Hợp Đồng ( Sự thù thắng của Tam Bảo Tâm Pháp )
Hàm ý của cách ôm hợp đồng
1. Tay trái thuộc lớn, tay phải thuộc nhỏ, lấy lớn bao nhỏ, biểu thị rằng học phật nhất định cần phải tâm lượng quảng đại thì mới có thể bao dung mọi thứ.
2. Tay trái thuộc thiện, tay phải thuộc ác, khải thị rằng làm người nhất định cần phải ẩn ác dương thiện.
3. Từ tí ( 子 ) đến hợi ( 亥 ) là đang khải thị rằng tu đạo nhất định cần phải có thuỷ có chung, có đầu có cuối, càng cần phải thời thời khắc khắc niệm niệm chớ lìa “ suốt ngày luyện thần quang ”.
4. Tí hợi xen hợp với nhau, điều quan trọng hơn nữa là đang nhắc các tu sĩ bạch dương cần phải khôi phục trở lại cái bổn lai, giống như Mạnh Tử đã nói : “ Đại nhơn giả, bất thất kỳ xích tử chi tâm dã ” ( người quân tử có đức hạnh, là người không mất đi bản tính ngây thơ thuần khiết của một đứa trẻ ).
子 + 亥
孩
( hài :)
Chơn nghĩa của Hợp Đồng
Nhất định cần phải mỗi lời nói, mỗi hành động đều phù hợp với chân lí của tự tánh, thì mới có thể gọi là Hợp Đồng. Chỉ cần hành vi, lời nói của chúng ta có thể khế hợp với chân lí của tự tánh, thì có thể hợp với Lão Mẫu, đồng với Lão Mẫu, hợp với phật bồ tát, đồng với phật bồ tát, càng có thể hợp với chúng sanh, đồng với chúng sanh. Đấy chính là chơn nghĩa sở tại của được một pháp thân mà “ chứng đạo ca ” đã nói “ hằng sa chư phật thể giai đồng ”, “ hằng sa Như Lai đồng cộng chứng ”.
“ Kinh Lăng Nghiêm ” nói rằng : “ Trên khế hợp với giác tâm vốn huyền diệu của mười phương chư Phật, với Như Lai đồng một Từ lực. Dưới khế hợp với tất cả mười phương chúng sanh lục đạo, với tất cả chúng sanh đồng một Bi Ngưỡng ” , có thể nói là đem chơn nghĩa của hợp đồng biểu lộ chẳng sót.
Yếu tưởng thành phật cần lễ bái
Những cái đã nói ở trên, là theo trên Quả địa mà nói, nếu như theo Nhân địa mà nói, hợp đồng là dùng để làm sự lễ bái, “ Di Lặc Chân Kinh ” nói rằng : “ yếu tưởng thành phật cần lễ bái ”, lễ bái vẫn có thể xem là phương pháp tốt để hàng phục vọng tâm, càng là phương pháp tốt để trừ phục sự ngã mạn.
“ Đạt Ma Phá Tướng Luận ” rằng : “ cung kính đối với chơn tánh gọi là lễ ”. “ Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền ” nói rằng : “ Lễ Kính Chư Phật ”, bởi vì người người đều có phật tánh, do đó nên tôn kính mỗi một vị chúng sanh. Phật nói rằng : “ chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai ”, nếu đã là chúng sanh có phật tánh, tất cả chúng sanh là bình đẳng, lễ kính tất cả mọi chúng sanh, dụng ý ấy là ở chỗ tu cái tâm bình đẳng.
“ Đạt Ma Phá Tướng Luận ” : “ khuất phục vô minh ( sự ngu si tăm tối ) gọi là lạy ”. Chỉ cần có thể thường lễ bái, tức có thể khiến cho vọng tâm chẳng sanh, được phản phác quy chơn ( khôi phục lại trạng thái mộc mạc chất phác vốn có ban đầu ) .
Sám hối nghiệp chướng
Nghiệp chướng là do trong kiếp quá khứ, do sự tạo tác của 3 nghiệp thân, khẩu, ý, nhân duyên chín muồi, hình thành một luồng sức tác dụng ngược; luồng sức mạnh này nếu như là ác xấu thì sẽ tạo thành chướng ngại đối với chúng ta, do đó gọi là nghiệp chướng.
Do đó, “ sám hối nghiệp chướng ” , nhất định cần phải tay ôm hợp đồng khấu đầu, kì vọng thông qua “ sự sám ” mà tiến đến đạt đến “ lí sám ”, cuối cùng đạt đến mục đích thành tựu “ xích tử ” ( trẻ sơ sinh ), khôi phục bổn lai diện mục.
( Ghi chú : Sự sám : tuỳ theo một việc gì đó đối với cá nhân hoặc đoàn thể, vạch ra những ác nghiệp mà bản thân mình đã tạo, cầu xin sự tha thứ; hoặc ở trước các tượng phật, bồ tát, vạch ra những ác nghiệp mà mình đã tạo, thành tâm cung kính lễ bái, tự trách nơi tâm, để cầu nhìn thấy được tướng tốt lành của phật bồ tát mà đạt đến mục đích sám tận hết các nghiệp chướng )
( Lí sám : liễu ngộ tánh nghiệp vốn Không, tội nghiệp là hư vọng, vốn dĩ là Không, nào có tội gì. Minh tâm kiến tánh mới được xem là lí sám chân chính thật sự.
“ Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca ” của Vĩnh Gia Huyền Giác Đại Sư có viết rằng :
Không thấy một pháp tức Như Lai
Nên được gọi là Quán Tự Tại
Khi hiểu nghiệp chướng vốn là không
Chưa hiểu thì nợ tất phải trả ).
Tam bảo ở Nhân địa tu hành thì mục đích cùng là ở chỗ hàng phục vọng niệm, khiến cho chơn tâm được hiển hiện, khôi phục lại diện mục bổn lai.
Số lượt xem : 652