BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thiên mệnh chơn truyền ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 16:47:21
/Thiên mệnh chơn truyền  ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

 

Thiên mệnh chơn truyền

( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

 

Cái gì gọi là thiên mệnh ? thiên mệnh là bổn tánh của bản thân chí thanh chí tịnh, kéo dài dằng dặc mà như chẳng tuyệt dứt. Các con mọi người đều là phật, phật nơi tâm đầu, trong tâm tự có phật, dẫn dụng kinh điển làm cơ sở chỉ là tăng thêm niềm tin của các con.


Đạo trường đề xướng học thuyết của nho gia, Trung Dung rằng : thiên mệnh chi vị tánhCái thiên mệnh muốn nói ở đây là bổn thể, chẳng phải là thiên mệnh gánh vác trên vai; cái mà các con lãnh là sứ mệnh, là Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, Đàn Chủ, là một thứ trách nhiệm, nên an giữ bổn vị, tuân thủ bổn phận của mình mà hành sự, chớ ham thích làm thầy của người ta, chớ cậy vào thiên mệnh mà độc đoán hống hách hoành hoành tùy ý làm bậy, ngạo mạn ngang ngạnh tự đại thì sai lệch tệ hại đấy !

 

Người người đều có thiên mệnh, người người đều bình đẳng. Cái thiên mệnh này là bổn tánh, bởi vì tánh tại thì người còn, con mới có thể nghe thầy nói chuyện, ngồi ở nơi này; nếu như tánh đi thì người hoại, con có gọi cậu ta thêm nữa, cậu ta cũng chẳng cách nào nghe, chẳng cách nào màng đến con. Trung Dung rằng : “ thiên mệnh chi vị tánh ” ( Dịch nghĩa : Thượng Đế ban tặng bẩm phú cho con người cái gọi là bổn tánh ) , có thể thấy rằng sự tôn quý của thiên mệnh toàn ở trên “ tự tánh ” ! Phàm những người có thể gánh vác “ tánh lí chơn truyền ” tất là bậc anh tài thân gánh vác thiên mệnh, tất ngộ “ Như Lai chơn thật nghĩa ”, tất hành “ vô vi vô chấp ” tham tán đại công hóa dục của trời đất, do đó nói rằng : “ Đạo quán cổ kim, đất phối thiên hạ ”. Thiên mệnh đến từ sự giác ngộ rực rỡ chói lọi tương hội với bồ đề tâm. Thiên mệnh chẳng phải là biển hiệu quảng cáo, theo sự cao hứng của con người, muốn treo thì treo, hoặc mượn vào điều này để dẫn dụ người, khinh rẻ người.

 

Lại nói, sự bộc lộ của thiên mệnh tức là sự hiển hình của đạo đức; cái mà nó đại biểu cho là “ nhân tâm khế với thiên tâm ”, cũng tức là sứ mệnh thần thánh “ đồng thể đại bi, vô duyên đại từ ” của phật tâm đại thừa. Pháp môn bạch dương của chúng ta phụng thiên thừa vận, cái mà muốn phổ truyền tức là “ tánh lí chơn truyền ”. Do đó, phàm là những hiền sĩ Bạch Dương có đức hạnh triệt ngộ tánh lí chơn truyền đều là những trụ cột thân gánh thiên mệnh, thay trời tuyên hóa. Còn sự thật giả của thiên mệnh thì quả thật xem giác hành của người ấy có hợp với diệu ý tâm pháp chăng ? Nếu là người thật sự hiểu rõ, tất có thể hành tâm pháp vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, càng có thể viên dung bình đẳng tam giới thập phương thảy đều sanh phật !

 

Do đó mà những người thân gánh thiên mệnh nhất định cần phải tâm gia nhập vào cái đạo của đất trời, thân học những phong phạm lưu truyền lại xuống của các bậc Thánh Hiền, kế thừa những di giáo của những người đi trước và mở ra sự nghiệp của những người đi sau; trên chẳng thẹn với trời, dưới không hổ với đất; ngoài chẳng dối người, trong chẳng lừa mình; từ thận độc ( khi nhàn cư ở có một mình, hành vi vẫn cẩn thận không cẩu thả ) mà bảo vệ gìn giữ sự tu dưỡng tiết tháo của cá nhân mình : trên không thẹn với cha mẹ, dưới không thẹn với anh em, trong chẳng thẹn với thê tử, ngoài chẳng thẹn với bạn thân. Từ tề gia mà trị nhà : trên không phụ quốc gia, dưới chẳng phụ nhân dân, ngoài không làm trái sư trưởng, trong chẳng làm trái những gì đã học. Từ hành đạo dụng thế mà giác kỉ giác tha : như thế khuyến thiện trừ bỏ đi cái ác, tồn tâm bình đẳng, hành pháp phương tiện, di phong hóa tục, đoan chánh nhân tâm, dùng công vận bổ thiên địa, lấy việc dẫn dắt chánh tâm làm sự giáo dục, dùng đạo vô vi mà làm, dùng đức vô dục vô chấp, như thế thân gánh thiên mệnh có thể nói là chẳng có điều hổ thẹn !

 

Thiên mệnh trên đạo đức hơn hẳn thiên mệnh trên sa bàn; thiên mệnh của sự chơn tu hơn hẳn thiên mệnh trên hình thức; thiên mệnh vô hình hơn hẳn thiên mệnh hữu tướng. Thiên mệnh có thật có giả, thế nhưng đạo thật, lí thật, thiên mệnh mới thật, cũng tức là thiên mệnh vĩnh viễn kiến lập xây dựng trên chân lí, các tu tử phải suy ngẫm kĩ !

 

Mười tám tổ là cùng một Thiên Đạo, chớ có có cái tâm phân biệt; đạo chẳng phân mà người tự phân; các con đều phạm vào điều này. Phật quy phải giữ, nhưng phải hoạt bát lung linh, chớ có khăng khăng hạn chế mãi trong một phạm vi nhất định mà chẳng cầu sự tiến bộ, chớ có tưởng rằng đấy là tổ khác thì chẳng phải là đạo rồi ! Mọi người đều là huynh đệ tỉ muội, lẽ ra nên không phân biệt lẫn nhau, phải đồng tâm hiệp lực đi độ hóa chúng sanh mới phải. Hãy nghĩ xem chúng ta tu đạo là tu thế nào ? là kiến đạo thành đạo, phải không ? Không phân tổ phái đâu ! ai phân vậy ? Hy vọng các con mỗi người đều tu luyện được rất tốt. Phải biết rằng thiên mệnh, kỉ mệnh đều hợp nhất, lớn thì đầy khắp vũ trụ, nhỏ thì ẩn tàng nơi phương thốn, nên dùng cái tâm bất động bất biến đi ứng tình trạng vạn biến, bảo trì gìn giữ nguyên tắc của mình thì tất cả mọi thứ bên ngoài bèn theo cảnh biến mất.

 

Cổ Thánh nói rằng : “ Quân Tử có có 3 việc phải khâm sợ : sợ thiên mệnh, sợ các nhân vật lớn ở trên, sợ lời nói của các bậc Thánh Nhân ”, do đó mà tu sĩ mỗi người đem thiên mệnh xem là mục tiêu theo đuổi của bản thân, đấy là lẽ thường tất nhiên.

 

 

Sự truyền thừa

của thiên mệnh đại đạo

 

 

 

 

 

Một đường kim tuyến, thừa thượng khải hạ là điều mà các con phải cung kính cẩn thận tuân thủ. Không có Sư Tôn, Sư Mẫu, không có Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư thì chẳng có các con, uống nước phải nhớ nguồn đấy ! Thiên lí nhân tình hai cái phải phân rõ. Sự truyền thừa của chơn thiên mệnh, sự tiếp diễn của chân lí, diệu dụng của chơn đạo là công chánh vô tư đấy. Thiên đạo vốn chẳng có thân sơ, chỉ có lấy nhân đức làm gốc, mới có thể giúp đỡ phù trì xã tắc, hóa sự thô bạo hung ác thành sự tường hòa, khiến cho thiên hạ đại đồng. Do đó, có đạo mới có thể gánh vác sứ mệnh, bồi đức mới có thể bàn việc trời; nếu như chấp trước vào nhân tình tư tâm, hành chuyên quyền độc đoán, thích cho người ta những ân huệ nhỏ, lời nói ngọt ngào sắc mặt xởi lởi nhưng không chân thành, chạy theo tà đạo nhân tình ( quà cáp … ), thiên mệnh của con tự nhiên rời khỏi bổn tâm của con, sứ mệnh của con cũng chẳng cách nào đạt, điểm này phải biết đấy !

 

Đại đạo công chánh vô tư, duy chỉ trợ giúp cho những người có phẩm đức cao thượng; nếu một niệm tham sân khởi thì trăm vạn ma chướng mở; đồ nhi ơi ! các con nếu muốn tranh quyền, muốn tham cầu danh lợi, địa vị thì đã đánh mất đi bồ đề bổn tâm rồi, đấy là nhân tâm, tà tâm đang tác quái, uổng phí sự cày bừa vất vả trên đạo trường rồi ! Bởi vì có mục đích thì có phiền não, đau khổ; chẳng có mục đích, hy sinh một cách vô úy vô cầu thì mới có giá trị.

 

Người người nếu có thể mang một cái tâm từ bi, tâm bao dung đi độ hóa những chúng sanh mê muội, bao dung tất cả mọi sự vật, cậu khiêm tôi cung, cậu lễ tôi nhường, mọi người đều hòa khí, thì toàn đạo trường đương nhiên sẽ khắp nơi đều tràn ngập đạo tình. Thầy hy vọng các vị Điểm Truyền Sư chớ có phân này luận nọ, phải đồng tâm đồng đức, đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, chớ ham thích làm thầy của người khác, chớ ham thích lãnh đạo người khác, phải tự tôn tự trọng, tự kính tự ái, tự động tự phát, trước sau mới có thể nhất trí. Những người ở trước phải dùng đức để khiến người khác tín phục. Con nếu như đức hạnh đủ, tự nhiên không lãnh mà bốn phương quy phục. Còn các hậu bối ? có thể tuân thủ các quy củ, phật quy lễ tiết, dũng cảm dùng lời nói ngay thẳng để khuyên bảo, trợ giúp người trên, đạo lí nhận rõ, trước sao một lòng, ai bảo đất chẳng thể biến thành vàng vậy !

 

Làm việc của ông trời phải căn cứ dựa vào một cái tâm chí thành công chánhnếu các nơi lại phân nhánh, biệt phái, chấp trước nhân ngã, vậy thì rời đạo quá xa rồi, còn thiên mệnh sẽ rời khỏi tự bản thâncon thiên tà rồi, chẳng còn thiên mệnh rồi, điểm chẳng mở rồi, chẳng những làm hại bản thân, còn liên lụy cả những người khác, đấy chẳng phải tội thêm một bậc, phải tự mình đi gánh lấy hay sao ? Đồ nhi ơi ! Phải biết mối quan hệ lợi hại này, tuyệt đối chớ có xem thường thiên mệnh !

 

Các con liệu có biết hướng ổn định của nhân gian ở đâu không ? ở ai đây ? ở người đức cao vọng trọng, ở người có tâm bàn đạo, có tâm độ hóa chúng sanh. Tâm con càng mãnh liệt, thì sứ mệnh sẽ càng mạnh; con qua loa ứng phó cho xong chuyện thì ông trời cũng chẳng dám đem sứ mệnh giao phó cho con đấy ! Người tu hành có đến nghìn nghìn vạn vạn, thế nhưng thật sự có mấy ai đang gánh vác sứ mệnh đây ? lẽ nào con chỉ là chạy vạy từng dòng từng dòng một theo người ta thôi sao ? Con muốn làm tay thủy thủ, làm thuyền trưởng hay chỉ là cuốn trôi theo dòng, phiêu dạt nơi này chốn nọ ? Đấy toàn phải do các con lựa chọn lấy, chớ có lại phiêu đến đãng đi theo thế tục nữa !

 

Tu đạo nếm chịu chút khổ thì tiếng thơm tiếng đẹp mới có thể lưu truyền; giống như Sư Tôn, Sư Mẫu của các con vậy, lúc bấy giờ chịu khổ chịu tội, nhẫn nhục mà gánh lấy trách nhiệm trọng đại, giờ đây mới trở thành hoạt phật bồ tát, thánh nhân một đời; còn Lão Tiền Nhân ( Bạch Thủy Thánh Đế ) của các con, ngài ấy bởi vì có thể uống nước nhớ nguồn, nhẫn nhục mà gánh lấy trách nhiệm nặng nề, dũng cảm gánh lên thánh nghiệp thiên thu. Ngài ấy tuy rằng chẳng phải là thầy của các con, nhưng là người phụng mệnh đại diện thay thế cho thầy của các con truyền thừa thiên đạo. Lúc bấy giờ ta nói rằng “ quân tử nể sợ thiên mệnh ”, thiên mệnh sao đáng nể sợ vậy ? Bởi vì nó “ đoán trước vị lai, nó thần thánh, thiên mệnh có thể nói trước mà ứng sau ”. Lão Tiền Nhân của các con trước khi đem đạo truyền đến Đài Loan, đã bẩm báo trước với Sư Mẫu các con, hỏi nên đi về hướng nào ? Sư Mẫu của các con bảo rằng hãy đi về hướng đông nam, đấy chính là đông nam á, mà trạm thứ nhất chính là Đài Loan. Thiên mệnh đáng nể sợ  chí tôn chí quý, Đài Loan và Đông Nam Á nay đều đạo vụ hồng triển rồi, đấy chính là thiên mệnh nói trước ứng sau. Do đó, các con phải biết “ tôn sư ”, bởi vì “ một ngày làm thầy, cả đời là cha ”, tuyệt đối không được xem thường thiên mệnh, càng phải tôn trọng Điểm Truyền Sư của mình, họ đảm nhiệm sứ mệnh của thầy các con, truyền đạo điểm mở khiếu sanh tử của con, để các con có thể minh đức tân dân, hiểu rõ tự tánh, độ hóa những người hữu duyên, chẳng phải vậy sao ?

 

Chú thích : minh đức (suy xét lại chính mình và làm cho cái đức tánh của mình được sáng tỏ ra), Tân dân làm mới cho dân, ngụ ý rằng sau khi tự sửa mình thành tựu lại đứng ra giúp người cải cách, bỏ xấu theo tốt, khiến họ bỏ củ theo điều mới, lìa sự dở tìm sự hay, tránh điều ác làm điều lành )

 

Cái gì là Thánh đạo đời đời truyền thụ cho nhau chẳng dứt tuyệt ? Phải thật tốt mà hộ trì phần trách nhiệm, tuệ mệnh, sự truyền thừa mà mình đã lãnh ! Về việc của tương lai sau này chẳng phải là người muốn trời bèn cho, thiên mệnh có hiện có ẩnthầy chỉ hy vọng nhìn thấy hóa thân của bồ tát, tình yêu của phật từ bi, sự khiêm nhường, vô vi của thánh hiền trên thân các con.

 

Tám lần tám sáu mươi bốn, đạo thống đầy; sao bắc cực đại biểu thay thế cho thiên mệnh đời đời truyền nhau chẳng dứt tuyệt, đã kết thúc; sau này có Di Lặc định bàn thâu viên, chẳng phải là con người có thể cầu được. Do đó, các con bất luận làm Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, có thể tận bao nhiêu sức thì làm bấy nhiêu việc, hãy giữ lấy cái nguyện này, thật tốt mà đi khai sáng, mãi cho đến một hơi này không còn nữa mới kết thúc. Nếu quả thật có thể đầu cuối như một chẳng thay đổi, vậy thì bèn có thể không thẹn với trời rồi ! Ông trời chẳng phải là xem con bàn được lớn rộng bao nhiêu, mà là xem con phải chăng tu một cách “ chơn tâm thật thiện ”.

 

 

 

 

Điểm Truyền Sư đều rất bận; mỗi người các con đều đang nghĩ rằng Điểm Truyền Sư chẳng đủ, bàn đạo rất khó khăn, phải không ? đấy là thời vận, cũng là thiên thời, lẽ nào Lão Mẫu chẳng hiểu rõ sao ? thầy chẳng hiểu sao ? Ông trời cũng muốn đem ngọn đuốc thần thánh này tiếp tục truyền xuống dưới, thế nhưng rốt cuộc có người nào thật sự có đức của Nghiêu, Thuấn để tiếp thừa nó đây ? Ông trời nếu đem mệnh cho các con, các con thật sự có thể công tâm mà chẳng kiêu ngạo để truyền thừa ngọn đuốc này hay sao ? Do đó, ông trời mới chậm rãi thong thả nhìn xem sự tạo hóa của chúng sanh.

 

Thầy cũng vẫn mãi đang xoay chuyển các nhân duyên của các con, để khéo khiến cho nhân tài xuất hiện ra đây hiệp trợ một chặng đường, bây giờ thì phải xem các con rồi ! Nếu không thể nữa thì đành nghe theo ý trời, theo sự biến hóa phát triển tự nhiên của tình hình sự việc vậy.

 

“ Đạo sẽ hưng, là do thiên mệnh; đạo sẽ ngưng bỏ, cũng là do thiên mệnh ”, hãy thật tốt mà tham ngộ vậy ! “ Đạo ” là dùng để cứu chúng sanh, vào lúc chúng sanh vô tội, chẳng biết làm thế nào, lúc chúng sanh bàng hoàng chẳng có hy vọng nhất, để họ vẫn còn một sợi quang minh vẫn còn có thể dựa dẫm. Những ai có thiên chức thì hãy thật tốt mà trân trọng lấy nó, để tiện lợi ích chúng sanh, hãy thật tốt mà kinh doanh một mảng đạo trường này, tuyệt đối chớ có vì tâm niệm của con có chút bất chánh mà hủy mất nó. Nếu quả thật như vậy thì không chỉ chư phật bồ tát cảm thán, đáng tiếc, mà ngay đến cả cửu huyền thất tổ của con cũng phải chịu oan.

 

Mỗi một người các con đều liên hệ chặt chẽ với tánh mệnh của nghìn vạn chúng sanh. Thầy ở mỗi một đạo trường mà nhân duyên đã thành thục đem chúng sanh xoay chuyển, giao đến trên tay của các con để các con chăm sóc. Thầy chỉ cần từ thành quả của con thì có thể biết con đã bỏ ra mấy phần tâm sức trong việc tưới tiêu, vun bồi chăm sóc nâng đỡ các chồi mầm rồi.

 

 

Từ huấn của Đại Đức Chơn Quân

 

Sự truyền thừa của thiên mệnh minh sư là chân lí nhất quán, nhật ()nguyệt () hợp tịnh, sáng chói đại thiên thế giới là đời tổ thứ 18, chẳng có cái gọi là đời thứ 19, đời thứ 20 ! Lão Tiền Nhân của chúng ta phụng trời đại diện thay thế mạt hậu, chẳng phải là Sư Tôn, Sư Mẫu hay Lão Tổ Sư phong quyền vị cho ngài ấy, cũng chẳng phải là thiên mệnh truyền thừa của Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu, không phải vậy đâu ! Các con phải hiểu rõ, ngài là phụng sắc lệnh của Lão Mẫu, phụng thiên thừa vận truyền thừa đấy. Lão Mẫu từ bi lệnh cho Lão Tiền Nhân của chúng ta đại diện thay thế Sư Tôn Sư Mẫu bàn mạt hậu nhất trước, do đó chúng ta càng phải có lòng tin kiên cố mới có thể cúc cung tận tụy.

 

Các con thân là Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, Đàn Chủ chớ có háo kì, chớ có đi học bừa bãi ! Các con đi học môn bói đất (bói bằng những hình vẽ trên đất), phong thủy, mệnh lý, thần thông, những cái đó đều chẳng phải là cứu cánh rốt ráo. Tại Đài Loan có không dưới một, hai trăm người là giảng sư đi tự lập môn hộ, tự kiến lập một pháp. Ôi, con người, chẳng biết gốc rễ mà cứ theo đuổi các ngọn cành, đấy là không ảo, là trăng trong nước, hoa trong gương. Thiên đạo một mạch truyền thừa, một đường kim tuyến không thể rối loạn; rối loạn đến cuối cùng thì người xui xẻo là bản thân đấy. Lão Tiền Nhân của chúng ta cũng thường nói với chúng ta rằng : “ đến mạt hậu rồi, hãy nhận rõ sự khác nhau giữa đạo và giáo, chánh và tà chẳng đội trời chung, sự truyền thừa của một đường kim tuyến các con phải theo sát chặt, không thể loạn mất; tự bản thân các con đọa lạc như còn là chuyện nhỏ, nhưng thảm hại hơn chính là cửu huyền thất tổ cũng cùng đọa lạc hố sâu. ”

 

Từ huấn của Sư Mẫu

 

Sứ mệnh to lớn vĩ đại biết bao nhiêu, liên quan biết bao nhiêu tánh mệnh của chúng sanh ! Một niệm chánh là phật, một niệm tà là ma, đạo cao một thước ma cao một trượng. Ba mươi sáu Cung Trường giả, bảy mươi hai Di Lặc giả đều xuất hiện trong đó, 3600 Thánh, 48000 Hiền cũng tuyển chọn từ trong đó. Các con ở đạo trường cùng phật đường tu đạo phải khuyên bảo khích lệ lẫn nhau, có đi lệch lạc, đi con đường tà rồi thì là ma đầu. Đạo có hiện có ẩn, do đó phải xem thời cơ, có thể hành thì hành, chẳng thể hành thì phải thoái ẩnMuốn làm Phật đầu hay làm Ma đầu chỉ là ở sự lựa chọn của bản thân, chỉ ở giữa một niệm, chỉ ở sự chấp trước trong tâm các con, không thể không thận trọng !

 

Vào thời kì mạt pháp này, mọi người đều là lãnh mệnh xuống đấy, đến “ bàn đạo cứu đời ” là sứ mệnh, đến “ khảo đạo nhiễu loạn ” cũng là sứ mệnh. Do đó, khôn đạo tu đạo càng nên cẩn thận, tấm lòng phải rộng lớn, tầm nhìn phải nhìn được xa, trí tuệ phải hiển bày ra; bất luận càn đạo hay khôn đạo, đồng tâm đồng đức là muốn con tâm tánh hợp nhất mới có thể đạt đến “ minh ” ( sáng suốt, sáng tỏ, có trí tuệ ), minh mới có thể soi triệt mọi thứ, mới có thể xử lí lo bàn mạt hậu, giống như những từ lễ chúc nói rằng :  mạt hậu đại sự minh bạch ”. “ Minh bạch ” như thế nào ? “ lí ” chẳng rõ thì là bất minh; “ lễ ” chẳng biết thì là bất bạch. Do đó phải có thể “ hồi quang phản chiếu ” mới có thể diện kiến vô sanh, mới có thể phổ độ Tam Tào, cùng gánh trách nhiệm lớn. 

Số lượt xem : 639