BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đột phá Ngã chấp bám đầy bụi ( Lời của Thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-05-26 15:55:47
/Đột phá Ngã chấp bám đầy bụi  ( Lời của Thầy )

Các con có chấp trước Nhân tướng, Ngã tướng không ? Các con đến Phật đường đã chấp trước rồi, cái ghế này là cái của mình ngồi, thì đã chấp trước rồi, thế nhưng vì để phải chỉnh tề theo thứ tự, đấy cũng là bất đắc dĩ. Cho nên, khi con người phải có trật tự, lại không thể quá chấp trước, thì nên làm thế nào đây ? có phải là lấy sự trung đạo trong đó ?


Những sự tình của thế gian sau khi nhìn rõ rồi, nên gia nhập thì gia nhập, nên buông xuống thì con phải buông xuốngthế nhưng buông xuống thật ra chẳng phải là đừng có tham gia mọi thứ; bất cứ việc gì cũng vẫn là phải chơn tâm bỏ ra tâm sức thì mới có sự thu hoạch thật sự. Tất cả những việc mà hôm nay con nhìn thấy thường sẽ làm chuyển biến cái tâm của con. Có những sự việc chẳng phải là muốn làm tốt chức trách thì có thể làm tốt đâu, do đó con chớ có nhảy vào trong đó quá chấp trước, chỉ cần buông xuống tất cả những “ sự chấp trước của tâm ”, quan sát từ bên cạnh thì có thể viên mãn rồi.

 

Chỗ nào mà chẳng phải là Đạo ? Loại vai diễn nào mà chẳng thể đóng ? Có thể yên với hoàn cảnh mà mình đang ở thì có thể vui vẻ. Thường thì người ta đều câu nệ gò bó ở thân phận của bản thân, do vậy mà chẳng vui vẻ. Hôm nay tu đạo phải chạy ra khỏi cái bóng của bản thân, để mỗi người đều có thể hấp thu được mỗi một kinh nghiệm, mỗi một sự tinh hoa của người khác, thể hội một số những sự áo diệu giữa trời đất.

 

Một người tu đạo, lúc trong quá trình tu đạo có nghi vấn cần phải phân biện đúng sai thì phải suy ngẫm kĩ càng, yên lặng điềm đạm mà suy nghĩ, ngẫm nghĩ xem cái gì là đúng, cái gì là không đúng. Những sự tình của thế gian vốn dĩ đầy khắp thị phi đúng sai, con phải dùng cái gì để đi đánh giá xét đoán đây ? Con dùng trí tuệ đi phán đoán, thế nhưng có lúc con vĩnh viễn làm chẳng rõ cái gì là đúng ? cái gì là sai ? Bởi vì thị ( đúng ) và phi ( sai )  ở cái thế giới này thường thường khó mà phân được rõ ràng. Lúc gặp phải thị phi, con chớ có chấp trước ở trong những thị phi, con nếu cứ mãi muốn đi tìm đáp án, có thể vĩnh viễn đều tìm không ra. Phải nhìn thấu, thì sẽ trở thành viên mãn rồi. Vì sao viên mãn rồi ? Bởi vì con chẳng có ở đó chấp trước. Do đó nói thế gian vốn dĩ chính là thị thị phi phi đấy ! Các con nếu như có người gặp phải loại tình hình này thì các con chớ có lại tự tìm phiền phức, bởi vì người tự tìm phiền não là người đại ngốc nhất trong thiên hạ.

 

Phải dẹp bỏ những phiền não, thành kiến của con thì những lời mà người khác nói con mới dễ dàng tiếp nhận ! Nếu như tâm của con tồn những phiền não, thành kiến, thì những lời nói của Điểm Truyền Sư, Giảng Sư, con bèn chẳng cách nào nghe lọt vào, bởi vì con đã có chủ trương của bản thân rồi; thế nhưng làm người cũng phải có chủ trương, nếu như tu đạo chẳng có chủ trương, thì người khác nói tốt, con bèn tu, người khác nói không tốt, con bèn chẳng tu, vậy thì làm sao được !

 

Con người thường hay thích kêu người ta làm cái này cái nọ, thế nhưng khi người khác chẳng theo ý của con thì con bèn ôm hận trong lòng, thường hay chấp trước kết quả mà anh ta đã làm, thì tâm của con bèn thường dao động bất an. Một câu nói, một động tác của người khác bèn khiến con tức giận đến sắp chết; con có lòng tốt khuyên bảo người khác, nhưng anh ta không chiếu theo lời khuyên của con đi làm, con bèn bỏ mặc anh ta, sản sanh sự chán ghét đối với anh ta, sản sanh một loại tâm thái khác, đấy chính là sự biến thái, biến thái mới khiến cho tâm của mình không vui.

 

Con người lúc chẳng nhường nhịn lẫn nhau thì sẽ có những xung đột va chạm, sẽ có sự tổn thương nghiêm trọng. Mỗi một người mỗi ngày đều có một số các vũ khí để ở bên ngoài, những vũ khí ấy rất dễ làm tổn thương đến người khác. Bản thân con thật sự nhường một cái, thì con bèn sẽ không làm tổn thương đến bản thân, cũng sẽ không làm tổn thương đến người khác. Con người rất ngốc, rất thích dùng cứng chọi cứng, duy chỉ có một bên nhượng bộ rồi thì đối với sự việc mới có sự giúp ích.

 

Con người đều có một cái mặt chánh để người khác nhìn thấy, thế nhưng cũng có một cái mặt sau ( mặt trái ) chính là những việc mà trong bụng anh ta nghĩ, con có nhìn thấy được không ? Cái đó thì gọi là mặt âm. Mặt dương thì rất dễ khiến người ta phát giác ra được, thế nhưng mặt âm thì có dễ dàng khiến người ta phát hiện ra không ? Không dễ. Đấy chỉ là bề ngoài mà thôi, thế nhưng các con thường thường ở trong cái vẻ bề ngoài này mà sao lãng, không chú ý tới bên trong vẫn còn có một cái Ngã ( Tôi ) chơn thật, do đó các con thường thường xoay tròn quanh ở chỗ này, xoay quanh đến cuối cùng đã không làm rõ được rốt cuộc nên làm gì ? Rất nhiều rất nhiều những phiền não, rất nhiều những vọng tưởng, dục vọng đều muốn cả, thế nhưng đều chẳng đắc được, do đó bèn ẩn nấp mà suy nghĩ ở trong đó. Có lúc muốn làm gì đó lại chẳng dám làm đấy ! Vẻ bề ngoài lại phải làm ra vẻ rất nho nhã lễ phép, vẻ ngoài giả làm ra vẻ người tốt, bên trong thì chứa đựng con người xấu, đấy chính là vẻ ngoài của con chẳng có điều hoà với cái bên trong. Hôm nay các con muốn tu đạo thì con phải bỏ đi mặt âm ấy.

 

Nếu như khi một người tự phong bế cuộc sống của anh ta một cách rất mờ tối, sau khi làm một sự việc thất bại rồi, anh ta bèn bắt đầu phong bế bản thân, chẳng cách nào ngẩng đầu lên, như vậy có tốt không ? Như thế chẳng phải là khiêm tốn, mà là tự bế ! Tự mình đóng khép cánh cửa của bản thân ! thì chẳng thể tiếp xúc với người khác rồi, con bảo xem anh ta có đau khổ không đây ? Bởi vì ý thức chủ quan của anh ta quá mạnh.

 

Do vậy, phải tiếp nhận một số sự việc đến từ bên ngoài một cách chừng mực vừa phải, chớ có phong bế cái tâm của chính mình ở bên trong, vậy thì bất cứ bên nào cũng đều có thể nhìn thấy được, tầm nhìn như thế mới rộng rãi. Tu đạo, chính là đang tu những thứ không cân bằng này của con. Các con chẳng phải là cao như vậy thì là thấp như vậy, chẳng phải là bên trái như vậy thì là bên phải như vậy, tâm thường hay cao cao thấp thấp, lên lên xuống xướng, giống như bụi nước ( ở sóng tung lên )  vậy ! Lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên ! Cả ngày đến tối thì là phiền não chẳng ngưng.

 

Mỗi một người đều có sự tự do lựa chọn mặc bộ y phục nào, cũng có sự tự do của tâm linh. Con nhất định muốn hạn định anh ta mặc bộ nào mới được, đấy chính là sự hẹp hòi của bản thân con rồi. Con làm tổng giám đốc thì cũng là người, con làm một người thu gom rác thì cũng là người, bất kể chức vị của con cao hay thấp thì đều cũng là người, chỉ cần thích hợp với con thì con đi làm, thích hợp lúc bấy giờ, hoàn cảnh lúc bấy giờ, đặc điểm ấy chính là đạo rồi. Chẳng thích hợp với con thì chẳng phải là đạo, chớ có cứ mãi hướng ra bên ngoài theo đuổi. Những tư tưởng của bản thân con, những sự bình luận của bản thân con phải từ từ đạt đến sự vô vi, vậy thì con nhìn thấy bất cứ sự việc gì đi nữa mới sẽ không cứ mãi tiếp tục chấp trước.

 

Các con có cái tâm lương thiện đấy là hằng cổ bất biến, thế nhưng tư tưởng của con phải tuỳ thời gian không gian khác nhau mà thông quyền đạt biến biết tuỳ cơ ứng biến, có thể thích ứng với những biến đổi của tình hình khác quan ) . Hôm nay con đã làm rất nhiều việc, người khác vì thế mà khen ngợi con nói rằng con đã vất vả, nhưng con thì lại chẳng tự cảm thấy vất vả, vậy thì biểu thị rằng con chẳng chấp trước. Khi một người cam tâm tình nguyện bỏ ra tâm sức thì anh ta bèn sẽ chẳng cảm thấy vất vả; trái lại, tâm có chỗ so đo tính toán thì thường sẽ cảm thấy rằng người khác chẳng hiểu anh ta, chẳng biết nỗi đau khổ của anh ta.

 

Bản thân của con thường sẽ dựa theo góc độ của mình, chỉ nhìn thấy một trong những mặt của chân tướng, mà chẳng có đi đến góc độ của người khác để đi xem mặt khác. Góc độ nhìn của người khác không nhất định sẽ giống với cái của mình, do đó con phải đi xem từ nhiều góc độ, như vậy con nhìn sự việc hoặc làm sự việc mới sẽ khá viên mãn. Tâm phải hoạt bát linh lung, phải nhìn xem rất nhiều mặt, như thế thì tâm mới sẽ không có sự thiên vị.

 

 

 

 

Có khi hỏi xem cách nhìn của người khác cũng tốt, bởi vì người ngoài cuộc sáng suốt hơn người trong cuộc, có thể là bản thân vẫn cứ hay cho rằng mình là đúng đấy; khi người khác chịu bảo con thì con phải vui vẻ, là bởi vì chúng ta chịu tiếp nhận, do đó người khác mới chịu bảo với chúng ta; nếu bản thân đã làm không tốt rồi, người khác vẫn cứ khen ngợi con, vậy thì con bèn đã rất thất bại rồi.

 

“ Mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích ” ( kiêu căng chuốc lấy tổn hại, khiêm tốn hưởng được lợi ích ). Con người không thể quá tự cao tự đại xem thường mọi thứ, như vậy thì chẳng cách nào tiếp nhận những lời khuyên của người khác được. Các con phải đem bỏ thiên kiến và gánh nặng của bản thân xuống, như thế mới là nhập cảnh tuỳ tục. Các con trước hết phải hoàn toàn thả lỏng mình, để tâm trí trống không, phải học thầy như thế, như vậy thì thầy trò chúng ta mới có thể khế hợp nhau. Tâm trước hết phải thả lỏng ra, phiền não quá nhiều thì tâm bèn chứa đựng hết nổi, tâm phải mở cho bản thân một không gian để hồi tâm chuyển ý.

 

Phàm việc gì cũng phải suy đi ngẫm lại, lời nói ra quá nhanh có thể không thu rút về lại được. Con người thường hay vì một câu nói quá nhanh mà làm cho bản thân chẳng có chỗ để trở mình được, do đó nói lời phải suy ngẫm kĩ càng, nếu không thì sẽ tạo thành những tiếc nuối của cả đời. Có khi sẽ bởi vì một câu nói mà đã dẫn đến tình cảm giữa con và bạn bè hoặc cha mẹ rạn nứt, tuy rằng trong lòng của các con có ý hối hận, thế nhưng cứ là lột chẳng được cái bộ mặt này, sĩ diện lớn, lòng tự tôn mạnh. Ôi ! Rốt cuộc thì sự sĩ diện và tự tôn đáng giá bao nhiêu lượng đây ? Các con có nghĩ qua hay chưa ?

 

Hỷ và Lạc thường ở giữa sự đối đãi, phải làm được một cách viên mãn lấy sự trung dung trong ấy, không thể chấp bất cứ một đầu nào.

 

Cái gọi là quân tử chính là có lỗi thì phải sửa, sai rồi thì phải dũng cảm cải tiến, bản thân phải có thể thường phản tỉnh chính mình, những lời khuyên của người khác thì phải có thể khiêm tốn lãnh nhận. Con có sự hào hiệp cao thượng này không ? Lời nói thẳng thường nghe trái tai ( nói thật thì hay mất lòng ) , có thể nghe những lời khó nghe, thì đối với những lời dễ nghe mới có thể cảm nhận càng tốt hơn. Nếu đều là nghe những lời dễ nghe, thì đối với những lời càng hay càng dễ nghe hơn bèn sẽ thể hội không ra được. Do đó mà cực cao, cực thấp, cực đẹp, cực xấu, thì đều phải có thể bao dung, chẳng có cái tâm phân biệt.

 

Có khi các con đem rất nhiều sự tình, đem tất cả mọi sự tình đều ôm trên mình buông xuống chẳng được, bèn chẳng cách nào nhìn thấy cái mặt thanh thản, do đó bất cứ sự tình gì cũng đều là như thế cả. Hôm nay các con lo lắng vướng bận quá nhiều việc, con muốn làm tốt nó, càng là muốn làm được tốt thì càng là làm chẳng tốt; có khi muốn tìm một món đồ, càng tìm thì càng tìm chẳng thấy. Các con có cùng cảm nhận giống như thế không ? Con càng muốn quét sạch đất, sao mà càng quét càng phát hiện có bụi bặm, có biết nguyên nhân vì sao không ? Khi ngày nào đó tâm trạng của con không tốt, tuỳ tiện quét bừa, con sẽ phát hiện quét rất sạch sẽ; thứ mà con chẳng muốn tìm thì nó lại cứ hiện ra. Bởi vì con chẳng có cái tâm chấp trước, mà con có cái tâm bình thường. Con muốn làm tốt một việc, muốn làm được tốt, ngoài sự chuyên tâm ra thì còn phải có cái tâm bình thường. Hãy buông xuống cái tâm chấp trước, hãy hoàn toàn buông xuống cái tâm “ phải tốt ”, thì đấy là cái tâm bình thường.

 

Con thông thường đều chấp trước sự được, mất; có người trước khi thi chuẩn bị rất tốt, nhưng lại thi chẳng được tốt, bởi vì anh ta nghĩ : “ mình liệu sẽ thi được 100 điểm ? liệu có thi nổi … thi được một cách lí tưởng không …….? Lúc con cứ mãi chấp trước những cái này, “sẽ ” thì cũng biến thành “ sẽ không ” rồi. Do đó linh tánh rất là áo diệu, linh tánh ở trong sự bất tri bất giác của con, giữa lúc con chuyên chú tâm ý, nó bèn khiến sản sanh một thứ diệu dụng, đấy chính là sự diệu dụng của linh tánh. Ví dụ như : các con viết bảng, lúc mới bắt đầu thì viết không lưu loát lắm, thế nhưng viết lâu rồi, từ từ bèn sẽ khá lưu loát, giữa sự lưu loát mà cảm thấy nét chữ có thần thái, thanh tao.

 

Do vậy, các con phải chuyên chú, phải chọn lựa một mục tiêu, chuyên chú làm một việc. Con thích viết chữ thì hãy lựa chọn cái mục tiêu này ! Viết chữ, viết lâu rồi thì càng thuận, đợi đến khi thuận rồi thì bèn sẽ trở thành diệu dụng, khi diệu dụng rồi thì là linh động ( sống động ) rồi. Thế nhưng, nếu như khi con chấp trước phải viết cho tốt thì lại viết chẳng tốt, thật ra anh ta rất muốn viết bảng tốt, thế nhưng những lời mà thầy nói thì cậu ta lại có vẻ như nghe không hiểu lắm, đấy là vì sao, hiểu không ? Bởi vì cái tâm niệm “ muốn viết cho tốt ” của anh ta che lấp, cản trở sự diệu dụng của anh ta. Sự diệu dụng của con người là để cho linh tánh chuyên chú tâm ý vào một cách từ từ một cách rất tự nhiên mà sản sanh diệu dụng. Bất cứ sự vật gì cũng đều có quan hệ với con người, có quan hệ với trời đất, các con phải từ từ đi tìm hiểu; rất nhiều sự việc sau diệu dụng thì mới có thần thái, có sự thanh tao. Do đó con làm bất cứ việc gì cũng đều sẽ sản sinh diệu dụng. Có người nấu cơm nấu được rất tốt, con sẽ nghĩ : đều là con người nấu cả, nhưng con sẽ cảm thấy người này nấu đặc biệt ngon, người này rất tận tâm, nấu được tốt, thế nhưng mà người kia cũng tận tâm nhưng nấu lại chẳng ngon mấy, đấy là vì sao vậy ? Bởi vì anh ta đã sản sinh sự diệu dụng rồi. Từ giữa lúc chuyên chú tâm ý mà sản sanh niềm hứng thú, từ trong sự hứng thú mà sản sanh rất nhiều trí tuệ, chính là sự sản sanh của diệu trí. Do vậy con chỉ cần chuyên chú tâm ý, bất kể là đầu bếp hay là cái gì, bất kể là việc gì, con chỉ cần chuyên chú tâm ý vào, sau khi chuyên tâm rồi buông xuống những chướng ngại của Tự Ngã ( Cái Tôi ) , thì diệu dụng bèn tự nhiên bộc lộ.

 

Giả sử như hai người các con đây, một trong hai người ăn chay, nhìn thấy người còn lại chẳng ăn chay thì bèn chẳng thích tiếp xúc với cậu ta cho lắm, chỉ bởi vì cậu ta chẳng ăn chay, cảm thấy cũng nói chuyện không hợp gu cho lắm. Nếu như cậu ta chẳng kết hôn, nhìn thấy một người khác kết hôn, thì bèn nói cậu ta cớ sao lại phải kết hôn; nếu như một người thích vận động, đều bàn luận về những chuyện vận động, thì bèn cảm thấy người mà không thích vận động kia chẳng có tinh tấn; người thích đọc sách cảm thấy bản thân rất nghiêm túc, là đệ tử tốt của thầy, cảm thấy rằng người chẳng thích đọc sách chẳng có cái tâm tinh tấn. Các con có phải là thường hay dùng thứ tâm thái này để nhìn xem người khác ? Đấy chính là cái gọi là “ tự thổi phồng ( vênh váo bản thân ”, vĩnh viễn chẳng cách nào độ hoá chúng sanh.

 

Vì sao mà tu đến cuối cùng lại trở thành không hoà hợp với người khác vậy ? Thầy đây có độ người cầu đạo không ? thầy có độ người chẳng có cầu đạo không ? người có cầu đạo, người chẳng có cầu đạo, thầy đều đối đãi bình đẳng. Hôm nay chỉ nhìn thấy anh ta chẳng có ăn chay thì con bèn từ bỏ anh ta, cứ như là anh ta đã phạm tội lớn rồi vậy; anh ta khác quốc gia với con thì không thể trở thành bạn bè tốt của con, như thế có được không ? Đấy chẳng phải là bổn tâm của phật. Người tu đạo đến cuối cùng có phải là khiến cho trở thành kiểu như thế này không ? Độ một người, độ chẳng được thì nói rằng anh ta chẳng có căn cơ. Cho nên, các con tu đạo tu thành chẳng tự nhiên, tự mình phong bế, vậy thì thế giới của con chỉ có như thế, nhìn chẳng ra thế giới của người khác.

 

Nếu như con đều có thể tiếp nhận những sự việc khác với con, sự dung hợp thật sự giữa tốt và xấu, thì cái tâm chơn chánh thật sự mới có thể mở ra. Chớ có thu hẹp chặt lại ở việc bản thân mình phải như thế nào, như thế không hẳn bèn có thể như thế nào. Bất cứ sự việc gì đều là do tự mình đã giới hạn rồi, chẳng cách nào khiến cho tâm mình rộng mở, chẳng cách nào khiến cho tâm mình rất tự tại, bởi vậy nên con sẽ đau khổ. Thầy đây biết rằng nếu muốn các con ăn chay, mà các con thì chẳng có cái tâm ăn chay ấy, vậy thì cũng là ăn chay uổng công vô ích thôi. Chớ có tự thu hẹp, giới hạn bản thân trong một phạm vi làm cho bản thân trở nên xa cách ( tự ngăn cách bản thân ) và cũng ngăn cách người khác, có vẻ như các con đều không hoà hợp nhau. Thầy đều giúp các con nhích gần tụ họp lại với nhau, thầy đây cả hai bên đều có thể đi, con xem, ta sống một cách tự nhiên biết bao, phóng khoáng tiêu dao tự tại biết bao ! Thế nhưng con thì không hoà hợp với họ, do đó các con phải rộng kết thiện duyên đấy !

 

Rộng kết thiện duyên nghĩa là với bất cứ sự đời nào, loại người nào cũng đều có thể tiếp xúc, đấy mới là giống với cái tâm của phật, mới là người tu đạo chân chánh thật sự. Linh tánh chân chính thật sự đang hoạt động thì mới sản sanh trí tuệ chân chánh thật sự. Có người độ người nhìn thấy những người này thì nói những lời này, nhìn thấy người kia cũng nói những lời y như vậy, kịch bản của cả đời đều y như nhau. Tâm của mỗi người, hoàn cảnh gia đình của mỗi người đều không giống nhau; mỗi người đều có sự cao thấp mập ốm, cách nghĩ của họ làm sao lại giống nhau ? Nếu như hôm nay con có tấm lòng rất phóng khoáng rộng rãi ( đương nhiên không phải là phóng khoáng thì một chút tiêu chuẩn cũng đều chẳng có, không thể quá mức được ), thì sẽ rất dễ dàng đi tiếp xúc với phật tâm chân chính của bất cứ người nào. Phật tâm chân chính bộc lộ, gặp người làm ăn thì sẽ nói những lời làm ăn với anh ta, đối với học sinh thì phải nói những lời của học sinh; nếu là cô nội trợ gia đình, con nói những lời của học sinh với cô ấy, thì cô ta bèn nghe chẳng lọt tai. Do vậy, chẳng phải là độ chẳng được người, chẳng phải là người khác chẳng chịu tiếp xúc với con, mà là con dùng phương pháp sai; con tự vạch ra, tự giới hạn mình trong một phạm vi mới khiến người khác chẳng cách nào tiến vào, đồng thời bản thân mình cũng chẳng thể tiến vào chỗ của người khác. Do vậy các con tu đạo có tự nhiên hay không ? Chẳng phải là bản thân mình tu đạo như thế những người ở sau tu theo thì là đúng đâu, con dùng phương pháp của con hạn chế người khác, mà người khác có linh tánh linh hoạt, cái linh tánh linh hoạt bị con hạn chế rồi thì nó nhất định hiển lộ chẳng ra đâu !

Số lượt xem : 497