BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đại sự của đời người ( Hoạt phật Sư Tôn từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-05-24 17:07:33
/Đại sự của đời người  ( Hoạt phật Sư Tôn từ huấn )

Đạo là từ xưa chẳng dễ gì truyền cho, trải qua sự sắp đặt an bài của nhân duyên nghìn kiếp vạn kiếp mới gặp được.

Có duyên mới có thể cầu đạo một cách chẳng thể lí giải, chẳng thể hiểu nổi !


Khi các con đến cầu đạo, có phải là cảm thấy chẳng thể lí giải nổi ?

Phải biết rằng các con là có căn cơ, có thiện duyên; thời cơ đến rồi thì dắt con đến phật đường, cầu đắc được đại đạo, con nói xem có phải là chẳng thể lí giải nổi ?

Mỗi một cái cây, mỗi một ngọn cỏ của cõi nhân gian đều có thiền ý, đều chẳng thể lí giải nổi đấy !

Ơn trên đại khai pháp môn phương tiện, có duyên thì tiến vào; cánh cửa này vốn dĩ là đóng đấy, phải đem nó mở ra, các con mới có thể tiến vào. Nếu như ơn trên không đại khai phổ độ, thì chẳng cách nào lên bờ được.

Thầy đây chẳng cho con một chút chỉ điểm thì con vĩnh viễn chẳng cách nào minh tánh; phải minh tánh, phải rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, thế nhưng không thể lại mơ mơ hồ hồ nữa ! Tuy rằng đạo đã công khai rồi, thế nhưng vẫn là người nhiều miệng tạp, lời nói của con người rất đáng sợ.

 

Trước khi con vẫn chưa đến đây, các con đối với đạo lí vẫn là một mảng ngây ngô mờ mịt chẳng biết gì. Là thật ? là giả ? là chánh ? hay là tà ? duy chỉ có tâm biết. Bản thân con biết, những cái mà người khác nói không nhất định, không hẳn đều là thật; do đó muốn con trí tuệ khai thông, tự mình đến xem xem một cái, rốt cuộc là tà hay là nghiêng lệch ? có nên đi con đường này hay không ?

 

Con người trên đời đều phạm một chứng bệnh chung, là người khác càng đối tốt với con thì con càng sợ hãi, cũng giống như đồ càng rẻ thì con lại càng hoài nghi món đồ này có phải là có nhược điểm ?

Nói với con rằng quả dưa hấu ngọt, con vẫn nói rằng Lão Vương bán dưa, tự bán tự khoe.

Con chẳng vào cửa phật, sao biết được những huyền lí áo diệu của cửa phật ở đâu !

Con chẳng tin, thì sẽ đánh mất đi tất cả mọi thứ ở trước mắt.

 

Những người biết trân trọng thì mới có thể trải qua cuộc sống vững chắc thiết thật nhất.

Hôm nay có thể tu đạo vô cùng chẳng dễ dàng gì. Sáu vạn năm nay chỉ một lần này. Trước đây đạo truyền Thiên Tử, hiện nay ngay đến bá tánh đều có thể cầu đạo; sự thù thắng của đạo này con phải thật tốt mà trân trọng lấy, tuyệt đối chớ có đắc được dễ dàng, mất đi lại rất nhanh. Hãy ghi nhớ lấy, mỗi người các con bắt đầu từ giây khắc cầu đạo ấy đều có một hạt sen nhỏ. Những người chân tu thì hạt sen nhỏ này bèn dần dần nảy mầm, nở hoa. Nếu như con chẳng tu, hạt sen nhỏ vĩnh viễn là nhỏ như thế, do đó nếu đã muốn tu đạo thì phải chân tu thật luyện. Hãy thật tốt mà tu tâm dưỡng tánh; hành vi của con không chánh, tâm chẳng quang minh sáng ngời, hoa sen đương nhiên sẽ khô héo. Hãy thật tốt mà trân trọng nhân duyên tu hành hiện tại vậy !

 

Tu đạo là không phân sang hèn đâu. Hiện nay đại đạo phổ truyền, những người có duyên thì có thể lên pháp thuyền, thế nhưng không nhất định mỗi người đều có thể tu đạo một cách yên ổn, do đó mới nói rằng phải biết trân trọng, biết không ? Lại nữa, Tế Công ta là đại hòa thượng, các con chính là tiểu hòa thượng. Các con có sợ cạo trọc đầu hay không ? Các con rất may mắn, có thể đội tóc tu hành rất tiện lợi. Nếu đã chẳng để con cạo trọc đầu, cũng chẳng cần bảo con đi xuất gia, lại để các con mặc một cách đẹp đẽ trang trọng, dung mạo xinh đẹp lại đoan trang, cho nên các con càng phải biểu hiện ra sự tôn quý của đạo.

 

Các con luân hồi từ lũy kiếp, trăm bẻ nghìn xoay đến hiện tại, có bao nhiêu người là người trong số vạn tiên bồ tát say mất đào nguyên, say một cái như thế thì đã đánh mất đi nơi tốt đẹp hòa bình an lạc của thanh cảnh gốc ban đầu, lại ứng tiếp cái nhân duyên này đến Bồng Lai Tiên Đảo ( Đài Loan ) để tiếp nối đạo mạch, lãnh thụ ý chỉ của trời. Do đó bất kể là trước kia như thế nào, cũng chẳng màng tương lai sẽ như thế nào, thậm chí ngay cả ngay lúc ấy như thế nào ? giấc mộng nên tỉnh rồi ! nhất định cần phải đem cơ hội tốt đẹp này thật tốt mà nắm bắt đấy !

 

Sáu vạn năm nay chỉ đợi một lần này, một lần này lại làm không tốt thì chẳng có lần sau rồi. Đời người của con có bao lâu ? Hôm nay có thể bình bình yên yên, ngày mai thì sao ? Ngày mai thì chẳng biết rồi. Do đó thầy chẳng phải là thường bảo các con phải nắm bắt mà ! Thời điểm cơ hội tốt đẹp thì một lần này, muốn làm thì phải làm đến tốt nhất. Mùa thu đã qua rồi, kế đến lại là mùa đông. Đời người chính là sự chuyển hóa trao đổi thay thế lẫn nhau trong cái sinh lão bệnh tử này, có sanh tất có tử, ai cũng chẳng cách nào né tránh. Thầy đã là người xưa, còn các con là người nay; người xưa và người nay gặp nhau, đấy là kì duyên thiên cổ đấy ! Chính vì đại đạo phổ truyền, các đồ nhi mới có cái phước này, cái duyên này cầu đắc được đại đạo mà xưa nay chẳng dễ gì truyền cho, chớ có xem nhẹ bản thân mình đấy ! Chân lí thì ở trên thân con, tu hay không tu thì xem bản thân con rồi.

 

Phật có tam bất độ : chẳng có duyên thì không độ, chẳng có tín thì không độ, chẳng có nguyện thì không độ.

Một điều trong số đó : chẳng có duyên thì không độ, vì sao vậy ? Bởi vì con đến phật đường là mượn nhờ vào nhân duyên của Dẫn Bảo Sư đưa con đến, và dựa vào nguyện lập mà bản thân con đã phát, mượn nhờ vào cánh tay của Điểm Truyền  Sư mở ra con đường sanh tử của con, con nếu như chỉ ở bên ngoài cửa chần chừ do dự đi tới đi lui chẳng tiến vào, giống như khi tết những đứa con xa quê của khắp các nơi muốn về nhà, muốn nhìn thấy cha mẹ của nhà mình, về đến nhà nhưng lại chẳng đi vào cửa, như thế có thể yên chăng ? có thể nhìn thấy không ? không thể yên thì không thể nhìn thấy được cha mẹ.

 

Do đó, một chỉ điểm của Minh Sư chính là bảo với con rằng bổn lai diện mục bắt tay vào từ chỗ này. Ngoài điều này ra, con còn phải tiến vào để tìm kiếm.

Ai đang suy nghĩ ?

Ai đang làm ?

Ai đi phát giác ?

Ta là ai ?

 

Nếu như con không thể hiểu rõ bản thân con, thì là xác đi thịt chạy.

Do đó Điểm Truyền Sư điểm cánh cửa chính này của các con, lại dạy con phát nguyện, chính là bảo con phát cái tâm gốc ban đầu : lương tri, lương năng, mới có cái gọi là 10 điều đại nguyện. Lập nguyện chẳng phải là thề độc, cũng chẳng phải là vì Điểm Truyền Sư hay vì Dẫn Bảo Sư mà phát, là vì bản thân con phát đấy. Con có hoằng nguyện thì mới có sức mạnh, bởi vì con thành tâm bảo thủ. Mười điều nguyện lớn quy về một, chỉ có một điều mà thôi.

Muốn tiến vào cửa, là cần khiêm tốn chí thành hay là xảo ngụy đây ? nếu như con là ôm giữ lấy sự chí thành, đấy chính là do bổn tâm, đạo tâm của con đã phát, rốt cuộc tất có chỗ thành tựu.

 

Thượng Sĩ văn đạo, cần nhi hành chi

Trung Sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong

Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi

 

( Bậc Thượng Sĩ ( người sáng suốt ) nghe đạo ( hiểu được ) thì gắng sức thi hành

Kẻ tầm thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ

Kẻ tối tăm nghe đạo ( cho là hoang đường ) thì cười ầm lên. )

 

Người thượng đẳng ( có trí tuệ ) trước ngộ chân lí, rồi sau đó mà vào vô vi

Người trung đẳng nhìn thấy những hiển hóa rồi, nghe nhân quả rồi mới tu đạo bàn đạo

Người hạ đẳng xem xem tình người rồi mới tu đạo bàn đạo.

 

Đại sự hàng đầu của đời người là cái gì ? là tánh mệnh của mình phải không ?

Nay đã hiểu rõ con sanh từ đâu đến, chết rồi trở về đâu chưa ?

Được nghe Tiên Thiên Đại Đạo cảm thấy có bảo quý không ?

Khẳng định có thể siêu sanh liễu tử không ?

Có tin tưởng một trăm phần trăm đối với đạo không ?

Con của khoảnh khắc này, phải đem cái Tâm định xuống,

Chớ có những tạp tư, vọng niệm và hoài nghi,

Thời gian quý báu, chẳng cho phép thầy trò chúng ta trôi qua một cách lãng phí.

Tu đạo là việc thần thánh, đáng quý.

Đạo, là từ xưa chẳng dễ gì truyền cho đấy,

Thiên cổ đến nay, trải qua sự luân hồi khổ sở của biết bao nhiêu kiếp,

Thật chẳng dễ gì mới dưới sự tụ họp nhân duyên mà gặp được Dẫn Bảo Sư, Tiền Hiền của con và Minh Sư thừa nguyện mà đến;

Đấy đều là đã trải qua sự an bài sắp đặt của nhân duyên nghìn kiếp vạn kiếp, mới gặp được đợt phổ độ này.

Do đó đắc được đạo rồi thì không thể xem nhẹ, khinh thường nó,

Nếu đem nó xem như những việc phàm tục bình thường để làm, vậy thì là sai lầm rồi !

Đạo vốn chí tôn chí quý ( vốn là tôn quý nhất )

Không đến ải quan trọng cuối cùng nhất, thì Lão Mẫu không dễ gì truyền cho đấy.

 

Diệu pháp vô thượng mà Tổ Tổ tương truyền

Đạt Ma đến từ phía tây truyền pháp đến nay tổng cộng có tam phật ứng vận

Cái mà các ngài ấy đã truyền chính là tánh lí tâm pháp.

Minh Sư của mạt hậu nhất trước là ứng vận một nhân duyên đại sự mà đến,

Từ xưa đến nay, chỉ một việc này,

Cái mà đã truyền là tự tánh tam bảo,

Cái mà đã điểm là “ đương cơ  ” chớ chẳng phải là xúc cơ.

Khi người cầu đạo bình tâm tịnh khí, mắt nhìn đèn phật, khi Điểm Truyền Sư niệm đến “ nay chỉ cho con một con đường ”

Giữa sát na chẳng có cự li thời gian không gian, vạn niệm đều ngưng nghỉ,

Vào lúc một niệm chẳng khởi này, là đương cơ đã truyền pháp;

Còn khi Điểm Truyền Sư giúp con điểm xuống, đã trước tướng rồi, đấy gọi là xúc ý, hiểu không ?

Toàn cả quá trình là pháp môn quyền thiết,

Tam bảo cũng là pháp quyền thiết,

Con hiểu được Vô Sanh của bản thân, sau khi con tự giác,

Pháp phải xả bỏ đi, vốn dĩ thật tướng  chẳng có tướng.

Trong những từ thân thỉnh của lúc các con cầu đạo : “ mạt hậu đại sự minh bạch, đồng báo Mẫu tình ”, có biết cái gì là “ mạt hậu đại sự ” không ?

Là chuyện lớn sanh tử của con đấy.

Đã hiểu rõ bản thân con chưa ?

Tứ đại sau khi phân tán rồi vậy thì là ai ?

Đã hiểu chưa ?

Thời kì mạt pháp, tự rõ bổn tâm, tự thâu tự viên.

Có sanh tử, tức có đối đãi,

Chỉ có bổn thể là độc nhất vô nhị,

Các con nếu có thể hồi quang phản chiếu, Tự Tại Bồ Tát tức ở ngay trước mắt.

Hãy thâu về cái tâm đã thả ra ngoài, hãy trừ bỏ đi những chấp nhiễm,

Chẳng tí ti quải ngại, ngay lúc ấy tức trở về đến nhà cũ diện kiến Mẫu Nương.

Người già rồi, sẽ điên đảo quẫn trí, đấy là bởi vì chẳng rõ chẳng ràng;

Tâm không sáng tức ám tối, chấp mê vọng tưởng,

Có sự quấy nhiễu, do đó rời đạo điên đảo,

Đấy chính là đại sự mà mạt hậu phải hiểu rõ đấy !

Nếu như ngay đến bổn lai diện mục của chính mình đều chẳng giác

Thì làm sao có thể dẫn đạo cho người khác ?

Điểm Truyền Sư của các con lúc điểm đạo niệm rằng : “ đương tiền tức thị chân dương quan, chân thủy chân hỏa dĩ câu toàn ”

Vì sao gọi là “ đương tiền ” ?

Các con thắp nhang có phải là bảo mọi người quỳ ở đó bình tâm tịnh khí,

Khi họ bình tâm tịnh khí thì là lúc một niệm chẳng khởi, vạn duyên đều diệt,

Do đó “ điểm ” của các con giống như Phật Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ niêm hoa thị chúng vậy,

Đấy không phải là tâm pháp thì đấy là cái gì?

Lại còn có tâm pháp khác còn thần, còn diệu hơn cái này à ?

Không có !

Phải liễu ngộ một điểm này.

Và các con sau khi “ Điểm ” thì vẽ một vòng tròn,

Một điểm trong vô cực, con hãy nghĩ nghĩ xem,

“ Điểm ” có phải là có thể trở thành một cái “ mặt ”

Có thể quán xuyên tung hoành thập phương ?

Đấy chẳng phải là đồng nghĩa với Mặt có thể bao la vạn tượng ?

Đấy chính là bổn tâm, bổn tánh của con.

Tâm niệm là nghìn biến vạn hóa đấy,

Nó có thể khiến con thành Phật, cũng có thể khiến con thành Ma,

Vào địa ngục, vào Tứ Sanh Lục Đạo,

Có thể thấy tâm niệm đáng sợ biết bao !

Do đó Lục Tổ mới nói “ vô niệm ”,

Cái vô niệm này không phải là con đem vạn niệm đều cắt đứt hết,

Mà là chẳng chấp chẳng trước chẳng nhiễm, đấy mới gọi là vô niệm, hiểu không ?

Nghìn dặn dò vạn bàn giao, vẫn là phải các con đi hành đi ngộ,

Bất luận là đạo trường bên ngoài hay là bên trong,

Nếu không nắm lấy gốc rễ thì dễ dàng đọa lạc theo một cách mù quáng.

Lại còn nữa, Vô Cực là Lí, Thái Cực chính là Tâm của con

Vô nghĩa là Hư, Hư Linh là chân không.

Còn Lí thì sao ?

Chính là do nó chân không sanh vạn hữu, do đó chúng ta có linh tánh,

Trung Dung mới nói “ Thiên Mệnh chi vị tánh ”,

Cái tánh này, cái thiên mệnh này,

Không phải là chỉ có Điểm Truyền Sư của các con thân gánh thiên mệnh,

Mà mỗi một người đều có thiên mệnh của bản thân mình

Đấy là bổn tánh của các con;

Thế nhưng các con đem bổn tánh chôn vùi rồi,

Giống như một mặt gương cổ bụi bặm rất nhiều,

Cho nên mới nhân tâm dụng sự

Đã rơi vào thái cực, hoàng cực,

Có đối đãi, có tướng, có hình, có tội ác.

 

Hồ lô của con đã mở ra rồi !

Hồ lô đã mở ra rồi, vậy con đã nhìn thấy cái gì ?

Thả ra thì đầy khắp vũ trụ, cuộn vào thì ẩn lui nơi kín đáo,

Có tham ngộ hay không ?

“ cái chỗ này ” rất hảo dụng,

Con muốn đi Mĩ, nhanh chóng bèn đến Mĩ,

Muốn về nhà, tức khắc về đến nhà,

Những thứ giấu trong hồ lô có nhiều hay không ?

Thầy truyền cho con Chân Huyền Quan,

Là bảo cho con rằng “ phật ở đâu ”,

“ Phật ” phải tự bản thân mình tiến vào bên trong để tìm,

Chỉ toàn là do dự chần chừ ở bên ngoài,

Tìm không thấy bản thân sẽ càng đi càng bàng hoàng.

Cái lí này có thể sâu vô cùng,

Giảng sư của các con tu đạo đã lâu như thế rồi, nói không chừng cũng có thể hiểu được đấy !

Chúng ta xem kinh phật, kinh thánh, Kim Cang Kinh, Lục Tổ Đàn Kinh,

Tổ Sư các đời đều bởi vì thông qua Minh Sư chỉ điểm,

Lại từ điểm này đi hạ công phu, đi tham ngộ.

 

Nếu như hôm nay độ các tín đồ phật giáo, Cơ Đốc giáo,

Chúng ta chỉ giảng nói “ đạo ” là thật đấy,

Họ có tin điều này không ?

Những ghi chép trong kinh phật, chính là cái gọi là “ chỉ điểm ra then chốt sở tại của sự tình, chớ chẳng biểu rõ tường tận ”

Là muốn để con tham ngộ.

Ngày xưa “ đạo ” là bất truyền lục nhĩ ( không truyền cho người thứ 3 ), do đó cà sa che quanh,

Còn nay truyền đạo vẫn là nửa ẩn nửa hiện,

Điểm đạo chẳng để người ngoài nhìn thấy,

Sau này nếu như khi rơi vào trở thành giáo, vậy thì công khai hóa,

Đạo và giáo bèn chẳng có chỗ khác biệt rồi.

Minh Sư một điểm ở  đâu ?

Vị chơn chủ nhân của con ở đâu ?

Chúng ta đều có một chơn chủ nhân, sống ở đâu vậy ?

Ồ ! sống ở đây,

Điểm Truyền Sư điểm cho con ở đâu, vị Chơn Chủ Nhân chính là sống ở đó đấy !

Điểm Truyền Sư của các con tay phải điểm mở cho con, tay trái lại đem nó đóng lại, đúng không ?

lầm rồi, lầm rồi !

Một tay mở nó ra, một tay che đậy lại nó,  là ý nghĩa gì đây ? tay phải điểm mở ra, là bảo với con là chủ nhân ở chỗ nào, cửa chính của chúng ta ở chỗ nào, nhưng đó là một cánh cửa, thầy hỏi các con, sau khi các con về nhà, các con muốn ở ngoài cửa hay là mở cửa ra để vào bên trong nhà nghỉ ngơi ? có ai mà ngốc nghếch đứng ở ngoài cửa mà nói rằng “ đã đến nhà mình rồi, nghỉ ngơi ở chỗ này vậy ”, có không ? người ta ai cũng đi vào trong nhà để nghỉ ngơi cả. Cái gì gọi là “ đăng đường nhập thất ” ? con đứng ở ngoài cửa là tu cái đạo gì ? ta thấy các con vẫn chưa ngộ ra được, cho nên tay trái đẩy con vào nhà, chớ có lảng vảng, la cà ở bên ngoài, đúng không ? con đứng ở ngoài cửa hóng mát chăng ? nghĩ kĩ xem nào !

Cho nên nói, chúng ta cầu đạo là hiểu rằng chúng ta có chủ nhân, cũng hiểu rằng chủ nhân của chúng ta cũng là ở tại bên trong ngôi nhà của chúng ta. Một ngôi nhà của chúng ta có gian phòng của chủ nhân, chủ nhân có chỗ ngủ dành cho chủ nhân, khách có chỗ ngủ dành cho khách, điều này không thể lẫn lộn được, đúng không ?

 

Thầy nói rằng tay phải điểm mở ra cho con là nói với con rằng chủ nhân của con ở bên trong cánh cửa này; cái thể xác này là một ngôi nhà, thiên lí lương tâm của con chính là chủ nhân, điểm truyền sư nói với con rằng thiên lí lương tâm của con phải nhanh chóng đi vào, từ cửa chánh đi vào, đi vào bên trong làm chủ, chớ có lảng vàng, la cà ở bên ngoài, lúc này chủ nhân của con đã quay về chưa ? Chủ nhân nếu quay về thì mắt của con bèn sáng lên, biết không ? cho nên thầy xem từng đứa một, thấy các con đều chẳng có hiểu cái ý nghĩa này, kết quả là mắt đều híp, chẳng có tinh thần, vì sao không có tinh thần ? thần chẳng minh, thần minh thần minh, lạy thần minh, thần phải minh ( sáng tỏ, rõ ) mới có thể lạy thần minh, thần chẳng minh ( tỏ, rõ ) thì con lạy thần minh từ đâu ? con muốn lạy thần minh, thì phải lạy vị thần biết minh ấy; vị thần mà chẳng biết minh ( tỏ, rõ ) , con lạy ngài ấy làm gì ? bây giờ con có hiểu ý nghĩa của việc cầu đạo chưa ? vậy thì cái công phu thật sự khó làm của việc tu đạo chính là ở chỗ chủ nhân của chúng ta phải thường giữ ở trong nhà, chớ có đi lung tung, nghĩa là chỉ ở đây mà thôi.

 

Vì sao phải cầu đạo ?

Đạo, rốt cuộc ở đâu ?

Chữ “ Cầu ” này là ý gì đây ?

Thầy nói với con rằng các con đến phật đường cầu đạo, thật ra đều chẳng có đắc được cái gì !

Chẳng phải là nói con đến phật đường, ông trời phải cho con thứ gì.

Tam Bảo là ông trời giáng cho con đấy, phải không ?

 

Con đã lờ đi không chú ý đến 4 chữ “ Đạo là tự nhiên ” này.

Đạo là rất tự nhiên đấy, còn tam bảo lại ở đâu ?

Tam bảo chính là ở trên thân của con, tam bảo là cái mà con vốn dĩ có đấy,

Chẳng phải là dựa vào người khác nói với con, cũng không phải là dựa vào người khác tặng cho con,

Là cái mà con vốn dĩ có đấy,

Và mỗi một người đều bình đẳng, đều như nhau,

Chẳng có ai tốt hơn ai, cũng chẳng có ai xấu hơn ai !

Tam Bảo, chính là đại biểu cho phật tánh của con,

Phật tánh của mỗi một người đều là bình đẳng cả, chẳng có sự phân biệt giai cấp

Trong thế giới của con người nhất định có giai cấp,

Nhưng chúng ta hôm nay tu đạo thì phải hiểu rõ, đạo là cái rất tự nhiên, chúng ta muốn khôi phục tự nhiên thì phải không có giai cấp, chẳng có cậu, tôi, chẳng có hình tướng.

Hôm nay con muốn tìm cầu chứng cứ chứng thực xem có phải là điểm mở chỗ đó,

Phải và không phải, đều ở tại bản thân con,

Người khác tin hay không cũng là ở bản thân họ,

Bởi vì con cũng chẳng có sống ở thời đại đó.

Hôm nay con tin tưởng thầy, thầy nói với con là phải đấy,

Con sẽ tin,

Nếu như con có chỗ hoài nghi đối với thầy, thầy nói với con là phải đấy,

Con cũng chưa chắc sẽ tin.

Chúng ta đắc đạo rồi, cả đời người thụ dụng vô cùng,

Nếu đã đắc được cái bảo thụ dụng vô cùng, thì hãy thật tốt mà giữ lấy nó,

Chẳng cần phải lại đi tìm kiếm cái gì huyền, cái gì diệu nữa !

Phải biết rằng, phật ở trong tâm của con,

Phải tự bản thân mình đi phân biệt phân biện ra, chớ có tùy tiện đến trong miếu để đi hỏi thần,

Nếu như đi mời đến vị thần chủ quyền ở Ma,

Vậy thì đón thần thì dễ tiễn thần thì khó rồi.

Do đó, người thật người giả phải phân biện rõ ràng,

Chớ có vì người giả mà cam nguyện lưu lại nơi trần thế.

Phải biết rằng chơn nhân làm chủ mới có thể an nhiên về trời.

Chớ có lại hồ đồ đi xuống nữa,

Hơn 6 vạn năm, nên tỉnh táo rồi !

Hễ lỡ sảy chân thì thành mối hận thiên cổ ( hễ phạm sai lầm đọa lạc thì ân hận cả đời )

Đại kiếp đến rồi, thầy muốn cứu cũng cứu chẳng nổi;

Chớ có chỉ xem trước mắt bình bình an an,

Con người phải phóng tầm nhìn ra xa,

Biết bao nhiêu chúng sanh vẫn đang chịu khổ chịu nạn, chờ đời cứu viện.

Ngâm trong cõi đời lâu rồi thì sẽ vĩnh viễn chịu nỗi khổ sanh lão bệnh tử nơi phàm trần,

Tầm nhìn phải phóng xa rộng đấy ! xem xem tương lai sau này đi hướng về đâu !

 

Minh Sư một chỉ, kiến tánh thành Phật

 

Ông trời phái Minh Sư, chỉ là giúp đỡ con, để con hiểu rõ, con phải đi con đường gì ?

Hiểu rõ con có con đường lớn đại đạo quang minh sáng ngời này, chớ chẳng phải là ban cho con một con đường lớn.

“ Tam Bảo ” cũng không phải là ông trời ban cho con đâu, là bản thân con tự nhiên có đấy, đúng không ?

“ Sau khi cầu đạo, đã đắc được tam bảo, có thể tránh kiếp tị nạn ! ”

Đấy là câu cửa miệng quen thuộc của mỗi người các con,

Còn trên thực tế, quả thật có những người đã dùng tam bảo nhưng lại né chẳng được kiếp, tránh không được nạn,

Vậy thì lại giải thích thế nào đây ?

Có phải là những đạo lí mà lúc bấy giờ con đã nói với họ toàn là những lời nói càn bậy vô nghĩa ?

“ Đắc được tam bảo rồi ”, câu nói này thì nói sai rồi !

Con từ đâu đắc được cái tam bảo này ?

 

Tự tánh. Một chỉ điểm của Minh Sư mà !

Minh Sư chỉ điểm từ đâu ?

Cái gì gọi là Minh Sư ?

Đến phật đường chẳng phải là muốn để con đắc được cái gì

Tôi đưa cậu đến phật đường, là bởi vì tôi hiểu biết rằng chúng ta có một thiên lí lương tâm,

Chúng ta có thể phát huy nó,

Do đó tôi đưa cậu đến, mượn vào lực lượng của mọi người để cậu càng hiểu rõ cậu có một tự tánh phật gốc ban đầu, phải không ?

Các con đến cầu đạo là cầu cái gì ?

Là đến tìm về tự tánh linh diệu của con, chớ chẳng phải là ông trời ban cho con một con đường lớn

Ông trời chỉ là ứng cái thời vận này bảo với con rằng, con có một pháp môn phương tiện, sao còn chẳng mau tu, không mau chóng tu nữa thì càng mê càng trầm, thì càng khó trở mình rồi, đúng không ?

Do đó mới phái Minh Sư đến bảo với con cái “ Đạo ” gốc ban đầu, chớ chẳng phải là bảo với con rằng ông trời cho con một con đường lớn, hiểu không ?

Thầy mỗi lần lâm đàn, là vì muốn khiến cho các con hiểu rõ tự tâm, do đó dùng rất nhiều văn tự để nói, thế nhưng nói quá rõ ràng,

Chao ôi, lại khiến cho đạo một chút cũng chẳng tôn quý.

Xưa kia giữa Thánh Hiền Tiên Phật, Tổ Sư và Tổ Sư, họ truyền tâm pháp, đều là không nói chuyện đấy !

Do đó, đạo lí thật sự là không dùng lời nói đâu,

Trước kia Thánh Thánh tương truyền là lấy tâm ấn tâm, họ chẳng cách nào giảng thuật,

Có giảng thuật thì có khả năng truyền sai rồi.

Văn tự kinh điển chẳng rời tự tánh, chớ có dùng từ để giải thích từ,

Tâm có thể viên thông, thuận thông thì có thể tương thông với trời đất, sẽ không chịu phải sự chướng ngại của văn tự.

Do đó, vị chơn nhân bất tử thì là ở tại thân,

Các con phải thật tốt mà phát huy.

Từ xưa những bài huấn, văn chương mà Thánh Hiền Tiên Phật đã truyền lại xuống đều không rời khỏi “ tự tánh ”, không rời khỏi “ chơn nhân ” đấy.

Các con có phải là Tiên Phật không ?

Con ngộ thấu rồi thì là phật.

Phật bèn ở tự tâm của con, do đó con chính là phật.

Con chỉ cần hiện bổn tâm của mình, tức là phật đấy !

Con chẳng cần đến đâu tìm mới có phật.

Các đồ nhi ơi, con đường sau này không hẳn là dễ đi như vậy,

Thế nhưng duy chỉ có tự hiện bổn tâm, mới là thật đấy !

Phải biết rằng tất cả đều là giả, toàn bộ đều sẽ hủy diệt, linh tánh mới là thật,

Huyền quan một điểm ấy mới là chơn nhân ( con người thật ).

Muốn tìm chơn nhân không ? chẳng phải là thủ huyền dữ dội, đấy vẫn là thủ huyền suông mà thôi.

Các con chỉ cần đem nhân tâm vứt bỏ đi, bộc lộ ra thiên tâm, mới có thể đoàn viên với thầy được. 

Số lượt xem : 333