càng làm càng tệ hại, còn như thường tồn sự cảm ân thì trái lại sẽ có những chuyển cơ xuất hiện; hãy cảm ân trời đất bao la. Hạnh phúc là dành cho những người thường mang tâm cảm ân.

 

215. Liễu nguyện, càng liễu thì càng mở ra trí tuệ, càng liễu thì càng vui vẻ ! Điều  quan trọng nhất là khiến cho tâm tánh của bản thân càng thêm nâng cao, tâm khai ngộ thì đời người cũng chẳng có những phiền não gì nữa rồi.

 

 

216. Chúng ta nào có thể quyết định độ dài của sinh mệnh ? thế nhưng độ sâu và độ rộng của sinh mệnh thì lại là nắm bắt ở trong tay của bản thân mình.

Độ sâu của sinh mệnh là gì ? Là tu thân dưỡng tánh, sửa bỏ những tánh khí nóng nảy, những thói hư tật xấu, đấy là cái đức của nội thánh.

Độ rộng của sinh mệnh là gì ? Tế thế độ nhân, hoá thế ích nhân, rộng kết thiện duyên, từ bi hỷ xả, đấy là cái công của ngoại vương.

Đời người có độ sâu cộng thêm độ rộng, thì giá trị và ý nghĩa của làm người có phải là bèn sẽ càng khác đi rồi.

 

217. Kì vọng mong đợi bản thân có thể chín chắn hiểu chuyện;

Kì vọng mong đợi bản thân có thể thông cảm thấu hiểu ý của người khác;

Kì vọng mong đợi bản thân có thể rộng kết thiện duyên với người;

Kì vọng bản thân có thể biết sai mà sửa lỗi;

Kì vọng bản thân có thể hỷ xả từ bi;

Kì vọng bản thân có thể làm một người ấm áp.

Muốn có đời người như thế nào, thì chỉ xem coi con có cái tâm niệm thế nào;

Muốn có những thành tựu như thế nào, thì chỉ dựa vào những nỗ lực như thế nào.

 

218. Tồn cái tâm chánh thì trăm phước cùng nghênh đón, an khang đường thuận, vui vẻ vô ưu, quỷ thần khâm kính.

 

 

219. Mỗi người đều có thể dựa vào ý chí, sự quyết tâm và những hành vi, tâm niệm kiếp này của bản thân để cải biến đời người và vận mệnh của bản thân.

 

220. Sức mạnh lớn nhất của sự “ đột phá ” là đến từ học biết “ buông xuống ”

Chúng ta phải buông xuống những gì ?

Hãy buông xuống những sự sĩ diện, buông xuống những Ngã chấp, buông xuống cái Tự Ngã, buông xuống những tiếng vỗ tay, buông xuống những danh lợi, buông xuống những sự oán trách, buông xuống tất cả những gì mà con quan tâm để ý nhất, những “ sự cản trở, sự tập nhiễm, khí chất bẩm sinh, quán tính ” mà con khó dứt bỏ nhất, trở về lại niềm tin ban đầu nhất, từ trong đó mà đi tu sửa, điều chỉnh và cải thiện.

 

221. Đời người “ quang minh ” thì trước tiên phải có cái tâm quang minh đấy !

Vậy thì hãy ghi nhớ lấy cái ânquên mất đi cái hận;

Ân có thể khiến cho chúng ta cảm thấy tất cả mọi cái đều rất đáng quý;

Hận chỉ sẽ khiến cho chúng ta bệnh cũ tái phát, hình thành nên một thứ tổn thương gây hại khác mà thôi.

Chúng ta tu đạo phải học tập sự đồng cảm thấu hiểu mang mặt tích cực. Hãy tìm những điểm tốt của người khác, mở ra con đường thiên đường.

 

222. Đời người của chúng ta thì người khác có thể đến giúp chúng ta làm sự quyết định hay không ?

Những tư tưởng của chúng ta đã tạo tựu nên cá nhân của chúng ta;

Những thái độ của chúng ta đã quyết định vận mệnh của chúng ta;

Những trạng thái tâm lí của chúng ta đã quyết định sức mạnh của chúng ta.

 

223. Thân người khó được, nhân duyên đáng quý. Hãy thật tốt mà trân trọng có thể có được một phần nhân duyên học tu bàn đạo này, sống ra một đời người mới toàn diện, chớ có để cho bản thân lại sống mơ mơ màng màng hồ đồ một ngày lại qua một ngày nữa.

 

224. Chúng ta phải biết phản tỉnh bản thân, thì mới có thể đổi mới, mới có thể tiến bộ.

“ Phản tỉnh ”, “ nhận lỗi ” là bài tập đầu tiên của lòng nhân từ đạo đức, cũng là bậc thang cho sự thăng hoa nhân cách.

Những người chẳng chịu phản tỉnh, thì vĩnh viễn chẳng nhìn thấy được những khuyết điểm của bản thân.

Những người chẳng chịu phấn chấn nỗ lực, thì vĩnh viễn dùng chẳng được những điểm mạnh của bản thân.

 

225. “ Đạo ” ở trên thân của chúng ta. Một người mà có thể thường biết lúc nào cũng phản tỉnh lại bản thân, vậy thì mỗi một người đều là những người thầy tốt, người bạn có ích cho mình, mỗi một sự việc đều là sự trải nghiệm tôi luyện tạo tựu, mỗi một phẩm vật đều trân trọng khéo dùng, bèn là một người có sức mạnh rồi.

Có sức mạnh rồi thì chẳng những có thể giúp cho bản thân nâng cao, càng có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh cũng bị cảm hoá hướng thiện.

 

226. Nâng cao chẳng phải là sự khắc ý, chẳng phải là sự cưỡng ép, chẳng phải sự tìm kiếm, mà là ở ngay lúc ấy, những lời nói hành vi của bản thân có thể không manh động, không thô bạo, không ác khẩu, không thị phi, không thất vọng suy sụp, không nản lòng, không oán trách; dẫn đạo bản thân đi hướng đến con đường chánh tri chánh kiến, thanh tịnh tường hoà, lành mạnhsự chuyển hoá vào ngay lúc ấy chính là sự nâng cao. Tu đạo như thế mới có sức mạnh, có sức mạnh rồi lúc nào cũng nâng cao bản thân, thầy tin rằng đời người của các đồ nhi sẽ càng lúc càng có hy vọng.

 

227. Một câu nói tốt, một sự khích lệ, một niệm chúc phúc, một sự giúp sức, một cái mỉm cười, một tí giúp đỡ, cho người ta niềm tin, cho người ta niềm vui, chỉ cần có tâm thì chỗ nào cũng đều là cơ hội để rộng kết thiện duyên; còn đời người của chúng ta cũng sẽ càng đầy đủ phong phú, càng vui vẻ, càng đáng yêu.

 

228. Những chuyện của thế gian thì có lẽ còn có rất nhiều những chuyện mà chúng ta không hiểu, thế nhưng nhất định phải biết khiêm tốn. Chúng ta chẳng cần phải đi tranh mạnh đấu thắng với người khác; cái cảm giác tự cho là mình đúng và giỏi giang hơn người cứ hay phải trả giá bằng đạo đức và tình người, ngược lại đã gieo trồng xuống cái nhân hoạ của sự thất bại suy thoái cho bản thân.

 

229. Sự vô cùng khiêm tốn là một thứ khẳng định đối với năng lực của người khác; phàm việc gì cũng không cần phải đều do mình chủ đạo, phải biết để chừa lại tí cơ hội cho những người khác.

Giúp đỡ người khác trưởng thành, không ngạo mạn, không tự đại, thì tự nhiên sẽ nhận được sự kính trọng của mọi người; như vậy thì khi bắt tay vào làm việc thì trợ duyên cũng nhiều, đương nhiên cũng bèn sẽ dễ dàng thành công hơn đấy !

 

230. Hãy làm một người đáng để khiến cho người khác noi theo, có thể mang lại tấm gương sáng chánh diện cho người khác, có thể rót xuống những sự hài hoà và mĩ mãn cho gia đình, cũng có thể vì cái thế gian này làm tăng thêm càng nhiều những sự quang minh và ấm áp. Chớ có đi yêu cầu đòi hỏi người khác, khiển trách người khác. Tu đạo chính là bắt đầu làm từ chỗ cải biến bản thân của chúng ta.

 

231. Nếu như chúng ta thường mang cái tâm sân nộ, nộ hận thì sẽ đánh mất đi cái tâm từ bi, tâm cảm ân, tâm trí tuệ, tâm hổ thẹn. Bởi vì nội tâm của chúng ta tràn đầy những sự bất bình, thì tháng ngày sẽ qua được bình tĩnh hay sao ?

Nếu như chúng ta cứ mãi đem những sự so đo tính toán, sân hận để ở trong tâm, đem những đối tượng mà mình không ưa thích, những sự vật, hoàn cảnh không ưa thích … lúc nào cũng vướng mắc ở trong tâm, trong lòng có khổ hay không ? hà tất phải gây hấn với bản thân ?

 

232. Trên mặt chẳng sân là cúng dường,

Trong miệng chẳng sân xuất diệu hương,

Trong tâm chẳng sân Bảo Vô Giá,

chẳng nói vọng ngôn là chân thường,

một gương mặt dịu dàng từ bi là sự hỷ xả vô giá nhất.

 

233. Thường mở miệng cười có thể khuếch đại tấm lòng, mở rộng tầm nhìn của chúng ta.

Phàm việc gì cũng hãy hướng về chánh diện tích cực mà nghĩ, và thường xuyên bảo vệ gìn giữ cái tâm trạng vui vẻ, thì tự nhiên hạnh phúc vui vẻ bất cứ lúc nào cũng đều ở bên cạnh chúng ta rồi.

Thường nở nụ cười có thể làm thay đổi từ trường, dẫn dắt đến ánh mặt trời, mang đến vận tốt, đem lại thiện duyên, càng có thể dẹp ngưng rất nhiều những sự phân tranh.

 

234. Người so người thì tức chết người; ngưỡng mộ người khác thì sẽ chỉ đem lại càng nhiều những sự đau khổ cho bản thân. Kết quả của sự tham nhiều tham tốt quả thật sẽ vui vẻ hay sao ?

 

235. Sự hài lòng thoả mãn chẳng ở chỗ tăng thêm nhiên liệu, mà là ở chỗ giảm bớt những mồi lửa; chẳng phải ở chỗ tích luỹ những tài sản có giá trị, mà là ở chỗ giảm bớt những niệm tham muốn.

Hãy học tập tiếp nạp bản thân, nhận thức bản thân, trân trọng tất cả những gì mà mình sở hữu. Cảm ân biết đủ, trân quý phước và tạo phước, tin rằng đời người sẽ sống được một cách vững chắc thiết thực và tốt đẹp hơn.

 

236. Biết đủ cảm ân, mở ra con đường thiên đường;

Oán trách so đo, nơi nơi địa ngục khổ.

Sự cảm ân có thể làm đẹp đời người, làm đẹp tâm linh của chúng ta, khiến cho sinh mệnh có thể sống được một cách càng có sự ấm áp và tươi mới phấn chấn hơn.

 

237. Hãy nắm bắt mỗi một lần cơ hội học tập, để cho sự học tập của mỗi một lần đều có thể giúp cho bản thân trưởng thành, sự trưởng thành của tâm tánh đấy ! để cho sự liễu nguyện của mỗi một lần có thể giúp cho sự nâng cao của bản thân, tu đạo càng tu càng vui vẻ, càng tu càng pháp hỷ tràn trề.

 

238. Hãy dụng tâm mà thể hội xem ông trời có phải là cho chúng ta rất nhiều cơ hội. Những cơ hội gì ?

Cơ hội sửa lỗi, cơ hội liễu nguyện, cơ hội sám hối, cơ hội học tập, cơ hội trưởng thành, cơ hội xả được, cơ hội để có sự ăn ý, tâm linh tương thông với trời, thế nhưng những cơ hội này đồ nhi đều đã nắm bắt rồi chưa ?

Hãy nắm bắt lấy mỗi một lần cơ hội thông với trời, nắm bắt lấy mỗi một lần cơ hội để Tiên Phật có thể gật đầu khẳng định; những cơ hội này có phải là chúng ta đều đã lỡ qua mất rồi ? Vì sao vậy ? Bởi vì nhân tâm, ngã chấp đứng chen vào giữa, tác dụng của những dục niệm tình cảm cảm xúc con người; dùng cái tâm như thế thì làm sao mà có thể siêu sanh liễu tử, lìa khổ được vui đây ? Chẳng phải là mỗi một lần đều có cơ hội tốt như thế, phải không ? Bao gồm cả sinh mệnh cũng như thế; lẽ nào đồ nhi vẫn còn muốn lại tiếp tục lang thang sanh tử trong cõi hồng trần hay sao ?

 

239. Việc trời người bàn, bí bảo từ xưa, xưa nay chưa từng có; đấy là nhân duyên thù thắng biết bao, thế nhưng đồ nhi hãy hỏi tự mình xem, chúng ta rốt cuộc đã làm những việc gì rồi ?

Phải chăng ở trong sư cộng bàn liễu nguyện đi quán chiếu những thiếu sót của bản thân mà tăng cường cải tiến ?

Phải chăng từ trong sự học tập tham dự mà thấu hiểu cảm thông lập trường của đối phương, mà bù đắp cho nhau những thiếu sót ?

Phải chăng có thể hộ trì cái phật tâm thanh tịnh của bản thân khiến cho nó khởi tác dụng hay không ?  

Sự bộc lộ của tâm phật là chỗ nào cũng viên dung, viên mãn, hài hoà. Ở mỗi một vai diễn trong gia đình, trong công việc, trong cuộc sống, trong cái khoảnh khắc ngay lúc ấy đấy đều là đang tu.

 

240. Chúng ta xả mình vì người, từ bi hỷ xả, lúc nào cũng quan tâm đến người khác, thông cảm thấu hiểu người khác. Chúng ta yêu cầu đòi hỏi nghiêm khắc với bản thân, đối đãi khoan hồng đại lượng với những người khác, bởi vì tu bàn là việc của ai đây ?

Sự sanh tử phải tự mình liễu.

Đồ nhi hãy trân trọng mỗi một cơ hội khảo nghiệm mà trời đã ban cho, tôn trọng mỗi một cách nhìn và sự phê bình của chúng sanh, cũng phải học biết tiếp nạp những sự chỉ điểm và khiển trách của người khác đối với chúng ta. Chúng ta có thể dùng tấm lòng hoan hỷ viên dung để đi tiếp nạp và giúp cho bản thân mình trưởng thành hay không ?

Hãy nắm bắt lấy mỗi một khoảnh khắc ngay lúc ấy, hãy tinh tấn bản thân vậy !

Đồ nhi chớ có lại tự làm chướng ngại bản thân nữa; vấn đề của sinh mệnh có thể trở thành bàn đạp, cũng có thể trở thành vật chướng ngại của chúng ta, vậy thì phải xem coi nỗ lực của tự mỗi đồ nhi rồi.

 

241. Hy vọng các đồ nhi có thể thật sự mỗi bước một dấu chân, tu đức rộng thiên ân, lấy đức nhân làm nhiệm vụ của mình, từ bi khắp nơi xuân.

Chúng ta phải đem mùa xuân rải khắp các ngóc ngách của nhân gian, không chỉ phải từ bi với chúng sanh, đồ nhi cũng phải càng thêm từ bi với bản thân, tu đức, bồi đức, dưỡng đức, lập đức thì mới không phụ lòng kì vọng và mong đợi to lớn của Chư Phật Bồ Tát đối với các đồ nhi.

 

242. Chúng ta tu đạo chẳng phải là miệng nói những lời suông, mà là phải ôm đạo phụng hành, nghe điều thiện thì hành, nhận lí thật tu; vào ngay cái lúc thực hiện sự chân tu, cái thiên tánh nhân đức bèn sẽ hiển hiện hồi phục, là một người khiến cho người khác ưa thích gần gũi, là một người khiến cho người ta cảm thấy vui sướng thoải mái. Nếu đã như vậy, các con những người có đức hạnh thực hành thân giáo càng phải siêng năng gắng sức bản thân nỗ lực thực hành tu chơn.

 

243. Đạo ở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong việc đãi người xử sự, trong sự ứng đối tiến thoái có thể chỗ chỗ viên mãn, việc việc viên dung, người người viên hoà ( linh hoạt thông đạt ) , con nói xem cái đạo này chẳng phải là ở trên người của chúng ta đã khởi tác dụng rồi sao ?

 

244. Đời người của bản thân thì tự bản thân mình quyết định, tự làm tự chịu, tất cả đều do tự bản thân mình làm chủ.

Hãy làm một con người có trí tuệ, chớ có lại để cho bản thân rơi vào bên trong những hố khổ của sự oán, hận, khổ sở, phiền não, phẫn nộ, có được không ?

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 888